Lý thuyết Thí nghiệm hóa vô cơ nội dung bài mở đầu: Giới thiệu và an toàn phòng thí nghiệm
Lý thuyết Thí nghiệm hóa vô cơ nội dung bài mở đầu: Giới thiệu và an toàn phòng thí nghiệm của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hóa đại cương (OCHE231403)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 37054152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
VÀ THỰC PHẨM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC THÍ NGHIỆM HÓA VÔ CƠ
Bài mở đầu: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN VÀ AN TOÀN lOMoARcPSD| 37054152 PHÒNG THÍ NGHIỆM
CÁC QUY ĐỊNH TRONG HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM VÔ CƠ
1. Học phần Thí nghiệm Hóa vô cơ (2 tín chỉ) được tiến hành trong 12 tuần với 1 bài
giới thiệu, 8 bài thí nghiệm và 3 buổi thực hiện project cuối kỳ hoặc thi vấn đáp/thực
hành. Thời gian mỗi buổi học là 5 tiết.
2. Sinh viên thiếu một bài thực hành sẽ không được thi cuối kỳ.
Sinh viên nghỉ có lý do chính đáng (có giấy tờ chứng minh) cần báo cho giảng viên biết
sớm nhất có thể và sắp xếp thời gian thực hành bù. Trường hợp này vẫn được tính điểm bình thường.
Nếu sinh viên nghỉ không có lý do chính đáng thì vẫn phải sắp xếp thực hành bù nhưng
không được tính điểm.
3. Sinh viên tới trễ quá 15 phút sẽ bị trừ điểm.
4. Sinh viên phải chuẩn bị bài trước khi đến phòng thí nghiệm. Việc chuẩn bị bao gồm:
đọc trước, nắm rõ các thao tác cần thực hiện, sắp xếp các thí nghiệm theo trình tự
thời gian hợp lý, sắp xếp trình tự thí nghiệm giữa các thành viên trong nhóm sao cho
mỗi thành viên đều có thể thực hiện tất cả các thí nghiệm trong bài, dự đoán trước
hiện tượng và các phản ứng xảy ra dựa trên kiến thức hóa vô cơ và tham khảo tài liệu.
Trước mỗi buổi thí nghiệm, giảng viên sẽ kiểm tra va ký tên xác nhận vào phần chuẩn bị của mỗi sinh viên.
5. Trong giờ thực hành sinh viên nhận dụng cụ, hóa chất và tiến hành thí nghiệm ở đúng
vị trí đã định trước của bài thí nghiệm. 8.
Trước khi ra về, sinh viên phải vệ sinh chỗ làm, trả đầy đủ dụng cụ, nộp sản
phẩm điều chế (nếu có). 9.
Sản phẩm điều chế phải được cho vào bao nylon, đóng kín và dán nhãn, trong đó
ghi rõ công thức hóa học và khối lượng sản phẩm (không tính khối lượng bao), họ tên sinh viên, ngày tháng. lOMoARcPSD| 37054152 10.
Sinh viên làm hư hỏng dụng cụ phải bồi hoàn lại cho phòng thí nghiệm đúng
chủng loại trước khi thi.
12. Mọi hành vi gian lận và thiếu trung thực trong quá trình thí nghiệm hoặc thi
cử sẽ bị kỉ luật và hủy toàn bộ kết quả học tập của học phần này.
NỘI QUY AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Trong thí nghiệm Hóa Vô Cơ, sinh viên phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại. Để
bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như cho mọi người xung quanh, sinh viên phải tuyệt
đối tuân thủ theo các quy định sau:
1. Xem an toàn của bản thân và những người xung quanh trong buổi thí nghiệm là quan trọng nhất.
2. Sinh viên phải mặc áo blouse tay dài, mang giày bít mũi khi vào phòng
thínghiệm. Khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm phải đeo găng tay và kính bảo vệ mắt.
3. Phải đọc trước và biết về tính độc hại của hóa chất sẽ sử dụng cũng như cáchxử
lý khi xảy ra sự cố với hóa chất. Phải nắm rõ cách thực hiện an toàn các thao tác
trước khi tiến hành thí nghiệm.Nếu có bất kì thắc mắc nào về các thao tác thí nghiệm,
sinh viên phải trao đổi với giảng viên.Mọi thao tác sai nguyên tắc sẽ bị kỉ luật.
4. Không được ăn uống, nghe nhạc, chạy nhảy, đùa giỡn, gây mất trật tự trong phòng thí nghiệm.
5. Sử dụng đúng dụng cụ để lấy hóa chất. Không được làm nhiễm bẩn hóa chất bằng
dụng cụ lấy của hóa chất khác.Sau khi lấy hóa chất xong phải đậy ngay nút chai hóa chất.
6. Kiểm tra kĩ lưỡng hệ thống trước khi tiến hành thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm
có sinh ra khí, cần được tiến hành trong tủ hút.
7. Luôn theo dõi tiến trình thí nghiệm, không được rời khỏi vị trí nếu phản ứng vẫn đang diễn ra.
8. Không di chuyển bếp khi bếp còn nóng hoặc chưa ngắt điện. lOMoAR cPSD| 37054152
9. Rác và hóa chất thải phải được đổ vào đúng nơi quy định trong phòng thí nghiệm.
Phân công trực nhật sau mỗi buổi thí nghiệm. 10.
Sau khi dùng xong, phải để chai, lọ hóa chất, dụng cụ thí nghiệm về lại đúng vị trí cũ. 11.
Không được tự ý làm các thí nghiệm không có trong chương trình thí nghiệm.
Sinh viên muốn làm thêm thí nghiệm cần phải có sự đồng ý của giảng viên phụ trách. 12.
Để túi xách vào đúng nơi quy định, chỉ để giáo trình, bài tường trình, tập ghi
chép, viết và máy tính tại bàn làm thí nghiệm. 13.
Vệ sinh sạch sẽ chỗ làm việc cũng như dụng cụ thí nghiệm trước khi bắt đầu tiến
hành thí nghiệm và sau khi làm xong thí nghiệm. lOMoARcPSD| 37054152
Bài 1: PHÂN NHÓM 2A và 3A
Thí nghiệm: tính chất của muối kim loại kiềm thổ
Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa khoảng 1 mL dung dịch muối MgCl2, CaCl2, BaCl2
0,1 M. Nhỏ từ từ vào mỗi ống 5 giọt dung dịch Na2SO4 0,1 M và quan sát hiện tượng
xảy ra. Xếp độ tan của các muối sulfat kim loại kiềm thổ này theo chiều tăng dần. Hãy
dự đoán SrSO4 và BeSO4 có tan tốt trong nước hay không. Thêm tiếp vào mỗi ống
nghiệm khoảng 1 mL dung dịch HCl 1 M. Ghi nhận hiện tượng và giải thích (nếu có).
Làm thí nghiệm tương tự với các muối kim loại kiềm thổ trên, nhưng thay Na bằng 2SO4 Na
. Kết tủa thu được cũng cho phản ứng với dung dịch HCl 1 2CO3, K2CrO4, K2Cr2O7
M. Ghi nhận hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: Điều chế và tính chất của các hydroxid kim loại kiềm thổ
Lấy 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 mL dung dịch muối MgCl2, CaCl2, BaCl2 0,1M.
Sau đó cho vào mỗi ống 2 mL dung dịch NaOH 0,1 M. Quan sát và ghi lại hiện tượng
nếu có. So sánh độ tan của các hydroxid kim loại kiềm thổ trên và dự đoán về độ tan của Sr(OH)2, Be(OH)2.
Gạn lấy kết tủa Mg(OH) , chia làm 3 phần và cho tác dụng thử với các dung dịch H 2 2SO4,
NaOH, NH Cl. Ghi nhận hiện tượng và viết phương trình phản ứng giải thích (nếu có). 4
Thí nghiệm: Tính chất của nhôm kim loại.
Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 mL dung dịch 0,1 M của H2SO4, HCl, HNO3,
NaOH. Thêm vào mỗi ống một mẩu lá nhôm, ghi nhận hiện tượng và giải thích.
Làm tương tự với các dung dịch đậm đặc của các chất trên. (Chú ý: cần thật cẩn thận
khi làm việc với các acid đặc).
Nếu cho mẩu nhôm tác dụng với các dung dịch đặc, nóng của các chất trên thì hiện
tượng sẽ như thế nào?(Không thực hiện thí nghiệm với phản ứng này).Viết phương
trình phản ứng giải thích.
Thí nghiệm: Điều chế và tính chất của Al(OH)3
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống một ít dung dịch muối Al2(SO4)3 0,1 M. Nhỏ từ từ
từng giọt dung dịch NaOH 0,1 M vào ống thứ nhất, dung dịch NH3 1 M vào ống thứ
hai đến dư. Nêu hiện tượng và giải thích. lOMoARcPSD| 37054152
Gạn bỏ lớp dung dịch phía trên phần chất rắn (nếu có). Tiếp tục nhỏ từ từ từng giọt
dung dịch H2SO4 vào hai ống nghiệm cho đến dư, vừa nhỏ vừa lắc ống nghiệm. Quan
sát các hiện tượng xảy ra và giải thích. Thí nghiệm: điều chế phèn nhôm kali Hòa tan 10 g Al O kỹ thuật trong 20 kỹ thuật 2(SO4)3.18H2
-30 mL nước và 2,8-3 g K2SO4
trong 30 mL nước. Lọc dung dịch nếu thấy có chất rắn không tan. Trộn lẫn 2 dung dịch
trên, khuấy đều rồi cô đặc dần trên bếp, đến khi thấy bắt đầu kết tinh thì vừa làm nguội
nhanh vừa khuấy. Lọc hút lấy các tinh thể và rửa bằng nước cất lạnh rồi sấy khô. Cô
nước cái và lại cho kết tinh thêm một lượng phèn nữa. Xác định lượng phèn kết tinh
trong mỗi mẻ kết tinh này.
Thí nghiệm: khả năng làm sạch nước của phèn nhôm kali
Cho vài tinh thể phèn nhôm kali vừa điều chế được vào một cốc nước đục do bùn cát,
khuấy dung dịch cho phèn tan ra rồi để yên dung dịch trong khoảng 1 giờ. Ghi nhận
hiện tượng, so sánh với một cốc nước đục nhưng không thêm phèn nhôm kali, giải thích.
BÀI 2: PHÂN NHÓM 4A và 5A
Thí nghiệm: khả năng hấp phụ của than hoạt tính
Cho một ít bột than hoạt tính vào ống nghiệm chứa khoảng 5 mL nước có chứa màu
thực phẩm, lắc kỹ khoảng 10 phút. Quan sát sự thay đổi của màu trong ống và so sánh
với một ống nghiệm khác chứa nước màu thực phẩm nhưng không chứa than hoạt tính. Giải thích.
Thí nghiệm: tính chất của muối carbonat
Lấy 8 ống nghiệm, cho vào mỗi ống lần lượt 1 mL các dung dịch sau: MgCl2, CaCl2, Al
, nước cất + 1 giọt chỉ thị phenolphtalein. Nhỏ
2(SO4)3, FeSO4, FeCl3, CuSO4, H2SO4
từ từ vào mỗi ống nghiệm dung dịch Na
đến dư. Nêu hiện tượng và giải thích. 2CO3
Thí nghiệm: Tính chất của muối silicat
a) Thủy phân natri silicat: Lấy vào ống nghiệm 1 mL dung dịch Na2SiO3, thêm vào
vài giọt chỉ thị phenolphthalein. Nêu hiện tượng và giải thích.
b) Muối silicat ít tan: Thêm 2-3 giọt dung dịch Na2SiO3 vào 3 ống nghiệm đựng
riêng các dung dịch nuối CaCl
. Nêu hiện tượng và giải thích. 2, FeSO4, CoSO4
Thí nghiệm: tính chất của SnCl2 lOMoAR cPSD| 37054152
a) Cho vào ống nghiệm vài tinh thể SnCl2 rồi thêm vào đó từ từ từng giọt nước. Nêu
hiện tượng và giải thích. Làm sao để ngăn hiện tượng này xảy ra?
b) Lấy một ít dung dịch SnCl2 vào ống nghiệm, thêm vào đó vài giọt dung dịch
NaOH. Nêu hiện tượng và giải thích.
c) Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 mL dung dịch SnCl . Cho vào ống thứ 2
nhất 2 mL dung dịch Fe3+, và cho vào ống thứ hai một hạt kẽm. Lắc đều cả 2 ống
nghiệm. Nêu hiện tượng và giải thích.
Từ thiếc kim loại, có thể điều chế SnCl2 và SnCl4 bằng cách nào? Tại sao nhiệt độ
nóng chảy của SnCl2 và SnCl4 rất khác nhau?
Thí nghiệm: điều chế và tính chất của chì (II) hydroxid
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống vài giọt dung dịch chì (II) acetat, rồi thêm từng
giọt dung dịch NaOH cho đến khi thấy kết tủa tách ra nhiều. Gạn bỏ phần chất lỏng
bên trên kết tủa. Thêm vào ống thứ nhất từng giọt dung dịch HNO 0,1M, vào ống 3
thứ hai từng giọt dung dịch NaOH đến dư. Nêu tất cả các hiện tượng và giải thích.
Vì sao trong thí nghiệm này lại dùng HNO3 chứ không dùng H2SO4 hay HCl để hòa
tan Pb(OH)2? Ngoài HNO3 có thể dùng acid nào khác?
Thí nghiệm: nhiệt phân muối amoni
Lấy riêng vào 3 ống nghiệm khô một ít tinh thể các muối: NH4Cl, (NH4)2CO3, (NH
. Đun nhẹ các ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Đặt giấy thử pH lên 4)2SO4
miệng các ống nghiệm để thử khí bay ra. Nêu hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: tính chất của acid nitric
a) Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2-3 giọt dung dịch HNO3 đặc. Thêm vào ống
thứ nhất một hạt kẽm, vào ống thứ hai một ít bột đồng kim loại. Nêu hiện tượng và giải thích.
b) Cũng làm thí nghiệm trên nhưng thay dung dịch HNO3 đặc bằng dung dịch HNO3 loãng.
Từ 2 thí nghiệm trên hãy rút ra kết luận về khả năng oxy hóa của HNO3 đặc và HNO3 loãng.
Thí nghiệm: tính chất của muối nitrit lOMoARcPSD| 37054152
Lấy riêng vào 4 ống nghiệm 1 mL từng dung dịch sau: KMnO4, K2Cr2O7, KI và
FeSO . Thêm vào mỗi ống 1 giọt dung dịch H 4
2SO4 6 M, sau đó thêm từ 5 giọt KNO2
vào mỗi ống, lắc đều. Nêu hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: Điều chế silicagel từ natri silicat
Khuấy mạnh 10 mL dung dịch H2SO4 6 M trong cốc 100 mL trên máy khuấy từ, đổ nhanh 10 mL dung dịch Na
3 M vào, vẫn tiếp tục khuấy mạnh. Ghi nhận sự 2SiO3
biến đổi của hỗn hợp phản ứng trong 1giờ sau đó. Để yên gel thu được trong 2 h,
sau đó làm vụn gel ra, và rửa-gạn bằng nước vòi đến khi nước rửa có pH gần như
trung tính. Thu sản phẩm ướt trên đĩa petri rồi sấy khô đến khối lượng gần như
không đổi trong tủ sấy ở 110 oC. Đậy nắp đĩa petri rồi để nguội trong bình hút ẩm,
sau cân nhanh bằng cân kỹ thuật. Tính hiệu suất điều chế.
Để sản phẩm ngoài không khí rồi cân lại khối lượng sau mỗi 15 phút trong 1 giờ.
Giải thích sự thay đổi khối lượng của sản phẩm. BÀI 3: PHÂN NHÓM 6A
Thí nghiệm: tính chất của H2O2
a) Lấy vào 7 ống nghiệm 2 mL dung dịch H
. Đun nhẹ ống thứ nhất. Cho vào 2O2
ống thứ hai một ít bột MnO , ống thứ ba , ống thứ tư 2
- vài giọt dung dịch K2Cr2O7
- vài giọt dung dịch FeSO , ống thứ năm – , ống thứ sáu – 4 dung dịch FeCl3 mẩu
khoai tây sống, ống thứ bảy – mẩu khoai tây đã chần qua nước sôi. Nêu hiện
tượng và giải thích. Trong những chất kể trên, chất nào là xúc tác?
b) Lấy vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch H
, thêm vào đó 3 giọt dung dịch 2O2
KI loãng , lắc nhẹ. Giải thích hiện tượng. Tại sao lại có bọt khí sinh ra?
c) Cho vào ống nghiệm 2 mL dung dịch CH COOH 0,1 M và một ít bột đồng kim 3
loại. Nhỏ thêm vào đó 1 mL dung dịch H
. Nêu hiện tượng và giải thích. 2O2
d) Lấy vào ống nghiệm vài giọt dung dịch KMnO4 loãng và vài giọt dung dịch H , lắc nhẹ. Nêu hiện
2SO4 loãng. Thêm dần vào đó từng giọt dung dịch H2O2
tượng và giải thích. Làm một thí nghiệm khác tương tự, nhưng lần này không có H
. So sánh hiện tượng với thí nghiệm trước và giải thích. 2SO4
Thí nghiệm: các sulfua kim loại
a) Lấy riêng vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch các muối sau: Fe2+, Fe3+, Zn2+,
Mn2+, Sn2+, Pb2+, Ni2+, Co2+, Cu2+. Thêm vào mỗi ống nghiệm 4-5 giọt dung dịch
Na S. Nhận xét màu của các kết tủa tạo thành, viết phương trình phản ứng. 2 lOMoAR cPSD| 37054152
b) Gạn bỏ phần dung dịch ở các ống nghiệm trên, rửa gạn các kết tủa một lần rồicho
phản ứng với dung dịch HCl đặc (thực hiện phản ứng với HCl trong tủ hút). Nêu
hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: tính chất của natri sulfit
a) Lấy 1 mL dung dịch KMnO4 loãng vào ống nghiệm, thêm 1-2 giọt dung dịch H . Nêu hiện
2SO4 6 M, cuối cùng thêm vào đó một vài giọt dung dịch Na2SO3 tượng và giải thích.
b) Thêm 2-3 giọt dung dịch BaCl2 vào một ống nghiệm chứa 2-3 giọt dung dịch Na
, lắc đều. Để yên một lúc rồi gạn lấy kết tủa. Hòa tan kết tủa thu được 2SO3
bằng dung dịch HCl loãng. Viết phương trình các phản ứng xảy ra. Nếu cho
BaCl2 tác dụng với dung dịch SO2 thì có tạo ra kết tủa không? Vì sao?
Thí nghiệm: tính chất của acid sulfuric H2SO4
a) Thêm vào ống nghiệm chứa 2 mL nước một vài giọt dung dịch H2SO4 đặc. Lắc
nhẹ ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào lòng bàn tay để cảm nhận sự thay đổi
nhiệt độ của dung dịch bên trong. Giải thích hiện tượng xảy ra.
Muốn pha loãng acid sulfuric đặc thì phải rót các chất với nhau theo trật tự nào:
rót nước vào acid hay acid vào nước? Tại sao?
b) Nhúng đầu đũa thủy tinh sạch và khô vào dung dịch H2SO4 loãng rồi viết lên một
tờ giấy, sau đó hơ nhẹ tờ giấy trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
c) Lần lượt cho vào 2 ống nghiệm 2 mL dung dịch H2SO4 loãng. Cho vào ống thứ
nhất một ít bột đồng kim loại, cho vào ống thứ hai một mẩu sắt. Làm tương tự
như vậy nhưng với H2SO4 đặc. Ghi nhận hiện tượng rồi đun nhẹ 2 ống nghiệm.
Giải thích sự khác biệt so với khi không đun nóng.
Chú ý: các thí nghiệm với H2SO4 đặc cần được thực hiện trong tủ hút, đeo găng tay.
Thí nghiệm: điều chế và tính chất của Na2S2O3
a) Phản ứng điều chế: Na (dd) + S(r) → Na 2SO3 2S2O3(dd)
Tính toán lượng tác chất cần dùng để điều chế được 20 g Na2S2O3.5H2O. lOMoARcPSD| 37054152
Cân và cho Na2SO3 vào bình cầu đáy tròn, thêm vào đó một lượng nước vừa đủ để tạo
thành dung dịch bão hòa. Lắc cho Na2SO3 tan hết rồi cho cho vào bình lượng lưu huỳnh
bột đã được tẩm ướt bằng 10 mL ethanol 95%. Lượng lưu huỳnh lấy dư hơn lượng tính
toán lý thuyết một chút. Đậy nút có lắp sinh hàn hồi lưu, đun sôi nhẹ bình cầu trên bếp điện trong 30 phút.
Lọc bỏ phần lưu huỳnh không tan hết. Cô dung dịch thu được đến độ đặc thích hợp để
bắt đầu kết tinh. Để nguội rồi ngâm cốc đựng dung dịch vào nước đá để kết tinh.Có thể
dùng đũa thủy tinh cọ vào đáy cốc hoặc cho vào cốc một hạt nhỏ Na O để kích 2S2O3.5H2
thích sự kết tinh.Lọc hút lấy tinh thể Na
O trên phễu lọc Buchner. Lấy tinh thể 2S2O3.5H2
ra, dùng giấy lọc ép khô rồi làm khô ngoài không khí.
Cân và tính hiệu suất điều chế theo lượng Na2SO3 đã dùng.
b) Hòa tan một vài tinh thể vừa điều chế được vào nước. Chia dung dịch thu được
vào 2 ống nghiệm. Thêm vào ống thứ nhất dung dịch H2SO4 loãng, vào ống thứ
hai vài giọt nước iot + hồ tinh bột. Nêu hiện tượng và giải thích. BÀI 4: PHÂN NHÓM 7A
Thí nghiệm: điều chế iot
Cho vào ống nghiệm khoảng 5 mL KI 0,1 M, vài giọt H2SO4 6 M, khoảng 2 mL dung
dịch H2O2 đặc 30%. Ghi nhận hiện tượng và giải thích. Gạn bỏ phần nước và rửa phần
iot 3 lần bằng nước cất.
Thí nghiệm: tính chất của I2
a) Lấy vào ống nghiệm một ít iot ở trên rồi thêm vào đó 2-3 mL nước, lắc
mạnh.Nhận xét tính tan của I2 trong nước. Gạn dung dịch sang một ống nghiệm
khác, thêm vào đó vài giọt dung dịch hồ tinh bột. Quan sát sự đổi màu của dung
dịch. Sau đó đun nhẹ dung dịch vừa thêm hồ tinh bột. Nêu các hiện tượng xảy ra và giải thích.
b) Lấy vào ống nghiệm một ít iot rồi thêm vào đó 2-3 mL nước, lắc mạnh. Sau
đócho vào ống nghiệm 1mL dầu ăn, lắc kĩ. Để yên vài phút để phần chất lỏng
tách thành 2 lớp. Nêu hiện tượng và giải thích.
c) Cho vào ống nghiệm một ít iot, thêm vào ống từng giọt dung dịch NaOH 1 Mđến
khi mất màu dung dịch. Lại thêm từng giọt dung dịch H2SO4 loãng vào ống đến
khi có sự thay đổi màu trở lại của dung dịch. Nêu hiện tượng và giải thích. lOMoAR cPSD| 37054152
d) Lấy vào ống nghiệm một ít iot, sau đó thêm 1 mL dung dịch KI, lắc mạnh.Quan
sát hiện tượng và giải thích. Thêm tiếp vào ống nghiệm vài giọt dung dịch hồ tinh bột và nhận xét.
Thí nghiệm: “đồng hồ” iot
a) Cho vào ống nghiệm 1 mL dung dịch KI 0,1 M và 1 mL dung dịch Na2S2O3 0,1
M, thêm 1 giọt hồ tinh bột, lắc ống nghiệm để trộn đều dung dịch. Sau đó cho
tiếp vào ống nghiệm 1 mL dung dịch H2O2 5% đồng thời bấm giờ đồng hồ. Lắc
đều ống nghiệm rồi để yên đến khi dung dịch xuất hiện màu xanh đen thì ghi
nhận thời gian. Giải thích sự xuất hiện màu xanh đen này.
b) Làm một thí nghiệm khác tương tự như trên, nhưng có thêm 1 giọt dung
dịchH2SO4 0,1 M trước khi cho H2O2 vào ống nghiệm. So sánh thời gian xuất
hiện màu xanh đen với thí nghiệm a) và giải thích.
c) Làm tương tự thí nghiệm a), nhưng có đun nhẹ ống nghiệm bằng đèn cồn trướcvà sau khi thêm H
. So sánh thời gian xuất hiện màu xanh đen với thí nghiệm a) 2O2 và giải thích.
Thí nghiệm: Tính khử của các halogenua
Lấy riêng vào 3 ống nghiệm 1-2 mL các dung dịch KCl, KBr, KI. Thêm vào cả 3 ống
vài giọt hexan và 3-4 giọt dung dịch FeCl3 rồi lắc mạnh.Nêu hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: thuốc thử các ion halogenua
a) Lấy riêng vào 3 ống nghiệm 3-4 giọt các dung dịch KCl, KBr, KI. Thêm vàomỗi
ống 1 giọt dung dịch AgNO . Viết phương trình phản ứng và cho biết màu sắc 3 của các kết tủa.
b) Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch AgNO3 bằng dung dịch Pb(CH3OO)2.
Thí nghiệm: tính chất của nước Javel
a) Lấy vào ống nghiệm 3-4 giọt dung dịch màu thực phẩm, thêm vào đó vài giọt
dung dịch nước Javel. Nêu hiện tượng và giải thích.
Lấy vào ống nghiệm khác 4-5 giọt dung dịch MnSO4 0,1 M. Thêm vào đó vài
giọt nước Javel. Nêu hiện tượng và giải thích.
b) Xác định hàm lượng NaClO bằng phương pháp chuẩn độ iot: dùng pipet lấy 1
mL dung dịch Javel, cho vào bình tam giác có sẵn 10 mL dung dịch KI 0,1 M và lOMoARcPSD| 37054152
1 mL dung dịch H2SO4 6 M. Chuẩn độ lượng iot sinh ra bằng dung dịch Na2S2O3
0,100 M. Khi gần đến điểm tương đương (dung dịch hơi có màu vàng) thì thêm
một giọt hồ tinh bột, lắc đều, dung dịch chuyển thành màu xanh đen. Chuẩn độ
tiếp đến khi vừa mất màu xanh đen. Thực hiện phép chuẩn độ ít nhất 3 lần (mỗi
SV một lần) và tính nồng độ NaClO trong nước Javel. Viết các phương trình
phản ứng xảy ra và giải thích các bước chuẩn độ.
BÀI 5: CÁC HỢP CHẤT CỦA CRÔM
Thí nghiệm: điều chế và tính chất của crom(III) hidroxid.
Lấy 1 mL dung dịch CrCl3 vào ống nghiệm, nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào đó.
Quan sát màu và dạng kết tủa tạo thành.
Chia phần dung dịch và kết tủa thu được thành 2 phần. Một phần cho phản ứng với
dung dịch NaOH 1M, phần kia cho phản ứng với dung dịch H2SO4 1M
Nêu các hiện tượng xảy ra và giải thích.Cr(OH)3 thuộc loại hidroxid gì?
Thí nghiệm: tính chất của dung dịch CrCl3
a. Lấy khoảng 1 mL dung dịch CrCl3 vào ống nghiệm. Dùng giấy quỳ xác định môi trường của dung dịch.
b. Thêm vài giọt dung dịch Na S vào một ống nghiệm có chứa khoảng 0,5 mL dung 2
dịch CrCl . Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích. 3
Thí nghiệm: Cân bằng trong dung dịch cromat
Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch K
, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung 2Cr2O7
dịch NaOH. Quan sát sự đổi màu của dung dịch. Sau đó lại thêm vài giọt dung dịch
H2SO4 để acid hóa dung dịch.Nêu các hiện tượng xảy ra và giải thích.
Thí nghiệm: tính oxy hóa của các hợp chất Cr(VI)
a. Lấy một ít dung dịch K2CrO4 vào ống nghiệm, thêm vào đó 2-3 giọt dung dịch
Na S, đun nhẹ hỗn hợp. Nêu hiện tượng và giải thích. 2
b. Lấy riêng vào 3 ống nghiệm một ít các dung dịch: H2O2, KI và FeSO4, acid hóa
dung dịch bằng một vài giọt dung dịch H2SO4 loãng. Thêm vào mỗi ống 3-4 giọt dung dịch K
. Nêu các hiện tượng xảy ra và giải thích. 2Cr2O7
Thí nghiệm: muối ít tan của acid cromic lOMoARcPSD| 37054152
a. Lấy riêng một ít các dung dịch K2CrO4 và K2Cr2O7 vào 2 ống nghiệm khác nhau.
Thêm vào cả 2 ống vài giọt dung dịch BaCl . Nêu hiện tượng và giải thích. 2
b. Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 3-4 giọt dung dịch K . Nhỏ thêm vào ống 2CrO4
thứ nhất 3-4 giọt dung dịch Pb(CH
và ống thứ hai vài giọt dung dịch 3COO)2
AgNO . Quan sát màu sắc các kết tủa tạo thành. Nêu hiện tượng và giải thích. 3
Thí nghiệm: điều chế phèn crôm kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O
Hòa tan 5 g K2Cr2O7 trong 50 mL H2SO4 15%, có thể đun nhẹ để K2Cr2O7 tan hoàn toàn.
Rót thật từ từ dung dịch này vào 5 mL ethanol 95% lạnh nhúng trong nước lẫn với
nước đá. Nếu có tinh thể xuất hiện và lắng xuống đáy cốc thì lọc lấy tinh thể. Phần dung
dịch được trộn thêm với HNO3 để đạt nồng độ HNO3 5% rồi đem cô đến một nửa thể
tích. Trộn thêm một thể tích tương đương rượu và để yên. Sau một ngày đêm, thu lấy
phèn kết tinh được, để khô trong không khí. Không sấy ở nhiệt độ cao vì sẽ làm tinh thể bị chảy rữa.
BÀI 6: CÁC HỢP CHẤT MANGAN
Thí nghiệm: điều chế và tính chất của Mn(OH)2
Điều chế một ít Mn(OH)2 bằng tác dụng của dung dịch MnSO4 với dung dịch NaOH.
Gạn, lọc lấy kết tủa. Chia kết tủa thu được thành 3 phần. Hòa tan một phần kết tủa trong
dung dịch H2SO4 và một phần trong dung dịch NaOH dư. Phần kết tủa còn lại để trên
mặt kính để ngoài không khí xem có biến đổi gì không. Nêu các hiện tượng xảy ra và giải thích.
Thí ngiệm: tính khử của Mn(II)
Lấy vào ống nghiệm 2 giọt dung dịch MnSO4 và 3 giọt dung dịch NaOH loãng. Thêm
vào ống nghiệm 5-6 giọt dung dịch H
. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích. 2O2
Lặp lại thí nghiệm nhưng thay H2O2 bằng KMnO4 và nước Javel.
Thí nghiệm: tính chất của kali pemanganat
a. Lấy vào 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 6 giọt dung dịch KMnO4, 3-4 giọt dung dịch H , ống
2SO4 loãng. Sau đó cho vào ống thứ nhất từng giọt dung dịch H2O2 thứ hai dung dịch H . Nêu hiện tượng và
2C2O4 và ống thứ ba dung dịch FeSO4 giải thích. lOMoARcPSD| 37054152
b. Lấy vào 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 6 giọt dung dịch KMnO . Lần lượt thêm 4
vào ống thứ nhất 3-4 giọt dung dịch H2SO4 loãng, ống thứ hai 3-4 giọt nước cất,
ống thứ ba 3-4 giọt dung dịch KOH đặc. Sau đó thêm vào cả 3 ống một ít dung dịch Na
. Nêu hiện tượng và giải thích. 2SO3
c. Lấy một ít dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm, thêm vào đó vài tinh thể MnSO4,
lắc đều. Sau vài phút, ghi nhận hiện tượng xảy ra và giải thích.
d. Lấy một ít tinh thể KMnO4 vào ống nghiệm khô. Kẹp ống nghiệm và đun nóng
trên ngọn lửa đèn cồn tới khi không còn khí thoát ra. Hòa tan chất rắn còn lại vào
nước và giải thích về màu dung dịch thu được.
Thí nghiệm: chuẩn độ oxy hóa-khử với kali pemanganat bằng FeSO4
Sinh viên nhận dung dịch KMnO4 chưa biết nồng độ từ giáo viên. Rót cẩn thận dung
dịch KMnO4 vào buret và chỉnh mức dung dịch về vạch 0. Dùng pipet hút chính xác 10
mL dung dịch FeSO4 0,100 N cho vào bình tam giác 250 mL, thêm vào 30 mL nước
cất và 10 mL H2SO4 6 M. Nhỏ KMnO4 xuống từ từ cho đến khi dung dịch chuyển màu
hồng nhạt thì đọc thể tích KMnO4 đã sử dụng từ buret.
Mỗi sinh viên lặp lại thí nghiệm 3 lần, tính giá trị trung bình thể tích dung dịch KMnO4
tiêu tốn rồi từ đó tính nồng độ của KMnO4 trong dung dịch ban đầu.Trình bày kết quả
với số chữ số có nghĩa thích hợp.
BÀI 7: PHÂN NHÓM 8B (Fe, Co, Ni)
Thí nghiệm. Tính chất dung dịch muối Fe(II)
a. Lấy một ít dung dịch muối Mohr vào 2 ống nghiệm, thêm vào ống thứ nhất 5-
6giọt dung dịch NaOH và vào ống thứ hai 5-6 giọt dung dịch Na . Nêu hiện 2CO3 tượng và giải thích.
Gạn lấy kết tủa ở ống thứ nhất đổ lên mặt kính, một lúc sau quan sát lại. Nêu hiện tượng và giải thích.
b. Lấy một ít dung dịch muối Mohr vào ống nghiệm, thêm vào đó vài giọt dungdịch kali ferixianua K
]. Nêu hiện tượng và giải thích. 3[Fe(CN)6
c. Lấy riêng một ít các dung dịch loãng KMnO4, K2Cr2O7 vào 2 ống nghiệm. Thêm
vào mỗi ống 3-4 giọt dung dịch H2SO4 1M, sau đó thêm từng giọt dung dịch muối
Mohr vào mỗi ống đến khi dung dịch trong ống đổi màu. Nêu hiện tượng và giải thích. lOMoAR cPSD| 37054152
d. Cho một viên kẽm vào ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch muối Mohr. Nêu
hiệntượng và giải thích.
Thí nghiệm: Tính chất dung dịch muối Fe(III)
a. Lấy một ít dung dịch FeCl3 vào 2 ống nghiệm, thêm vào ống thứ nhất một ít dung
dịch NaOH và vào ống thứ hai một ít dung dịch Na
. Nêu hiện tượng và giả 2CO3 i thích.
b. Thêm 3-4 giọt dung dịch H2SO4 vào một ống nghiệm chứa một ít dung dịch
FeCl , sau đó thêm từng giọt dung dịch Na 3
2SO3 vào đến khi dung dịch mất màu.
Giải thích hiện tượng.
c. Thêm từng giọt dung dịch KI vào một ống nghiệm chứa một ít dung dịch FeCl3.
Nêu hiện tượng và giải thích.
d. Lấy một ít dung dịch FeCl3 vào hai ống nghiệm. Thêm vào ống thứ nhất 2-3 giọt dung dịch kali ferixianua K ] và vào ống thứ hai 2 4[Fe(CN)6 -3 giọt dung dịch
KSCN. Nêu hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: điều chế và tính chất của coban(II) và niken(II) hidroxit
a. Lấy vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 5-6 giọt dung dịch CoSO . Thêm vào cả 3 ống 4
từng giọt dung dịch NaOH để thu được kết tủa Co(OH)2.
Đun nhẹ ống nghiệm thứ nhất (không lắc) và ghi màu chất rắn. Sau đó dùng đũa
thủy tinh khuấy hỗn hợp rồi để yên trong không khí một lúc.
Thêm vào ống thứ hai vài giọt dung dịch H2O2 và thêm vào ống thứ ba vài giọt nước Javel.
Nêu các hiện tượng xảy ra và giải thích.
b. Lấy một ít dung dịch NiCl2 cho vào 2 ống nghiệm, thêm tiếp từng giọt dung dịch
NaOH để thi được kết tủa Ni(OH) . Ghi nhận màu sắc của kết tủa. Để yên ống 2
nghiệm 1 trên giá để một lúc sau xem lại xem kết tủa có bị đổi màu hay không.
Thêm vào ống nghiệm thứ hai vài giọt dung dịch H2O2. Nêu
các hiện tượng xảy ra và giải thích.
Từ các thí nghiệm đã làm, hãy rút ra kết luận về độ bền của các số oxy hóa +2 và +3 của Fe, Co, Ni.
Thí nghiệm: phức chất tetraclorocobantat (II) lOMoARcPSD| 37054152
a. Lấy một ống nghiệm, cho vào đó 4-5 giọt dung dịch CoSO4 bão hòa, thêm
tiếpNaCl rắn đến khi thấy sự đổi màu. Sau đó pha loãng dung dịch bằng nước.
Nêu các hiện tượng và giải thích.
b. Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch CoCl2 đậm đặc rồi viết lên một mẩu
giấy lọc. Hơ nóng vùng chữ viết trên ngọn lửa đèn cồn đến khi đổi màu. Sau đó
thấm ướt tờ giấy lọc. Nêu các hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: phức chất amoniacat của Co(II) và Ni(II)
Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch CoSO . Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH 4 3
đặc vào ống nghiệm đến dư. Nêu hiện tượng và giải thích.
Làm tương tự nhưng thay CoSO4 bằng NiCl2.
Thí nghiệm: điều chế muối Mohr
Bỏ 5 g vỏ bào sắt hoặc đinh sắt vào cốc đựng một lượng dung dịch H2SO4 20% đã tính
trước để acid hơi dư. Đậy cốc bằng kính đồng hồ và đun nhẹ cho đến khi sắt tan hết. Lọc lấy dung dịch.
Trong lúc phản ứng giữa sắt và acid đang diễn ra, chuẩn bị sẵn một dung dịch nước
chứa nước một lượng (NH4)2SO4 phản ứng vừa đủ với lượng FeSO4 điều chế được ở
trên. Trộn dung dịch FeSO4 đã lọc trong với dung dịch (NH4)2SO4 này. Vừa khuấy vừa
cô đặc dần dung dịch đến khi có váng tinh thể thì để nguội rồi làm lạnh. Lọc hút tinh
thể qua phễu lọc Buchner, lấy tinh thể ra và làm khô bằng giấy lọc. Cân và tính hiệu
suất của quá trình điều chế theo lượng sắt đã dùng.
BÀI 8: PHÂN NHÓM 1B, 2B
Thí nghiệm: Tính chất của đồng kim loại
Lấy 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 mL các dung dịch loãng của HCl, H2SO4, HNO3.
Sau đó cho vào mỗi ống một ít bột đồng kim loại. Nêu hiện tượng và giải thích. Làm
tương tự như trên với các dung dịch acid 6 M, với các dung dịch acid đặc.
Cho tiếp vào ống chứa HCl vài giọt dung dịch H2O2.
Quan sát các hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: các hợp chất của đồng (II) lOMoAR cPSD| 37054152
a. Lấy một ít dung dịch CuSO4 vào 2 ống nghiệm. Thêm từng giọt dung dịch KI
vào ống thứ nhất và thêm 5-6 giọt dung dịch NaOH đặc + 1 mL dung dịch đường
glucose và ống thứ hai. Đun nóng nhẹ hỗn hợp trong ống thứ hai. Nêu hiện tượng và giải thích.
b. Nhúng một chiếc đinh sắt vào 2 mL dung dịch CuSO4 trong ống nghiệm. Nêu
hiện tượng và giải thích.
c. Thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch CuSO4. Quan
sát màu và dạng kết tủa tạo thành. Đun nóng hỗn hợp thu được đến khi kết tủa
đổi màu hoàn toàn. Nêu hiện tượng và giải thích.
d. Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3 đặc cho đến dư vào dung dịch CuSO4. Nêu
hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: các halogenua của bạc (I)
Lấy vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 5 giọt dung dịch NaCl, KBr và KI. Sau đó cho vào
mỗi ống 5 dung dịch AgNO . Quan sát màu sắc của các kết tủa tạo thành. Gạn lấy 3
các kết tủa, sau đó rửa gạn các kết tủa vài lần bằng nước cất. Chia mỗi loại kết tủa
thu được này làm 2 phần.
Lần lượt cho các phần kết tủa bạc halogenua này phản ứng với các dung dịch NH3 đặc và Na2S2O3 0,1 M.
Dựa vào tích số tan của các halogenua bạc và hằng số bền của các phức chất tạo
thành, hãy giải thích các hiện tượng xảy ra.
Nếu để halogenua bạc ngoài ánh sáng một thời gian thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra.
Hiện tượng này có ứng dụng gì trong thực tế?
Thí nghiệm: tính chất của kẽm và muối kẽm
a. Bỏ một hạt kẽm vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng. Nêu hiện tượng và giải thích.
Sau đó cho thêm vào một trong hai ống nghiệm vài giọt dung dịch CuSO4.So sánh
tốc độ thoát bọt khí trong 2 ống và giải thích.
b. Bỏ một hạt kẽm vào dung dịch NaOH 0,1 M. Đun nhẹ dung dịch. Nêu hiệntượng và giải thích. lOMoAR cPSD| 37054152
c. Lấy vào ống nghiệm 1 mL dung dịch ZnSO4 0,1 M. Thêm vào đó từng giọt dung
dịch NaOH 0,1 M đến khi hết 2 mL. Gạn lấy kết tủa. Chia lượng kết tủa thu được
làm 3 phần, cho mỗi phần phản ứng với các dung dịch NaOH 0,1M, NH3 1 M và H
0,1 M. Nêu các hiện tượng và giải thích. 2SO4
Từ các thí nghiệm trên, hãy rút ra kết luận về tính chất của Zn và muối Zn(II).
Thí nghiệm: điều chế và tính chất của phức chất [Cu(NH3)4]SO4
a) Làm thí nghiệm trong tủ hút. Pha 5 g CuSO
O vào nước cất để được dung 4.5H2
dịch bão hòa. Sau đó dùng ống nhỏ giọt thêm từ từ từng lượng nhỏ dung dịch
NH3 25% đến khi kết tủa tan hết. Thêm dần 75 mL rượu etylic vào dung dịch.
Làm lạnh dung dịch trong chậu đựng nước đá hoặc trong tủ lạnh (đậy kín cốc)
để kết tinh. Gạn lấy tinh thể phức chất của Cu(II) với NH3 ,rửa-gạn 2 lần bằng
rượu etylic 95%. Để khô sản phẩm trong không khí, cân và tính hiệu suất điều chế [Cu(NH O ban đầu.
3)4]SO4 theo lượng CuSO4.5H2
b) Lấy một nửa lượng sản phẩm thu được hòa tan vào nước. Đem thử tính chấtcủa
phức chất này với các dung dịch sau: BaCl S, glucose (đun nhẹ). 2, NaOH, Na2 MỤC LỤ lOMoARcPSD| 37054152
Bài mở đầu: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN VÀ AN TOÀN PHÒNG
THÍ NGHIỆM ............................................................................... 2
Bài 1: PHÂN NHÓM 2A và 3A .................................................... 5
BÀI 2: PHÂN NHÓM 4A và 5A ................................................... 6
BÀI 3: PHÂN NHÓM 6A ............................................................. 8
BÀI 4: PHÂN NHÓM 7A ........................................................... 10
BÀI 5: CÁC HỢP CHẤT CỦA CRÔM ...................................... 12
BÀI 6: CÁC HỢP CHẤT MANGAN ......................................... 13
BÀI 7: PHÂN NHÓM 8B (Fe, Co, Ni) ....................................... 14
BÀI 8: PHÂN NHÓM 1B, 2B ..................................................... 16