-
Thông tin
-
Quiz
Lý thuyết tố tụng dân sự | môn luật dân sự| trường Đại học Huế
1. Khái niệm vụ án dân sự, việc dân sự? So sánh.2. Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Các thuộc tính của chứng cứ.3.Nguồn chứng cứ bao gồm những gì? Vai trò của chứng cứ trong tố tụng dân sự?4.Chứng minh trong tố tụng dân sự? Các chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứng minh.5. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời? Các thuộc tính của biện pháp khẩncấp tạm thời? 6. Khái niệm và đặc trưng, ý nghĩa của Thủ tục cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng dân sự. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật dân sự (ĐHH) 23 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Lý thuyết tố tụng dân sự | môn luật dân sự| trường Đại học Huế
1. Khái niệm vụ án dân sự, việc dân sự? So sánh.2. Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Các thuộc tính của chứng cứ.3.Nguồn chứng cứ bao gồm những gì? Vai trò của chứng cứ trong tố tụng dân sự?4.Chứng minh trong tố tụng dân sự? Các chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứng minh.5. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời? Các thuộc tính của biện pháp khẩncấp tạm thời? 6. Khái niệm và đặc trưng, ý nghĩa của Thủ tục cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng dân sự. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật dân sự (ĐHH) 23 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Preview text:
lO M oARcPSD| 47110589 lO M oARcPSD| 47110589
LÝ THUYẾT TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.
Khái niệm vụ án dân sự, việc dân sự? So sánh.
– Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêucầu
tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.
– Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì
cánhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án
tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. So sánh:
Giống nhau: đều là việc cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ đề nghị Tòa án để tiến hành xem
xét giải quyết một hoặc nhiều vấn đề dân sự theo đúng trình tự thủ tục quy định tại BLTTDS
Kết quả giải quyết được tuyên bằng một văn bản Khác nhau: lO M oARcPSD| 47110589
2. Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Các thuộc tính của chứng cứ.
Khái niệm chứng cứ được quy định tại Điều 91 BLTTDS như sau: “Chứng cứ trong
vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao
nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình
tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các
tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là
có căn cứ và hợp pháp.”
Theo đó, có thể hiểu ngắn gọn chứng cứ là những gì có thật, được thu
thập theo trình tự, thủ tục luật định để TA dùng làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự.
Từ khái niệm, ta có thể suy ra được rằng chứng cứ có 3 thuộc tính cơ bản, đó chính
là: tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp.
+ Tính khách quan: Chứng cứ có tính khách quan bởi chứng cứ là cơ sở để nhận
thức vụ việc dân sự. Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải là cái lO M oARcPSD| 47110589
có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và những người tham
gia tố tụng.Trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham
gia tố tụng không thể tạo ra chúng theo ý muốn chủ quan của họ mà chỉ có thể thu thập,
nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng. Xác định được tính khách quan của chứng cứ,
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tòa án loại bỏ được những cái không có thật,
không sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân
sự được nhanh chóng, đúng đắn.
+ Tính liên quan: Chứng cứ có tính liên quan bởi chứng cứ được tòa án dựa vào để
giải quyết vụ việc dân sự. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ giữa những chứng
cứ và vụ việc dân sự có mối quan hệ nhất định. Nhờ chứng cứ mà tòa án có thể công
nhận hay phủ nhận được tình tiết, sự kiện này hay tình tiết, sự kiện khác của vụ việc dân
sự hoặc đưa ra tin tức về nó. Thông thường, chứng cứ bao gồm những tin tức liên quan trực
tiếp đến vụ việc dân sự. Thông qua nó tòa án có thể khẳng định ngay được có hay không
tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự nhưng trong nhiều trường hợp, chứng cứ còn bao gồm
cả những tin tức liên quan gián tiếp đến vụ việc dân sự. Tuy vậy, nhờ chúng mà tòa án vẫn
có khả năng đưa ra những kết luận nhất định về vụ việc dân sự đang giải quyết. Căn cứ vào
tính liên quan của chứng cứ, trong quá trình giải quyết vụ việc, tòa án có thể loại bỏ được
những cái không liên quan đến vụ việc dân sự.
+ Tính hợp pháp: Chứng cứ có tính hợp pháp bởi việc giải quyết vụ việc dân sự
không thể tách rời quá trình nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Quá trình
này lại phức tạp vì thế pháp luật phải quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến chúng
thì mới có thể làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng với bản chất của nó. Tính hợp
pháp của chứng cứ yêu cầu chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn nhất định do
pháp luật quy định; quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng phải được
tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự,
các chủ thể phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ. Đối với những gì
không được rút ra từ các nguồn do pháp luật quy định, không được thu thập, nghiên cứu,
đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì không được coi là chứng cứ,
không được sử dụng giải quyết vụ việc dân sự. lO M oARcPSD| 47110589
3. Nguồn chứng cứ bao gồm những gì? Vai trò của chứng cứ trong tố tụng dânsự?
Nguồn chứng cứ được quy định tại điều 94 BLTTDS Vai trò của chứng cứ là:
+ Là cơ sở, căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự
+ là phương tiện phản ánh lại các vụ việc dân sự (hợp đồng, di chúc, băng ghi âm,
ghi hình,…) => Kiểm tra tính xác thực của vụ việc
+ Làm căn cứ để TA xác định yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự là đúng hay không
+ Là phương tiện để các đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự dựa vào để chứng minh cho yêu cầu hay sự phản đối của họ.
4. Chứng minh trong tố tụng dân sự? Các chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứngminh? Khái niệm:
Nghĩa rộng: Chứng minh trong tố tụng dân sự là quá trình hoạt động của các chủ
thể tố tụng trong việc làm rõ tất cả các vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự, trên cơ
sở đó Tòa án ra phán quyết về việc giải quyết vụ việc dân sự.
Nghĩa hẹp: Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động của chủ thể tố tụng
trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ nhằm xác định sự
thật khách quan của vụ việc dân sự.
Chủ thể và nghĩa vụ chứng minh: Điều 91
5. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời? Các thuộc tính của biện pháp khẩncấp tạm thời?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Toà án áp dụng trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng
chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm
việc thi hành án. => có thể rút ra được từ k1 điều 111
Các thuộc tính của BPKCTT gồm: tính khẩn cấp và tính tạm thời lO M oARcPSD| 47110589
Tính khẩn cấp của các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thể hiện ở chỗ Toà án
phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thi hành ngay sau khi Toà án
đã quyết định áp dụng, nếu không thì quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tính tạm thời được thể hiện ở chỗ việc áp dụng các biện pháp này sẽ không giải
quyết được triệt để vấn đề mà các đương sự đang gặp phải. Các biện pháp này được áp
dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh
gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Ý nghĩa: Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời với mục đích giải quyết
nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo
đảm việc thi hành án. Do đó, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp
bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống.
Mặt khác, do những xung đột về lợi ích nên có những vụ việc đương sự đã tẩu tán
tài sản, hủy hoại chứng cứ, gây khó khăn cho đương sự trong việc bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra những khó khăn nhất định trong việc giải
quyết vụ án của Toà án. Vì thế, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
trường hợp này đã góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ bằng chứng, giữ
nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc
dân sự được chính xác.
6. Khái niệm và đặc trưng, ý nghĩa của Thủ tục cấp, tống đạt và thông báo các văn
bản tố tụng dân sự
Cấp VBTTDS là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền gồm Toà án, cơ quan Thi
hành án tiến hành giao VBTT cho các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án để họ sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật. lO M oARcPSD| 47110589
Thông báo VBTTDS là việc các cơ quan có thẩm quyền bao gồm Toà án, VKS,
cơ quan THADS chuyển đến cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và lợi
ích liên quan các thông tin về hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của họ để họ biết và thực hiện các quyền, nghĩa
vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Tống đạt VBTTDS là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền bao gồm Toà án, cơ
quan THADS và Thừa phát lại giao cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên
quan đến vụ việc dân sự VBTT, buộc họ phải nhận và thực hiện các quyền và nghĩa vụ
tố tụng theo quy định của pháp luật”.
Cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS ở Việt Nam có những đặc trưng sau đây:
+ Thứ nhất, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là nghĩa vụ của cơ
quan ban hành văn bản TTDS
Theo quy định của BLTTDS thì chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
bao gồm Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án, đương sự, người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch và người liên quan. Trong quá trình tiến hành tố
tụng, tuỳ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà các cơ quan như Toà án,
Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án đã ban hành ra nhiều văn bản với mục đích và
nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có một số văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt,
thông báo cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ
chức có liên quan đến vụ việc dân sự và THADS. Việc cấp, tống đạt, thông báo văn
bản tố tụng dân sự do Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện,
đây cũng được xem là nghĩa vụ của các cơ quan này. Việc quy định nghĩa vụ cấp, tống
đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho các cơ quan tiến hành tố tụng góp phần
đảm bảo việc giải quyết các vụ việc dân sự một cách đúng đắn, đảm bảo thời gian
và tuân theo trình tự luật định. Qua đó cũng thể hiện vai trò chủ đạo của các cơ
quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Điều này cũng
giúp đảm bảo các quyền cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, các cá
nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. lO M oARcPSD| 47110589
+ Thứ hai, Văn bản được cấp, tống đạt, thông báo là văn bản tố tụng của Toà
án, VKS và CQ THA ban hành
Để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ
quan tiến hành tố tụng đã sử dụng công cụ là văn bản tố tụng dân sự như bản án, quyết
định của Toà án, giấy mời, giấy báo...theo quy định của pháp luật về hình thức cũng
như nội dung thể hiện văn bản. Đây là các văn bản thể hiện nội dung làm việc trong
quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có vai
trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Chức năng của Viện kiểm sát là kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong quá trình tố tụng, do đó các loại văn bản do cơ quan này ban hành
thông thường ít được cấp, tống đạt, thông báo. Cụ thể, loại VBTT mà VKS phải tiến
hành cấp, tống đạt, thông báo đó là Quyết định kháng nghị (khoản 3 Điều 171). Trong
khi đó cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành các bản án, quyết định của
Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Công việc này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan nên việc ban hành
và thực hiện hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản cho họ là rất cần thiết. Còn đối
với Toà án, đây là cơ quan đóng vai trò là cầu nối trung gian, cơ quan tiến hành tố
tụng và đưa ra quyết định cuối cùng trong quá trình giải quyết vụ việc. Để thực hiện tốt
chức năng xét xử của mình, Toà án cần tìm hiểu và tiếp cận sự việc một cách xuyên
suốt theo trình tự luật định, điều này cũng chiếm phần lớn thời gian trong quá trình tố
tụng. Do đó ta có thể thấy hầu hết các văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông
báo là do Toà án và cơ quan Thi hành án ban hành và thực hiện.
+ Thứ ba, Cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTDS là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
Để thực hiện hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy
định. Ngoài ra, hình thức và nội dung mà văn bản tố tụng đó thể hiện cũng phải tuân
thủ theo luật định. Để thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS thì ngoài cơ
quan tiến hành tố tụng như Toà án, VKS, cơ quan THA thì Thừa phát lại cũng là một lO M oARcPSD| 47110589
tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện việc tống đạt VBTTDS nhằm góp phần
làm giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu quả xét xử, tiến độ
thi hành án và các quyền tố tụng của công dân. Hay nói cách khác, hoạt động tống đạt
của Thừa phát lại được thực hiện theo sự uỷ quyền (thông qua hình thức hợp đồng) của
cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Do đó hoạt
động của tổ chức Thừa phát lại cũng mang tính quyền lực nhà nước.
Ý nghĩa: Hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa
quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Đối với đương sự cá nhân, tổ chức
liên quan đến vụ việc, hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự giúp
họ nhận được hoặc biết được nội dung của văn bản tố tụng dân sự. Qua đó, đương
sự, cá nhân, tổ chức có liên quan biết được các quyền, nghĩa vụ của mình, tạo điều
kiện để họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan tiến hành tố tụng, cơ
quan thi hành án dân sự.
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự, thông qua hoạt
động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự sẽ giúp các cơ quan này đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc giải quyết việc dân sự. Đối với
việc giải quyết nội dung vụ án, hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân
sự đóng vai trò liên kết các giai đoạn giải quyết vụ án từ giai đoạn khởi kiện, thụ
lý vụ án, xác minh thu thập chứng cứ đến xét xử sơ thẩm, kháng cáo, kháng nghị,
phúc thẩm… Tuy không đóng vai trò quyết định như các hoạt động khác nhưng việc
cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thực hiện đầy đủ, đúng luật sẽ là
tiền đề cho các hoạt động khác.
7. Khái niệm, ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án?
Thẩm quyền dân sự của toà án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn
ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục Tố tụng dân sự của toà
án. Do đó các chức năng, nhiệm vụ, trình tự hay thủ tục cần tiến hành theo quy định của
Hiến pháp, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự.
Việc xác định thẩm quyền giữa các Toà án cần được thực hiện một cách hợp lý, khoa
học. Từ đó có thể tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa toà án lO M oARcPSD| 47110589
với các cơ quan nhà nước, giữa các toà án với nhau. Hiệu quả quản lý, đại diện thực thi
quyền lực nhà nước cũng mang đến hiệu quả.
Góp phần tạo điều kiện cần thiết cho toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn
các vụ việc dân sự. Đây cũng là các tranh chấp, mâu thuẫn trong quyền lợi của công dân
cần kịp thời giải quyết. Giúp nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự.
Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Toà án một cách hợp lý, khoa học
còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
trước toà án. Đồng thời giảm bớt những phiền phức cho đương sự.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các toà án một cách hợp lý và khoa học còn
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ
cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi toà án và các điều kiện khác. Đảm bảo chất lượng
của đội ngũ cán bộ, năng lực và tiêu chuẩn, kỹ năng nghiệp vụ. Trên cơ sở đó có kế hoạch
đáp ứng bảo đảm cho toà án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền dân sự nói riêng.
8. Khái niệm, ý nghĩa của án phí trong TTDS? Người nào phải nộp án phí, tạm ứng án phí.
Án phí trong tố tụng dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp cho Nhà nước theo
quy định của pháp luật nhằm bù đắp một phần chi phí tố tụng mà Nhà nước phải bỏ ra để
giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự và được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Ý nghĩa:
Đối với Nhà nước, tuy án phí chỉ chiếm một phần nhỏ so với thuế trong tổng nguồn
thu của ngân sách nhà nước, nhưng nó vẫn đóng vai trò là một nguồn thu quan trọng,
giúp hỗ trợ chi trả cho các hoạt động tố tụng, giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách
nhà nước, khi mà Nhà nước còn phải chi cho rất nhiều các khoản đầu tư quan trọng, trong
đó có khoản đầu tư cho con người cũng như cơ sở vật chất của ngành Tòa án
Án phí trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước
– Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân – đương sự. lO M oARcPSD| 47110589
Đối với các đương sự, không chỉ nguyên đơn mà cả bị đơn và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trọng vụ án, việc phải tuân thủ thủ tục nộp tạm ứng án phí khi đưa ra
yêu cầu và phải chịu án phí khi yêu cầu của mình không được chấp nhận giúp họ nhận thức
rõ hậu quả pháp lý của việc đưa ra yêu cầu khởi kiện vô căn cứ, làm ảnh hưởng tới
quyền lợi ích của người khác.
Đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, án phí cùng các chi phi tố tụng khác là một
trong những yếu tố được sử dụng để đánh giá hiệu quả tố tụng. Một chế độ án phí hợp lý
cùng các yếu tố khác như thời gian giải quyết nhanh chóng, chất lượng giải quyết tốt sẽ
góp phần tạo môi trường phát triển, kinh doanh an toàn và thu hút đầu tư ở Việt Nam.
Người nộp => Suy ra từ luật nhé
9. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự? Trình tự, thủ tục thụ lý vụ án dân sự
Khái niệm: Thụ lý vụ án là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và
vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của tòa án trong
quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý thì sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình
tố tụng. Sau khi thụ lý, thẩm phán phải triệu tập được sự đến tòa để xác minh và hòa giải;
đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện
hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa. Thủ tục: lO M oARcPSD| 47110589
10.Khái niệm tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết dân sự? Căn cứ pháp lý
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định ngừng việc giải quyết vụ
án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Đặc điểm của việc đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự là sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động
tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại.
Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án chỉ là việc tạm thời ngừng giải quyết vụ án trong
một khoảng thời gian khi có những căn cứ do pháp luật quy định, chứ không phải chấm
dứt giải quyết vụ án như đình chỉ tố tụng, nên Tòa án không xóa sổ thụ lý mà chỉ ghi chú
vào sổ là tạm đình chỉ
Căn cứ: 214, 215, 216,217,218,219
11. Thế nào là khởi kiện vụ án dân sự? Ai có quyền khởi kiện và điều kiện khởi kiện
Khởi kiện vụ án dân sự là phương thức để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp bị của mình trong trường hợp bị xâm phạm. Trên cơ sở của yêu cầu khởi kiện, Toà
án quyết định buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó, góp phần duy
trì trật tự xã hội, giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Người có quyền
khởi kiện: Điều 186 Điều kiện khởi kiện: lO M oARcPSD| 47110589
+ Thứ nhất, chủ thể phải có quyền khởi kiện => Điều 186, 187
+ Thứ hai, Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình. Cụ thể, vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án theo quy định tại Điều 26, Điều 28, Điều 30 và Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
(thẩm quyền theo vụ việc); Vụ án phải được khởi kiện đúng cấp Tòa án có thẩm quyền
giải quyết theo Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (thẩm
quyền theo cấp); Và phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39); Ngoài ra, nguyên
đơn có thể lựa chọn Tòa án giải quyết (Điều 40).
Đối với những tranh chấp trong vụ án dân sự mà pháp luật có quy định phải yêu cầu
cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án ra tòa án khi
cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó.
+ Thứ ba, để tránh tình trạng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết làm kéo dài
thời gian tham gia tố tụng của các đương sự cũng như việc các đương sự lợi dụng để kéo
dài thời gian thi hành quyết định hay bản án. Vì vậy, nếu một vụ án dân sự đã được giải
quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc của cơ
quan có thẩm quyền thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Song
có ngoại lệ tức là các đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp được
quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: bản án, quyết định
của Tòa án bác đơn xin ly hôn; Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng,
mức bồi thường thiệt hại;…
+ Thứ tư, vụ án dân sự vẫn còn thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện đối với những vụ án dân sự được quy định trong luật chung là
Bộ luật dân sự năm 2015 (Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong
tố tụng dân sự theo Điều 150 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) và quy định cụ thể trong
các luật chuyên ngành như luật hôn nhân và gia đình, luật lao động,… Nếu hết thời hạn đó
thì chủ thể mất quyền khởi kiện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quy định
thời hạn để tiến hành việc khởi kiện vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, pháp nhân không bị xâm phạm và đồng thời đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được lO M oARcPSD| 47110589
nhanh chóng đúng đắn và đảm bảo cho quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự khác được thuận lợi.
12.Phản tố là gì? Trường hợp nào đề nghị của bị đơn được coi là phản tố? Cho ví dụ minh họa.
Phản tố là một quyền lợi cơ bản của bị đơn, được hiểu là bị đơn có quyền kiện ngược lại
đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập tại tòa án.
Theo quy định tại khoản 2, điều 200, BLTTDS thì đề nghị phản tố của bị đơn đối với
nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận trong các trường hợp:
Thứ nhất, bị đơn có yêu cầu phản tố để nhằm bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu của nguyên
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Thứ hai, nội dung yêu cầu của bị đơn trình bày trong đơn phản tố khi được toà án chấp
thuận sẽ dẫn đến hệ quả là loại trừ sự chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên
đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập.
Thứ ba, giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu giải quyết trong cùng một vụ
án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Ví dụ: Chị A cho anh B vay 100 triệu để mua xe máy nhưng đến thời hạn trả nợ thì anh B
không trả. Chị A khởi kiện tại TAND huyện X. Trong quá trình giải quyết vụ án, anh B
khai rằng trước kia có cho chị A mượn 50 triệu và nay yêu cầu buộc chị A phải trả nợ để
bù trừ với khoản nợ anh vay.
13.Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là gì? Điều kiện và
thời điểm được đưa ra yêu cầu độc lập
Khái niệm: Yêu cầu độc lập là yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham
gia với vai trò độc lập để đưa ra yêu cầu của mình nhưng yêu cầu này liên quan, gắn liền
với vụ án đang được giải quyết. lO M oARcPSD| 47110589
Điều kiện, thời điểm: Điều 201, BLTTDS
14. Tài liệu chứng cứ cần thiết khi khỏi kiện ly hôn
- Đơn khởi kiện, đơn xin lý hôn đơn phương hoặc đơn xin thuận tình ly hôn
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính), trong trường hợp mất thì nộp bản sao có xác
nhậnsao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn khởi kiện
- Giấy khai sinh của các con chung (bản sao chứng thực)
- CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu, hộ chiếu (bản sao chứng thực)
- Các tài liệu có liên quan về tài sản chung, nghĩa vụ chung như giấy tờ về nhà đất, về
thunhập của vợ chồng; biên bản giải quyết của cơ quan địa phương (nếu có)
15.Tài liệu chứng cứ cần thiết khi khởi kiện lao động -Đơn khởi kiện
-Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu gia đình (bản sao chứng thực)
- Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì bổ sung thêm các giấy tờ về tư cách pháp lýcủa
doanh nghiệp như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,…
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có)
- Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, quyết định chấmdứt
hợp động lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo nghỉ việc,…
- Biên bản hòa giải không thành (nếu có)
16.Tài liệu chứng cứ cần thiết khi khởi kiện chia di sản thừa kế
Về hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế gồm những giấy tờ sau:
- CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người nhận thừa kế lO M oARcPSD| 47110589
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bảnchính kèm bản sao) - Giấy ủy quyền
- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi;
- bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệgiữa
người để lại di sản và người thừa kế.
Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế
- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản ántuyên
bố đã chết (bản chính kèm bản sao)
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bảnchính kèm bản sao) - Di chúc (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở
(bản chính kèm bản sao);
- Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa – hợp thức hóa do UBND quận/huyệncấp có
xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch ;
- Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếucó)
- Giấy phép xây dựng (nếu có)
- Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (nếu có) lO M oARcPSD| 47110589
- Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc PhòngTài
nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)
- Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngânhàng mở
tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu, …)
17.Tài liệu chứng cứ cần thiết khi khởi kiện tranh chấp đất đai