Lý thuyết tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Kế thừa tư tưởng của các nhà lí luận kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin:cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Hồ Chí Minh quan niệm: có dân là có tất cả. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
3 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Kế thừa tư tưởng của các nhà lí luận kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin:cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Hồ Chí Minh quan niệm: có dân là có tất cả. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

19 10 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 46831624
TÓM TẮT
- Kế thừa tư tưởng của các nhà lí luận kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin:cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là chủ thể sáng
tạo ra lịch sử. Hồ Chí Minh quan niệm: có dân là có tất cả, trên đời này không gì
quí bằng dân, được lòng dân thì được tất cả, mất lòng dân thì mất tất cả. Người
khẳng định: “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai
người”. Vậy nên phải tập hợp và đoàn kết toàn dân thì cách mạng mới thành công.
- Năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực
lượng cách mạng bao gồm toàn dân.Sách lược vắn tắt của Đảng xác định lực lượng cách
mạng là phải đoàn kết công nhân, nông dân - đây là lực lượng cơ bản, trong đó giai cấp công
nhân lãnh đạo. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với các chương trình
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.Tiếp thu Khoa học kĩ thuật sớm,Tiếp nhận những tư tưởng
tiên tiến của thời đại ... thể hiện một lực lượng xã hội tiên tiến, có vai trò nắm ngọn cờ lãnh đạo
cách mạng Việt Nam. tiếp theo, phải chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến
bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai. Do vậy, Đảng “phải thu phục cho được đại
bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày,… hết sức liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. còn đối với phú nông,
trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra
cũng cho họ trung lập.
- Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Hồ Chí Minh
thiết tha kêu gọi mọi người không phân biệt giai, tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái
… đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước là một công việc hết sức hệ trọng, to lớn và vô cùng khó khăn.
Nhiệm vụ đó chỉ có thể thành công khi quy tụ được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc vì đoàn
kết mới tạo nên sức mạnh, tạo nên lực lượng hùng hậu có thể đương đầu và chiến thắng kẻ
thù.Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý báu của dân
tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi độc lập dân tộc và tự do hòa bình là mục tiêu phấn đấu suốt đời mình. Thế nhưng
trong điều kiện phải đương đầu với kẻ thù xâm lược có sức mạnh quân sự và kinh tế lớn hơn ta
nhiều lần, có quân số đông và vũ khí hiện đại, cần phải huy động sức mạnh của toàn dân để
chiến dấu. Muốn đánh bại kẻ thù hung bạo, mạnh hơn ta gấp bội thì mỗi người dân Việt Nam
đều phải trở thành chiến sĩ đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Đoàn kết đã trở thành
một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến cố,
thăng trầm của thiên tai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững.
-Trong khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân HCM lưu ý rằng không được
quên “ Công nông là chủ cách mệnh ... là.gốc cách mệnh”. Trong tư tưởng Hồ Chí
lOMoARcPSD| 46831624
Minh luôn có sự kết hợp hài hòa, quyện chặt và nhất quán giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp.
Đoàn kết dân tộc trên cơ sở lấy liên minh công nông làm gốc, không một lúc nào quên đi lợi ích
giai cấp song Người cũng có một tư duy vượt trước khi khẳng định chủ nghĩa dân tộc là một
động lực lớn của cách mạng Việt Nam.Theo Người, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc chỉ
được phát huy khi tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cả
dân tộc hay toàn dân chỉ có thể tạo nên một sức mạnh to lớn, trở thành lực lượng vô địch khi
được tổ chức thành một khối chặt chẽ, được giác ngộ sâu sắc về mục tiêu lý tưởng, được định
hướng bởi một đường lối chính trị đúng đắn, nếu không thì dù quần chúng nhân dân có số đông
tới hàng triệu người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh, rời rạc.T óm lại, lực lượng góp
thành sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là toàn dân, trong đó lấy liên minh công nhân - nông
dân - trí thức làm nền tảng được tập hợp trong một Mặt trận thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Ví dụ :
+Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945: Cuộc tổng tiến công của toàn dân tộc , trên sở
khối liên minh công- nông. Từ đó cho thấy phát huy sức mạnh tổng hợp của các dân
tộc một nguyên nhân quan trọng làm nên thắng lợi. ( Trên sở nhận thức đúng đắn
về vai trò của quần chúng nhân dân khối liên minh giữa giai cấp công nhân giai cấp nông
dân trong cách mạng vô sản, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, củng cố
khối liên minh công, nông và dựa trên nền tảng đó ngày càng mở rộng lực lượng ra toàn dân tộc.
Ngay từ những năm đầu tiên của quá trình đấu tranh giành chính quyền, trong cao trào cách mạng
1930-1931, đã xác lập được khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Đây
động lực chính của cách mạng, là nòng cốt để y dựng, mở rộng lực lượng toàn dân tộc. Tiếp đó,
trong cao trào cách mạng dân chủ những năm 1936-1939, lần đầu tiên trên thực tế ta đã xây dựng
được mặt trận rộng rãi tập hợp được lực lượng chính trị to lớn.
Trong cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945), khi xuất hiện tình thế cách mạng, Đảng đã kịp
thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, xác định giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm, hàng
đầu. Đặc biệt, trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng nhấn mạnh,
khởi nghĩa là công việc của toàn dân không chỉ riêng Việt Minh. Vào thời điểm cần tập trung lực
lượng đông đảo, to lớn nhất cho khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
vừa tiếp tục củng cố khối liên minh công, nông cả về chính trị, quân sự và kinh tế, vừa tổ chức
Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi (Mặt trận Việt Minh). Thực hiện chủ trương kết hợp nhiệm
vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến, nhưng hướng chỉ đạo chiến lược tập trung cho
nhiệm vụ chủ yếu, hàng đầu lúc này là chống đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc nên đã tạo
ra khả năng vừa tập hợp được đông đảo nông dân, củng cố lòng tin của giai cấp nông dân đối
với giai cấp công nhân, vừa lôi kéo được mọi lực lượng của dân tộc bao gồm tất cả những người
có tinh thần chống đế quốc trong các giai cấp tư sản, địa chủ... Mở rộng mặt trận tập hợp những
lực lượng yêu nước thông qua các tổ chức Công hội cứu quốc, Nông hội cứu quốc, Hội phụ nữ
cứu quốc, Thanh niên cứu quốc...
lOMoARcPSD| 46831624
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, thời cơ cho khởi nghĩa từng phần xuất hiện. Trên cơ sở xây dựng
lực lượng toàn dân với nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân,
Đảng đã động viên, tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc tiến hành khởi nghĩa từng phần
tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
là sự nổi dậy đồng loạt của nhân dân cả nước từ miền Bắc lan tới miền Trung và miền Nam; từ
miền núi lan tới đồng bằng, từ khắp các vùng nông thôn và vùng đô thị với sức mạnh của hơn 20
triệu người Việt Nam. Đó là sức mạnh nổi dậy không chỉ của lớp người cách mạng tiên tiến, tích
cực mà còn bao gồm cả các tầng lớp đồng minh tạm thời, của cả những người mà từ trước đến
nay ít tham gia vào đời sống chính trị. Khởi nghĩa giành chính quyền đã lan rộng và nhanh
chóng thành công ở các trung tâm lớn như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn bởi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát động được mọi tầng lớp, mọi lực lượng tán thành mục tiêu độc lập dân tộc. Khởi
nghĩa giành chính quyền đã nhanh chóng giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội vào ngày 19-8-1945,
chính là nhờ sức mạnh áp đảo của hơn 60 vạn đồng bào ở cả nội và ngoại thành cùng một số
huyện thuộc tỉnh Hà Đông (cũ), Bắc Ninh, bao gồm công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị,
học sinh, sinh viên, công chức trí thức... tham gia. Sức mạnh để giành chính quyền thắng lợi ở
Huế, ngày 23-8-1945 là sức mạnh nổi dậy của hơn 15 vạn người gồm nhiều tầng lớp, bộ phận
tham gia. Ở Sài Gòn, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong ngày
258-1945, bởi sức mạnh nổi dậy giành chính quyền của hơn 1 triệu đồng bào gồm công nhân,
nông dân, thanh niên, học sinh, công chức và cả binh lính tham gia. Cách mạng Tháng Tám đã
thể hiện nổi bật sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mới xuất hiện, sau một thời gian dài
hàng trăm năm bị phân tán chia rẽ, xói mòn.
Với sức mạnh toàn dân nổi dậy “đem sức ta mà giải phóng cho ta” để giành chính quyền mà
nòng cốt là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đã tạo ra sức mạnh áp đảo, làm tê liệt sự
phản kháng của quân đội Nhật và buộc chính quyền phong kiến tay sai phải đầu hàng nhanh
chóng trong vòng nửa tháng. Đánh giá về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, đồng chí Tờng Chinh viết: “Cuộc khởi nghĩa Tháng Tám 1945 đã đạt được mục
đích giành chính quyền, mục đích trực tiếp của mọi cuộc cách mạng, vì nó là sự nghiệp của toàn
dân đoàn kết, kiên quyết chiến đấu để tự giải phóng, do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”.
Kế thừa và vận dụng bài học về phát huy sức mạnh toàn dân trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Đảng ta tiếp tục chủ trương phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phấn đấu cho mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
+ Xây dựng khối liên minh công - nông - trí là lực lượng cơ bản tiến hành cách
mạng Việt Nam. Đường lối kháng chiến đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng
đã dẫn dắt nhân dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu”, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ghi chú: +highlight vàng là những ý chính trích trong giáo trình.
+Phần Chữ nghiêng nội dung để tham khảo thuyết trình.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46831624 TÓM TẮT -
Kế thừa tư tưởng của các nhà lí luận kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin:cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là chủ thể sáng
tạo ra lịch sử. Hồ Chí Minh quan niệm: có dân là có tất cả, trên đời này không gì
quí bằng dân, được lòng dân thì được tất cả, mất lòng dân thì mất tất cả. Người
khẳng định: “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai
người”. Vậy nên phải tập hợp và đoàn kết toàn dân thì cách mạng mới thành công. -
Năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực
lượng cách mạng bao gồm toàn dân.Sách lược vắn tắt của Đảng xác định lực lượng cách
mạng là phải đoàn kết công nhân, nông dân - đây là lực lượng cơ bản, trong đó giai cấp công
nhân lãnh đạo. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với các chương trình
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.Tiếp thu Khoa học kĩ thuật sớm,Tiếp nhận những tư tưởng
tiên tiến của thời đại ... thể hiện một lực lượng xã hội tiên tiến, có vai trò nắm ngọn cờ lãnh đạo
cách mạng Việt Nam. tiếp theo, phải chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến
bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai. Do vậy, Đảng “phải thu phục cho được đại
bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày,… hết sức liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. còn đối với phú nông,
trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra
cũng cho họ trung lập.
-
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Hồ Chí Minh
thiết tha kêu gọi mọi người không phân biệt giai, tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái
… đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước là một công việc hết sức hệ trọng, to lớn và vô cùng khó khăn.
Nhiệm vụ đó chỉ có thể thành công khi quy tụ được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc vì đoàn
kết mới tạo nên sức mạnh, tạo nên lực lượng hùng hậu có thể đương đầu và chiến thắng kẻ
thù.Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý báu của dân
tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi độc lập dân tộc và tự do hòa bình là mục tiêu phấn đấu suốt đời mình. Thế nhưng
trong điều kiện phải đương đầu với kẻ thù xâm lược có sức mạnh quân sự và kinh tế lớn hơn ta
nhiều lần, có quân số đông và vũ khí hiện đại, cần phải huy động sức mạnh của toàn dân để
chiến dấu. Muốn đánh bại kẻ thù hung bạo, mạnh hơn ta gấp bội thì mỗi người dân Việt Nam
đều phải trở thành chiến sĩ đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Đoàn kết đã trở thành
một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến cố,
thăng trầm của thiên tai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững.

-Trong khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân HCM lưu ý rằng không được
quên “ Công nông là chủ cách mệnh ... là.gốc cách mệnh”. Trong tư tưởng Hồ Chí lOMoAR cPSD| 46831624
Minh luôn có sự kết hợp hài hòa, quyện chặt và nhất quán giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp.
Đoàn kết dân tộc trên cơ sở lấy liên minh công nông làm gốc, không một lúc nào quên đi lợi ích
giai cấp song Người cũng có một tư duy vượt trước khi khẳng định chủ nghĩa dân tộc là một
động lực lớn của cách mạng Việt Nam.Theo Người, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc chỉ
được phát huy khi tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cả
dân tộc hay toàn dân chỉ có thể tạo nên một sức mạnh to lớn, trở thành lực lượng vô địch khi
được tổ chức thành một khối chặt chẽ, được giác ngộ sâu sắc về mục tiêu lý tưởng, được định
hướng bởi một đường lối chính trị đúng đắn, nếu không thì dù quần chúng nhân dân có số đông
tới hàng triệu người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh, rời rạc.T óm lại, lực lượng góp
thành sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là toàn dân, trong đó lấy liên minh công nhân - nông
dân - trí thức làm nền tảng được tập hợp trong một Mặt trận thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ví dụ :
+Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945: Cuộc tổng tiến công của toàn dân tộc , trên cơ sở
khối liên minh công- nông. Từ đó cho thấy phát huy sức mạnh tổng hợp của các dân
tộc là một nguyên nhân quan trọng làm nên thắng lợi. ( Trên cơ sở nhận thức đúng đắn
về vai trò của quần chúng nhân dân và khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông
dân trong cách mạng vô sản, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, củng cố
khối liên minh công, nông và dựa trên nền tảng đó ngày càng mở rộng lực lượng ra toàn dân tộc.
Ngay từ những năm đầu tiên của quá trình đấu tranh giành chính quyền, trong cao trào cách mạng
1930-1931, đã xác lập được khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Đây là
động lực chính của cách mạng, là nòng cốt để xây dựng, mở rộng lực lượng toàn dân tộc. Tiếp đó,
trong cao trào cách mạng dân chủ những năm 1936-1939, lần đầu tiên trên thực tế ta đã xây dựng
được mặt trận rộng rãi tập hợp được lực lượng chính trị to lớn.

Trong cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945), khi xuất hiện tình thế cách mạng, Đảng đã kịp
thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, xác định giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm, hàng
đầu. Đặc biệt, trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng nhấn mạnh,
khởi nghĩa là công việc của toàn dân không chỉ riêng Việt Minh. Vào thời điểm cần tập trung lực
lượng đông đảo, to lớn nhất cho khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
vừa tiếp tục củng cố khối liên minh công, nông cả về chính trị, quân sự và kinh tế, vừa tổ chức
Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi (Mặt trận Việt Minh). Thực hiện chủ trương kết hợp nhiệm
vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến, nhưng hướng chỉ đạo chiến lược tập trung cho
nhiệm vụ chủ yếu, hàng đầu lúc này là chống đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc nên đã tạo
ra khả năng vừa tập hợp được đông đảo nông dân, củng cố lòng tin của giai cấp nông dân đối
với giai cấp công nhân, vừa lôi kéo được mọi lực lượng của dân tộc bao gồm tất cả những người
có tinh thần chống đế quốc trong các giai cấp tư sản, địa chủ... Mở rộng mặt trận tập hợp những
lực lượng yêu nước thông qua các tổ chức Công hội cứu quốc, Nông hội cứu quốc, Hội phụ nữ
cứu quốc, Thanh niên cứu quốc...
lOMoAR cPSD| 46831624
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, thời cơ cho khởi nghĩa từng phần xuất hiện. Trên cơ sở xây dựng
lực lượng toàn dân với nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân,
Đảng đã động viên, tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc tiến hành khởi nghĩa từng phần
tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
là sự nổi dậy đồng loạt của nhân dân cả nước từ miền Bắc lan tới miền Trung và miền Nam; từ
miền núi lan tới đồng bằng, từ khắp các vùng nông thôn và vùng đô thị với sức mạnh của hơn 20
triệu người Việt Nam. Đó là sức mạnh nổi dậy không chỉ của lớp người cách mạng tiên tiến, tích
cực mà còn bao gồm cả các tầng lớp đồng minh tạm thời, của cả những người mà từ trước đến
nay ít tham gia vào đời sống chính trị. Khởi nghĩa giành chính quyền đã lan rộng và nhanh
chóng thành công ở các trung tâm lớn như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn bởi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát động được mọi tầng lớp, mọi lực lượng tán thành mục tiêu độc lập dân tộc. Khởi
nghĩa giành chính quyền đã nhanh chóng giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội vào ngày 19-8-1945,
chính là nhờ sức mạnh áp đảo của hơn 60 vạn đồng bào ở cả nội và ngoại thành cùng một số
huyện thuộc tỉnh Hà Đông (cũ), Bắc Ninh, bao gồm công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị,
học sinh, sinh viên, công chức trí thức... tham gia. Sức mạnh để giành chính quyền thắng lợi ở
Huế, ngày 23-8-1945 là sức mạnh nổi dậy của hơn 15 vạn người gồm nhiều tầng lớp, bộ phận
tham gia. Ở Sài Gòn, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong ngày
258-1945, bởi sức mạnh nổi dậy giành chính quyền của hơn 1 triệu đồng bào gồm công nhân,
nông dân, thanh niên, học sinh, công chức và cả binh lính tham gia. Cách mạng Tháng Tám đã
thể hiện nổi bật sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mới xuất hiện, sau một thời gian dài
hàng trăm năm bị phân tán chia rẽ, xói mòn.

Với sức mạnh toàn dân nổi dậy “đem sức ta mà giải phóng cho ta” để giành chính quyền mà
nòng cốt là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đã tạo ra sức mạnh áp đảo, làm tê liệt sự
phản kháng của quân đội Nhật và buộc chính quyền phong kiến tay sai phải đầu hàng nhanh
chóng trong vòng nửa tháng. Đánh giá về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, đồng chí Trường Chinh viết: “Cuộc khởi nghĩa Tháng Tám 1945 đã đạt được mục
đích giành chính quyền, mục đích trực tiếp của mọi cuộc cách mạng, vì nó là sự nghiệp của toàn
dân đoàn kết, kiên quyết chiến đấu để tự giải phóng, do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”.

Kế thừa và vận dụng bài học về phát huy sức mạnh toàn dân trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Đảng ta tiếp tục chủ trương phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phấn đấu cho mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Xây dựng khối liên minh công - nông - trí là lực lượng cơ bản tiến hành cách
mạng Việt Nam. Đường lối kháng chiến đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng
đã dẫn dắt nhân dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu”, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ghi chú: +highlight vàng là những ý chính trích trong giáo trình.
+Phần Chữ nghiêng nội dung để tham khảo thuyết trình.