Marketing mix là gì ? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Marketing mix là gì ? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
1) Marketing mix là gì ?
Marketing mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được
trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.”
2) Mỗi yếu tố thuộc 7P trong Marketing Mix có thể tạo ra giá trị thế nào ?
*Mô hình Marketing mix 4P chưa thể áp dụng và tạo nên một chiến dịch Marketing hoàn
chỉnh. Mô hình Marketing Mix 7P ra đời tập trung vào Marketing cho dịch vụ. 7P
trong Marketing là mô hình chiến lược kết hợp bao gồm 7 yếu tố:
+Product (Sản phẩm)
Sản phẩm đề cập đến bất kỳ thứ gì đang được bán - sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm vật chất.
Bất kể khi định vị mình là một thương hiệu như thế nào, sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ luôn
là trung tâm của chiến lược và do đó nó sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của Marketing Mix.
Ví dụ: Cả 2 nhà hàng đều bán sản phẩm món Âu giống nhau và ngon như nhau ở vị trí
đắt đỏ quận 1 nhưng chỉ có một nhà hàng phục vụ theo chuẩn cao cấp ( nhà hàng đó nắm
bắt được nhu cầu khách hàng ở khu vực quận 1 là khách sang trọng và khách du lịch
nước ngoài có điều kiện ) nên họ sẽ thích và chọn nhà hàng món Âu có chất lượng phục vụ cao cấp ) +Price (Giá cả)
Khi định giá cho sản phẩm bạn nên quan tâm các vấn đề sau:
-Chi phí bỏ ra khi cung cấp dịch vụ
-Giá trị dịch vụ có phù hợp với mức giá đã định
-Giá so với đối thủ cạnh tranh, mức giá này có giúp khách hàng lựa chọn dịch vụ của mình
-Khách hàng mục tiêu của mình có đủ tiền sử dụng dịch vụ +Place (Phân phối)
-Nếu phân phối sản phẩm thì chúng ta có thể phân phối qua nhiều cấp để đến tay người
tiêu dùng như các kênh thương mại điện tử ,hỗ trợ bán hàng.
- Ngược lại về dịch vụ thay vì phân phối qua nhiều kênh trung gian để đưa sản phẩm đến
với nhiều khách hàng, thì doanh nghiệp có thể mở nhiều chi nhánh khác nhau để cung
cấp dịch vụ cho nhiều người.
+Promotion (Quảng bá)
Để một chiến dịch quảng cáo thành công, người thực hiện cần phải gửi được thông điệp
mà khách hàng của mình đang cần. Điều này giúp khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch
vụ để sử dụng. Bên cạnh đó, khi thực hiện bạn nên cân nhắc về chi phí. Promotion giúp
doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, làm cho khách hàng nhận diện thương hiệu một
cách nhanh chóng nhất để dẫn đến hành động, thông qua các hình thức như:
-Quảng cáo truyền thống và kỹ thuật số
-Quảng cáo qua Quan hệ công chúng: bằng các hình thức như thông cáo báo chí, sự kiện,
tài trợ, hội nghị, vận động hành lang, ra mắt sản phẩm, xử lý khủng hoảng,… sẽ mang
sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng. - Truyền miệng +People (con người)
Yếu tố con người là vô cùng cần thiết và quan trọng bởi vì khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ
và sản phẩm thông qua con người. Nếu con người làm tốt vai trò cung cấp dịch vụ và sản
phẩm sẽ nâng cao được trải nghiệm người dùng . Do vậy, quá trình tuyển chọn và đào tạo
nhân sự để phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ và tư vấn sản phẩm là vô cùng quan trọng. +Process (Quy trình)
Nếu các quy trình càng liền mạch và được cá nhân hóa thì trải nghiệm khách hàng càng
tốt. Ngoài ra, chúng ta cần phải lập kế hoạch các quy trình theo cách giảm thiểu chi phí
nhất có thể, đồng thời tối đa hóa lợi ích và giá trị cho khách hàng.
+Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ tiếp thị).
-Về sản phẩm thì sẽ tập trung vào ngoại hình sản phẩm trong một bao bì có màu sắc riêng
biệt dễ nhận biết trên các kệ bán lẻ
-Về dịch vụ thì cơ sở vật chất ở đây có thể là không gian đón tiếp khách hàng, các trang
thiết bị phục vụ,… Nó không những giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn mà còn là
bộ mặt để đánh giá về doanh nghiệp.
*Nghĩ về trải nghiệm của riêng bạn, xem xét sự tương ứng về cách ‘Mọi người’ tạo
ra giá trị trong thị trường bán lẻ.
Theo em cách nghĩ riêng của em, em thấy xu hướng tiêu dùng hiện nay tác động làm thay
đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp từ đó sẽ tạo ra giá trị trong thị trường bán lẻ.
VD: Đại dịch covid là một trong những bước tiến lớn giúp thúc đẩy doanh nghiệp bán lẻ
thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng. Như khi dịch
bùng phát mọi người phải nghĩ làm hoặc thu nhập giảm thì sẽ khiến người tiêu dùng buộc
phải đánh giá lại các giá trị và ưu tiên của họ cũng như nắm bắt thói quen tiêu dùng mới.
Người tiêu dùng thay đổi việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu
dùng bền vững, hợp lý người tiêu dùng chỉ mua nhu yếu phẩm cần thiết thực phẩm và sản
phẩm y tế bằng hình thức online do giản cách, chứ không còn tiêu dùng thoải mái, từ đó
tạo nên giá trị riêng trong thị trường bán lẻ . Buộc các nhà bán lẻ phải trở mình và thay
đổi theo những giá trị mà con người đã tạo ra để tồn tại và phát triển.
*Hãy nghĩ đến một ví dụ về người giàu và người nghèo khi bạn đi mua sắm.
VD: Kinh doanh về một shop quần áo thì sẽ có hai loại khác hàng là giàu và nghèo.
Khách hàng nghèo mua hàng thì họ sẽ đắng đo về giá và chất lượng sản phẩm phù
hợp với giá khi mua sản phẩm. Còn ngược lại khách hàng giàu thì chỉ sản phẩm đẹp
, có thương hiệu thể hiện đẳng cấp thì họ sẽ ưu tiên mua. Giống như các thương
hiệu lớn như LV, Gucci sẽ đánh mạnh vào khách hàng có điều kiện , các thương hiệu
này sẽ tạo ra những giá trị về thương hiệu hơn là giá trị sản phẩm. Vì phân khúc
khách hàng của họ muốn bỏ ra số tiền lớn để mua được những giá trị đó.
*Như sản phẩm Iphone 14 pro max 1TB người giàu sẽ mua khi sản phẩm vừa ra
mắt mặc dù giá còn cao hơn cả nhà phân phối bán ra. Vì khách hàng họ muốn có
được giá trị thương hiệu như người đầu tiên sở hữu chứ không vì những tính năng
mà iphone 14 pro max mang lại.
Ngược lại người nghèo vẫn có thể mua nhưng họ sẽ đợi sản phẩm Iphone 14 promax
tuột giá hoặc giảm giá và ưu đãi khuyến mại họ sẽ mua, người nghèo mua iphone 14
promax vì để nhận được giá trị sản phẩm vì nó có những tính năng mới như bỏ tai
thỏ, chụp hình đẹp hơn.
Identify the links between people and value and between people and as many of the
other 6Ps of the marketing mix as you can.
Mối liên hệ giữa “Người” với “Giá trị” và “Người” với “6P”
GIÁ TRỊ VỚI CON NGƯỜI (không thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nếu thiếu P này)
- Con người là yếu tố ảnh hưởng và là nguồn giá trị chính (Người cung cấp, khách
hàng). Đặc biệt đúng trong các ngành dịch vụ chuyên nghiệp như tư vấn và đào
tạo, nâng cao chất lượng trải nghiệm KH
- Liên hệ với KH, quản lí thông tin, quản lí mối quan hệ. Nắm được nhu cầu, sở
thích, mong đợi của con người là gì?, kế hoạch trong tương lai là gì? Ai, cái gì có
liên quan đến quyết định mua hàng? => Mở rộng mối quan hệ với KH, duy trì hoạt
động kinh doanh, xử lí các thắc mắc và khiếu nại của KH, đảm bảo sự hài lòng của KH
- Duy trì đơn vị tiền tệ và dữ liệu hồ sơ của con người=> duy trì giá trị nguồn thu
- Con người trải nghiệm giá trị trong suốt hành trình từ việc sử dụng sản phẩm, dịch
vụ, tương tác với các đầu ra của tiếp thị, bán hàng + Giá trị trao đổi + Giá trị sử dụng
+ Giá trị trong trải nghiệm
“CON NGƯỜI” VỚI 6P
Products/Services (Sản phẩm/Dịch vụ): Con người ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sản xuất và dịch vụ.
Prices (Giá bán): Con người chính là yếu tố trực tiếp đến giá thành sp. Nếu sp/
dvu k đáp ứng được khả năng chi trả của KH thì DN không thể tiêu thụ sp.
Places (Điểm bán): Xem xét số lượng tiêu thụ và phân bổ dân số để quyết định
kinh doanh Online, trực tuyến qua các trang liên kết hay kinh doanh trực tiếp
Promotion (Truyền thông): Sự kiện quảng bá, sử dụng sp, dvu trải nghiệm.
Quảng bá trên trang mạng xh, truyền miệng,…
Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế): Tổ chức sự kiện và các chương trình
thực tế để nâng cao trải nghiệp KH để KH có thể dễ dàng lựa chọn sd sp, dvu
Process (Quy trình): Đào tạo nhân viên, tạo liên kết nhà phân phối, tập trung
chăm sóc và duy trì mqh với KH. Để đem lại giá trị về con người tgia vào hđ của DN