Mô hình bộ máy chính quyền Việt Nam | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hội được giao quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45876546
MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 35412-article.html QUỐC HỘI
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất
của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội được giao quyền lập hiến,
lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước (Quốc
hội đã thông qua hơn 300 luật, bộ luật và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp
luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua 186 pháp lệnh đã tạo nên cơ sở pháp lý
quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội). Cơ cấu: Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội
đồng dân tộc và Ủy ban.
Vai trò của Quốc hội còn được thể hiện thông qua việc thực hiện chức năng quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước như quyết định kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán
ngân sách nhà nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân
tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các
cơ quan cấp cao nhà nước; bầu, phê chuẩn các chức danh cấp cao trong bộ máy nhà
nước và quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại của nước ta.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm (theo Điều 69,70 Hiến pháp 2013); Quốc
hội hiện nay là Quốc hội Việt Nam khóa XV (20212026) với 499 đại biểu; Chủ tịch Quốc
hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ. CHỦ TỊCH NƯỚC
Chủ tịch nước là một thiết chế khá đặc thù; là người đứng đầu Nhà nước, đại diện
cho nước CHXHCNVN về hai mặt đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước là biểu tượng cho
sự ổn định, bền vững và thống nhất của quốc gia. Chủ tịch nước được bầu ra trong số lOMoAR cPSD| 45876546
các đại biểu Quốc hội bởi Quốc hội và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.
Ủy ban quốc phòng và an ninh là cơ quan thuộc Chủ tịch nước, do Chủ tịch nước làm chủ tịch.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,
Chủ tịch nước tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước
mới (theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)
Chủ tịch nước hiện nay là ông Nguyễn Xuân Phúc. CHÍNH PHỦ
Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp,
là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”. Cơ cấu: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Chính phủ tập trung và chủ động hơn trong việc
xây dựng và điều hành chính sách, tổ chức thi hành pháp luật và lãnh đạo hệ thống
hành chính quốc gia; thực hiện cải cách hành chính theo hướng xây dựng nền hành chính phục vụ.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng
và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội
quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc
hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính.
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân
công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về
nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng
Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh
đạo công tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng
Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng
các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ. lOMoAR cPSD| 45876546 TÒA ÁN NHÂN DÂN
Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
Tòa án nhân dân gồm bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao (các Tòa phúc thẩm tối cao
có tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM), Tòa án nhân dân cấp cao hay còn gọi là tòa thượng
thẩm (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM), Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện
và Tòa án quân sự các cấp.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ông Nguyễn Hòa Bình.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.”
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được tôt chức ở bốn
cấp, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện
chỉ có 3 viện ở TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng), Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (63 viện),
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (691 viện) và Viện kiểm sát quân sự các cấp (trung
ương; cấp quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng; cấp khu vực)
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay là ông Lê Minh Trí.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) nêu rõ bộ máy Nhà nước Việt
Nam tổ chức chính quyền ở cấp địa phương với 3 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và cấp xã (xã, phường, thị trấn).
Mỗi đơn vị hành chính đều có tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân
dân (UBND) phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh
tế đặc biệt do luật định nhằm quản lý các ngành, lĩnh vực trên cơ sở tập trung, dân chủ,
kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương với lợi ích chung của cả nước.
Hội đồng nhân dân các cấp lOMoAR cPSD| 45876546
Điều 113 Hiến pháp 2013 và Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) chỉ
rõ: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân
dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.”
Tính đa phương diện của HĐND được thể hiện ở: HĐND là cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương, tức là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất; HĐND
là cơ quan đại diện cho nhân dân , mang tính tự quản của cộng đồng dân cư một địa
phương; HĐND là thiết chế, phương thức để nhân dân địa phương tổ chức ra cơ quan
nhà nước trực tiếp quản lý và quyết định quá trình phát triển ở các lĩnh vực tại địa phương.
Ủy ban nhân dân các cấp
UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND cùng cấp bầu ra, là
cơ quan chấp hành của HĐND. UBND chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, luật, các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.
UBND có các cơ quan giúp việc: Sở (cấp tỉnh); Phòng (cấp huyện); Ban (cấp xã). Số
Sở, ban thuộc UBND cấp tỉnh là 21, trong đó, cơ cấu cứng là 17 Sở, ban và 4 Sở được
tổ chức theo đặc thù của từng địa phương.