-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Mô hình chuỗi cung ứng Coca-cola | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại
Mô hình chuỗi cung ứng Coca-cola | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Quản trị chuỗi cung ứng (QT) 49 tài liệu
Đại học Thương Mại 373 tài liệu
Mô hình chuỗi cung ứng Coca-cola | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại
Mô hình chuỗi cung ứng Coca-cola | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Quản trị chuỗi cung ứng (QT) 49 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại 373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thương Mại
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KDQT
---🙞🕮🙜---
BÀI BÁO CÁO THẢO LUẬN
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI: “Lấy một doanh nghiệp làm trọng tâm nghiên cứu,hãy vẽ mô
hình chuỗi cung ứng với các thành viên chính của doanh nghiệp đó.
Mô tả vị trí và vai trò cụ thể của các thành viên chủ chốt trong chuỗi
cung ứng này? Chỉ ra nội dung của chiến lược nguồn cung của doanh
nghiệp? Trình bày ma trận Kraljik và cho biết tác dụng của nó khi áp
dụng vào các chiến lược mua hàng tại doanh nghiệp?” •
Lớp học phần: 2168BLOG1721 •
GV: Phan Văn Kiệm • Nhóm: 3 •
Thời gian: Năm 2021 lOMoARcPSD|40534848
DANH SÁCH THÀNH VIÊN: STT Họ và tên 21 Hoa Đăng Giáp 22 Vũ Thị Phương Hà 23 Đào Thị Hằng 24 Nguyễn Thị Thu Hằng 25 Nguyễn Thúy Hằng 26 Trần Thu Hằng 27 Lê Thị Thu Hiền 28 Nguyễn Thị Hiền (E2) 29
Nguyễn Thị Hiền (E3)- Nhóm trưởng 30 Phạm Thị Thu Hiền lOMoARcPSD|40534848 MỤC LỤC
BIÊN BẢN HỌP
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Mô hình chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp
2. Vai trò của các thành viên chính trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp
3. Nội dung chiến lược nguồn cung của một doanh nghiệp
3.1. Các chiến lược nguồn cung
3.1.1. Chiến lược nhiều nhà cung cấp
3.1.2. Chiến lược ít nhà cung cấp
3.1.3. Liên minh khách hàng- Nhà cung cấp
3.1.4. Chiến lược tích hợp dọc
3.2. Lựa chọn chiên lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng 4. Ma trận Kralijk
4.1. Mô hình ma trận Kralijk
4.2. Thành phần trong ma trận Kralijk
4.3. Tác dụng của ma trận Kraljik khi áp dụng vào chiến lược mua hàng nói chung
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY Coca cola VN
1. Giới thiệu công ty
1.1. Lịch sử hình thành
1.2. Thành tựu đạt được lOMoARcPSD|40534848
2. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty
2.1. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty
2.2. Vị trí của các thành viên trong chuỗi cung ứng của công ty đó
2.3. Vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng của công ty đó
3. Chiến lược nguồn cung của công ty
3.1. Chiến lược công ty sử dụng là gì?
3.2. Hiệu quả của chiến lược nguồn cung đó trong công ty 3.2.1. Lợi ích
3.2.2. Hạn chế và khắc phục
4. Ma trận Kraljik trong công ty
4.1. Vẽ mô hình ma trận Kraljik trong công ty
4.2. Tác dụng của ma trận Kraljik khi áp dụng vào chiến lược mua hàng của công ty
5. Tác động của covid 19 đến nguồn cung của công ty hiện nay, đề ra biện pháp khắc phục KẾT LUẬN lOMoARcPSD|40534848
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.................................... BIÊN BẢN HỌP - NHÓM 3 -
I. Thời gian, địa điểm:
• Thời gian: Cuộc họp diễn ra vào 20h00 ngày 06/10/2021
• Địa điểm: trên nhóm zalo II. Thành viên:
• Sinh viên có mặt: 10/10
III. Nội dung cuộc họp:
• Nhóm trưởng điểm danh nhóm và nhắc lại nội đề tài thảo luận cho cả nhóm.
• Nhóm trưởng đề xuất chọn doanh nghiệp Coca- cola Việt Nam và đề cương bài thảo luận.
• Sau khi thảo luận, nhóm đã đồng ý với việc chọn doanh nghiệp và đề cương bài thảo luận.
IV. Kết thúc cuộc họp
• Các thành viên trong nhóm đã rõ về hướng làm bài
• Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h30 ngày 12/10/2021.
Ngày 06 tháng 10 năm 2021 Nhóm trưởng Hiền Nguyễn Thị Hiền lOMoARcPSD|40534848 LỜI MỞ ĐẦU
Chuỗi cung ứng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp và luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Lý thuyết về chuỗi
cung ứng đã được giảng dạy chính thức ở nhiều trường đại học ở Việt Nam, trong đó có
trường Đại học Thương Mại. Bên cạnh đó, lý thuyết về chuỗi cung ứng đã được áp dụng
và đem lại thành công ở một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp
vẫn chưa hiểu rõ về hoạt động của chuỗi cung ứng, thường có sự nhầm lẫn chuỗi cung ứng
với chuỗi phân phối hay logistic. Điều này dẫn đến sự quan tâm và đầu tư chưa đúng mức
dành cho hoạt động của chuỗi cung ứng, áp dụng các lý thuyết chuỗi cung ứng còn sơ sài,
chưa triệt để,…dẫn đến hoạt động chuỗi cung ứng còn rời rạc, đơn lẻ, thiếu gắn kết với các
bộ phận khác và không thực sự đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Với thực trạng như trên, chuỗi cung ứng ngày càng khẳng định rõ hơn vai trò quan
trọng của mình. Giờ đây trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và cạnh
tranh ngày càng khốc liệt để cạnh tranh thành công trong môi trường biến động như vậy
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như
khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.
Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm
với đối thủ. Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch
chuyển nguyên vật liệu cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp
cũng như cách thức vận chuyển bảo quản sản phẩm hoàn thiện. Sự thành công của doanh
nghiệp trên thị trường chính là nhờ có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, nó đến từ
vị trí và vai trò chủ chốt của các thành viên trong chuỗi cung ứng đó.
Để cùng làm sáng tỏ nội dung này, nhóm 3 cùng nhau nghiên cứu với đề tài thảo
luận: “Lấy một doanh nghiệp làm trọng tâm nghiên cứu,hãy vẽ mô hình chuỗi cung ứng
với các thành viên chính của doanh nghiệp đó. Mô tả vị trí và vai trò cụ thể của các
thành viên chủ chốt trong chuỗi cung ứng này? Chỉ ra nội dung của chiến lược nguồn
cung của doanh nghiệp? Trình bày ma trận Kraljik và cho biết tác dụng của nó khi áp
dụng vào các chiến lược mua hàng tại doanh nghiệp?” Để đề tài thể hiện một cách chân
thực nhất nhóm chúng em đã áp dụng vào phân tích tại doanh nghiệp Coca- Cola Việt Nam. lOMoARcPSD|40534848
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) bao gồm một hệ thống các tổ chức, con người, thông
tin, hoạt động và các nguồn lực có liên quan đến hoạt động đưa sản phẩm/dịch vụ từ nhà
cung cấp/nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Dòng vật hàng hóa, dịch vụ: con đường di chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa
và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng.
Dòng tài chính: thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với khách hàng, bao
gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các dàn xếp về trao đổi quyền sở hữu.
Dòng thông tin: dòng giao và nhận các đơn hàng , theo dõi quá trình dịch chuyển hàng hóa,
chứng từ giữa người gửi với người nhận, thể hiện sự trao đổi thông tin hai chiều và đa chiều
giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả.
2. Vai trò của các thành viên chính trong chuỗi cung ứng lOMoARcPSD|40534848
- Nhà cung cấp: thực hiện cung cấp các yếu tố đầu vào như: hàng hóa, nguyên liệu, dịch
vụ cho các doanh nghiệp, gồm 2 nhóm chính:
+ Cung cấp nguyên vật liệu thô: quặng sắt, dầu mỏ, nông sản...cung cấp nguyên liệu cho
ngành luyện kim, chế biến thực phẩm
+ Cung cấp thành phẩm: chế tạo quặng sắt thành các kích cỡ khác nhau, tính chất khác
nhau để phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp. Từ cây đay, sản xuất ra bột giấy để
phục vụ ngành giấy. Từ trang trại, các nông trại sẽ cung cấp sữa bò tươi cho các nhà máy chế biến sữa.
- Nhà sản xuất: tạo ra các hàng hóa cho chuỗi cung ứng, sử dụng nguyên liệu và các bán
thành phẩm của công ty khác để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nhờ đó người tiêu dùng
có thể sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi.
- Nhà phân phối: duy trì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Đối với các nhà sản
xuất, bán buôn là nơi điều phối và cân bằng cung cầu thị trường bằng cách dự trữ hàng hóa,
thực hiện các hoạt động tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Đối với bán lẻ, các nhà bán buôn
thực hiện chức năng dự trữ và tổ chức mặt hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của mạng lưới
bán lẻ, đúng thời gian và địa điểm.
- Nhà bán lẻ: phân chia hàng hóa và bán hàng cho người tiêu dùng cuối, mua hàng từ các
nhà bán buôn hoặc mua trực tiếp từ từ nhà sản xuất để bán tới tay người tiêu dùng cuối.
- Khách hàng: là thành tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng. Bởi vì mục đích then chốt
của mỗi chuỗi cung ứng đều là tạo sự hài lòng của khách hàng. Các chuỗi cung ứng luôn
bắt đầu là đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc là khi người tiêu dùng nhận được hàng
và thanh toán giá trị sản phẩm
3. Nội dung chiến lược nguồn cung của một doanh nghiệp:
3.1. Các chiến lược nguồn cung:
a. Chiến lược nhiều nhà cung cấp
Nhiều doanh nghiệp duy trì một số lượng nhà cung cấp nhất định nhằm phân tán rủi ro từ
phía nhà cung cấp. Nó mang lại lợi ích như:
+ Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu lOMoARcPSD|40534848
+ Giảm rủi ro gián đoạn cung ứng
+ Tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng
+ Mang lại nhiều nguồn thông tin khác nhau về thị trường, công nghệ, …
+ Ứng phó với các loại hình doanh nghiệp đặc biệt
b. Chiến lược ít nhà cung cấp
Khi doanh nghiệp quyết định sử dụng một nhà cung cấp, đó có thể là nguồn duy nhất hoặc
nguồn đơn. Mua hàng với nguồn duy nhất sẽ không có lựa chọn cho việc chuyển đổi nhà
cung cấp, mua hàng với nguồn đơn vẫn có thể lựa chọn chuyển đổi nhà cung cấp khi cần
thiết. Đây đều là những quyết định khá bấp bênh, tiềm ẩn rủi ro vì phụ thuộc quá nhiều vào
một nhà cung cấp. Các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng lý do sau trước khi đưa ra lựa chọn:
- Thiết lập mối quan hệ tốt hơn
- Chất lượng hàng hóa ổn định hơn - Chi phí thấp hơn - Vận chuyển hiệu quả
- Mua sản phẩm/ quy trình độc quyền
- Lượng hàng hóa cần mua quá nhỏ
c. Liên minh khách hàng- nhà cung cấp
+ Hợp đồng cung ứng độc quyền
+ Mục tiêu chung / xác định rõ ràng / chia sẻ đầu tư và lợi ích
+ Tích hợp hệ thống / phụ thuộc và thích nghi
+ Thường xuyên trao đổi tương tác / nhà Cung cấp tham gia sớm vào quá trình thiết kế
+ Khối lượng mua nhỏ, không nên chia lẻ/ vật liệu có quản quyền về sở hữu trí tuệ
d. Chiến lược tích hợp dọc lOMoARcPSD|40534848
Chiến lược tích hợp dọc là một chiến lược mà một công ty mở rộng hoạt động kinh doanh
sang các bước khác nhau trên cùng một lộ trình sản xuất, chẳng hạn như khi một nhà sản
xuất sở hữu nhà cung cấp hoặc nhà phân phối. Tích hợp theo chiều dọc có thể giúp các
công ty giảm chi phí và cải thiện hiệu quả bằng cách giảm chi phí vận chuyển và giảm thời
gian quay vòng, trong số các lợi thế khác. Có 2 hình thức tích hợp:
• Tích hợp chuyển tiếp: Nếu công ty giành quyền kiểm soát các nhà phân phối, thì đó là
tích hợp xuôi dòng hoặc chuyển tiếp.
• Tích hợp ngược: Khi công ty giành quyền kiểm soát đối với nhà cung cấp của mình,
thì đó là tích hợp ngược hoặc ngược.
3.2. Lựa chọn chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng
Mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp là nhằm lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp
với yêu cầu doanh nghiệp, đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Các yếu tố để lựa
chọn chiến lược như sau
+ Xét vào loại hình hàng hóa cần mua: cần xác định được nhu cầu thực sự của người tiêu
dùng là cần sử dụng loại hàng hóa nào và đặc tính cốt lõi của nó ra sao để quá trình lựa
chọn nguồn cung diễn ra dễ dàng, lựa chọn nhanh chóng và hiệu quả.
+ Mức độ rủi ro của quyết định mua: người tiêu dùng cần xem xét và lường trước được
những rủi ro như: hàng chất lượng kém, mẫu mã không phù hợp với yêu cầu của mình, đơn
và chứng từ thanh toán chưa rõ ràng, thái độ phục vụ kém,...
+ Quyền lực và thái độ của nhà cung cấp: Chất lượng sản phẩm tốt là điều cần thiết, nhưng
vẫn chưa đủ. Một yêu cầu nữa khi đánh giá nguồn cung đó là thái độ cung ứng. Nếu có sự
bất ổn trong thái độ và cách xử trí thì chất lượng sản phẩm có tốt đến thế nào thì hai bên
vẫn khó có thể hợp tác lâu dài.
+ Năng lực của bộ phận mua hàng: bộ phận mua hàng có chức năng theo dõi, tổng hợp
nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa và các nguồn lực khác với giá tốt
nhất, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động hàng ngày của
doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ
+ Khả năng ổn định của nguồn cung: Doanh nghiệp cần đến sản phẩm/dịch vụ của nguồn
cung để có thể kinh doanh tốt. Chính vì thế mà nguồn cung phải đảm bảo chất lượng, tính lOMoARcPSD|40534848
ổn định lâu bền của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp bạn. 4. Ma trận Kraljic
4.1. Mô hình ma trận Kraljic
Trong quản lý chuỗi cung ứng, ma trận Kraljic (hoặc mô hình Kraljic) là một phương pháp
được sử dụng để phân đoạn việc mua hàng hoặc nhà cung cấp của một công ty bằng cách
chia chúng thành bốn loại, dựa trên mức độ phức tạp (hoặc rủi ro) của thị trường cung ứng
(chẳng hạn như các tình huống độc quyền, các rào cản gia nhập, đổi mới công nghệ) và
tầm quan trọng của việc mua hàng hoặc nhà cung cấp (được xác định bởi tác động của họ
đối với lợi nhuận của công ty). Việc chia nhỏ này giúp công ty xác định các chiến lược
mua hàng tối ưu cho từng loại trong số bốn hình thức mua hàng hoặc nhà cung cấp.
4.2. Thành phần trong ma trận Kraljic
a. Mặt hàng chiến lược lOMoARcPSD|40534848
Mặt hàng chiến lược có rủi ro nguồn cung và tác động đến tài chính doanh nghiệp cao. Các
mặt hàng này là những mặt hàng được bao gồm trong các nhu cầu quan trọng của người
mua vì thực tế là các mặt hàng này có thể khó phân phối, khó tìm, tốn kém hoặc trực tiếp
tác động đến khả năng sinh lời của công ty.
b. Mặt hàng đòn bẩy
Là các mặt hàng có rủi ro nguồn cung thấp nhưng tác động tài chính cao. Dù nguồn cung
cấp dồi dào nhưng những mặt hàng này rất quan trọng đối với tổ chức. Các mặt hàng này
đòi hỏi chiến lược mua hàng dựa trên đấu giá hoặc đấu thầu.
c. Mặt hàng đơn giản
Có rủi ro nguồn cung và tác động tài chính thấp. Nguồn cung dư thừa và mặt hàng chỉ đơn
giản là cần đảm bảo đúng hiệu quả chức năng. Do việc giao nhận các mặt hàng này thường
tốn kém hơn chính giá trị của các sản phẩm, nên chúng đòi hỏi một chiến lược mua hàng
nhắm tới việc giảm thiểu phức tạp trong hành chính và giao vận.
d. Mặt hàng then chốt
Có ít tác động tới lợi nhuận nhưng lại có rủi ro nguồn cung cao. Đa phần rủi ro nguồn cung
này là do sự khan hiếm về sản xuất và chủ yếu là các nhà cung cấp mới với công nghệ
mới. Chính sách mua hàng đối với các mặt hàng này là nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung.
Hơn nữa, phải phát triển thêm các sản phẩm và nhà cung cấp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.
4.3. Chiến lược mua đối với các nhóm mặt hàng
a. Chiến lược với nhóm mặt hàng chiến lược: Đối với các mặt hàng này, mục tiêu là phát
triển lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ và thúc đẩy năng lực cốt lõi của nhà cung cấp, phát triển các
nhà cung cấp tốt nhất, hỗ trợ chiến lược tổng thể của doanh nghiệp và cải thiện các dịch vụ
GTGT trong các thỏa thuận mua bán.
b. Chiến lược với nhóm mặt hàng đơn giản: Mục tiêu mua nhóm hàng này là giảm số
lượng mặt hàng trong danh mục thông qua thay thế, loại bỏ các khoản mua số lượng nhỏ,
sử dụng các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, tối ưu hóa khối lượng đặt để kiểm soát chi phí
và đơn giản hóa quy trình mua bằng các công cụ điện tử. Chính vì vậy, các doanh nghiệp lOMoARcPSD|40534848
sẽ cố gắng tìm kiếm các nhà cung cấp có thể tự động hóa quy trình mua hàng ở mức độ cao nhất có thể.
c. Chiến lược mua đối với nhóm mặt hàng đòn bẩy: Đối với mặt hàng này chiến lược
mua là sử dụng toàn bộ sức mạnh của doanh nghiệp để tìm kiếm các sản phẩm hoặc nhà
cung cấp thay thế, đặt hàng với số lượng lớn. Cách tiếp cận trong trường hợp này là lựa
chọn và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp ưu tiên.
d. Chiến lược mua đối với nhóm mặt hàng then chốt: Một chiến lược tối ưu có thể là
quét thị trường để tìm kiếm nhà cung ứng đảm bảo, đồng thời xây dựng các thỏa thuận để
thiết lập mức độ dịch vụ cao, cụ thể với nhà cung cấp. Nhà cung cấp phải đảm bảo hàng có
thể giao đúng yêu cầu, có khả năng xử lý các đơn đặt hàng từ nhiều địa điểm và chịu trách
nhiệm quản lý dự trữ mặt hàng cung ứng.
4.4. Tác dụng của ma trận Kraljic khi áp dụng vào chiến lược mua hàng
Từ mô hình Kraljic, doanh nghiệp có thể học được cách quản lý các nhà cung cấp khác
nhau bằng cách phân loại các hạng mục cung cấp trong một ma trận. Mô hình Kraljic được
sử dụng để xác định các chiến lược mua hàng khác nhau cho mỗi sản phẩm, cho phép
doanh nghiệp phát triển các chiến lược khác nhau đối với từng nhà cung cấp để cân bằng
các mối quan tâm. Mô hình này là một công cụ hiệu quả hỗ trợ cho việc thảo luận, nhận
biết và minh họa các khả năng chiến lược mua hàng cho các nguồn cung khác nhau. Mô
hình cũng cho phép thực hiện chức năng mua hàng với hiệu quả và hiệu năng cao hơn theo
cách tiếp cận truyền thống. lOMoARcPSD|40534848
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY COCACOLA VIỆT NAM
1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động trên 200 quốc gia
trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm
với những mặt hàng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép Splash, nước uống đóng
chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương cam, dứa, dâu.
Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas
1.1. Lịch sử hình thành
Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
Năm 1994 -1995: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài và
hình thành liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam là công ty Vinafimex, công ty
Chương Dương, Công ty nước giải khát Đà Nẵng.
Năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty
100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc
về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực
hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
Năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-
Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam,
đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh. lOMoARcPSD|40534848
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh a. Tầm nhìn
Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người yêu thích, khơi gợi cảm hứng về
cả thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, phát triển một cách bền vững và hướng đến một tương
lai chung tốt đẹp hơn, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người
dân, cộng đồng và toàn thế giới. b. Sứ mệnh
Hướng đến việc thực hiện sứ mệnh là trọng tâm trong mọi chiến lược kinh doanh của Coca-
Cola. Đó là nâng tầm giá trị và mang đến những thay đổi tích cực hướng đến cộng đồng và xã hội tại Việt Nam. 1.3. Thành tựu
Nhờ vào thành công, độ nhận diện thương hiệu trên toàn thế giới và khả năng vận hành hệ
thống linh hoạt, kinh nghiệm, Coca-Cola không mất nhiều thời gian để trở nên thành công
tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm của Coca-Cola có mặt ở hầu hết các cửa hàng, phủ sóng
rộng rãi và được tin dùng bởi phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam. Coca-Cola Việt Nam
cũng không ngừng mở rộng thị trường với nhiều dòng sản phẩm mới như nước trái cây,
nước tăng lực, nước suối, … và được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Hiện nay, Coca-
Cola đang là doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, thị phần chiếm 41.3% thị
trường nước giải khát.
2. MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY COCA- COLA lOMoARcPSD|40534848
2.1. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty Coca - Cola
2.2. Vị trí và vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng
2.2.1. Nhà cung cấp nguyên liệu
Được lựa chọn kỹ càng về mọi mặt từ chất lượng sản phẩm, phương thức hoạt động, tình
trạng công ty, mức độ hài lòng của khách hàng, … các nhà cung cấp cho CocaCola Việt
Nam được tập huấn, cố vấn chuyên sâu từ CocaCola nhằm đảm bảo chất lượng, sản lượng
cũng như sự ăn khớp trong chuỗi hoạt động cung ứng cho doanh nghiệp này. CocaCola
hợp tác với hơn 300 nhà cung cấp khác nhau hoạt động trên các ngành như logistics, đóng lon, bao bì,... a. Nguyên liệu
- Lá Coca và hạt Kola: Tận dụng nguồn cung nguyên liệu lá coca trải dài từ nhiều quốc gia
Nam Mỹ liên tục được thu mua và chế biến, lá coca trải qua quy trình phức tạp với hiệu
suất tốt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Cocacola từ khắp nơi trên thế giới. Đồng
thời là hạt Kola (quả của cây kola) là nguyên liệu tạo ra hương thơm cho loại đồ uống này.
Nguyên liệu này được cung cấp bởi Công ty Stepan, bang Illinois, Hoa Kỳ. lOMoARcPSD|40534848
- Đường: Nhà máy cung cấp đường cho cocacola là nhà máy đường KCP. Thành phần
đường cũng là yếu tố tham gia tạo vị cho sản phẩm. Trong nước giải khát có gas thường
sử dụng đường tinh luyện (đường cát). Theo nghiên cứu, trong một lon nước ngọt chứa
khoảng 10-14% đường, tương đương với 30-50g đường.
- Hương vị tự nhiên: Sự pha trộn của hương vị tự nhiên là bản chất của công thức bí mật
và được bảo vệ của Cocacola giúp tạo ra hương vị đặc biệt cho các loại đồ uống, bởi vậy,
nguyên liệu này được cung cấp từ Tập đoàn Cocacola mẹ. Cocacola có vị hơi đắng nhẹ,
hương vị này có nguồn gốc từ cafein thường chiết xuất từ hạt cola hoặc từ hạt cafe. Đặc
biệt, Coca Cola có hương vị đặc trưng riêng là loại hương vị tạo nên cảm giác sảng khoái,
độc đáo khi uống đến từ công thức bí mật trong quá trình sản xuất siro lá coca và hạt cola của Tập đoàn Coca Cola.
- Ngoài ra, CO2, màu thực phẩm, axit photphoric, caffein: được doanh nghiệp mua ngoài
nhưng không công bố thông tin nhằm đảm bảo giá cả cạnh tranh. b. Máy móc
Coca – Cola sử dụng dây chuyền sản xuất nước giải khát có gas. Toàn bộ các thiết bị trong
dây chuyền đều được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, có độ bền cao, đảm bảo các
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế. Ngoài ra, hệ thống sử dụng thiết bị điều
khiển PLC cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển thông qua một ngôn ngữ
lập trình sẵn tạo điều kiện trong công tác quản lý sản xuất và tiết kiệm nhân công. Một số máy móc như:
- Thiết bị xử lý nước: Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước được nhập khẩu từ Hàn quốc
đảm bảo quá trình phân hủy đến hoàn toàn (0%) đảm bảo nước thành phẩm đạt tiêu chuẩn
nước tinh khiết. Ngoài ra hệ thống còn có hiệu quả loại bỏ mùi clo dư giúp cải thiện mùi
vị và nâng cao chất lượng của nước.
- Bể chứa: Tất cả các loại bồn chứa đều được làm từ thép không gỉ, có lớp vỏ cách nhiệt,
đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn GMP và sản xuất theo yêu cầu của bình chịu áp lực GB150-98.
- Thiết bị hòa tan đường: Thiết bị này dùng để phối trộn các nguyên liệu đạt hiệu quả cao
thông qua các quá trình trộn, ép, cắt bằng vòng quay tốc độ cao của các cánh quạt ở phía lOMoARcPSD|40534848
dưới. Thiết kế cấu trúc để đảm bảo không có góc chết tránh ảnh hưởng đến quá trình vệ
sinh thiết bị. Hơn nữa, quá trình phối trộn được tiến hành trong môi trường kín.
- Thiết bị lọc kép: Bộ lọc kép gồm 2 phần độc lập kết nối với đường ống dẫn và van điều
khiển để quá trình lọc được diễn ra liên tục. Hệ thống lọc có thể loại bỏ hiệu quả các chất
ô nhiễm đặc biệt là vi khuẩn bao gồm cả dầu, các hợp chất hydrocarbon thơm, sản phẩm
phụ acid, sulfide, …và cải thiện mùi để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng
- Thiết bị sục khí CO2: Các bộ phận của thiết bị làm bằng thép không gỉ chất lượng cao
nên khi tiếp xúc với hỗn hợp chất lỏng rất an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm quốc tế. Máy sử dụng hệ thống điều khiển cảm biến PLC để điều khiển áp lực
bên trong bể, chiều cao bề mặt chất lỏng.
- Rót chai, đóng nắp: Thiết bị ứng dụng bước đột phá về công nghệ với việc tích hợp cả ba
chức năng xúc rửa, chiết rót, đóng nắp chai trong một bộ máy duy nhất do đó giúp tối ưu
nhân sự, cho năng suất gấp 3 lần so với các loại máy chiết rót bán tự động trước đây… c. Vật liệu
- Vỏ chai: Công ty TNHH Dynaplast Packaging Việt Nam là nhà cung cấp vỏ chai cho
Cocacola. Vỏ chai được sản xuất chai từ chất thải nhựa từ bãi biển và nhựa đại dương. Gần
300 mẫu chai được sản xuất bằng cách sử dụng 25% nhựa biển tái chế. Những nỗ lực giảm
dấu chân Carbon của Coca-Cola giúp biến nhựa đã qua sử dụng trở thành nhựa chất lượng
cao. Điều này làm giảm lượng PET mới và do đó nguyên liệu hóa thạch cần thiết để sản
xuất bao bì mới và đó là một trong những thay đổi mạnh mẽ đối với cũng cung ứng của
CoCa Cola. Ngoài ra, dòng Coca-Cola đóng chai thủy tinh và dạng lon được ưu tiên phát
triển hiện nay để có thể dễ dàng tái chế và quay ngược về nhà máy để tái sử dụng.
- Thùng giấy: Các loại thùng giấy nhằm đảm bảo điều kiện bảo quản và di chuyển cho các
sản phẩm Cocacola được cung cấp bởi Công ty cổ phần Biên Hòa – doanh nghiệp lớn trong
lĩnh vực sản xuất bao bì của Việt Nam.
Vai trò: Nhà cung cấp nguyên vật liệu là một trong những mắt xích đóng vai trò quan trọng
nhất của toàn bộ chuỗi cung ứng:
• Cung cấp nguyên vật liệu, theo dõi và đảm bảo chất lượng ổn định của nguyên liệu
đầu vào, đảm bảo số lượng cung ứng đầu vào cho hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi. lOMoARcPSD|40534848
• Tác động đến chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Sử dụng chiến lược nhà cung
cấp tốt giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.
• Đối với CocaCola, nhà cung cấp còn tác động tới thương hiệu, danh tiếng của doanh
nghiệp này bởi hương vị của sản phẩm là yếu tố xây dựng lên thương hiệu của Coca
Cola trên thị trường nước giải khát.
• Các nhà cung cấp dịch vụ của Coca Cola còn giúp doanh nghiệp này vận hành hoạt
động sản xuất, phân phối hiệu quả hơn.
2.2.2. Nhà sản xuất
Tổ chức sản xuất là khâu trung tâm của chuỗi.Công ty Coca Cola Việt Nam tổ chức khâu
sản xuất gồm 2 bộ phận:
- TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt cho các
nhà máy, chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu. TCC chịu trách nhiệm
3 chữ P là Price, Product, Promotion.
- TCB (The Coca Cola Bottler): chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân phối và
cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola. Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về
chữ P thứ 3 - Place và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay Coca Cola có 3 nhà máy sản xuất lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí
Minh với hàng nghìn lao động cung cấp một lượng lớn sản phẩm nước giải khát ra thị
trường mỗi ngày. Năm 2017, Công ty Coca Cola Việt Nam có khoảng 2.500 nhân viên,
trong đó hơn 99% là người Việt Nam. Công ty Coca Cola Việt Nam có 100% vốn đầu tư
nước ngoài. Các nhà máy lớn tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội hiện tại đều hoàn toàn
thuộc quyền sở hữu của công ty. Nên đây được xem là mắt xích cố định không thể thay thế
của chuỗi cung ứng Coca Cola Việt Nam. Mỗi nhà máy có công suất đủ để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của thị trường các khu vực tương ứng miền Bắc, Trung và Nam. Vai trò:
• Nhà sản xuất đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng của Coca Cola, có nhiệm
vụ sản xuất tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh từ nguồn nguyên liệu đầu vào, liên kết bền
vững với nhà cung cấp nguyên liệu. lOMoARcPSD|40534848
• Tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.
• Đóng vai trò thực hiện dự đoán nhu cầu, đề ra kế hoạch sản xuất và sản xuất đảm
bảo lượng sản phẩm cung ứng phù hợp với khả năng lưu trữ và nhu cầu tiêu thụ của
thị trường. Các nhà máy sản xuất của Coca Cola luôn không ngừng cải tiến hoạt
động, cải thiện quy trình nhằm đáp ứng sản lượng đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2.3. Nhà phân phối
2.2.3.1. Nhà bán buôn
Năm qua hoạt động Coca Cola ở Việt Nam đạt kết quả rất khả quan. Sản phẩm của Coca
Cola đạt được mức tăng trưởng cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường giải khát. Hiện Coca
Cola có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý bán buôn và bán lẻ, sản
phẩm của doanh nghiệp đã có mặt tại tất các các siêu thị trên toàn quốc. Với ba nhà máy ở
ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối cung cấp sản phẩm cho
các đại lý ở các khu vực này. Cocacola có 2 hình thức phân phối:
- Đại lý phân phối độc quyền: Là bộ phận quan trọng trong kênh phân phối của Coca Cola,
là công cụ để Coca Cola có thể cạnh tranh một cách ưu thế với Pepsi.
- Các Wholesaler: Là các nhà bán buôn kinh doanh nhiều loại hàng hóa, kể cả sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh với Coca cola.
Việc Pepsi vào thị trường Việt Nam trước nên nắm giữ nhiều thị phần hơn Coca Cola. Vì
thế Coca Cola vẫn luôn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán
cafe, nước giải khát, nhà hàng…. Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý
như: tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính…Có thể thấy các sản phẩm của
Coca Cola Việt Nam có mặt tại hầu hết mọi nơi trên đất nước và trở thành nước giải khát
phổ biến với mọi lứa tuổi.
Tại BigC nếu đặt chân vào gian hàng bày bán nước giải khát, bạn sẽ thấy sự hiện hữu của
sản phẩm Coca-Cola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm Coca-Cola bao giờ
cũng được đặt bày ngang tầm mắt hoặc ngay trước và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất.
2.2.3.3. Nhà bán lẻ lOMoARcPSD|40534848
Bao gồm: nhà hàng, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng bán lẻ, các quán
giải khát, … Đây là các trung gian tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng, thực hiện hoạt
động phân phối cơ bản nhưng cũng phải đảm bảo và tuân theo các quy định có sẵn.
Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vi mua hàng của mọi người. Đa số các nhà bán lẻ
của Coca Cola có hệ thống phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng
của Coca Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Vai trò: Nhà phân phối của Coca Cola đóng vai trò trong việc phân phối sản phẩm đến
tay người tiêu dùng, các sản phẩm sau khi đã hoàn thành, vận chuyển, bảo quản, dự trữ tồn
kho với số lượng lớn, sắp xếp và phân loại hàng hóa, đặt và nhận các đơn hàng, thông tin và bán hàng:
• Là động lực chính tạo ra lợi nhuận tổng thể của chuỗi bởi nó tác động trực tiếp đến
chi phí và trải nghiệm khách hàng.
• Đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng, thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa thương
hiệu với người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm.
• cần xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả, hợp lý, giảm tồn kho, giảm chi phí cho
doanh nghiệp; xây dựng chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm tới người tiêu
dùng. Với chiến lược phân phối hiệu quả, sản phẩm của Coca Cola đã có thị trường
tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu của nhiều người tiêu dùng.
• Thu thập thông tin về trải nghiệm của khách hàng, chăm sóc khách hàng góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
2.2.4. Khách hàng của Coca Cola
Người tiêu dùng, đối tượng khách hàng của sản phẩm CocaCola rất đa dạng, phong phú.
CocaCola đang dần khẳng định được vị thế của mình trong mọi lứa tuổi và giới tính khác
nhau. Những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của CocaCola, họ đã tạo nên thị trường
mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành viên khác của kênh như nhà bán
buôn, nhà bán lẻ, … và chính họ là người ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của các thành
viên kênh, các nhà sản xuất.
- Đối với phân khúc khách hàng là trẻ em: Hầu hết đều ưa thích sản phẩm bởi hương vị đặc
biệt cũng như màu sắc của vỏ lon. Bằng cách liên tục thay đổi cập nhật các trend, các thiết lOMoARcPSD|40534848
kế mới, CocaCola đã kích thích sự sáng tạo và hưng phấn cho các em trong quá trình học
tập và vui chơi. Tuy nhiên vấn đề sử dụng CocaCola có thể gây béo phì, sâu răng, … ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe cũng là điều cần quan tâm đến.
- Đối với phân khúc khách hàng người lớn, cụ thể là giới trẻ: Với hương vị đặc trưng
giúp người dùng có cảm giác sảng khoái và mát mẻ như tăng thêm hương vị cho cuộc
sống, uống coca cola mang lại cảm giác tự tin hơn khẳng định cá tính mạnh mẽ đối với
giới trẻ. Không lạ gì khi CocaCola được gọi là nước uống biểu tượng cho sức trẻ, sức
khỏe của thanh thiếu niên. Để thu hút giới trẻ công ty CocaCola Việt Nam đã tổ chức một
loạt các hoạt động hướng tới giới trẻ như: Một chiến dịch, hai “vùng chiến”, Trao Coca- cola trao cảm xúc, … Quy trình thu hồi:
Gồm việc thu hồi bao bì sản phẩm và sản phẩm.
Logistics ngược bao bì sản phẩm:
Để thu hồi bao bì sản phẩm, Coca Cola đã thực hiện Chiến lược xây dựng “Chuỗi cung
ứng xanh”. Thực tế, để sản xuất một thành phẩm vỏ chai Coca Cola mới gồm: 6%
nguyên liệu mới được nghiên cứu, 94% thành phẩm cũ (trong đó 30% nguyên liệu từ lOMoARcPSD|40534848
những vỏ chai được tái chế). Thành viên tham gia quá trình này có thể là các đại lý, nhà
bán lẻ thu hồi vỏ chai, két Coca Cola từ khách hàng, … Coca Cola còn mở trực tiếp nhà
máy để tái chế vỏ chai nhựa đã qua sử dụng.
Logistics ngược sản phẩm:
Quá trình này giúp công ty nhanh chóng nhận biết, phát hiện sai sót, những điểm yếu trong
sản phẩm và có biện pháp phù hợp. Ở đây có sự phối hợp nhịp nhàng với các thành viên
trong chuỗi để ứng phó kịp thời với các hành động của khách hàng, tiết kiệm chi phí sản
xuất và tránh ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu. Coca Cola Việt Nam cũng từng vướng
phải “bê bối” sản phẩm nước ngọt lẫn thủy tinh, sản phẩm Samurai thiếu Vitamin, ... Sau
khi điều tra có kết quả chính thức, Coca Cola Việt Nam đã ra thông báo tới tất cả các chi
nhánh, đại lý phân phối, ... để phối hợp thu hồi sản phẩm lỗi. Công việc này còn có sự tham
gia của cả những người tiêu dùng, phản ánh và dừng sử dụng chúng... Tuy nhiên, khi xảy
ra sự kiện thu hồi đã gây tâm lý nghi ngại và mất niềm tin cho người tiêu dùng vào thương
hiệu doanh nghiệp, khiến Coca Cola phải chịu chi phí lớn.
3. CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG CỦA COCA COLA VIỆT NAM
3.1. Chiến lược nguồn cung Coca Cola sử dụng
Mỗi một nhà cung ứng cho Coca Cola Việt Nam đều được tuyển chọn một cách kỹ càng
cẩn thận về mọi mặt: chất lượng sản phẩm, phương thức hoạt động của công ty, tình trạng
công ty, mức độ hài lòng của khách hàng, … Các công ty được lọt vào tầm ngắm của Coca
Cola Việt Nam sẽ được tập tập huấn, cố vấn chuyên sâu từ công ty và VCCI, USABC để
đảm bảo các thành viên trong chuỗi hoạt động khớp nhau và đảm bảo chất lượng cũng như
sản lượng. Coca - Cola Việt Nam hợp tác với khoảng hơn 300 nhà cung cấp trên toàn quốc,
với 80% các nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt Nam, tương ứng chiếm đến 70% giá vốn
hàng bán đến từ nguồn cung ứng địa phương.
Coca – Cola Việt Nam vừa sử dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp (đối với các đầu vào
như bao bì, logistics, …) và chiến lược ít nhà cung cấp (lá coca, hạt cola, hương liệu…)
- Chiến lược nhiều nhà cung cấp:
Vỏ chai, bao bì, thùng giấy: Doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng nhiều loại khác nhau (Chai
nhựa, lon nhôm, chai thủy tinh): Vỏ chai của Coca - Cola đang hướng đến mục tiêu là làm
từ nhựa tái chế 100%, vật liệu có thể tái chế hoàn toàn, vật liệu từ thực vật. Tuy nhiên, khác lOMoARcPSD|40534848
với các loại nhựa thứ cấp, nhựa trong ngành công nghiệp thực phẩm đòi hỏi chất lượng cao
hơn. Đây là một bài toán khó đối với Coca - Cola Việt Nam, khi mà ở Việt Nam, các nhà
máy tái chế chưa đủ khả năng tạo ra loại nhựa này. Trong khi đó, ngay cả các nhà sản xuất
quốc tế, số doanh nghiệp có thể tạo ra nhựa tái chế đủ tiêu chuẩn cho bao bì thực phẩm
cũng không nhiều. Như vậy, vỏ chai của Coca - Cola Việt Nam vẫn chủ yếu là các loại
nhựa không thể tái chế 100%. Trong khi chi phí để sản xuất ra loại nhựa có thể tái chế
100% là rất lớn, nhiều doanh nghiệp chưa dám đầu tư vào dây chuyền sản xuất loại vật liệu
này, thì ở mặt ngược lại, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhựa tái chế càng ngày càng
lớn. Tình trạng cầu vượt cung khiến giá thành loại vật liệu này bị đẩy lên cao và luôn trong
tình trạng khan hàng. Chiến lược mua hàng của Coca - Cola cũng phải chịu ảnh hưởng
không ít. Và hiện nay ngoài Dynaplast Packaging là công ty cung cấp vỏ chai chất lượng
cao cho Coca - Cola ở Việt Nam thì Coca - Cola Việt Nam đã bắt tay hợp tác với Công ty
cổ phần nhựa Ngọc Nghĩa. Với hơn 20 năm kinh doanh thiết kế và chế tạo bao bì PET,
công ty đã dẫn vị trí dẫn đầu trong thị trường Việt Nam và các thị trường Đông Nam Á
trong năm 2013. Ngọc Nghĩa cung cấp giá trị sản phẩm thông qua chất lượng, chức năng
và kiểu dáng sản phẩm. Sản phẩm của công ty là phôi PET, nắp nhựa, chai PET. Bên cạnh
việc sử dụng chai nhựa với giá thành rẻ, Coca - Cola Việt Nam cũng sản xuất những lon
coca cola bằng nhôm để giữ mùi vị của sản phẩm. Họ tìm nguồn cung cấp tấm lon nhôm
của mình từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhiều công ty trong số đó cũng cung cấp cho
Coca - Cola những tấm lon đã qua tái chế. Không giống như chai nhựa PET, lon nhôm có
thể được tái chế nhiều lần mà không bị giảm chất lượng, xử lý nhôm đã qua sử dụng cũng
cần ít năng lượng hơn khoảng 90% và tạo ra ít hơn 90% lượng khí thải carbon so với việc
sản xuất nhôm mới từ bauxite. Ở Việt Nam, Coca - Cola thu mua các tấm lon nhôm từ một
số đối tác như Jimei Việt Nam, Công ty TNHH Baosteel Can Making (Việt Nam), Công
ty TNHH Bao Bì nước giải khát CROWN Đồng Nai, …
Những năm gần đây thị trường Việt Nam, chai thủy tinh Coca - Cola cũng đã trở nên khá
phổ biến. Nhiều người tiêu dùng vẫn thích sử dụng coca cola được đóng trong các chai
thủy tinh bởi họ cảm thấy mùi vị ngon hơn. Nhà sản xuất chuyên cung cấp chai thủy tinh
cho Coca - Cola Việt Nam đó là công ty bao bì thủy tinh OI-BJC Việt Nam
- Chiến lược ít nhà cung cấp:
Lá coca và hạt cola: Thành phần nguyên bản chính siro của Coca - Cola là hạt cola (chứa
nhiều caffeine) và lá cây coca để chiết suất thành caffeine – thành phần chính trong sản lOMoARcPSD|40534848
phẩm chỉ được cung cấp bởi công ty Stepan, bang Illinois, Hoa Kỳ. Với nguồn cấp nguyên
liệu thô dồi dào bởi Công ty Stepan, công ty Coca - Cola chiết suất nguyên liệu và sau đó
cung cấp cho Công ty Coca - Cola Việt Nam ở dạng siro để pha chế thành phẩm.
Đường tinh luyện: Đường tinh luyện cung cấp cho Coca - Cola Việt Nam được chiết suất
từ đường mía do Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam sản xuất. Công ty KCP nổi
tiếng được biết đến là nhà sản xuất mía đường lớn với công suất thành công lên đến 10.000
tấn mía cây/ ngày tại đường 24/3, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Nguồn
nguyên liệu thô (mía) được công ty thu mua trực tiếp của hơn 10.000 hộ nông dân trồng
mía với diện tích trên 20.000 ha.
Hương liệu: Đây là một công thức tuyệt mật thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ có trụ sở
tại tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ chính vì vậy không chỉ Coca cola Việt Nam mà các công ty
con khác cũng chỉ được cung cấp hương liệu này từ công ty mẹ.
3.2. Hiệu quả của chiến lược nguồn cung
3.2.1. Lợi ích
Đảm bảo chất lượng nguồn cung và nâng cao hiệu quả vận chuyển (chiến lược ít nhà cung cấp)
Với nguồn lá, hạt - thành phần chính tạo ra hương vị riêng và thương hiệu của Coca-Cola
trên thị trường giải khát, doanh nghiệp này lựa chọn nguồn cung các nguyên liệu thô này
từ Công ty Stepan, Hoa Kỳ. Nguyên liệu được mua từ một nguồn với cùng một công nghệ
và quy trình sản xuất giúp chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào luôn đảm bảo ổn định và
ít có sự biến động về chất lượng giữa các lần thu mua. Đồng thời, chiến lược này cũng giúp
Coca-Cola giảm chi phí mua trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nguồn nguyên liệu đến từ số ít nhà
cung cấp cố định còn giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả vận chuyển khi tận dụng triệt để
khả năng chất xếp của các phương tiện vận tải, linh hoạt lựa chọn nhiều loại hình vận
chuyển hơn để đưa nguồn nguyên liệu này đến với các xưởng sản xuất.
Ngoài ra, nguồn cung siro cho các sản phẩm của Coca-Cola được phân phối bởi TCCEC,
với các hợp đồng độc quyền cùng các nhà máy đóng chai trên toàn cầu giúp cho nguồn
cung của Coca-Cola luôn đảm bảo quy trình linh hoạt, thuận tiện cung cấp nguyên liệu sản
xuất và nhanh chóng phân phối, vận chuyển tới các nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng.
Bởi vậy, mạng lưới rộng lớn giúp sản phẩm của Coca-Cola dễ dàng tiếp xúc với nhiều thị lOMoARcPSD|40534848
trường mà vẫn đảm bảo chất lượng, mùi vị y hệt giữa các sản phẩm dù ở bất cứ khu vực
thị trường nào, điều này không chỉ tạo ra thuận lợi trong các khoản chi phí, phương thức
vận chuyển mà còn góp phần không nhỏ vào chất lượng ổn định và tạo ra thương hiệu bền vững của Coca-Cola.
Đảm bảo số lượng nguồn cung, giảm thiểu rủi ro cung ứng của doanh nghiệp (chiến
lược nhiều nhà cung cấp)
Nhờ vào nguồn cung nội địa đa dạng cho các nguyên liệu đường, nước, phụ gia, … và
phương tiện đóng gói bao bì, thùng giấy… Coca-Cola Việt Nam luôn đảm bảo nguồn cung
và dễ dàng né tránh các rủi ro thiếu hụt, rủi ro về chất lượng đối với các đầu vào này. Hơn
70% nguyên vật liệu được nhập từ các công ty nội địa thay vì sử dụng đầu vào từ nước
ngoài giúp Coca – Cola Việt Nam có thể cắt giảm đáng kể chi phí dịch vụ logistics, chi phí
vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Đồng thời điều này cũng giúp Coca – Cola
Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn khi rút ngắn thời gian chờ, giúp giảm các chi phí liên quan
đến việc lưu kho vì đã có thể mua nguyên vật liệu ngay khi cần. Đồng thời, lộ trình vận
chuyển ngắn hơn cũng giúp giảm nguy cơ trì hoãn lô hàng do yếu tố thời tiết, còn nguy cơ
các đơn hàng bị trì hoãn do những bất đồng chính trị thì gần như bằng không. Nguồn cung
đa dạng đảm bảo cho Coca-Cola nguồn đầu vào ổn định, dễ dàng thay thế và phân tán rủi
ro liên quan đến khả năng cung ứng của các nguồn cung trong trường hợp một đơn vị cung
cấp gặp vấn đề với lô hàng, chưa thể cung cấp đúng, đủ số lượng, chất lượng hàng hóa cho công ty.
Hơn nữa, việc sử dụng nhiều nhà cung cấp cho các đầu vào này còn thúc đẩy cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp về giá cả và chất lượng hàng hóa. Các nhà cung cấp của Coca-Cola
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
này. Các nhà cung cấp của Coca-Cola còn là nguồn thông tin thị trường dồi dào cho doanh
nghiệp này về thị hiếu khách hàng, giúp doanh nghiệp này thu thập thông tin ứng phó với
các biến động của thị trường cũng như thay đổi mẫu mã phù hợp với thị hiếu của thị trường tại Việt Nam.
Dễ dàng khảo sát chất lượng nguồn cung, phối hợp hiệu quả trong hoạt động cung cấp
Coca-Cola lựa chọn nhiều nguồn cung ứng nội địa Việt Nam không chỉ bởi những thuận
tiện và lợi ích về chi phí vận chuyển mà điều này còn giúp doanh nghiệp có cơ hội kiểm
tra sản phẩm một các trực quan hơn bằng những chuyến khảo sát tại cơ sở của nhà cung lOMoARcPSD|40534848
cấp – điều này sẽ rất khó khăn để thực hiện nếu các nguồn cung nằm ở nhiều nơi trên thế
giới. Coca-Cola luôn dễ dàng để kiểm tra, đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp cung
cấp đường, nước, bao bì, vỏ chai cho các sản phẩm. Lựa chọn này cũng giúp Cocacola Việt
Nam thuận tiện trong việc tập huấn, cố vấn chuyên sâu cho các nhà cung cấp nhằm đảm
bảo chất lượng, sản lượng cũng như sự ăn khớp trong chuỗi hoạt động cung ứng cho doanh
nghiệp này. Sự am hiểu thị trường và văn hóa kinh doanh tương đồng giữa các doanh
nghiệp nội địa giúp các doanh nghiệp cung cấp hoạt động hiệu quả, phối hợp linh hoạt với
nhau để đảm bảo nguồn cung đầu vào của Coca-Cola.
3.2.2. Hạn chế
Mặc dù chiến lược nguồn cung của Coca cola Việt Nam được xây dựng và vận hành khá
tốt. Tuy nhiên, nó vẫn không tránh khỏi việc tồn tại một số những hạn chế và khó khăn.
Nguồn cung cấp và các mắt xích khác trong chuỗi cung ứng chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý
Đây là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng và Coca-Cola Việt Nam cũng mắc phải
tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tin giữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng
với nhau và chưa thật sự liên kết một cách chặt chẽ dẫn đến những khó khăn trong vận
hành chuỗi cung ứng mà đặc biệt là quá trình sản xuất. Như sự việc Coca cola Việt Nam
đã từng bị lên án vì sử dụng nguyên liệu quá hạn sử dụng. Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra
và phát hiện tại kho của Công ty Coca - Cola có gần 13 tấn hương liệu (dùng trong chế
biến nước giải khát) hết hạn sử dụng từ năm trước. Trong đó bao gồm 13 loại nguyên liệu,
phụ gia với tổng khối lượng trên 12,9 tấn, trong đó nhiều nhất là bột cam (1,81 tấn), bột
chanh (0,62 tấn), monocalcium phosphate (0,83 tấn), Samurai D-H (1,55 tấn). Sự việc cho
thấy ý thức về trách nhiệm đối với sức khỏe người tiêu dùng của Coca cola còn rất hạn chế.
Đồng thời cũng thể hiện quy trình quản lý nguồn hàng dự trữ của Coca cola còn thiếu và
yếu, và đặc biệt là sự yếu kém trong công tác trao đổi, nắm bắt thông tin của các thành viên
trong các mắt xích của chuỗi cung ứng mà cụ thể ở đây là giữa nhà sản xuất và nhà cung
ứng nguyên vật liệu gây lên một khối lượng tồn kho lớn đã hết hạn.
Ý thức trách nhiệm của một số nhà cung ứng nguyên vật liệu cho Coca cola Việt Nam còn chưa tốt
Sau vụ bê bối về chất lượng sản phẩm khi sử dụng nguyên liệu quá hạn thì Coca cola lại
tiếp tục gặp sự cố khi hàng loạt sản phẩm của Coca-Cola Việt Nam bị lỗi, hỏng, chảy nước. lOMoARcPSD|40534848
Cơ quan năng đã xác nhận có đến 3.500 sản phẩm lon và chai các loại của Coca-Cola
(2.400 chai và lon), Fanta và cả Sprite đã có nhiều hiện tượng bất thường như rỉ, xì nước
ra ngoài, nổ lốp bốp, đáy lon khác thường. Sau khi sự việc xảy ra, phòng Quản lý chất
lượng của Coca cola đã thực hiện các bước thẩm tra thông số quá trình, làm việc với các
bên có liên quan bao gồm cả với nhà máy cung cấp khuôn nhựa; nhà cung cấp thực hiện
quá trình đổi chai. Mẫu chai có phản ánh cũng được gửi đi kiểm tra ở phòng thí nghiệm
(Phòng Lab) của Tập đoàn để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng rò rỉ nước ở một số chai
sản phẩm và khắc phục hậu quả. Tuy đã được giải quyết nhưng sự việc đã làm ảnh hưởng
rất lớn tới chi phí sản xuất cũng như danh tiếng và thương hiệu của Coca cola Việt Nam.
3.2.3. Biện pháp khắc phục:
Công ty Coca cola Việt Nam cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về các
nhà cung cấp trước khi quyết định hợp tác. Phải xây dựng các tiêu chí và yêu cầu thích hợp
khi lựa chọn nhà cung cấp. Không đặt giá cả làm tiêu chí hàng đầu mà cần chú ý nhiều hơn
tới các tiêu chuẩn về việc đảm bảo chất lượng và tinh thần trách nhiệm của nhà cung cấp,
luôn đàm phán trên khả năng cải tiến liên tục về công nghệ, quy trình, sản phẩm và mô
hình về khả năng cung ứng của nhà cung cấp.
Tăng cường sự liên kết giữ nhà cung cấp và các bộ phận khác trong chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp bằng cách duy trì việc chia sẻ thông tin ở mức cao giữa các mắt xích trong
chuỗi cung ứng mà đặc biệt là giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu trong sản xuất.
Xây dựng mối quan hệ chiến lược lâu dài và ổn định với một số nhà cung cấp để cùng hợp
tác phát triển lâu dài nhưng cũng cần tìm các phương án dự phòng để tránh những rủi ro
khi phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nhất định.
Ngoài ra, Coca cola cũng nên xây dựng quy trình và tiêu chí đánh giá các nhà cung cấp
đang hợp tác hằng năm nhằm chọn lọc ra những nhà cung cấp đã làm tốt trách nhiệm cung
cấp nguyên vật liệu và phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp để tiếp tục hợp
tác, phê bình hoặc dừng hợp tác đối với các nhà cung cấp không làm tròn trách nhiệm.
Đồng thời doanh nghiệp cần quan tâm nghiên cứu sự biến động của giá cả nguyên vật liệu,
nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất của mình để có chiến lược dự trữ nguồn nguyên
liệu hợp lý, vừa không làm đình trệ quá trình sản xuất, vừa không để lượng hàng tồn kho quá mức cho phép. lOMoARcPSD|40534848
Ma trận Kraljic trong công ty Coca Cola 1. Mô hình ma trận
Cơ sở để phân loại hàng hóa mua của Coca Cola Việt Nam phù hợp với từng loại mặt hàng
tương ứng trong ma trận Kraljic trên đó là: • mặt hàng đòn bẩy:
- Khối lượng tiêu thụ nội bộ lớn
- Công suất thị trường lớn
- Nhiều sản phẩm và dịch vụ thay thế
- Nhiều nguồn cung cấp đủ điều kiện
- Thị trưởng giá nhạy cảm
• Mặt hàng chiến lược lOMoARcPSD|40534848
• Quan trọng đối với lợi nhuận và hoạt động
• Ít nguồn cung cấp đủ điều kiện • Chi tiêu lớn
• Thiết kế và chất lượng quan trọng
• Thông số kỹ thuật phức tạp và / hoặc cứng nhắc • Mặt hàng đơn giản
• Nhiều sản phẩm và dịch vụ thay thế
• Nhiều nguồn cung cấp
• Giá trị thấp, giao dịch cá nhân nhỏ • Sử dụng hàng ngày
• Bất cứ ai cũng có thể mua • Mặt hàng trở ngại
• Thông số kỹ thuật phức tạp đòi hỏi quá trình sản xuất hoặc dịch vụ phức tap
• Ít sản phẩm / nguồn cung cấp thay thế
• Ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo trì
• Công nghệ mới hoặc quy trình chưa được kiểm tra 2.
Tác dụng của ma trận Kraljic khi áp dụng vào và giải pháp chiến lược mua hàng của công ty :
Từ ma trận này công ty Coca cola Việt Nam hoàn toàn có thể định vị từng sản phẩm mua
hàng của doanh nghiệp và từ đó để hoạt động mua hàng trở nên hiệu quả nhất (đây là một
trong những hoạt động then chốt quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp)ví dụ như:
có thể đưa ra các giải pháp, chiến lược mua hàng phù hợp với từng mặt hàng. Cụ thể như sau:
b. Đối với mặt hàng chiến lược: Đây là những mặt hàng có rủi ro nguồn cung và tác
động đến tài chính doanh nghiệp cao. Việc áp dụng mô hình kraljic sẽ chỉ ra rằng
doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì mối quan hệ lâu dài với nhà lOMoARcPSD|40534848
cung cấp. Coca cola cần phải dành nhiều thời gian để phát triển hợp đồng, phát triển
bản chỉ định mua hàng về chất lượng máy móc cũng như thiết kế bao bì, cần gặp
mặt họp nhà cung ứng kịp thời để tìm ra giải pháp để giải quyết nếu có vấn đề nảy
sinh ví dụ như: chất lượng sản phẩm kém, không đúng với điều khoản hợp
đồng,…Nếu như xảy ra những mâu thuẫn giữa 2 bên không thể giải quyết được thì
cần chấm dứt quan hệ hợp tác ngay và tìm nhà cung cấp mới chấp nhận mối quan hệ gắn bó lâu dài.
c. Mặt hàng đòn bẩy: sản phẩm mục này là các hạng mục sản phẩm có rủi ro nguồn
cung thấp nhưng tác động đến lợi nhuận cao. Dù nguồn cung cấp dồi dào nhưng
những mặt hàng này rất quan trọng đối với tổ chức Áp dụng ma trận kraljic sẽ giúp
doanh nghiệp hiểu nên cần có chiến lược mua hàng nhắm tới việc đơn giản hóa và
giảm thiểu sự phức tạp nhiều nhất có thể. Coca cola cần phải khai thác sức mua một
cách tối ưu nhất từ nhà cung cấp và cần phát triển quan hệ đối tác để việc mua hàng theo hướng tốt nhất.
c. Mặt hàng đơn giản: Nó có rủi ro nguồn cung và tác động tài chính thấp, nguồn cung
chỉ cần đảm bảo đúng hiệu quả chức năng. Tận dụng ma trận kraljic, Coca cola có
thể đề ra các chiến lược nhằm đơn giản hóa việc mua sao cho hiệu quả nhất. Cần
thiết lập sẵn 1 bộ điều khoản mua hàng mẫu, yêu cầu nhà cung cấp báo giá và đồng
thời không nên đặt tiêu chuẩn của loại hàng đó quá cao
d. Mặt hàng then chốt Đó là những hương vị tự nhiên từ công ty mẹ cung cấp Có ít tác
động tới lợi nhuận nhưng lại có rủi ro nguồn cung cao. Đối với trường hợp của coca
cola Việt Nam thì phải chấp nhận sự phụ thuộc từ công ty mẹ tuy nhiên vẫn cần phải
đảm bảo một nguồn cung liên tục về mặt hàng này ví dụ như: thường xuyên trao đổi
thời gian giao hàng phù hợp, số lượng thỏa thuận là bao nhiêu,…
5. Tác động của Covid 19 đến nguồn cung của công ty hiện nay, đề ra biện pháp khắc phục
Khi dịch COVID-19 bùng phát, buộc các nước phải thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly xã
hội. Sản xuất tạm ngưng ở quốc gia này khiến nguồn cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy,
làm sản xuất ở quốc gia khác cũng dừng hoạt động. Đây chính là vấn đề lớn mà Coca cola đang phải đối diện.
• Nguồn cung nước ngoài lOMoARcPSD|40534848
Trong thời gian đầu của dịch Covid nước ta chưa chịu quá nhiều ảnh hưởng và khó khăn
vì công tác phòng chống tốt. Tuy vậy, mặc dù có tới 80% nhà cung cấp là các doanh nghiệp
của Việt Nam, nhưng các nhà cung cấp nguyên liệu chính và thiết yếu để tạo ra các sản
phẩm của Coca cola là lá coca, hạt cola và siro coca tới từ quốc gia khác trên thế giới. Hạt
và lá coca được cung cấp bởi công ty Stepan, bang Illinois, Hoa Kỳ, sau đó được chuyển
tới công ty Coca - Cola có trụ sở tại Atlanta sản xuất và cuối cùng mới được cung cấp cho
Công ty Coca - Cola Việt Nam ở dạng siro để pha chế thành phẩm. Các doanh nghiệp đã
trải qua những tháng giữa năm đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất
khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác bùng phát dịch dữ dội khiến các quốc gia phải đóng cửa,
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Vì vậy nhiều doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn
cung nhưng chi phí thay đổi cũng rất lớn và doanh nghiệp phải gánh chịu. Những ngày gần
đây, tình hình Hoa Kỳ tiến triển rất tốt, số ca nhiễm cũng được hạn chế tối thiểu, nhiều nhà
máy cung ứng được mở cửa trở lại. Do vậy cũng gỡ rối được phần nào bài toán nguyên liệu.
• Nguồn cung trong nước
Các doanh nghiệp bao bì, đường, hương liệu,.. trong nước vẫn duy trì hoạt động nhằm cung
cấp nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất Coca Cola trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy
nhiên, đến năm 2021, tình hình dịch bệnh ở nước ta lại bùng phát và trở nên nguy hiểm,
đặc biệt là các khu vực bị nhiễm dịch mạnh là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí
Minh,… Lúc này, không chỉ các nhà cung cấp nước ngoài mà ngay cả các doanh nghiệp
cung cấp nguyên vật liệu trong nước cũng gặp khó khăn, làm việc sản xuất của doanh
nghiệp bị đình trệ và gián đoạn. • Giải pháp:
• Nhà nước:
• Hỗ trợ các DN áp dụng các biện pháp như cho phép các DN, nhà máy chủ động
quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với việc tuân thủ yêu cầu
chống dịch trong nhà máy theo bộ quy tắc với các tiêu chí an toàn mà liên Bộ Công
Thương - Y tế đã ban hành; vận dụng linh hoạt, phù hợp mô hình DN thực hiện 3 tại chỗ… lOMoARcPSD|40534848
• Tăng cường trong thời gian qua là tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại,
kết nối cung cầu thông qua các hội nghị trực tuyến, kết nối tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa
• Ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người lao động tại các cơ sở thuộc chuỗi
cung ứng, người lao động trong các ngành vận tải và logistics, đặc biệt là lái xe, phụ
xe vận tải, liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu… nhằm đảm bảo
dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt.
• Doanh nghiệp:
Tìm kiếm nguồn cung thay thế, thông qua việc tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị
trường mới mở ra từ các FTA để mở rộng các kênh cung ứng và đa dạng hóa thị trường.
Đặc biệt là những cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đến từ quá trình thực thi
CPTPP và sắp tới là EVFTA, qua đó sẽ thúc đẩy tăng tỷ lệ nội địa hóa và nguồn cung ứng
từ các thị trường tiềm năng ngoài Châu Âu và Đông Bắc Á để giảm tình trạng phụ thuộc.
Bố trí sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” “1 cung đường – 2 điểm đến”, “4 xanh”. Coca
Cola cùng đối tác hỗ trợ nhau thực hiện đơn hàng dang dở. Làm việc với khách hàng để
khách chia sẻ khó khăn, chấp nhận giãn tiến độ giao hàng, không hủy đơn hàng chuyển đi nơi khác.
Thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đến khi việc tiêm vaccine phủ được
75% dân số và đạt mức miễn dịch cộng đồng. Đồng thời, Coca-Cola đã cắt giảm các chi
phí quảng cáo và dùng ngân sách đó để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Khi dịch
bệnh được kiểm soát, ưu tiên cho phát triển bền vững, bao gồm thu gom, tái chế rác thải
và đẩy mạnh sử dụng vật liệu tái chế
Doanh nghiệp cần quan tâm và nghiên cứu sự biến động của thị trường và các môi trường
ảnh hưởng tới hoạt động mua hàng giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp khi dịch Covid
bùng phát để có thể đưa ra các phương án thích hợp hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.
Từ đó có thể đưa ra các chiến lược dự trữ nguồn nguyên liệu phù hợp để không làm đình
trệ quá trình sản xuất lOMoARcPSD|40534848 KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình tồn tại và kinh doanh của một doanhnghiệp luôn gắn
liền với cung ứng. Chuỗi cung ứng ngày càng chứng minh sự quan trọng của mình trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là một vũ khí sắt bén giúp tăng sức canh tranh của
doanh nghiệp trên trường nội địa và quốc tế. Tất cả các doanh nghiệp cần nhận thấy được
tầm quan trọng của việc quản trị chuỗi cung ứng trong hệ thống sản xuất và phân phối của
mình. Và đặc biệt cầm chú ý và hoàn thiện quy trình mua hàng một cách hiệu quả nhất. Ma
trận Kraljic như một công cụ cần thiết cho hoạt động này. Từ đó doanh nghiệp nói chung
và Coca-Cola nói riêng sẽ xây dựng nên một chuỗi cung ứng hoàn thiện giúp tăng doanh thu, lợi nhuận.