-
Thông tin
-
Quiz
Mô hình kinh doanh của CocaCola - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Business Administration (EBBA12) 114 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Mô hình kinh doanh của CocaCola - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Business Administration (EBBA12) 114 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



























Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
Đề bài: Phân tích mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp tự chọn nằm trong danh
sách 500 doanh nghiệp của Fortune 500 năm 2019 theo cách phân tích của Osterwalder
và mô hình hóa mô hình đó. Sau đó chỉ ra một yếu tố quyết định sự thành công trong mô
hình kinh doanh của doanh nghiệp đó (yếu tố mang tính kim chỉ nam, định hướng các yếu tố còn lại) Nhóm: 5 Lớp học phần: 31
Thời gian học phần: Tiết 3-4 mỗi Thứ 5 hàng tuần
Doanh nghiệp phân tích: Coca-Cola
Giảng viên: Đỗ Ngọc Diệp 1
Thông tin thành viên nhóm 5: Lớp STT Họ và tên MSV Ghi chú
Kinh Tế Tài Nguyên 63 1 Dương Hà Khanh 11212801
Kinh Tế Tài Nguyên 63 2 Lê Nguyễn Thành Đạt 11218809 Marketing 63C 3 Nguyễn Hà My 11214047 Marketing 63C 4 Đinh Thanh Hằng 11217240 Marketing 63C 5 Hà Minh Nguyện 11217288
Quản Lí Đất Đai 63 6 Đặng Thị Huyền 11218832
Kinh doanh quốc tế 63A 7 Võ Thị Quỳnh Anh 11210808 Nhóm trưởng 2 LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi doanh nghiệp khi muốn tiến đến thành công đều cần phải xác định kế hoạch hoạt
động cụ thể và vận hành doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đó. Nhưng hầu hết doanh nghiệp lại
thường gặp những trở ngại khi thực hiện hóa ý tưởng của bản thân… Chính bởi vậy, một mô
hình rõ ràng là vô cùng quan trọng và cần thiết, từ mô hình kinh doanh mọi ý tưởng sẽ được sắp
xếp một cách hợp lý nhất để khi nhìn vào, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm được tổng thể thực
trạng và xác định được phương hướng, cách thức vận hành công ty. Hiện nay với sự phát triển và
hoàn thiện, mô hình Business model canvas (BMC) càng ngày càng phổ biến và được nhiều
doanh nghiệp ứng dụng để xây dựng nên chiếc “bản đồ chỉ đường” định hướng mọi hoạt động.
Business model canvas (BMC) được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thuỵ Điển
Alexander Osterwalder. Ông đã sử dụng 9 nhóm nhân tố chính cấu thành nên BMC, mà ông hàm
ý chúng chính là 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một công ty, gồm có: Đối tác chính, Hoạt động
kinh doanh chính, Nguồn lực chính, Giá trị thặng dư, Quan hệ khách hàng, Kênh thông tin và
Phân phối, Phân khúc khách hàng, Cơ cấu chi phí và Dòng doanh thu.
Trong học phần Quản trị kinh doanh 1 chúng ta được tiếp xúc và tìm hiểu về mô hình
kinh doanh trên, nhưng chỉ với lý thuyết nên còn rất trừu tượng và khó tiếp cận đối với các bạn
sinh viên. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đi vào ứng dụng để phân tích mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp cụ thể, mà ở đây chúng tôi quyết định lựa chọn doanh nghiệp đó chính là Coca- Cola.
Coca-Cola - Thương hiệu hàng đầu thế giới, được xem là một biểu tượng mang lại sự
sảng khoái cho tất cả mọi người. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, thương hiệu đã
đi vào lòng người tiêu dùng với hơn 2 tỷ sản phẩm được tiêu thụ mỗi ngày trên toàn thế giới.
Nhưng để được như ngày hôm nay, mấy ai biết rằng Coca cola cũng đã bắt đầu những bước đi
đầu tiên của mình rất khiêm tốn, chỉ từ chín lon đồ uống mỗi ngày vào những năm đầu tiên, và
thực sự chỉ là một thương hiệu không có tiếng tăm.
Coca-Cola là một doanh nghiệp lớn nên lịch sử hình thành, phát triển và tiến đến thành
công như hiện nay là tương đối dài và có rất nhiều mốc sự kiện tiêu biểu, ở đây chúng tôi đã lựa
chọn phân tích doanh nghiệp ở Việt Nam vào thời điểm ….
Chúng em xin trân thành cảm ơn cô Đỗ Ngọc Diệp – giảng viên môn Quản trị kinh doanh
của lớp học phần 31, đã tạo điều kiện và giúp đỡ, hướng dẫn chúng em để hoàn thành tốt bài làm.
Qua thời gian thảo luận, làm việc chung vô cùng cố gắng và nỗ lực của cả nhóm nhưng
nhìn chung vẫn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong cô và các bạn thông
cảm và góp ý để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin trân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ COCA-COLA...........................................................5 I.
Tổng quan về doanh nghiệp.......................................................................................5 II.
Coca-Cola tại Việt Nam..............................................................................................5
PHẦN 2: MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA COCA-COLA.................................6 I.
Khu vực khách hàng...................................................................................................6 1.
Phân khúc thị trường/khách hàng..................................................................................6 2.
Quan hệ khách hàng......................................................................................................7 3.
Các kênh phân phối.......................................................................................................8 II.
Khu vực sản phẩm & dịch vụ (Giải pháp giá trị)...................................................10 III.
Khu vực hoạt động....................................................................................................13 1.
Hoạt động chính..........................................................................................................13 2.
Nguồn lực chính..........................................................................................................15 3.
Các đối tác chính.........................................................................................................16 IV.
Khu vực tài chính......................................................................................................17 1.
Dòng doanh thu...........................................................................................................17 2.
Cơ cấu chi phí..............................................................................................................19
PHẦN 3: MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA COCA-COLA VÀ YẾU TỐ KIM
CHỈ NAM CỦA DOANH NGHIỆP.....................................................................21 1.
Mô hình kinh doanh....................................................................................................21 2.
Yếu tố kim chỉ nam đưa doanh nghiệp đến sự thành công.........................................21
PHẦN 4: NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................27 4 PHẦN 1:
GIỚI THIỆU VỀ COCA-COLA
I. Tổng quan về doanh nghiệp
Công ty Coca – Cola là một công ty đồ uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro
không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ -
Thành lập: 29/1/1892 tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ -
Người sáng lập: Asa Griggs Candler với tên Công ty Coca – Cola -
Trụ sở chính hiện tại: One Coca – Cola Plaza được đặt tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ -
Phạm vi hoạt động: Toàn cầu -
CEO hiện tại: James Quincey -
Các công ty con: Bodyarmor Superdrink, Coca-Cola (Japan) Company, Limited, Costa Coffee…... -
Website: Coca-ColaCompany.com
- Những nhãn hiệu chính: Coca – Cola, Sprite, Fanta, Diet Coke, Powerade, Nestea, Fruitopia, Dasani, C2 Cola
- Các logo từ khi thành lập đến nay:
II. Coca-Cola tại Việt Nam
- Năm 1960 lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam
- Tháng 2 năm 1994 Coca-Cola bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam 5
- Tháng 8 năm 1995 liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông nghiệp
và Thực phẩm Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
- Tháng 1 năm 1998 thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non Nước.
- Tháng 10 năm 1998 Chính phủ Việt Nam thay đổi hình thức công ty liên doanh trở thành công
ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty
Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
- Năm 1999 sự thay đổi hình thức sở hữu ở 2 công ty còn lại
- Tháng 6 năm 2001 sự hợp nhất giữa 3 công ty ở 3 miền và có chung sự quản lí của Coca-Cola
Việt Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức – TPHCM
- Ngày 1 tháng 3 năm 2004, Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabeco, một trong
những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới
- Coca-cola Việt Nam có ba nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
Vốn đầu tư trên 163 triệu USD
Doanh thu trung bình mỗi năm: 38.5 triệu USD
Số lượng nhân viên: khoảng 4000 người ( tính đến cuối 2018)
Hơn 600000 USD được đầu tư cho các hoạt động giáo dục và hỗ trợ cộng đồng PHẦN 2:
MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA COCA-COLA
I. Khu vực khách hàng
1. Phân khúc thị trường/khách hàng
Phân khúc thị trường xác định một nhóm người tiêu dùng có cùng nhu cầu và mong muốn giống
nhau hoặc giống nhau. Là một công ty, bạn phải tìm hiểu khách hàng của mình là ai để nhắm
mục tiêu họ một cách công bằng. Sau đây, bạn có thể thấy các phân đoạn thị trường có liên quan của Coca-Cola. -
Mass marketing & tiếp thị có mục tiêu
Mass marketing là chiến lược marketing mà doanh nghiệp bỏ qua sự khác biệt của tất cả các
phân đoạn, phân khúc của thị trường. Tìm cách thu hút tất cả thị trường. Thiết kế thông điệp để
có thể tiếp cận tới nhiều người nhất, ảnh hưởng tới nhiều người nhất. Coca-Cola lấy mọi khách
hàng làm mục tiêu, tuy nhiên việc phân khúc của họ chủ yếu dựa trên “độ tuổi, quy mô gia đình
và thu nhập”. Việc phân khúc hoàn hảo là yếu tố chính dẫn đến thành công của Coca-Cola. -
Phân khúc theo địa lý
Tập đoàn coca bán sản phẩm của mình tại hơn 200 quốc gia. Tuy nhiên, họ theo đuổi một chiến
lược khác nhau tuỳ thuộc vào khu vực họ muốn hướng đến, bởi vì nhu cầu của mỗi khách hàng
tiềm năng khác nhau do thu nhập, văn hoá, phong tục, khí hậu,... Từ đó Coca-Cola sẽ đưa ra
những phân tích khách hàng tiềm năng và xây dựng chiến lược phân khúc khách hàng cụ thể.
Ở Châu Á, mọi người thường có xu hướng uống trà, cà phê thay vì nước ngọt. Ngoài ra, các kênh
tiếp thị, quảng cáo, hình thức và hương vị của thức uống hoàn toàn có thể khác nhau để thích
nghi với thị hiếu đa dạng của mọi người 6 -
Phân khúc theo giới tính
Nhìn chung, Coca-Cola nhắm đến cả nam và nữ, tuy nhiên có một sự khác biệt rõ ràng về sở
thích và khẩu vị giữa hai giới. Đơn cử, Coca Light khá phổ biến ở nữ giới, trong khi Coca Zero
có hương vị mạnh hơn lại được nam giới ưa thích. Điều này cũng được nhìn thấy trong cách thiết
kế sản phẩm và quảng cáo. Thiết kế sản phẩm của Coca Light chủ yếu tập trung vào hai tông
màu chính là đen và đỏ, trông nam tính hơn Coca Light -
Phân khúc theo các yếu tố xã hội
Tầm quan trọng ngày càng tăng của ý thức về sức khỏe đã ảnh hưởng đến danh mục sản phẩm
của Coca-Cola bằng cách cung cấp đồ uống phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng, chẳng hạn như Diet Coke.
Tỷ lệ gia tăng dân số cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường vì nó có sự khác biệt mạnh mẽ
giữa các quốc gia. Công ty phải điều chỉnh sản xuất của mình cho phù hợp và xem xét nó trong
chiến lược và kế hoạch xa hơn của họ.
Phân bổ độ tuổi cũng đóng một vai trò quan trọng: như đã thảo luận trước đó, Coca-Cola chủ yếu
tập trung vào thế hệ trẻ. Vì vậy, một quốc gia có dân số trẻ sẽ là một thị trường thú vị hơn đối với
công ty hơn là một quốc gia có thế hệ già thống trị. Độ tuổi là một trong những phân khúc quan
trọng nhất của Coca-Cola, chủ yếu chia nó thành hai phần: Coca-Cola chủ yếu hướng sản phẩm
của mình đến đối tượng khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 10-35. Đó là lý do tại sao họ thường sử
dụng các ngôi sao nổi tiếng để quảng bá sản phẩm của mình. Ngoài ra, công ty nhắm mục tiêu
đến các trường đại học, trường học, cao đẳng, v.v. trong việc mua lại các hợp đồng. Tuy nhiên,
các sản phẩm dành cho người ăn kiêng Coca-Cola cũng giải quyết được phân khúc người cao
tuổi coi những người mắc bệnh tiểu đường thường trên 40 tuổi.
Thu nhập là một yếu tố quan trọng khác: công ty cung cấp sản phẩm của mình với nhiều kích cỡ
và bao bì khác nhau với các mức giá khác nhau, phù hợp với túi tiền của sinh viên, gia đình, tầng
lớp trung lưu, v.v. Phân khúc này cũng liên quan đến quy mô gia đình, do sự thay đổi trong chai kích thước và bao bì.
Ví dụ như: Coca-Cola 390ml dạng chai nhựa có giá 6.000đ, nước ngọt Coca-Cola 330ml
(lon) giá 8.700đ. Trong khi đó, các bản không đường lại dao động từ 9-9.500đ, và bản Coca thêm
cà phê thì lên đến 10.000đ. -
Phân khúc theo quyền lợi của người mua
Có năm kênh chính mà Coca-Cola bán sản phẩm của mình cho khách hàng: cửa hàng thực phẩm,
cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động và đại lý. Các siêu thị có một chút kiểm soát đối với lợi
nhuận của nước giải khát do quyền kiểm soát đối với không gian kệ hàng cao cấp.
Ngoài ra ở các nhà hàng, đặc biệt là những nhà hàng gia đình hay thức ăn nhanh chúng ta thường
thấy những tủ lạnh đựng thức uống do Coca tặng cho các nhà hàng. Đó cũng là một hình thức
quảng bá hình ảnh với màu đỏ rất bắt mắt của Coca với cửa kính trong có thể nhìn được thức
uống bên trong sẽ gây sự chú ý đến khách đến dùng bữa. -
Ngoài ra còn có các yếu tố như kinh tế, chính trị, công nghệ,…
2. Quan hệ khách hàng
Coca-Cola nghiêm túc trong mối quan hệ với khách hàng của họ với tư cách là một tổ chức. Ví
dụ, Coca-Cola sẽ hợp tác chặt chẽ với những khách hàng lớn nhất của họ để xây dựng mối quan
hệ linh hoạt. Hơn nữa, liên kết hoạt động và hệ thống chia sẻ thông tin rất quan trọng để giữ cho
sản phẩm và dịch vụ được cung cấp phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Coca-Cola đã hoàn thiện quy trình quan hệ khách hàng, họ làm việc với khách hàng của mình để
cung cấp lựa chọn đồ uống chất lượng tốt hơn cho mọi người tiêu dùng. 7 -
Thu hút khách hàng (Attracting Customers):
Doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua các phương pháp đa dạng, bao gồm
quảng cáo truyền thống, email marketing và các phương tiện truyền thông, qua đó tạo sự tò mò
và hứng thú với thương hiệu. -
Chuyển đổi khách hàng (Converting Customers):
Khách hàng cần có đủ niềm tin đối với thương hiệu để sẵn lòng thử trải nghiệm sản phẩm. Vì
thế, để thuyết phục khách hàng thực hiện hành vi mua hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo các sản
phẩm và dịch vụ thật sự hữu ích cho người tiêu dùng. -
Giữ chân khách hàng (Retaining Customers):
Việc thu hút khách hàng mới còn khó hơn việc giữ chân khách hàng cũ. Doanh nghiệp cần cung
cấp đầy đủ dịch vụ hậu mãi để người tiêu dùng cảm thấy mình được quan tâm và trân trọng, bởi
có đến 96% người mua hàng cho rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu tố then chốt quyết
định lòng trung thành của họ với thương hiệu. -
Làm hài lòng khách hàng (Delighting Customers):
Doanh nghiệp nên thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với khách hàng thông qua những ưu đãi
giảm giá, miễn phí giao hàng,... hoặc tạo sự bất ngờ cho khách hàng bằng giảm giá vào ngày sinh
nhật - một cách làm tăng lòng trung thành hiệu quả hơn so với các ưu đãi truyền thống.
- Sự kết nối với khách hàng - đích đến của Relationship Marketing
Ngày nay, bên cạnh tính năng và độ hiệu quả của sản phẩm, khách hàng còn có nhu cầu kết nối
về cảm xúc với thương hiệu khi quyết định mua hàng. Vì thế, doanh nghiệp không nên chỉ tìm
cách làm hài lòng họ, mà nên quan tâm đến cảm nhận của họ về sản phẩm. Lòng trung thành
được xây dựng từ niềm tin và mong muốn của người tiêu dùng trong việc gắn bó về tình cảm với
thương hiệu. Nắm bắt điều đó, các công ty đã sử dụng Relationship Marketing trong nhiều năm,
với sự thành công của Coca-Cola là minh chứng cụ thể cho tính hiệu quả của chiến lược này.
3. Các kênh phân phối
Phân phối gián tiếp: Là hệ thống bán hàng mà trong đó hàng hoá được vận chuyển từ nhà sản
xuất qua các trung gian thương mại, nhà phân phối, các đại lý và các tổ chức ngoài công ty để
đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Coca Cola phân phối trực tiếp sản phẩm đến các đại lý
bán lẻ, siêu thị, nhà hàng, quán cafe nước giải khát,, các khu vui chơi giải trí, máy bán hàng tự động…...
Phân phối trực tiếp: Là hệ thống bán hàng mà trong đó sản phẩm được vận chuyển từ nhà sản
xuất đến tận tay người mua cuối cùng trong kênh. Cocacola có các gian hàng chính hãng của
mình trên các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng website, quảng cáo,
fanpage trên Facebook. Twitter…..
Ở Việt Nam: Các sản phẩm Coca Cola đã có mặt ở hầu hết tất cả các điểm bán lẻ trên toàn quốc.
Ngày nay Coca Cola đã phủ sóng trên tất cả các siêu thị lớn nhỏ như Big C, Winmart, Coopmart, Mega Market, Lotte Mart,… 8
Mạng lưới phân phối của Coca-Cola rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn tới vùng nông
thôn, từ tổng đại lý tới các cửa hàng nhỏ lẻ, có mặt trên khắp các địa điểm bán lẻ, các quán cafe,
nước giải khát hay nhà hàng, quán ăn,…Bên cạnh đó, thương hiệu cũng đã kết hợp với những
điểm ăn uống, các khu vui chơi giải trí như CGV để độc quyền cung cấp sản phẩm của mình đến
người tiêu dùng.Coca Cola cũng có những chính sách như tặng ô, tặng thùng đựng nước cho
những kênh phân phối nhỏ lẻ hơn, giảm giá, để kích thích , và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
Hệ thống máy bán hàng tự động: Ở các thành phố lớn, hiện bạn đã có thể tìm thấy các sản phẩm
của Coca Cola từ các máy bán hàng tự động được đặt tại các các điểm dân cư đông đúc như khu 9
du lịch, trung tâm thương mại, những khu vực ăn uống, vui chơi, giải trí, nhà trường,...Người
dùng có thể dễ dàng mua Coca bằng tiền mặt hoặc thẻ ATM tại các máy bán hàng cố định này.
Bên cạnh việc phân phối sản phẩm qua các bên trung gian, Coca Cola cũng đã có gian hàng
chính hãng của mình trên các kênh thương mại điện tử để người dùng có thể yên tâm đặt hàng từ chính thương hiệu.
→ Độ phủ sóng lớn, có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Coca Cola cũng luôn mở rộng độ phủ sóng nhận diện thương hiệu của mình ở những điểm bán
hàng bằng việc cung cấp cho các điểm bán lẻ những tủ mát Coca Cola, các vật chất trưng bày sản
phẩm, đồng thời cũng hỗ trợ những vật dụng như dù, bàn ghế cho các hàng quán, tiệm tạp hoá
nhỏ lẻ. Việc “gắn mác" Coca Cola tại mọi điểm tiếp cận với người tiêu dùng như thế, Coca Cola
có thể tạo ra một không gian thương hiệu (immersive brand experience), khiến khách hàng nhớ
đến mình nhiều hơn và lựa chọn sản phẩm thường xuyên hơn. II.
Khu vực sản phẩm & dịch vụ (Giải pháp giá trị)
Thế nào là giải pháp giá trị: Có thể hiểu nôm na, “value proposition” là lời hứa, cam kết về lợi
ích (giá trị) mà một sản phẩm, một thương hiệu sẽ cung cấp đến khách hàng. VP cũng là niềm
tin của khách hàng về những giá trị họ sẽ nhận được khi bỏ tiền tiêu dùng sản phẩm, thương hiệu đó.
Sứ mệnh của Coca-Cola: “Đổi mới Thế giới và Làm nên Sự khác biệt”
Tầm nhìn của Coca-Cola: Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người yêu thích,
khơi gợi cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, phát triển một cách bền vững và
hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cuộc
sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới.
1. Coca-Cola mang lại lợi ích gì?
Coca Cola cung cấp sản phẩm nước giải khát đa dạng, có 8 loại nước giải khát chính ở Việt
Nam và hơn 500 sản phẩm trên toàn thế giới. (có cả nước uống có ga, trà, nước khoáng,
nước bù điện giải, sữa, nước trái cây,...) 10 -
Coca Cola liên tục cải tiến, phát triển, sáng tạo ra các thức uống mới phù hợp với nhu cầu
của khách hàng (Coke Diet, coke Zero, coke coffee, chỉnh lại mẫu mã, kích thước các lon
và chai coke nhỏ gọn hơn, thông tin rõ ràng, dễ tìm, một nghĩa, phù hợp với cuộc sống
hiện đại) Với mục tiêu chung là . “Thương hiệu hướng đến người tiêu dùng”. -
Coca-Cola cũng là công ty nước giải khát đầu tiên cam kết dán nhãn ghi rõ hàm lượng
calo trên hầu hết sản phẩm và sẽ tiếp tục duy trì cam kết này. -
Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường. Được biết, trước đó, năm 2019, Coca-Cola Việt Nam
đã chính thức bỏ màng co nhựa trên sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 350ml,
500ml và 1500ml). Năm 2020, Coca-Cola là Công ty nước giải khát đầu tiên giới thiệu
bao bì được làm từ 100% nhựa tái chế (rPET), áp dụng cho sản phẩm nước đóng chai
Dasani (dung tích 500ml) tại thị trường Việt Nam. Và năm nay (2021), Công ty đã thay
thế chai nhựa xanh đặc trưng bằng chai nhựa PET trong suốt dễ tái chế cho các sản phẩm
Sprite, qua đó, thúc đẩy hoạt động tái chế chai Sprite tại địa phương. Coca-Cola cũng hợp
tác cùng các công ty khác thành lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam)
với mục tiêu thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua phát triển quy trình thu gom
và tái chế bao bì theo hướng dễ tiếp cận và bền vững hơn tại Việt Nam. Mới đây, Coca
Cola đã thông báo mục tiêu của mình rằng đến năm 2030 sẽ có thể thu thập và tái chế
chai hoặc lon với số lượng tương đương với số sản phẩm mà công ty đã bán ra. -
Năm 2016 cũng cho thấy rằng Coca-Cola là công ty nước giải khát đầu tiên trong danh
sách Fortune 500 trả về cho tự nhiên và cộng đồng hơn 100% lượng nước đã sử dụng để
làm ra các sản phẩm nước giải khát. -
Tại Việt Nam, Coca Cola đã tạo việc làm cho 80.076 người trong năm 2016-2018, trong
đó 99% nhân viên là người Việt Nam.
2. Khách hàng được lợi gì từ Coca Cola?
Tác dụng của coke có 2 ý chính đối với người tiêu dùng -
Có lợi cho sức khỏe (bổ sung vitamin, khoáng chất): Ví dụ như sữa trái cây “Nutri
boost”, bù điện giải “Aquarius”, Vitamin C “Minute maid” -
Boost tinh thần: Coca Cola có những chiến dịch quảng cáo sản phẩm với thông điệp rõ
ràng, hướng đến giời trẻ, từ đó khiến họ cảm thấy được truyền cảm hứng qua việc sở hữu
cho mình một chai Coca Cola. 11
Tác dụng của coke có 2 ý chính : Boost tinh thần + có lợi cho sức khỏe
Bên cạnh sản phẩm Coca Cola vị nguyên bản làm nên tên tuổi của thương hiệu, công ty đã
không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới và bổ sung nhiều hương vị
mới. Không chỉ vậy, với mỗi một quốc gia, một nơi mà Coca Cola đến, hương vị của thứ đồ
uống này cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây. Ví dụ, Coke
của Việt Nam và các nước khác sẽ khác nhau. Như Coke của Đức sẽ có vị nhạt hơn, và độ ga
mạnh hơn. Coca Cola không chỉ phát triển vị nguyên bản, nước uống có gas, mà còn có rất nhiều
dòng nước khác, với mỗi dòng nước, công ty tập trung đi sâu, và phát triên ra nhiều hương vị khác nhau.
Ngoài ra, Coke cũng không ngừng cải tiến bao bì của mình sao cho mới mẻ và phù hợp với
người tiêu dùng với nhiều ký cỡ, màu sắc, hình dạng độc đáo (mẫu chai từ quả cacao) 12
Màu đỏ của Coca Cola cũng là một màu đỏ rất đặc trưng mà người ta nhìn vào là nhớ ngay đến Coca Cola.
Kiểu dáng chữ Coca Cola cũng gần như là không thay đổi từ lúc thành lập đến giờ
Bạn có biết rằng khoảng 94% dân số thế giới nhận biết được logo đỏ trắng của Coca-Cola và
“Coca-Cola” là từ được hiểu rộng rãi đứng thứ 2 tại Mỹ, chỉ sau từ “OK”? Tại hội thảo Vietnam
Brand Matters do học viện Sage đồng tổ chức tại Hà Nội vào trung tuần tháng 10 vừa qua, có
đến một nửa số diễn giả sử dụng Coca-Cola làm ví dụ về cách xây dựng thương hiệu mạnh.
III. Khu vực hoạt động 1. Hoạt động chính
- Sản xuất và cung cấp siro:
Để đến được với tay người tiêu dùng Coca Cola phải trải qua quy trình sản xuất khép kín gồm 6
bước với bước 1 là pha chế Siro. Ở công đoạn này hệ thống pha chế được điều khiển tự động
bằng hệ thống máy tính khép kín. Các nguyên vật liệu được bơm vào bồn trộn với đúng tỉ lệ theo
công thức, sau khi được kiểm tra nghiêm ngặt về hàm lượng, công thức, thành phần,... thì được
chuyển qua máy chiết xuất sản phẩm.
Công ty Coca-Cola Nói chung được chia làm hai bộ phận riêng biệt bao gồm The Coca-Cola
Company(TCC) và là The Coca-Cola Bottle(TCB)
Trong đó TCC chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt cho các nhà máy. Và chịu trách
nhiệm khuếch trương, quản lý thương hiệu. Ở Việt Nam có ba nhà máy đại diện cho TCC và nhà
máy đóng chai ở ba miền, tất cả điểm này đều hoạt động theo một hệ thống thống nhất như nhau
trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. - Đóng chai:
Coca-cola có dây truyền sản xuất hiện đại. sử dụng công nghệ PROFIBUS của Danfoss, vận
hành đơn giản, tin cậy,giao thức linh hoạt,tiêu chuẩn hóa và thân thiện
Ở Việt Nam hiện nay có 14 dây chuyền sản xuất bao gồm:
5 dây chuyền đóng chai thủy tinh với công suất thực tế là: 300 chai/phút
2 dây chuyền đóng lon: 200 lon/phút
6 dây chuyền sản xuất gói bột uống liền: 20 gói/phút
1 dây chuyền đóng chai PET: 70 chai/ phút 13
Trong các dây chuyền đóng chai thủy tinh còn có bộ phận xúc rửa vỏ chai và loại bỏ các vỏ chai
không đạt tiêu chuẩn. Ở ngoài Bắc có 3 dây chuyền đóng chai và lon nhập vỏ lon từ nhà máy tại Hải Phòng.
Một số vd quy trình đóng chai: Nhà máy Coca-Cola Việt Nam
Đây là quy trình sản xuất của coca cola - Hiện đại và chất lượng
Food Factory USA: Coca-Cola's Super-Secret Syrup | FYI - Phân phối:
Coca Cola xuất phát từ một quán đồ uống nhỏ, với hình thức kinh doanh chủ yếu là bán hàng
trực tiếp cho người dùng. Sau đó thức uống của Coca Cola đã được khách hàng ưa thích nhiều
hơn, doanh thu nhanh chóng tăng lên và quy mô Coca Cola cũng ngày một tăng. Từ đó, các chi
nhánh của Coca Cola cũng dần mở rộng. Với mục tiêu cung cấp nhanh chóng sản phẩm đến tay
người tiêu dùng, Coca Cola sau này mới có các chiến lược phân phối khác như qua đại lý, siêu
thị, doanh nghiệp bán buôn,…
Năm qua hoạt động Coca cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của Coca cola đạt được mức
tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người
tiêu dùng Việt Nam. Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới
phân phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với nước
giải khát khâu phân phối là rất quan trọng
Ngày nay Coca Cola phân phối đến tay người tiêu dùng bằng các hình thức như: 1, Bán hàng trực tuyến trên
Hiện nay Coca Cola đang phát triển các trang bán hàng trên Facebook, các trang
Google, app điện tử để tiếp cận người tiêu dùng qua thương mại
internet một cách linh hoạt hơn. 2, Hệ thống
Hệ thống máy bán hàng tự động của Coca Cola được đặt bán tại các khu vực máy bán hàng
ăn uống, vui chơi, giải trí, bệnh viện, nhà trường,… Hàng năm Coca Cola tự động
thu về hàng tỷ USD nhờ các cỗ máy “bất động” này.
Tại các điểm bán hàng trực tiếp, Coca Cola ngày càng bổ sung vào menu
của mình những thức uống mới như: nước uống có ga, bổ sung năng lượng, 3, Bán hàng tại
sữa, nước trái cây có nguồn gốc từ thực vật, thức uống thể thao, nước các điểm bán khoáng, cà phê và trà pha trực tiếp sẵn.
Phân phối đến các siêu thị, đại lý
Thay vì bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, Coke đã phân phối sản phẩm đến các siêu thị,
đại lý, cửa hàng nhỏ lẻ,… để người tiêu dùng nhanh chóng biết đến thương hiệu Coca Cola hơn.
Theo đó, Coke cũng tiêu thụ số lượng lớn thức uống trong thời gian ngắn.
Ngày nay Coca Cola là loại đồ uống đã “phủ sóng” trên tất cả các siêu thị lớn nhỏ như Big C,
Vinmart, AEON, Coopmart, Mega Market, Lotte Mart, Emart,… 14
Coca Cola hiểu tâm lý người tiêu dùng thường đi dạo một vòng siêu thị rồi mới đến khu vực
thanh toán. Do đó tại các siêu thị, Coca Cola luôn được bày bán thành nhiều điểm khác nhau để
kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng.
Phân phối đến các cửa hàng nhỏ lẻ
Thực tế cho thấy, có rất nhiều người tiêu dùng ngần ngại mua hàng tại các siêu thị bởi nhiều
nguyên nhân do gửi xe, tốn thời gian, không thuận tiện đường đi,… Do đó, người dùng có xu
hướng vào các cửa hàng nhỏ mua hàng để thuận tiện hơn trong quãng đường di chuyển của
mình. Vì vậy, việc phân phối sản phẩm vào các chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ là thị trường rất nhiều tiềm năng.
Do đó doanh thu của Coca Cola trong những năm 2000 tăng “chóng mặt” bởi thời gian đó, Coca
Cola đã thành công trong chiến lược phân phối đến toàn bộ cửa hàng nhỏ lẻ trên thị trường.
Phân phối cho Key account (địa điểm bán hàng còn lại)
Hiện nay Coca Cola Việt Nam có ba nhà máy tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
cung cấp thức uống cho chuỗi các địa điểm kinh doanh như: quán bar, quán ăn, nhà nghỉ, khách
sạn, bệnh viện, trường học,…
Các chuỗi cửa hàng như KFC, Lotte, các rạp chiếu phim đều cộng tác với Coca Cola để cung cấp
những bữa ăn hoàn hảo đến khách hàng
Phân phối đến các doanh nghiệp bán buôn
Doanh nghiệp bán buôn là các tổ chức mua hàng với số lượng lớn và thực hiện phân phối lại cho
người tiêu dùng. Trên thực tế, hiện nay các doanh nghiệp bán buôn hay phân phối lại có rất nhiều
tiềm lực về tiếp thị, truyền thông, vốn, khoa học công nghệ.
Do đó, việc Coca Cola hướng đến chiến lược phân phối cho các doanh nghiệp này là rất thông
minh. Bởi việc bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp bán buôn giúp tăng số lượng sản phẩm tiêu
thụ. Ngoài ra điều này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một lượng lớn chi phí marketing, truyền thông sản phẩm. - Quảng cáo:
Một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công cho Coca-cola đó chính là hoạt động
quảng cáo. Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100
năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng cáo, marketing để xây
dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng.
Ngay từ khi mới ra đời năm 1895, Asa Candler không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng
thương hiệu. Từ một hãng nước giải khát không có danh tiếng, chẳng được ai chú ý, Coca cola
đã trở mình “hóa thành người khổng lồ” với thương hiệu được trả giá 70 tỷ USD. Những chiến
dịch, banner, poster quảng cáo luôn mang đến cái nhìn mới lạ, từ việc tạo quảng cáo đấu đá với
pepsi hay tận dụng .. đều được làm rất tốt.
Coca-Cola | Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ
Coca-Cola - Muôn điều tốt đẹp mang Tết gần nhau hơn 2. Nguồn lực chính
Đối với Coca Cola, công thức bí mật của thức uống là nguồn lực quan trọng vô cùng quý
giá của doanh nghiệp. Với nguồn cấp nguyên liệu thô dồi dào bởi Công ty Stepan công ty
Coca Cola chiết xuất nguyên liệu và sau đó cung cấp cho công ty Coca Cola Việt Nam ở
dạng siro để pha chế thành phẩm theo công thức bí mật của Coca Cola.
Bên cạnh đó, họ có các nhà máy được cải tiến về công nghệ, sự hiện diện toàn cầu với các
nhượng quyền thương mại và khả năng tiếp thị mạnh mẽ là những nguồn lực quan 15
trọng.Theo Vnexpress, có hơn 3.500 nhà phân phối chiến lược cho Coca Cola tính đến ngày
15/06/2020. việc gây dựng được mối quan hệ mật thiết với nhà phân phối sẽ tạo cho Coca
Cola rất nhiều thuận lợi như hỏi được họ những mẫu thiết kế về phù hợp với thị trường hoặc
thông tin về xu hướng, thị hiếu mới nhất của thị trường, các quy định về vật liệu và chất lượng. 3. Các đối tác chính
Với Coca Cola có các đối tác chính là - Nhà cung cấp
Thành phần nguyên bản chính siro của Coca Cola là hạt cola (chứa nhiều caffeine) và lá
cây coca để chiết suất thành caffeine thành phần chính trong sản phẩm được cung cấp bởi
Công ty Stepan, bang Illinois, Hoa Kỳ
Đường tinh luyện: Được chiết suất từ đường mía do Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cung cấp .
Những đối tác đóng chai đồ uống phân phối của Coca Cola (Bottling partners )
Bao bì: Công ty TNHH Dynaplast Packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho Coca Cola.
Đóng gói: Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu Sovi cung cấp các thùng
carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca Cola Việt Nam. - Nhà phân phối
Ở Việt Nam Coca Cola là loại nước uống chiếm thị phần lớn bởi chiến lược phân phối. Các sản
phẩm Coca Cola được sản xuất tại 3 nhà máy lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
Đó là 3 thành phố lớn của nước ta rất thuận tiện cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các nhà phân
phối lớn ở các khu vực này. Chiến lược “chắc chân trên thị trường” là cơ sở mục tiêu phát triển
của kênh phân phối từ bắc tới nam.
-> Vì Coca-Cola là một doanh nghiệp đa quốc gia, mặc dù có khả năng thương lượng, doanh
nghiệp cần có mối quan hệ tốt với các đối tác vì nếu không uy tín của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại -
Đối tác quảng cáo
Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Coca-Cola cho
biết họ đang xây dựng một mô hình agency tích hợp nhằm chuyển đổi và hiện đại hóa các hoạt
động marketing thành các động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng sinh lời cho công ty. Cụ thể,
mô hình mới bao gồm 4 thành phần: -
Một Đối tác Mạng lưới Tiếp thị Toàn cầu - quản lý mảng sáng tạo, phương tiện truyền
thông, dữ liệu, công nghệ tiếp thị cho toàn bộ thương hiệu của tập đoàn (WPP) -
Một Đối tác Truyền thông Bổ sung - tạo ra những ý tưởng khác biệt tại các thị trường chính (agency Dentsu) -
Một Danh sách Agency Chiến lược - mang đến cơ hội tiếp cận với những bộ óc sáng tạo
hàng đầu (agency Publicis Groupe và IPG) -
Một nền tảng công nghệ và dữ liệu chung - kết nối các nhóm marketing và các đối tác của công ty 16 IV. Khu vực tài chính 1. Dòng doanh thu
Doanh thu nghìn tỷ, ghi nhận lãi lẹt đẹt:
Coca - Cola là một trong những đế chế sản xuất đồ uống, nước giải khát lớn mạnh và lâu đời
nhất trên thế giới. Rất sớm hãng đã bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 1994. Công ty
TNHH Nước giải khát Coca - Cola Việt Nam có vai trò điều hành hoạt động, sản xuất và phân
phối các sản phẩm của Coca - Cola tại thị trường Việt Nam.
Với định hướng tập trung vào mảng đồ uống không cồn, đến nay Coca - Cola Việt Nam đã sở
hữu trong tay dải sản phẩm rộng, trải dài từ đồ uống có ga như Coca - Cola, Sprite, Fanta cho tới
nước tăng lực như Samurai, nước thể thao Aquarius và nước khoảng Dasani.
Theo số liệu mà chúng tôi có được, những năm gần đây ghi nhận doanh thu của Coca - Cola tăng
trưởng đều đặn cả nghìn tỷ mỗi năm. Song, doanh nghiệp này chỉ ghi nhận mức lợi nhuận không đáng kể. 17
Năm 2016, Coca - Cola đạt doanh thu 6.872 tỷ đồng, con số này tăng thêm 346 tỷ đồng lên 7.218
tỷ đồng. Số liệu gần đây nhất có được, doanh thu Coca - Cola Việt Nam trong năm 2019 là 9.297
tỷ đồng, tăng 9% so với năm liền trước đó.
Nếu so sánh với một đối thủ "ngang tài ngang sức", với dải sản phẩm tương đồng là Suntory
PepsiCo, doanh thu của Coca - Cola Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Năm 2019, Suntory PepsiCo
ghi nhận doanh thu 18.302 tỷ đồng, cao gấp đôi so với Coca.
Theo cơ quan thuế, "bí quyết" để Coca - Cola Việt Nam có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí
nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao.
Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí
nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn.
Đến cuối năm 2012, số tiền lỗ lũy kế của Coca-Cola đã lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt cả số tiền
đầu tư ban đầu của tập đoàn là 2.950 tỉ đồng.
Đáng chú ý, lợi nhuận theo báo cáo của đơn vị này thậm chí còn giảm hơn một nửa xuống còn
227 tỷ đồng vào năm 2017, bất chấp việc doanh thu vẫn tăng đều.
Đến giai đoạn 2018 - 2019, doanh nghiệp báo lãi lần lượt là 549 tỷ đồng và 812 tỷ đồng. Song
biên lợi nhuận/doanh thu (ROS) ghi nhận trong năm 2019 cũng chỉ đạt 7,3%, thấp hơn nhiều so
với doanh nghiệp cùng ngành. Do nhiều năm ghi nhận lỗ, tính đến ngày 31/12/2019, vốn chủ sở
hữu của công ty này vẫn đang thấp hơn 1.000 tỷ đồng so với vốn góp, tức vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 1.000 tỷ đồng.
Cuối năm 2019, Coca - Cola có 9.697 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 15% so với thời điểm đầu năm.
Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 423 tỷ đồng lên 2.558 tỷ đồng trong năm 2019 và chủ
yếu là vay nợ ngắn hạn. 18 2. Cơ cấu chi phí
Chi phí cho một lon Coca-Cola theo dữ liệu của Đại hội Sales và Marketing Việt Nam 2016: Chi phí biến đổi cố địn và
h ảnh hưởng đến các quyết định đầu ra của công ty ở một mức độ lớn.
Một số ví dụ về chi phí biến đổi mà Coca Cola phải chịu bao gồm chi phí lao động, nguyên liệu,
đóng gói, vận chuyển và giao hàng. Trong đó, chi phí sản xuất có ảnh hưởng quan trọng đến lợi
nhuận và sự phát triển của công ty. Nguyên vật liệu là một chi phí biến đổi chính của Coca Cola,
nguyên liệu được sử dụng để đóng chai sản phẩm chiếm một phần lớn trong phân bổ chi phí. Do
đó, Coca-Cola cần đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường nhất
để đóng chai đồ uống của mình. Nguyên liệu chính trong tất cả các sản phẩm của Coca Cola là
đường, bao gồm xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, đường sucrose và mía.
Chi phí vận chuyển và giao hàng phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và giá nhiên liệu (Hình 1). 19
Hình 1: Hệ thống và chuỗi giá trị của Coca-Cola. (Công ty Coca-Cola, 2018)
Một số ví dụ về chi phí cố định mà Coca Cola phải chịu bao gồm chi phí thuê nhà máy đóng
chai, tiền lương cho hàng nghìn nhân viên, chi phí bảo trì nhà máy và thiết bị, bảo hiểm và chi
phí quảng cáo. Trong khi chi phí vận chuyển và sản xuất nhìn chung bị ảnh hưởng bởi tình hình
kinh tế thế giới, chi phí quảng cáo phần lớn bị chi phối bởi khía cạnh xã hội, các công ty sẽ tiếp
tục quảng cáo sản phẩm của họ cho dù sản lượng thấp hay cao. Chi phí quảng cáo bao gồm
quảng cáo trên tạp chí, bảng hiệu, xác nhận người nổi tiếng,… 20 PHẦN 3:
MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA COCA-COLA VÀ YẾU TỐ
KIM CHỈ NAM CỦA DOANH NGHIỆP
1. Mô hình kinh doanh
2. Yếu tố kim chỉ nam đưa doanh nghiệp đến sự thành công
Marketing của Coca-Cola
Coca-Cola | Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ (Gifting)
Kết Nối Nhà Nhà, Tết Thêm Rộn Rã
Coca-Cola Vietnam | Trao Coca-Cola, trao giai điệu hứng khởi (Teasing) SHARE A COKE VIETNAM
Quảng cáo dự án Share a coke tại Việt Nam 2014 (source From Internet)
Là một công ty với tuổi đời lên đến hơn 100 năm, trong hơn một thế kỷ tồn tại, điểm mấu chốt
tạo nên sự thành công của Coca Cola cho đến tân thời điểm bây giờ chính là ở khả năng
Marketing của công ty. Điều này không chỉ đúng ở quy mô toàn thế giới, mà đây cũng là điểm
mấu chốt, làm kim chỉ nam đưa Coca Cola sống sót và thành công ở thị trường Việt Nam sau
năm 1994. Ở thị trường Việt Nam nói riêng, trên mỗi sản phẩm bán ra, chi phí cho marketing,
quảng cáo của Coca Cola chiếm tới gần hơn 50%. 21
Marketing là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến cả mô hình kinh doanh.
Có thể thấy được mối quan hệ mật thiết của Marketing với những giai đoạn khác của mô hình kinh doanh
Đầu tiên, với phân khúc thị trường/ khách hàng, Marketing đã đưa ra những chiến
lược hoàn hảo để nhắm tới những thị trường tiềm năng và cụ thể là những đối tượng tiêu dùng
trung thành. Việc nghiên cứu trên phương diện địa lý, độ tuổi, giới tính đã giúp Coca-Cola đạt
được mong muốn của công ty khi tiến vào những thị trường mới.
Đồng thời đến với quan hệ khách hàng, có thể thấy rất rõ được rằng Coca-Cola đã sử
dụng Marketing để gắn kết quan hệ của công ty với khách hàng bằng cách tạo ra những chiến
dịch với thông điệp ý nghĩa. Điển hình ta có thể nói đến như “Share a coke", “Tết vẹn yêu
thương”. Qua mỗi chiến dịch, không chỉ gia tăng được độ nhận diện mà còn đem lại được cảm
giác gần gũi, đáng tin tưởng và gia tăng khách hàng tiềm năng trong tương lai. Việc Coca-Cola 22
rất chú trọng vào quảng cáo đi cùng với những thông điệp ý nghĩa đã tiếp cận gần hơn đến với
người tiêu dùng, mang đến hình ảnh “thương hiệu quốc dân" trong lòng người mua.
Đến với giải pháp và giá trị là lời hứa, cam kết về lợi ích mà một sản phẩm hay thương
hiệu sẽ cung cấp đến khách hàng. Với sứ mệnh của thương hiệu là “Đổi mới Thế giới và Làm
nên Sự khác biệt" Coca-Cola đã đa dạng hoá sản phẩm và đưa ra những chiến lược Marketing
hợp lý cho từng sản phẩm cùng những thông điệp thiết thực như “Tái chế và bảo vệ môi trường"
cũng như cố gắng thay đổi thành phần trong sản phẩm để mang đến những sản phẩm chất lượng,
tốt nhất và bớt những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Với các đối tác chính, Marketing được thể hiện ở các đối tác quảng cáo (Ad agency) - là
một công cụ để khách hàng biết đến Coca Cola từ các phương tiện truyền thông đa dạng khác nhau.
Điều hiển nhiên Marketing là một trong những hoạt động chính của doanh nghiệp Coca-
Cola, ngoài việc sản xuất và đóng chai sản phẩm thì Marketing chính là công cụ để đưa và quảng
bá sản phẩm gần gũi hơn đến khách hàng.
Coca-Cola luôn đầu tư mạnh tay cho các chiến lược quảng bá sản phẩm của hãng. Chi
phí quảng cáo chiếm 59,8% giá bán của một lon Coca-Cola. Nếu bạn để ý, hầu như ở các cửa
hàng bán lẻ hay các siêu thị, sản phẩm của Coca Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt
hoặc những nơi bắt mắt như đảo sản phẩm để thu hút khách hàng. Các TVC của Coca Cola cũng
thường xuất hiện vào các khung giờ vàng 17h-21h trên các đài truyền hình quốc gia. Các hoạt
động khuyến mãi, tặng phẩm,...cũng thường xuyên xuất hiện ở siêu thị để kích thích người dùng mua hàng.
Các chiến dịch truyền thông nổi bật của Coca Cola
Đặc biệt, Coca Cola thường chi lớn vào quảng cáo trong các dịp Tết khi nhu cầu đồ uống giải
khát tăng bằng những chiến dịch với thông điệp đặc trưng của mình: Tết là gắn kết, là yêu
thương từ những điều giản dị. Tại Việt Nam, Coca-Cola có lẽ là một trong những thương hiệu
làm tốt ấn tượng nhất trong các chiến dịch truyền thông mùa Tết luôn gắn liền với hình ảnh cánh én vàng. 23
Chiến dịch truyền thông lịch sử - Share a Coke:
Bắt đầu từ Úc và nhanh chóng lan rộng đến 123 quốc gia, chiến dịch Share A Coke của Coca-
Cola nhanh chóng “hạ gục” trái tim của rất nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới. Đây không chỉ đơn
thuần là một chiến dịch quảng bá mà đã trở thành những “cầu nối” hạnh phúc với nhau trong khi
thế giới mạng đang khiến giới trẻ ngày càng… lười gặp gỡ.
Tại Việt Nam, chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” gây
được tiếng vang rất lớn. Video quảng cáo “Share a coke” chỉ sau một ngày đưa lên Youtube đã
khiến hàng triệu người phải rơi nước mắt với lời nhắn nhủ: “Niềm vui chỉ đến khi ta biết quan
tâm, hãy gửi đến họ bằng những lời cảm ơn chân thành nhất.” Những chai Coca-Cola in tên
người dùng đã trở thành cơn sốt, trở thành hiện tượng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội.
Coca-Cola ra mắt tới 95 phiên bản bao bì khác nhau gồm 8 mối quan hệ gia đình, 67 tên riêng và
20 cá tính độc đáo. Đi kèm đó, hãng còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội thú vị. 24
Phát biểu về chương trình, ông Aneek Ahmed, Giám đốc Truyền thông Tích hợp Coca-
Cola khu vực Đông Dương cho hay: “Là nhãn hàng hướng đến niềm vui và hạnh phúc, chúng tôi
tin rằng đưa tên riêng của người tiêu dùng lên bao bì sản phẩm là một ý tưởng thú vị và thiết
thực. Nhìn thấy tên mình xuất hiện bên cạnh logo Coca-Cola – thương hiệu đồ uống giá trị nhất
thế giới suốt 128 năm qua, sẽ mang lại niềm vui bất ngờ cho mọi người. Qua đó, chúng tôi mong
muốn mang đến một mùa hè nhiều ý nghĩa và thêm kết nối trên khắp Việt Nam.”
Chiến dịch đã nhận được 18 triệu lượt xem trên các kênh mạng xã hội. Lượng truy cập
vào các trang Fanpage của Coca-Cola tăng 870%. 378.000 chai Coca-Cola với những tên riêng
trên vỏ chai được tung ra thị trường. Thậm chí nhiều người phải xếp hàng chờ được in tên lên
chai Coca hay tìm kiếm các gian hàng trong siêu thị chỉ để tìm thấy chai Coca mang tên mình.
Đây chỉ là một trong rất nhiều chiến lược sáng tạo mà Coca-Cola đưa ra. Có thể nói sáng
tạo đã giúp Coca-Cola tạo nên sự khác biệt và đem lại thành công. Do vậy, Marketing hay khả
năng tiếp thị cũng là một nguồn lực không thể thiếu đã làm cho Coca cola là nhãn hiệu số một
trên thế giới. Đây cũng là nước ngọt giải khát có gas số 1 thế giới, là nhãn hiệu toàn cầu được
98% dân số thế giới biết đến. Coca Cola cũng đã chính thức tuyên bố: thương hiệu Coca cola của
hãng là thuật ngữ được hiểu nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau từ “okay”
Định giá khuyến mãi: Trong các dịp lễ, Tết, giá của Coca Cola thường được giảm giá khá nhiều
với các dòng bán theo số lượng lớn như lốc, thùng, cùng với đó là những vật phẩm khuyến mãi
nhằm tạo động lực cho họ đẩy nhanh các sản phẩm đồ uống của công ty ra thị trường khi nhu cầu
của thị trường đang tăng. -
Công ty Coca-Cola Việt Nam vừa khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn quốc
dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời”.Điểm khác biệt của
chương trình này với các chương trình khuyến mãi thông thường là tinh thần chủ đạo
“Chung hưởng niềm vui” dành cho nhóm bạn hơn là một cá nhân. -
Tinh thần này được thể hiện từ cách thức trúng thưởng: ghép đôi các nắp chai hay khoen
lon để trúng thưởng đến những giải thưởng mà giới trẻ yêu thích. Khách hàng khi uống
các sản phẩm chai và lon nước giải khát được sản xuất bởi Coca-Cola Việt Nam như
Coca-Cola, Fanta Cam, Sprite, Samurai, Thums Up sẽ có cơ hội trúng thưởng các giải
hấp dẫn như xe Piaggio LXV 125, điện thoại di động Sony Ericsson W700i, đồng hồ và áo thun Coca-Cola… 25
Khi bạn có một chiến lược Marketing sáng tạo, độc đáo thì không nghĩa nào doanh thu,
lợi nhuận thu về thấp. Tuy nhiên, đến năm 2015 - sau 20 năm hiện diện tại VN, Coca Cola mới
lần đầu tiên đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, khi công ty này lần đầu báo lãi. Nhưng chính nhờ
chiến dịch “Share a coke” được bắt đầu vào năm 2014 đã minh chứng cho điều trên.
Nhận biết được Marketing rất quan trọng, mỗi năm các khoản đầu tư của Coca Cola vào
những thị trường truyền thống luôn chiếm từ 70% – 80% trên tổng đầu tư của hãng. Những
khoản đầu tư này đa phần đều dành nhiều hơn cho khâu quảng cáo. Nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm cũng như các chiến lược marketing khác. Định hướng mục tiêu của Coca Cola luôn là
khách hàng khi nhắc đến đồ uống nước ngọt. Thì sẽ phải nhớ ngay đến các sản phẩm của Coca
Cola sản xuất. Đặc biệt, Coca Cola không hề tiếc các khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho
những Hợp đồng quảng cáo lớn. Rất nhiều khách hàng rất ấn tượng với các quảng cáo của
CocaCola. Từ đó ấn tượng luôn cả với đồ uống của hãng. 26 PHẦN 4:
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://vi.n.wikipedia.or g 2. https://www
.cocacolavietnam.com/coca-cola-vietnam 3. https://www .coca-colacompany.com/
4. Comparative analysis of marketing segmentation, tar
geting strategy between Pepsi vs Coca Cola in Asia
5. See Comparative analysis of marketing segmentation, targeting strategy bet ween Pepsi vs Coca Cola in Asia
6. See raKanzleiMarketing - Coca Cola Light vs. Coca Cola Zero 7. See U.S. Food and Drug Administration 8. See Romeo Regenass ,
Tagesanzeiger- Coca-Cola lobbyierte und taktierte, bis die EU das Ampelsystem kippte
9. wikiinvest - Coca-Cola Company (KO) 10. Foodprocessing-technology
.com - Coca Cola Bottling Plant, United Kingdom
11.See Modern Russia - New production facility for Coca-Cola in Russia
12. See forbes.com - Coca Cola Co Ratios and Returns
13. Basic Economics - Oligopoly Market structure 14. See Ksingh/Elisabeth
Wistrom - The Cola War: Coke’s Porter's Five Force Model 15. https://www
.semtek.com.vn/value-proposition-la-gi/ 27