Mô hình thương mại điện tử B2B của Dell - B2B Marketing | Đại học Hoa Sen
Mô hình thương mại điện tử B2B của Dell - B2B Marketing | Đại học Hoa Sen được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
CASE STUDY 1
Mô hình thương mại điện tử B2B của Dell.
Phần lớn doanh thu của Dell từ B2B, trong khi B2C được thực hiện qua quy trình
tương đối chuẩn hóa (catalogue, giỏ mua hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng...) các
giao dịch B2B được hỗ trợ nhiều dịch vụ hơn.
Dell cung cấp cho hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ khách
hàng đặc biệt (Premier Dell service).
Ngoài ra; British Airways (BA) sử dụng Dell như đối tác chiến lược. Dell cung
cấp hai hệ thông mua sắm trực tuyến cho BA, qua đó cho phép BA theo dõi, mua
và kiểm tra các đơn hàng qua website đã được Dell customize phù hợp với BA.
Tại website, BA có thể lựa chọn cấu hình máy tính khác nhau sao cho phù hợp với
từng bộ phận kinh doanh của mình. Nhân viên của BA thông qua hệ thống được
kết nối với hệ thống của Dell cũng được phép lựa chọn và đặt mua máy tính phù
hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Dell cũng sử dụng mô hình này khi mua thiết bị, linh kiện từ các nhà cung cấp của
mình, đây là mô hình e-collaboration. E-Collaboration
Dell sử dụng hệ thống rất nhiều nhà cung cấp do đó nhu cầu liên lạc và phối hợp
giữa các đối tác rất lớn.
Dell cũng sử dụng của các công ty logistics để nhận, lưu kho và vận chuyển linh
kiện, thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau.
Dell sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và web để chia xẻ thông tin giữa các
đối tác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho
Các nỗ lực integration (B2Bi) của Dell bắt đầu từ năm 2000, khi đó Dell sử dụng
PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm
webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh
nghiệp (ERP-enterprise resource planning) của khách hàng, hệ thống mua hàng
trực tuyến của Dell với các đối tác sản xuất và thương mại . Dell đã xây dựng
được hệ thống thông tin với 15.000 nhà cung cấp dịch vụ trên khắp thế giới.
Dịch vụ khách hàng điện tử (e-Customer Service)
Dell sử dụng rất nhiều công cụ và phương tiện điện tử nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất:
- Dell cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24.7 cũng như dịch vụ quay số
trực tiếp cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Các dịch vụ hỗ trợ đa dạng từ xử lý
sự cố, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp, downloads, tin tức, công nghệ mới... FAQs,
thông tin tình trạng thực hiện đơn hàng, “my account”, diễn đàn để trao đổi thông
tin, công nghệ và kinh nghiệm, bản tin và các hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách hàng khác.
- Sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu (data mining tools), Dell có thể phân tích
và tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu và hành vi của khách hàng từ
đó có kế hoạch và giải pháp phục vụ tốt hơn.
Thương mại điện tử trong nội bộ doanh nghiệp (Intrabusiness EC)
Để nâng cao khả năng sản xuất theo đơn hàng (build-to-order), nâng cao độ chính
xác của dự đoán nhu cầu và hiệu quả trong dự trữ để sản xuất, giảm thời gian từ
khi đặt hàng đến khi giao hàng (order-to-delivery), nâng cao dịch vụ khách hàng
Dell hợp tác với Accenture để xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung cấp (SCM-
supply chain management). Hiện nay hệ thống này được sử dụng tại tất cả các nhà
máy của Dell trên khắp thế giới cho phép Dell có thể thích nghi với môi trường
kinh doanh và công nghệ biến đổi nhanh đồng thời duy trì được hiệu quả hoạt động cao nhất.
Dell cũng đã tự động hóa việc lập kế hoạch sản xuất, dự đoán nhu cầu, quản trị
kho qua sử dụng công nghệ thông tin và mô hinh e-supply chain. CASE STUDY 2
Nền tảng thương mại điện tử có lượng truy cập website cao nhất Đông Nam Á với 89
triệu/tháng, thậm chí tổng lượt truy cập của Lazada và Tiki cộng lại chỉ bằng một nửa số
lượng của Shopee (theo iPrice, 2021). Số lượng tài khoản đang hoạt động trên Shopee
tích lũy trong năm 2022 là hơn 160 triệu tài khoản. Số lượng tài khoản bán hàng đang
hoạt động trên Shopee là khoảng 6 triệu tài khoản. Trong đó có sự tham gia của hơn
7.000 thương hiệu và nhà phân phối – bán lẻ từ khắp nơi trên thế giới. Shopee là nền tảng
thương mại điện tử đa quốc gia có mặt tại 7 quốc gia châu Á. Mô hình kinh doanh của
Shopee được phát triển trên 3 nền tảng: C2C, B2C và B2B. Đặc biệt, mô hình kinh doanh
của Shopee khi vào thị trường Việt Nam (tháng 8/2016) là C2C – Consumer to
Consumer. Điều này có nghĩa là Shopee chỉ là kênh trung gian giúp các cá nhân mua bán,
trao đổi hàng hóa với nhau.
Cho đến nay, mô hình C2C của Shopee đã phát triển rất thành công. Bằng chứng cho điều
này là việc Shopee đã tạo dựng được mạng lưới bán hàng xuyên quốc gia rộng khắp. Số
lượng người tham gia mua bán trên Shopee đông đảo khiến bất kỳ trang thương mại điện tử nào cũng muốn có.
Tuy nhiên, từ nền tảng của mô hình kinh doanh C2C, Shopee đã mở rộng hơn nữa mô
hình kinh doanh B2C của Shopee – Business to Consumer. Với mô hình kinh doanh này,
Shopee trở thành trung tâm kết nối giữa doanh nghiệp và người mua hàng. Mô hình kinh
doanh của Shop thể hiện rõ qua sự phát triển của Shopee Mall, được thành lập vào năm 2017.
Điểm mạnh của Shopee Mall là Shopee cam kết đảm bảo mọi sản phẩm trong Shopee
Mall đều là hàng chính hãng và được cung cấp bởi các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.
Ngoài ra, mô hình B2B – Business to Business không phải là mô hình hoạt động chính
thức do Shopee phát triển. Tuy nhiên, mô hình B2B vẫn hiện diện trên Shopee dưới hình
thức bán sỉ. Từ Shopee, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối, v.v. có
thể hợp tác để cùng nhau kinh doanh hoặc tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh nhất trên thị trường.