Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

lOMoARcPSD| 40660676
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
Học phần: Lí luận văn học
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
Tóm tắt:
Timothy Corrigan, một nnghiên cứu phê bình điện ảnh đã lời nhận xét
như thế này: “Lich sử quan hệ giữa phim ảnh và văn học là một lịch sử u ghét lẫn
lộn, đương đầu phụ thuộc lẫn nhau”. Quả thực là như vậy, mối quan hệ giữa văn
học và điện ảnh không thể và cũng không bao giờ phân định một cách rạch ròi qua
những lý thuyết khô cứng, cũng không thể đồng nhất chúng trong một lĩnh vực hay
một phạm trù nhất định phải nhìn trong mối quan hệ khăng khít như những
người bạn đồng nh trên bước đường nghệ thuật bất tận. Minh chứng qua việc phân
tích tiểu thuyết “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” của nữ c giả người Mỹ Delia
Owens(2018) và bộ phim cùng tên của đạo diễn Olivia Newmen(2022).
A. MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về những quan hệ giữa văn học điện ảnh, cụ thể việc
chuyển thể một tác phẩm điện ảnh từ một tác phẩm văn học; làm hai loại
hình nghệ thuật trên có những điểm giống và khác nhau gì; tác động lẫn nhau
như thế nào. Từ đó làm rõ vai trò mối quan hệ này đối với việc tạo dựng môi
trường nghệ thuật hài hòa và đa dạng.
2. Những nội dung chính
Phần 1: Điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học và điện ảnh Phần
2: Văn học trong điện ảnh và điện ảnh trong văn học
Phần 3: Mối quan hệ giữ văn học và điện ảnh trong tác phẩm
“Xa ngoài kia nơi loài tôm hát”
B. NỘI DUNG
1. Điểm tương đồng và khác biệt giũa văn học và điện ảnh
1.1. Điểm tương đồng
lOMoARcPSD| 40660676
Cả văn học điện ảnh đều những loại hình mang tính tổng hợp
cao. Do chất liệu của văn học là ngôn từ, là cái kho vô tận giúp người đọc
hình dung mọi sự vật hiện tượng của thế giới dù vô hình hay hữu hình nên
văn học có thể tái dựng lại bất kỳ hình tượng bộ môn nghệ thuật nào bằng
cách chuyển dịch hình tượng ấy thành hình tượng ngôn từ theo cách của
riêng nó. Không phải ngẫu nhiên văn học được coi một loại hình
nghệ thuật đặc biệt, thậm chí còn được đặt sánh ngang với tất cả các
loại hình nghệ thuật còn lại. Có một ví von khá hay như thế này: “Nếu coi
thế giới nghệ thuật một nguyên tử thì văn học hạt nhân các loại
hình nghệ thuật khác chính các electron xoay quanh ’. Nhà mỹ học
dân chủ cách mạng Nga Bêlinxki cũng khẳng định rằng: “Thơ văn là loại
hình nghệ thuật cao cấp nhất... Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của con
người mà lời nói vừa âm thanh vừa là bức tranh vừa là khái niệm. Do vậy,
thơ ca mang trong mình tất cả các yếu tố của các nghệ thuật khác, nó như
đồng thời sử dụng không tách rời phương thức của tất cả c loại hình nghệ
thuật riêng biệt. Thơ văn chính toàn bộ nghệ thuật”. Như vậy để thấy
rằng, văn học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong gia đình nghệ
thuật.
Điện ảnh loại hình nghệ thuật ra đời muộn nhất. Như người em
út trong gia đình nên được thừa hưởng rất nhiều từ các bộ môn nghệ
thuật đi trước. Nhà luận điện ảnh nổi tiếng Canudo đã đặt cho nó cái tên
“Nghệ thuật thứ 7” cho rằng điện ảnh tổng hợp của tất cả 6 nghệ thuật
trước đó. Trong một tác phẩm điện ảnh, chúng ta thể được nghe âm
thanh, nhịp điệu của âm nhạc; cảm nhận được từ tính của thơ văn; nhìn
ngắm, thưởng thức được màu sắc đường nét của hội họa, điêu khắc, kiến
trúc cả kịch. Sự kết hợp tuyệt vời này đã tạo nên một bản a tấu
hoàn hảo trên sân khấu chung nghệ thuật.
1.2. Điểm khác biệt
Đều là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp nhưng văn học điện
ảnh lại có những đặc trưng riêng. Nếu như văn học là loại hình nghệ thuật
mang tính tổng hợp gián tiếp thì điện ảnh lại là loại hình nghệ thuật mang
tính tổng hợp trực tiếp. Bởi văn học chất liệu ngôn từ nên những hình
tượng xây dựng chỉ thể tác động đến giác quan người đọc một
cách gián tiếp, trực quan. Khác với văn học, điện ảnh lại mang tính tổng
hợp trực tiếp nghĩa hình tượng điện ảnh vừa thể tác động trực tiếp
đến các giác quan như thị giác, thính giác của người xem vừa có khả năng
lOMoARcPSD| 40660676
biểu hiện đời sống nội tâm phong phú của con người, khiến hiện lên ngay
trong tâm thức người xem những hình ảnh trực quan chứ không phải cố
gắng tưởng tượng hình dung như văn học. Nhưng chung quy, dù tổng
hợp trực tiếp hay gián tiếp thì mỗi loại hình đều những điểm mạnh
điểm yếu riêng.
Một điểm khác biệt nữa giữa văn học và điện ảnh chất liệu. Các hình
tượng của văn học được thể hiện qua hệ thống ngôn từ. Ngôn từ không
phải vật chất chỉ là hiệu của vật chất, hay nói cách khác ngôn t
mang tính phi vật thể nên đối tượng phản ánh của rất rộng. vậy
quy định nên những đặc trưng của văn học. Trước hết tính hình tượng
gián tiếp, nghĩa là những hình tượng văn học không tác động trực tiếp đến
giác quan người. Tiếp đến, hình tượng văn học không bị giới hạn vkhông
gian thời gian như những loại hình nghệ thuật khác. Ngoài ra, ngôn từ
còn gắn chặt với duy như hai mặt của một tờ giấy, một công cụ trực
tiếp của duy nghĩa là có thể truyền tải trực tiếp được suy nghĩ, tình cảm,
tư tưởng của hình tượng trong một quá trình dài và từ đó thăm dò khai m
thế giới bên trong con người lách vào những tầng sâu trong tâm tượng mà
không một ngành nào thể chạm tới được. Khác với văn học, chất liệu
xây dựng nên hình tượng của điện ảnh sự kết hợp giữa hình ảnh, âm
thanh, diễn xuất ca diễn viên... mang tính vật thể nên có thể tác động trực
tiếp đến tri giác gây tác động mạnh thu hút đối với người xem. Vậy nên,
một tác phẩm điện ảnh vài tiếng ràng thu hút hơn một cuốn sách vài
trăm tới vài nghìn trang. Nắm bắt được tâm lý ấy của khán giả, những nhà
làm phim đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm
văn học. Nhưng bên cạnh đó điện ảnh cũng vấp phải khá nhiều hạn chế
một trong số đó là khi người xem tiếp nhận những hình ảnh trực quan trên
phim một cách thụ động sẽ làm giảm đi tính sáng tạo cũng nkhả năng
tưởng tượng.
2. Văn học trong điện ảnh và điện ảnh trong văn học
2.1. Văn học trong điện ảnh
Như đã phân tích những phần trước, điện ảnh loại hình nghệ
thuật ra đời sau nên tiếp nhận kế thừa khá nhiều yếu ttừ các loại
hình khác và trong đó văn học. Điện ảnh đã kế thừa cốt truyện, tưởng,
cảm hứng cũng như các thủ pháp nghệ thuật trong văn học Vậy nên, văn
học chính một kho tàng chất liệu tận vững chắc đcác nhà làm
lOMoARcPSD| 40660676
phim tham khảo chuyển thể lên màn ảnh nhỏ. Minh chứng đã có rất
nhiều những tác phẩm điện ảnh hay bom tấn đều lấy chất liệu từ văn học
như Cuốn theo chiều gió”,” Đồi gió hú”, “Nhũng người khốn khổ”, “Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh”,... Văn học một nguồn tài nguyên quý giá
nhưng câu hỏi là làm thế nào để khai thác rồi chế tác đ trở lên tỏa sáng
trên màn ảnh. Điều này đòi hỏi tài năng của người đạo diễn biên dịch
cùng kỹ năng diễn xuất của diễn viên. Một tác phẩm điện ảnh ra đời đòi
hỏi vừa phải giữ được những thứ bản chất, tinh túy, cốt lõi của tác phẩm
văn học, vừa phải sáng tạo theo chất riêng của điện ảnh chứ không phải
nguyên nội dung từ văn học lên màn ảnh. Bên cạnh đó, phim chuyển thể
từ tác phẩm văn học bao giờ cũng gánh một áp lực so sánh từ độc giả
khán giả. Cũng vì văn học ra đời trước đã tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng
độc giả nên khi điện ảnh tiếp nối nhận từ độc giả sự kỳ vọng rất lớn. Bộ
phim quá khác nguyên tác hay không thể lột tả được nội dung tác phẩm t
đều khiến người xem khó lòng tiếp nhận. Bởi vậy văn học điện ảnh
mối quan hệ liên đới, tác phẩm văn học nổi tiếng thì tạo sức hút cho điện
ảnh ngược lại, tác phẩm điện ảnh hay sẽ tạo nên sức sống mới cho tác
phẳm, thậm chí còn là một phương thức quảng cáo cho văn học.
2.2. Điện ảnh trong văn học
Không chỉ điện ảnh tiếp thu chất liệu, cảm hứng, kinh nghiệm, các thủ
pháp nghệ thuật từ văn học mà văn học cũng đang không ngừng tiếp nhận
học tập những tính chất mới từ điện ảnh. Các thủ pháp điện ảnh đang
dần xâm nhập vào văn học chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống
văn học. Điển hình như thủ pháp cắt gián lắp ghép các đoạn văn(montage),
viết hình ảnh như kịch bản phim. Nhờ vậy mà văn học có thể xáo trộn, cắt
ghép các trang không gian, thời gian, các biến cố sự kiện lắp ghép lại
chúng theo một trình tự mới. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến trong các
tác phẩm văn học hiện đại, ví dụ như: tiểu thuyết “Người tình” của cao
Marguerite, “Cao lương đỏ” “Rừng xanh đỏ” của Mạc Ngôn hay
các tác phẩm của Trọng Phụng. Nhờ thủ pháp vay mượn từ điện ảnh
người đọc khi đọc tác phẩm văn học cảm giác như thấy được
nghe được những gì mà chúng ta thường trực tiếp thu nhận được khi xem
một bộ phim.
Như vậy, thể khẳng định lại rằng văn học điện ảnh mối quan
hệ liên đới, gắn tác động qua lại lẫn nhau như hai người bạn đồng
lOMoARcPSD| 40660676
hành trên bước đường nghệ thuật. Nhưng về bản chất vẫn là hai loại hình
khác nhau, vừa độc lập vừa gắn bó tạo nên đời sống nghệ thuật phong phú
và hài hòa. Chính cuộc bén duyên của hai bmôn nghệ thuật này đã đem
đến cho công chúng những tác phẩm điện ảnh xuất sắc, những món ăn tinh
thần bổ ích.
3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua tác phẩm Xa ngoài kia nơi
loài tôm hát
Đi sâu phân tích việc chuyển thể bộ phim điện ảnh “Xa ngoài kia nơi
loài tôm hát” ca nữ đạo diễn Olivia Newman tcuốn tiểu thuyết cùng tên
của nhà văn Delia Owens. Tiểu thuyết này là tác phẩm đầu tay của nữ n
văn được xuất bản năm 2018. Cuốn sách đạt được thành công vượt mong
đợi, đã bán được 17 triệu bản trên toàn thế giới trở thành một trong
những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại. Vấn đề đặt ra tác phẩm
điện ảnh chuyển thể có thể vượt qua được cái bóng quá lớn của nguyên tắc
hay không. Và bộ phim “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” đã làm được điều
đó. Bộ phim ra mắt vào tháng 7/2022 nhận được cơn mưa lời khen từ
giới chuyên môn và khán giả quốc tế khi đã nắm bắt được linh hồn và trái
tim của cuốn tiểu thuyết, lột tđược câu chuyện sinh tồn của gái trẻ Kya
ở vùng đồng lầy Bắc Caronila, từ khao khát tình thân đến tình yêu và câu
chuyện trinh thám đầy bí ẩn. Bản điện ảnh bám khá sát bản ở gốc khi vẫn
giữ nguyên những tình tiết chính của cốt truyện, hệ thống các nhân vật
nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều điểm sáng tạo như sự kiện được sắp xếp
theo một trật tự mới, một số chi tiết được thêm vào và một số khác bị lược
bỏ. Điện ảnh là sự tiếp thu có sáng tạo chứ không phải là sao chép nguyên
tác. Bên cạnh những đánh giá tích cực thì bộ phim cũng vấp phải không ít
những ý kiến trái chiều. Giới phê bình cho rằng, bộ phim mới chỉ dựng
được phần “xác” của câu chuyện thiếu hẳn phần hồn với những biểu
tượng ẩn dụ sâu sắc, chất liệu làm nên thành công của cuốn tiểu thuyết.
Thay vì mở đầu bằng cuộc sống khi còn của Kya đồng lầy thì bphim
lại mở đầu bằng cái chết trong đầm lầy của Chase Andrews, từ đây cuộc
đời của cô được hé lộ qua nhiều đoạn hồi tưởng. Điều này làm mất đi tính
thi vị của tác phẩm. Câu chuyện tình cảm của Kya với 2 người đàn ông
dường như trung tâm của bộ phim, những thước phim vkhung cảnh
tuyệt đẹp nơi đầm lầy như thế với cổ tích, cô gái Kya sống một mình trong
đầm lầy tnhỏ nhưng lại hiện lên một người phụ nxinh đẹp cùng gu
ăn mặc như một nàng thơ. Nhà phê bình Clarisse Loughrey đùa rằng nữ
lOMoARcPSD| 40660676
chính giống với người nổi tiếng tìm về vùng quê để trải nghiệm cuộc sống
hơn một đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi. Tất cả những điều này khiến người
xem cảm giác như đang xem một bộ phim tình cảm lãng mạn hơn
một dự án trinh thám bí ẩn. Bộ phim nhận được khá ít đánh giá tích cực t
giới phê bình, đa snhận xét rằng ê kíp không đủ sức biến tiểu thuyết thành
một bộ phim hay. Tuy nhiên xét trên lập trường trung lập thì không thể so
sánh tác phẩm điện ảnh hay hay dở hơn tiểu thuyết gốc bởi đây là hai loại
hình nghệ thuật hoàn toàn khác nhau. Cần phải có cái nhìn rạch i thì việc
thưởng thức các tác phẩm này mới trở nên khách quan dễ dàng hơn.
Như tiến sĩ Đào Na đã nói: “Khi dùng từ cải biên tmang ý nghĩa thay
đổi. Nếu thay đổi tại sao mình phải đi so sánh nó giống hay khác theo các
tác phẩm. Lúc nào khán giả cũng 2 xu hướng: bộ phim này hay hoặc dở
hơn tác phẩm văn chương. bản đã quên mất đó 2 thể loại khác nhau.
Văn chương ngôn ngữ của văn chương điện ảnh ngôn ngữ của
điện ảnh”.
C. KẾT LUẬN
Văn học điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật khác nhau nhưng
chúng có điểm chung và gặp gỡ nhau ở cốt truyện, nội dung hay nghệ
thuật...Bên cạnh đó, hai loại hình này mối quan hệ gắn khăng
khít, ảnh hưởng, hỗ trợ học tập lẫn nhau. Văn học mảnh đất màu
mở cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho điện ảnh đồng thời cũng
vay mượn một số thủ pháp đặc trưng của điện ảnh để làm cho tác
phẩm trở nên độc đáo hấp dẫn hơn. Điện ảnh giúp văn học sống lại
nhưng ở một thể loại mới. “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” được Olivia
Newman chuyển thể thành công, đây thực smột bộ phim ấn tượng
và đáng xem.
Mở rộng: Câu chuyện được truyền tải đã đem đến cho ta nhiều bài học q
giá về sức chiến đấu mạnh mẽ của nữ quyền trong hội dầy rẫy những
định kiến nam tính độc hại, cách con người trao gửi tình yêu cho
nhau, những kiến thức sinh học thú vị được lồng ghép, ý nghĩa về nhan đề
kết thúc của tác phẩm mang thông điệp khiến ta phải suy ngẫm. Đặc
biệt nếu tìm hiểu về tác giả Delia Owens, chúng ta sẽ biết rằng vừa
nhà động vật học bảo tồn động vật. Nhân vật Kya dường như chính
tác giả, tất cả câu nói của mẹ Kya đều là những câu nói cảu mẹ tác giả nói
với lúc trước, thậm chí cũng từng bị cáo buộc giết người nỗ lực
lOMoARcPSD| 40660676
bảo tồn động vật hoang dã ở đất nước Đông Phi. Viết về Kya nhưng có lẽ
tác giả đang viết về cuộc đời của chính mình.
Danh mục tài liệu tham khảo:
[1] Bình Nguyên. (2021, February 2). Điện Ảnh và văn học: Một mối
duyên lành. Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập. Retrieved March 31,
2023, from https://doanhnghiephoinhap.vn/dien-anh-va-van-hoc-mot-
moiduyen-lanh.html
[2] Đặng Thế Anh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hoàn. (2017,
January 12). Mối Quan hệ Giữa Văn Học và điện ảnh. Trường CĐSP Lạng
Sơn. Retrieved March 31, 2023, from
https://bak16.lce.edu.vn/vi/news/Tin-tuc-Su-kien-43/moi-quan-he-
giuavan-hoc-va-dien-anh-647.html
r[3] Đỗ Thị Phương Dung. (2020). TỪ VĂN HOC ĐẾN ĐIỆN ẢNH QUA TÔI
THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH. Hà Nội: Nxb Đại
học sư phạm Hà Nội.
[4] Hồ Sơn. (2018, November 23). Khi Văn Học điện ảnh Kết Giao.
Báo An Giang Online. Retrieved March 31, 2023, from
https://baoangiang.com.vn/khi-van-hoc-va-dien-anh-ket-
giaoa235455.html
[5] Phạm Ngọc Hiền. (2011, July 25). “Cánh đồng bất tận” – TỪ Văn
Học đến điện ảnh (Nguyễn Thị HÀ – Trần Anh Tuấn)i. Retrieved March
31, 2023, from http://phamngochien.com/-canh-dong-bat-tan-tu-van-
hocden-dien-anh-nguyen-thi-ha-tran-anh-tuan
[6] Phan Thị Tuyết. (2019). TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA PHIM CHUYỂN
THỂ VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC. Hà Nội: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40660676
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
Học phần: Lí luận văn học
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH Tóm tắt:
Timothy Corrigan, một nhà nghiên cứu phê bình điện ảnh đã có lời nhận xét
như thế này: “Lich sử quan hệ giữa phim ảnh và văn học là một lịch sử yêu ghét lẫn
lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau”.
Quả thực là như vậy, mối quan hệ giữa văn
học và điện ảnh không thể và cũng không bao giờ phân định một cách rạch ròi qua
những lý thuyết khô cứng, cũng không thể đồng nhất chúng trong một lĩnh vực hay
một phạm trù nhất định mà phải nhìn nó trong mối quan hệ khăng khít như những
người bạn đồng hành trên bước đường nghệ thuật bất tận. Minh chứng qua việc phân
tích tiểu thuyết “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” của nữ tác giả người Mỹ Delia
Owens(2018) và bộ phim cùng tên của đạo diễn Olivia Newmen(2022). A. MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về những quan hệ giữa văn học và điện ảnh, cụ thể là việc
chuyển thể một tác phẩm điện ảnh từ một tác phẩm văn học; làm rõ hai loại
hình nghệ thuật trên có những điểm giống và khác nhau gì; tác động lẫn nhau
như thế nào. Từ đó làm rõ vai trò mối quan hệ này đối với việc tạo dựng môi
trường nghệ thuật hài hòa và đa dạng.
2. Những nội dung chính
Phần 1: Điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học và điện ảnh Phần
2: Văn học trong điện ảnh và điện ảnh trong văn học
Phần 3: Mối quan hệ giữ văn học và điện ảnh trong tác phẩm
“Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” B. NỘI DUNG
1. Điểm tương đồng và khác biệt giũa văn học và điện ảnh
1.1. Điểm tương đồng lOMoAR cPSD| 40660676
Cả văn học và điện ảnh đều là những loại hình mang tính tổng hợp
cao. Do chất liệu của văn học là ngôn từ, là cái kho vô tận giúp người đọc
hình dung mọi sự vật hiện tượng của thế giới dù vô hình hay hữu hình nên
văn học có thể tái dựng lại bất kỳ hình tượng bộ môn nghệ thuật nào bằng
cách chuyển dịch hình tượng ấy thành hình tượng ngôn từ theo cách của
riêng nó. Không phải ngẫu nhiên mà văn học được coi là một loại hình
nghệ thuật đặc biệt, thậm chí nó còn được đặt sánh ngang với tất cả các
loại hình nghệ thuật còn lại. Có một ví von khá hay như thế này: “Nếu coi
thế giới nghệ thuật là một nguyên tử thì văn học là hạt nhân và các loại
hình nghệ thuật khác chính là các electron xoay quanh nó’. Nhà mỹ học
dân chủ cách mạng Nga Bêlinxki cũng khẳng định rằng: “Thơ văn là loại
hình nghệ thuật cao cấp nhất... Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của con
người mà lời nói vừa âm thanh vừa là bức tranh vừa là khái niệm. Do vậy,
thơ ca mang trong mình tất cả các yếu tố của các nghệ thuật khác, nó như
đồng thời sử dụng không tách rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ
thuật riêng biệt. Thơ văn chính là toàn bộ nghệ thuật”. Như vậy để thấy
rằng, văn học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong gia đình nghệ thuật.
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật ra đời muộn nhất. Như là người em
út trong gia đình nên nó được thừa hưởng rất nhiều từ các bộ môn nghệ
thuật đi trước. Nhà lý luận điện ảnh nổi tiếng Canudo đã đặt cho nó cái tên
“Nghệ thuật thứ 7” vì cho rằng điện ảnh là tổng hợp của tất cả 6 nghệ thuật
trước đó. Trong một tác phẩm điện ảnh, chúng ta có thể được nghe âm
thanh, nhịp điệu của âm nhạc; cảm nhận được từ tính của thơ văn; nhìn
ngắm, thưởng thức được màu sắc đường nét của hội họa, điêu khắc, kiến
trúc và cả vũ kịch. Sự kết hợp tuyệt vời này đã tạo nên một bản hòa tấu
hoàn hảo trên sân khấu chung nghệ thuật.
1.2. Điểm khác biệt
Đều là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp nhưng văn học và điện
ảnh lại có những đặc trưng riêng. Nếu như văn học là loại hình nghệ thuật
mang tính tổng hợp gián tiếp thì điện ảnh lại là loại hình nghệ thuật mang
tính tổng hợp trực tiếp. Bởi văn học có chất liệu là ngôn từ nên những hình
tượng mà nó xây dựng chỉ có thể tác động đến giác quan người đọc một
cách gián tiếp, trực quan. Khác với văn học, điện ảnh lại mang tính tổng
hợp trực tiếp nghĩa là hình tượng điện ảnh vừa có thể tác động trực tiếp
đến các giác quan như thị giác, thính giác của người xem vừa có khả năng lOMoAR cPSD| 40660676
biểu hiện đời sống nội tâm phong phú của con người, khiến hiện lên ngay
trong tâm thức người xem những hình ảnh trực quan chứ không phải cố
gắng tưởng tượng hình dung như văn học. Nhưng chung quy, dù là tổng
hợp trực tiếp hay gián tiếp thì mỗi loại hình đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Một điểm khác biệt nữa giữa văn học và điện ảnh là chất liệu. Các hình
tượng của văn học được thể hiện qua hệ thống ngôn từ. Ngôn từ không
phải vật chất mà chỉ là ký hiệu của vật chất, hay nói cách khác ngôn từ
mang tính phi vật thể nên đối tượng phản ánh của nó là rất rộng. Vì vậy
quy định nên những đặc trưng của văn học. Trước hết là tính hình tượng
gián tiếp, nghĩa là những hình tượng văn học không tác động trực tiếp đến
giác quan người. Tiếp đến, hình tượng văn học không bị giới hạn về không
gian và thời gian như những loại hình nghệ thuật khác. Ngoài ra, ngôn từ
còn gắn chặt với tư duy như hai mặt của một tờ giấy, là một công cụ trực
tiếp của tư duy nghĩa là có thể truyền tải trực tiếp được suy nghĩ, tình cảm,
tư tưởng của hình tượng trong một quá trình dài và từ đó thăm dò khai mở
thế giới bên trong con người lách vào những tầng sâu trong tâm tượng mà
không một ngành nào có thể chạm tới được. Khác với văn học, chất liệu
xây dựng nên hình tượng của điện ảnh là sự kết hợp giữa hình ảnh, âm
thanh, diễn xuất của diễn viên... mang tính vật thể nên có thể tác động trực
tiếp đến tri giác gây tác động mạnh và thu hút đối với người xem. Vậy nên,
một tác phẩm điện ảnh vài tiếng rõ ràng thu hút hơn một cuốn sách vài
trăm tới vài nghìn trang. Nắm bắt được tâm lý ấy của khán giả, những nhà
làm phim đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm
văn học. Nhưng bên cạnh đó điện ảnh cũng vấp phải khá nhiều hạn chế và
một trong số đó là khi người xem tiếp nhận những hình ảnh trực quan trên
phim một cách thụ động sẽ làm giảm đi tính sáng tạo cũng như khả năng tưởng tượng.
2. Văn học trong điện ảnh và điện ảnh trong văn học
2.1. Văn học trong điện ảnh
Như đã phân tích ở những phần trước, điện ảnh vì là loại hình nghệ
thuật ra đời sau nên nó tiếp nhận và kế thừa khá nhiều yếu tố từ các loại
hình khác và trong đó có văn học. Điện ảnh đã kế thừa cốt truyện, tư tưởng,
cảm hứng cũng như các thủ pháp nghệ thuật trong văn học Vậy nên, văn
học chính là một kho tàng chất liệu vô tận và vững chắc để các nhà làm lOMoAR cPSD| 40660676
phim tham khảo và chuyển thể lên màn ảnh nhỏ. Minh chứng là đã có rất
nhiều những tác phẩm điện ảnh hay bom tấn đều lấy chất liệu từ văn học
như “Cuốn theo chiều gió”,” Đồi gió hú”, “Nhũng người khốn khổ”, “Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
,... Văn học là một nguồn tài nguyên quý giá
nhưng câu hỏi là làm thế nào để khai thác rồi chế tác để nó trở lên tỏa sáng
trên màn ảnh. Điều này đòi hỏi tài năng của người đạo diễn và biên dịch
cùng kỹ năng diễn xuất của diễn viên. Một tác phẩm điện ảnh ra đời đòi
hỏi vừa phải giữ được những thứ bản chất, tinh túy, cốt lõi của tác phẩm
văn học, vừa phải sáng tạo theo chất riêng của điện ảnh chứ không phải bê
nguyên nội dung từ văn học lên màn ảnh. Bên cạnh đó, phim chuyển thể
từ tác phẩm văn học bao giờ cũng gánh một áp lực so sánh từ độc giả và
khán giả. Cũng vì văn học ra đời trước đã tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng
độc giả nên khi điện ảnh tiếp nối nhận từ độc giả sự kỳ vọng rất lớn. Bộ
phim quá khác nguyên tác hay không thể lột tả được nội dung tác phẩm thì
đều khiến người xem khó lòng tiếp nhận. Bởi vậy văn học và điện ảnh là
mối quan hệ liên đới, tác phẩm văn học nổi tiếng thì tạo sức hút cho điện
ảnh và ngược lại, tác phẩm điện ảnh hay sẽ tạo nên sức sống mới cho tác
phẳm, thậm chí còn là một phương thức quảng cáo cho văn học.
2.2. Điện ảnh trong văn học
Không chỉ điện ảnh tiếp thu chất liệu, cảm hứng, kinh nghiệm, các thủ
pháp nghệ thuật từ văn học mà văn học cũng đang không ngừng tiếp nhận
và học tập những tính chất mới từ điện ảnh. Các thủ pháp điện ảnh đang
dần xâm nhập vào văn học và chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống
văn học. Điển hình như thủ pháp cắt gián lắp ghép các đoạn văn(montage),
viết hình ảnh như kịch bản phim. Nhờ vậy mà văn học có thể xáo trộn, cắt
ghép các trang không gian, thời gian, các biến cố sự kiện và lắp ghép lại
chúng theo một trình tự mới. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến trong các
tác phẩm văn học hiện đại, ví dụ như: tiểu thuyết “Người tình” của cao
Marguerite, “Cao lương đỏ”“Rừng xanh lá đỏ” của Mạc Ngôn hay
các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Nhờ thủ pháp vay mượn từ điện ảnh
mà người đọc khi đọc tác phẩm văn học có cảm giác như thấy được và
nghe được những gì mà chúng ta thường trực tiếp thu nhận được khi xem một bộ phim.
Như vậy, có thể khẳng định lại rằng văn học và điện ảnh có mối quan
hệ liên đới, gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau như hai người bạn đồng lOMoAR cPSD| 40660676
hành trên bước đường nghệ thuật. Nhưng về bản chất vẫn là hai loại hình
khác nhau, vừa độc lập vừa gắn bó tạo nên đời sống nghệ thuật phong phú
và hài hòa. Chính cuộc bén duyên của hai bộ môn nghệ thuật này đã đem
đến cho công chúng những tác phẩm điện ảnh xuất sắc, những món ăn tinh thần bổ ích.
3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua tác phẩm “Xa ngoài kia nơi
loài tôm hát”
Đi sâu phân tích việc chuyển thể bộ phim điện ảnh “Xa ngoài kia nơi
loài tôm hát” của nữ đạo diễn Olivia Newman từ cuốn tiểu thuyết cùng tên
của nhà văn Delia Owens. Tiểu thuyết này là tác phẩm đầu tay của nữ nhà
văn được xuất bản năm 2018. Cuốn sách đạt được thành công vượt mong
đợi, đã bán được 17 triệu bản trên toàn thế giới và trở thành một trong
những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại. Vấn đề đặt ra là tác phẩm
điện ảnh chuyển thể có thể vượt qua được cái bóng quá lớn của nguyên tắc
hay không. Và bộ phim “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” đã làm được điều
đó. Bộ phim ra mắt vào tháng 7/2022 và nhận được cơn mưa lời khen từ
giới chuyên môn và khán giả quốc tế khi đã nắm bắt được linh hồn và trái
tim của cuốn tiểu thuyết, lột tả được câu chuyện sinh tồn của cô gái trẻ Kya
ở vùng đồng lầy Bắc Caronila, từ khao khát tình thân đến tình yêu và câu
chuyện trinh thám đầy bí ẩn. Bản điện ảnh bám khá sát bản ở gốc khi vẫn
giữ nguyên những tình tiết chính của cốt truyện, hệ thống các nhân vật
nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều điểm sáng tạo như sự kiện được sắp xếp
theo một trật tự mới, một số chi tiết được thêm vào và một số khác bị lược
bỏ. Điện ảnh là sự tiếp thu có sáng tạo chứ không phải là sao chép nguyên
tác. Bên cạnh những đánh giá tích cực thì bộ phim cũng vấp phải không ít
những ý kiến trái chiều. Giới phê bình cho rằng, bộ phim mới chỉ dựng
được phần “xác” của câu chuyện mà thiếu hẳn phần hồn với những biểu
tượng ẩn dụ sâu sắc, chất liệu làm nên thành công của cuốn tiểu thuyết.
Thay vì mở đầu bằng cuộc sống khi còn bé của Kya ở đồng lầy thì bộ phim
lại mở đầu bằng cái chết trong đầm lầy của Chase Andrews, từ đây cuộc
đời của cô được hé lộ qua nhiều đoạn hồi tưởng. Điều này làm mất đi tính
thi vị của tác phẩm. Câu chuyện tình cảm của Kya với 2 người đàn ông
dường như là trung tâm của bộ phim, những thước phim về khung cảnh
tuyệt đẹp nơi đầm lầy như thế với cổ tích, cô gái Kya sống một mình trong
đầm lầy từ nhỏ nhưng lại hiện lên là một người phụ nữ xinh đẹp cùng gu
ăn mặc như một nàng thơ. Nhà phê bình Clarisse Loughrey đùa rằng nữ lOMoAR cPSD| 40660676
chính giống với người nổi tiếng tìm về vùng quê để trải nghiệm cuộc sống
hơn là một đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi. Tất cả những điều này khiến người
xem có cảm giác như đang xem một bộ phim tình cảm lãng mạn hơn là
một dự án trinh thám bí ẩn. Bộ phim nhận được khá ít đánh giá tích cực từ
giới phê bình, đa số nhận xét rằng ê kíp không đủ sức biến tiểu thuyết thành
một bộ phim hay. Tuy nhiên xét trên lập trường trung lập thì không thể so
sánh tác phẩm điện ảnh hay hay dở hơn tiểu thuyết gốc bởi đây là hai loại
hình nghệ thuật hoàn toàn khác nhau. Cần phải có cái nhìn rạch ròi thì việc
thưởng thức các tác phẩm này mới trở nên khách quan và dễ dàng hơn.
Như tiến sĩ Đào Lê Na đã nói: “Khi dùng từ cải biên thì mang ý nghĩa thay
đổi. Nếu thay đổi tại sao mình phải đi so sánh nó giống hay khác theo các
tác phẩm. Lúc nào khán giả cũng có 2 xu hướng: bộ phim này hay hoặc dở
hơn tác phẩm văn chương. Cơ bản đã quên mất đó là 2 thể loại khác nhau.
Văn chương có ngôn ngữ của văn chương và điện ảnh có ngôn ngữ của điện ảnh”.
C. KẾT LUẬN
Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật khác nhau nhưng
chúng có điểm chung và gặp gỡ nhau ở cốt truyện, nội dung hay nghệ
thuật...Bên cạnh đó, hai loại hình này có mối quan hệ gắn bó khăng
khít, ảnh hưởng, hỗ trợ và học tập lẫn nhau. Văn học là mảnh đất màu
mở cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho điện ảnh đồng thời cũng
vay mượn một số thủ pháp đặc trưng của điện ảnh để làm cho tác
phẩm trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn. Điện ảnh giúp văn học sống lại
nhưng ở một thể loại mới. “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát”
được Olivia
Newman chuyển thể thành công, đây thực sự là một bộ phim ấn tượng và đáng xem.

Mở rộng: Câu chuyện được truyền tải đã đem đến cho ta nhiều bài học quý
giá về sức chiến đấu mạnh mẽ của nữ quyền trong xã hội dầy rẫy những
định kiến và nam tính độc hại, cách mà con người trao gửi tình yêu cho
nhau, những kiến thức sinh học thú vị được lồng ghép, ý nghĩa về nhan đề
và kết thúc của tác phẩm mang thông điệp khiến ta phải suy ngẫm. Đặc
biệt nếu tìm hiểu về tác giả Delia Owens, chúng ta sẽ biết rằng bà vừa là
nhà động vật học và bảo tồn động vật. Nhân vật Kya dường như chính là
tác giả, tất cả câu nói của mẹ Kya đều là những câu nói cảu mẹ tác giả nói
với bà lúc trước, thậm chí bà cũng từng bị cáo buộc giết người vì nỗ lực lOMoAR cPSD| 40660676
bảo tồn động vật hoang dã ở đất nước Đông Phi. Viết về Kya nhưng có lẽ
tác giả đang viết về cuộc đời của chính mình.
Danh mục tài liệu tham khảo:
[1] Bình Nguyên. (2021, February 2). Điện Ảnh và văn học: Một mối
duyên lành. Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập. Retrieved March 31,
2023, from https://doanhnghiephoinhap.vn/dien-anh-va-van-hoc-mot- moiduyen-lanh.html
[2] Đặng Thế Anh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hoàn. (2017,
January 12). Mối Quan hệ Giữa Văn Học và điện ảnh. Trường CĐSP Lạng
Sơn. Retrieved March 31, 2023, from
https://bak16.lce.edu.vn/vi/news/Tin-tuc-Su-kien-43/moi-quan-he-
giuavan-hoc-va-dien-anh-647.html
r[3] Đỗ Thị Phương Dung. (2020). TỪ VĂN HOC ĐẾN ĐIỆN ẢNH QUA TÔI
THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH. Hà Nội: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
[4] Hồ Sơn. (2018, November 23). Khi Văn Học và điện ảnh Kết Giao.
Báo An Giang Online. Retrieved March 31, 2023, from
https://baoangiang.com.vn/khi-van-hoc-va-dien-anh-ket- giaoa235455.html
[5] Phạm Ngọc Hiền. (2011, July 25). “Cánh đồng bất tận” – TỪ Văn
Học đến điện ảnh (Nguyễn Thị HÀ – Trần Anh Tuấn)i. Retrieved March
31, 2023, from http://phamngochien.com/-canh-dong-bat-tan-tu-van-
hocden-dien-anh-nguyen-thi-ha-tran-anh-tuan
[6] Phan Thị Tuyết. (2019). TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA PHIM CHUYỂN
THỂ VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC. Hà Nội: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.