Mối quan hệ phổ biến - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN
1. Định nghĩa
- Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm chỉ
sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá
trình trong thực tế đều tác động đến nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào
tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.
2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến
- Dù ở bất kỳ đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối
liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận
động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy
định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng
tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá
trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư duy đều
mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với
nhau…
Tính đa dạng, phong phú của mối quan hệ phổ biến
- Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau;
một sự vật hiện tượng nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong bên
ngoài, chủ yếu thứ yếu, bản không bản...), chúng giữ vị trí, vai
trò khác nhau đối với sự tồn tại phát triển của sự vật, hiện tượng đó;
một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì tính chất,
vai trò cũng khác nhau.
Ví dụ: Ví dụ như các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng mối quan
hệ giữa với nước khác hoàn toàn mối quan hệ của nước với chim, thú.
không thể sống thiếu nước nhưng các loài chim, thú khác không sống trong
nước thường xuyên được.
Tính khách quan của mối quan hệ phổ biến
- Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên
hệ, tác động trong thế giới. Giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau,
giữa các sự vật hiện tượng với các hiện tượng tinh thần và giữa các hiện
tượng tinh thần với nhau. Chúng tác động qua lại, chuyển hoá phụ
thuộc lẫn nhau.
dụ: Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (mộti riêng) với quá trình đồng hóa- dị
hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh trưởng thành già chết… ->
(cái chung) -> cái vốn của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó không còn
con vật, con vật đó sẽ chết... Mối liên hệ đó mang tính khách quan, con người
không thể sáng tạo ra được mối liên hệ đó, mà có thể nhận thức, tác động...
3. Ý Nghĩa:
Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến chúng ta thể gộp chung 2 vấn
đề chính dưới đây:
Tính khách quan và tính phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy cần có quan
điểm rộng trong nhận thức và hành động thực tiễn.
Cách nhìn toàn diện đòi hỏi các vấn đề, hiện tượng phải được xem xét trong mối quan
hệ biện chứng giữa các bộ phận, các yếu tố và các mặt chính sách khi nhận thức và xử
các tình huống thực tiễn. Trong mối quan hệ tương tác giữa các sự vật, hiện tượng
với sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên sở này, chúng ta
mới có thể học hỏi đúng đắn từ các sự vật, hiện tượng và đối phó hiệu quả với các vấn
đề thực tế. Như vậy, lập trường toàn diện mâu thuẫn với nhận thức thực hành theo
quan điểm phiến diện, siêu hình.
Lenin từng nói nói, “Để thực sự hiểu sự việc, chúng ta cần nghiên cứu và xem xét tất cả
các khía cạnh của vấn đề này, tất cả các mối quan hệ và ‘mối quan hệ gián tiếp’.”
Tính đa dạng, phong phú của các mối quan hệ thể hiện trong điều kiện hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện thực hiện quan điểm tổng
thể cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử.
Quan điểm lịch sử, yêu cầu phát hiện xử tình huống trong thực tiễn phải tính đến
đặc điểm cụ thể của đối tượng tình huống được quan sát, phải sử dụng khác nhau.
Cần xác định vị trí, vai trò khác nhau của từng mối quan hệ đặc biệt trong các tình
huống cụ thể để tìm ra giải pháp đúng đắn, hiệu quả cho các vấn đề thực tiễn. vậy,
trong quan sát thực hành, cần tránh khắc phục những quan điểm hời hợt, siêu
hình, nhưng cũng phải tránh và khắc phục những quan điểm chiết trung, tinh vi.
| 1/2

Preview text:

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN 1. Định nghĩa
- Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm chỉ
sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá
trình trong thực tế đều tác động đến nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào
tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.
2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
● Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến -
Dù ở bất kỳ đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối
liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận
động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy
định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng
tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá
trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư duy đều
có mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với nhau…
● Tính đa dạng, phong phú của mối quan hệ phổ biến -
Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau;
một sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong – bên
ngoài, chủ yếu – thứ yếu, cơ bản – không cơ bản...), chúng giữ vị trí, vai
trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó;
một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì tính chất, vai trò cũng khác nhau.
Ví dụ: Ví dụ như các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng mối quan
hệ giữa cá với nước khác hoàn toàn mối quan hệ của nước với chim, thú. Cá
không thể sống thiếu nước nhưng các loài chim, thú khác không sống trong
nước thường xuyên được.
● Tính khách quan của mối quan hệ phổ biến -
Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên
hệ, tác động trong thế giới. Giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau,
giữa các sự vật hiện tượng với các hiện tượng tinh thần và giữa các hiện
tượng tinh thần với nhau. Chúng tác động qua lại, chuyển hoá và phụ thuộc lẫn nhau.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng hóa- dị
hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh – trưởng thành – già – chết… ->
(cái chung) -> cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó không còn
là con vật, con vật đó sẽ chết... Mối liên hệ đó mang tính khách quan, con người
không thể sáng tạo ra được mối liên hệ đó, mà có thể nhận thức, tác động... 3. Ý Nghĩa:
Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến chúng ta có thể gộp chung 2 vấn đề chính dưới đây:
Tính khách quan và tính phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy cần có quan
điểm rộng trong nhận thức và hành động thực tiễn.
Cách nhìn toàn diện đòi hỏi các vấn đề, hiện tượng phải được xem xét trong mối quan
hệ biện chứng giữa các bộ phận, các yếu tố và các mặt chính sách khi nhận thức và xử
lý các tình huống thực tiễn. Trong mối quan hệ tương tác giữa các sự vật, hiện tượng
với sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở này, chúng ta
mới có thể học hỏi đúng đắn từ các sự vật, hiện tượng và đối phó hiệu quả với các vấn
đề thực tế. Như vậy, lập trường toàn diện mâu thuẫn với nhận thức và thực hành theo
quan điểm phiến diện, siêu hình.
Lenin từng nói nói, “Để thực sự hiểu sự việc, chúng ta cần nghiên cứu và xem xét tất cả
các khía cạnh của vấn đề này, tất cả các mối quan hệ và ‘mối quan hệ gián tiếp’.”
Tính đa dạng, phong phú của các mối quan hệ thể hiện trong điều kiện hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện thực hiện quan điểm tổng
thể cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử.
Quan điểm lịch sử, yêu cầu phát hiện và xử lý tình huống trong thực tiễn phải tính đến
đặc điểm cụ thể của đối tượng và tình huống được quan sát, phải sử dụng khác nhau.
Cần xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mối quan hệ đặc biệt trong các tình
huống cụ thể để tìm ra giải pháp đúng đắn, hiệu quả cho các vấn đề thực tiễn. Vì vậy,
trong quan sát và thực hành, cần tránh và khắc phục những quan điểm hời hợt, siêu
hình, nhưng cũng phải tránh và khắc phục những quan điểm chiết trung, tinh vi.