Môi trường Chuyển đổi số | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Khái niệm: Trường phái kế toán chuẩn tắc (NAT) hướng đến những quy định về cơ sở đo lường kế toán, những thủ tục kế toán và nội dung của báo cáo tài chính. Trường phái kế toán chuẩn tắc tạo ra các quan điểm về kế toán như một nhà nghệ sĩ. Tuy nhiên Watts và Zimmerman 1986 đã tuyên bố rằng phân tích các cơ sở kế toán. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chuyển đổi số
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47167580
TIỂU LUẬN CHƯƠNG 1 NHÓM 2
1.Lý do ra đời và tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế
Nguồn: Chuẩn mực kế toán là gì? Vai Trò của chuẩn mực kế toán 1.1 Khái niệm
Chuẩn mực kế toán là bản mô tả báo cáo tài chính của một công ty được chuẩn
bị và trình bày dựa trên một số tiêu chuẩn cụ thể được hướng dẫn, các tiêu chuẩn này
không giống nhau và được kiểm soát bởi luật pháp của một quốc gia cụ thể và các nhà
quản lý chính phủ khác nhau. Chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc chung là nguyên tắc cụ thể.
Với nguyên tắc chung: Tên gọi đã nói lên nhiệm vụ với nguyên tắc chung
chúng là những giả thiết, khái niệm và những hướng dẫn dùng để lập báo cáo tài chính.
Còn với những nguyên tắc cụ thể trong chuẩn mực kế toán lại là những quy
định chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó chính là những
nguyên tắc cụ thể trong chuẩn mực kế toán.
IFRS (International Financial Reporting Standards) được gọi là các chuẩn mực Báo
cáo tài chính quốc tế gồm các chuẩn mực kế toán với mục tiêu đặt ra các quy tắc
chung để báo cáo tài chính có thể thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên toàn
thế giới. Tạo ra một ngôn ngữ kế toán toàn cầu giúp cho các báo cáo tài chính không
còn phân biệt giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, trở nên minh bạch, thống nhất, đáng
tin cậy để phân tích và tham khảo. Khái niệm chuẩn mực kế toán chuẩn mực kế toán
là các văn bản gồm các quy định và phương pháp kế toán cơ bản thống nhất cho tất cả
những người đang hành nghề kế toán thực hiện để lập báo cáo tài chính.
1.2 Lý do ra đời chuẩn mực kế toán quốc tế
Với sự bùng nổ của kinh tế toàn cầu sau Thế chiến thứ II và sự lớn mạnh của
các Tập đoàn đa quốc gia dẫn đến nhu cầu phải có một ngôn ngữ kế toán áp dụng
chung trên toàn cầu. Việc này đã dẫn đến sự thành lập của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC).
IASC là sự công nhận của Tổ chức ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO) vào
năm 2000 khi đưa ra khuyến nghị cho các thị trường chứng khoán thành viên cho
phép hoặc yêu cầu các công ty niêm yết phải tuân thủ theo 10 Chuẩn mực Kế toán
quốc tế (IAS) cơ bản vào thời điểm đó. Điều này dẫn đến IAS trở thành một trong
những yêu cầu bắt buộc cho việc niêm yết trên các thị trường chứng khoán lớn của thế
giới. vào ngày 01/04/2001, Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) mới ra đời
thay thế cho IASC cũ. Trong cuộc họp đầu tiên của mình, IASB đã thông qua các
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) cũ do IASC đã ban hành và các Hướng dẫn từ Ủy
ban diễn giải Chuẩn mực kế toán (SIC). IASB từ đó tiếp tục phát triển các Chuẩn mực
mới và đặt tên là Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
Hiện nay, IFRS đã phát triển rộng khắp thế giới và theo số liệu được công bố bởi lOMoAR cPSD| 47167580
IASB, hiện đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93% các nước được
IASB khảo sát) đã tuyên bố về việc cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức khác
nhau. Tại nhiều nước, IFRS đã thay thế toàn bộ Chuẩn mực kế toán quốc gia để tạo
điều kiện thu hút các nhà đầu tư toàn cầu.
Hình 1: International Financial Reporting standards
Là cơ sở để xây dựng và từng bước tiến tới hoàn thiện Chế độ kế toán cụ thể, thống nhất;
Giúp cho doanh nghiệp, đơn vị và người làm kế toán ghi chép sổ sách kế toán
và lập báo cáo tài chính một cách thống nhất nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo
cáo tài chính (BCTC) được phản ánh trung thực và hợp lý;
Là căn cứ để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về sự phù hợp của BCTC đã phù hợp
với VAS và chế độ kế toán hay chưa?;
Giúp người đọc, người sử dụng báo cáo tài chính... hiểu được, đánh giá thông
tin đưa ra các quyết định tài chính...
1.3 Tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo bởi IASB (International Accounting
Standards Board). IASB được thành lập từ năm 2001 để thay thế Ủy ban Chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASC) do Ngân hàng thế giới hỗ trợ thành lập và phát triển từ năm
1973 đến năm 2000, có trụ sở tại London.
Mục tiêu hoạt động chính của IASB là phát triển các chuẩn mực kế toán có
chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính khả thi cao cho toàn thế giới trên quan
điểm phục vụ lợi ích của công chúng; tăng cường tính minh bạch, có thể so sánh được lOMoAR cPSD| 47167580
của thông tin trong báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến tài chính, kế toán
khác, giúp những thành viên tham gia thị trường vốn thế giới và những người sử dụng
báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế; xúc tiến việc sử dụng và ứng dụng
nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán quốc tế; đem đến những giải pháp có chất lượng
cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực kế
toán quốc tế. Nhiệm vụ của IASB là soạn thảo ra những tiêu chuẩn quốc tế cho lĩnh
vực kế toán. Trước năm 2001, IASB còn có tên gọi (International Accounting
Standards Committee)- IASC. Tiêu chuẩn được IASC soạn ra có tên gọi: Tiêu chuẩn
kế toán quốc tế (International Accounting Standards)- IAS. Những tiêu chuẩn này sau
một thời gian lại được đổi tên thành Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế
(International Financial Reporting Standards)- IFRS. Mục đích của những tiêu chuẩn
này không chỉ là tính chính xác của kế toán mà còn là sự toàn vẹn và minh bạch Báo
cáo tài chính. IASB đã và vẫn đang tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn IAS/IFRS.
Nguồn: Kế toán quốc tế
Tổ chức chuẩn mực kế toán
Trên phạm vi quốc tế, có thể kể đến hai tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc soạn
thảo và công bố các chuẩn mực kế toán quốc tế, đó là Uỷ Ban Chuẩn mực Kế toán
Quốc tế (International Accounting Standards Committee - IASC) và Hội đồng Chuẩn
mực Kế toán Tài chính (Financial Accounting Standards Board - FASB). Ngoài ra còn
phải kể đến hai tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chuẩn mực kế toán
quốc tế, đó là Uỷ ban chứng khoán của Mỹ (Securities and Exchange Commission -
SEC) và Viện kế toán công chứng của Mỹ (American Institute of Certified Public Accountants - AICPA).
IASC được được thành lập vào năm 1973 lúc đầu chỉ có chín nước tham gia, hiện
nay thành viên của Hội đồng này đã mở rộng ra trên một trăm nước. Hội đồng thành
lập với mục đích soạn thảo và công bố các chuẩn mực kế toán cần được tôn trọng
khi trình bày các thông tin trong các báo cáo tài chính cũng như khuyến khích các
nước trên thế giới chấp nhận và áp dụng các chuẩn mực này 2. Giới thiệu các
trường phái kế toán trên thế giới https://dlib.neu.edu.vn/handle/NEU/37668
Có 2 trường phái (Theory) của kế toán là Kế toán Thực chứng (Positive Accounting)
và Kế toán Chuẩn tắc (Normative Accounting). Khai niem, tìm kiếm tai lieu nuoc ngoai Positive
a. Positive accounting theory
Khái niệm: Trường phái kế toán thực chứng ( PAT) được biết đến rộng rãi qua
phát hiện của Watts và Zimmerman, trường phái này sẽ giải thích các lựa chọn trong
kế toán bằng cách tìm những yếu tố ảnh hưởng thái độ của những nhà quản lý đối với
các chuẩn mực kế toán mà có khả năng ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty và các
chuẩn mực kế toán. Những yếu tố này là thuế, quy định, kế hoạch bồi thường của
công ty quản lý, chi phí kế toán và chi phí chính trị và tất cả chúng sẽ kết hợp lại lOMoAR cPSD| 47167580
thành một mô hình dự đoán rằng các công ty sẽ trải qua quá trình bị giảm thu nhập do
thay đổi chuẩn mực kế toán. Trường phái kế toán thực chứng tạo ra quan điểm của kế
toán như một nhà khoa học
Mục đích: Giải thích và dự đoán các thông lệ kế toán, trường phái kế toán thực
chứng sẽ tìm cách giải thích các quá trình bằng cách vận dụng khả năng, hiểu biết và
kế toán và việc sử dụng các chính sách kế toán sao cho phù hợp nhất để có thể giải
quyết các vấn đề nhất định trong tương lai.
Ngoài ra sự phát triển của trường phái kế toán thực chứng không thể tách khỏi
trường phái kế toán chuẩn tắc. Hơn nữa nó còn cho biết lý do phân tích kế toán theo
chuẩn tắc là quá đơn giản và không cung cấp đủ các cơ sở lý thuyết vững chắc Normative
b. Normative accounting theory
Khái niệm: Trường phái kế toán chuẩn tắc (NAT) hướng đến những quy định
về cơ sở đo lường kế toán, những thủ tục kế toán và nội dung của báo cáo tài chính.
Trường phái kế toán chuẩn tắc tạo ra các quan điểm về kế toán như một nhà nghệ sĩ.
Tuy nhiên Watts và Zimmerman 1986 đã tuyên bố rằng phân tích các cơ sở kế toán
theo trương phái chuẩn tắc là quá đơn giản và không đủ các cơ sở lý thuyết vững chắc
Có ba lý do cơ bản cho việc chuyển từ trường phái kế toán chuẩn tắc ( NAT )
sang trường phái kế toán thực chứng ( PAT ):
1. Sự giới hạn của trường phái kế toán chuẩn tắc trong việc tiếp cận thông tin, bởi
vì nó dựa trên tiền đề, các giả định chưa được kiểm tra
2. Cách tiếp cận của trường phái kế toán chuẩn tắc tập trung nhiều vào sự phát
triển của các nhà đầu tư tư nhân hơn là sự thịnh vượng của những tập đoàn
3. Cách tiếp cận của trường phái kế toán chuẩn tắc không cho phép tối ưu hóa
nguồn lực kinh tế của thị trường vốn
NGUỒN: POSITIVE AND NORMATIVE
3. Mô tả môi trường kế toán tại VN
Môi trường kế toán là các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán, chúng tác động mạnh mẽ
đến việc hình thành quan điểm, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Do đó nghiên
cứu môi trường kế toán sẽ cung cấp cơ sở nhận thức quan trọng cho quá trình nghiên
cứu và tổ chức công tác kế toán trong các tổ chức, đơn vị.
Môi trường kế toán là một phạm trù rất rộng bao gồm: Môi trường kinh tế, môi trường
pháp lý, môi trường chính trị, môi trường xã hội… Trong số đó môi trường kinh tế và
môi trường pháp lý là những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kế toán, là cơ sở nhận
thức quan trọng cho quá trình nghiên cứu và tổ chức kế toán trong các tổ chức, đơn vị.
3.1 Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là nơi phát sinh các hoạt động kinh tế, mỗi thay đổi của nền kinh tế
làm phát sinh những hoạt động kinh tế mới đều đòi hỏi kế toán phải có nhừng thay đổi lOMoAR cPSD| 47167580
thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập - xử lý và cung cấp thông tin. Môi trường
kinh tế bao gồm: Nền kinh tế - cơ chế quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc
điểm ngành sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế, thị trường chứng khoán, lạm phát, giải thể, phá sản…
3.2 Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán cãn cứ vào đó để hành nghề,
đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với luật pháp đã quy định.
Tại Việt Nam, Quốc hội phê chuẩn Luật Kế toán và Bộ Tài chính là cơ quan được
Chính phủ giao quyền quyết định toàn bộ chuẩn mực và chế độ kế toán của các doanh
nghiệp thuộc các ngành SXKD và các tổ chức khác. Tư vấn cho Bộ Tài chính trong
lĩnh vực kế toán là Hội đồng quốc gia về kế toán của Việt Nam và Hội Kế toán Việt Nam.