MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - bài thuyết trình phân tích vinamilk - Môn Quản trị Học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Môi trường kinh tế: là một tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), tình trạng lạm phát,tỷ lệ thất nghiệp, thuế, lãi suất, tỷ giá, sức mua của người tiêu dung, mức độ tăng trưởng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49153326
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
I/ Môi trường kinh tế: là một tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng theo những chiều
hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
- Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), tình trạng lạm phát,tỷ
lệ thất nghiệp, thuế, lãi suất, tỷ giá, sức mua của người tiêu dung, mức độ tăng trưởng,…
II/ Khi phân tích các yếu tố môi trường kinh tế thì phân tích những yếu tố sau:
1. GDP (tổng sản phẩm quốc nội):
- Là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm
vi lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong 1 thời kì nhất định.
- GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và nhà nước => một quốc gia có
GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm, cũng như chất
lượng và thị hiếu tang,… dẫn đến tang quy mô đô thị
Đòi hỏi doanh nghiệp Vinamilk phải đáp ứng trong từng thời kì
GDP nước ta trong 4 năm gần đây:
- GDP năm 2019 của Việt Nam đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tang 7,2%, vượt mục tiêu
của Quốc hội đề ra là từ 6,6-6,8% trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn ra trong tình
hình kinh tế thế giới tang trưởng chậm
- Năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tang trưởng với tốc độ tang GDP ước tính đạt
2,91% là một trong bốn nền kinh tế trên thế giới có mức tăng trưởng GDP cao nhất. GDP
bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến đạt 3,497,51 USD.
- GDP năm 2021 ước tính tang 2,58%. Cơ quan thống kê cho rằng, mức tang trưởng GDP
năm 2021 là 2,58% đã phản ánh những khó khan do dịch covid 19 chiếm lĩnh cả nền kinh
tế. Mức tang 2,58% của năm 2021 thấp hơn 2,91% của năm 2020.
- Trong năm 2022, quý 2/2022, GDP của Việt Nam đạt 7,7%, mức tăng trưởng cao nhất
trong 11 năm qua, nhờ sự phục hồi trên diện rộng, mở cửa hoàn toàn, nhu cầu trong nước
hồi phục trở lại, sản xuất tiếp tục tăng mạnh, xuất khẩu đạt mức tăng trưởng lịch sử. Ngân
hàng HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 lên 6,9%. Còn ngân
hàng Thế giới (WB) nhận định nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau hai năm tổn thương,
nhưng phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng như môi trường kinh lOMoARcPSD| 49153326
tế toàn cầu bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn. WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
đạt 7,2% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023. 2. Lạm phát (CPI)
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời
gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị
tiền tệ sẽ mua được ít hang hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh
sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
- Lạm phát ảnh hưởng lớn đến chi phí, số lượng, lãi suất cũng như khiến doanh nghiệp đối
mặt với chiên lược ra quyết định tăng giá bán hay giảm chi phí và gặp khó khan với khoản
trả nợ dài hạn tăng thêm khi lạm phát.
- CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018.
- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đat mục tiêu kiểm
soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc hội đề ra trong bối cảnh 1
năm với nhiều biến động khó lường.
- Chỉ số giá tiêu dung bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với năm 2020, mức tăng bình quân
năm thấp nhất kể từ năm 2016. Trước diễn biến phức tạp của dịch covid 19, dưới sự chỉ
đạo sát sao của chính phủ, các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp
đồng bộ để năng chặn dịch bệnh và giá cả thị trường.
- Mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thêm vào
đó, xung đột Nga – Ucraina làm cho giá năng lượng, giá dầu và giá hàng hóa thế giới tăng
cao, tình hình lạm phát năm 2022 tiếp tục tăng cao. CPI bình quân 9 tháng năm nay, CPI
tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88%.
( Giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp: khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho giá sản phẩm
tăng, điều này có thể làm ảnh hướng đến doanh thu trên thị trường của doanh nghiệp)
Giá sữa trên thị trường của Vinamilk sẽ tăng gây ảnh hưởng tới doanh thu bán hang
của doanh nghiệp ( giá tăng, ít người mua lại, doanh thu giảm)
(Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp: lạm phát giai đoạn 2019-2021 cho thấy rằng mặt bằng
lãi suất đã giảm dần, giá dần ổn định hơn trước, cán cân thanh toán được cải thiện)
Đây là cơ hội cho Vinamilk có thể tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của ngân hang và
duy trì, mở rộng quy mô sản xuất. lOMoARcPSD| 49153326 -
Sức mua, tiêu thụ sản phẩm của khách hàng đối với mặt hang sữa của Vinamilk: lạm phát
tại Việt Nam có xu hướng biến động phức tạp khiến cho giá các mặt hang mang tính thiết
yếu tăng, điều đó khiến người tiêu dung có xu hướng cắt giảm chi tiêu, gây ảnh hưởng đến
sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
3. Thất nghiệp : là những người đang trong độ đuổi lao động nhưng không có việc làm và
đang tích cực tìm việc làm
- Năm 2019, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp; trong đó khu vực thành thị chiếm
47,3% và số nam chiếm 52,2% tổng số người thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54 tuổi) của Việt Nam năm 2019 là 2,17%; trong
đó khu vực thành thị là 3,11% và khu vực nông thôn là 1,69%.
- Trong năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ước khoảng 2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực
thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%; Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
là 2,48%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2020 ước tính là 7,1%, trong đó khu vực
thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là 5,45%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong
độ tuổi ước tính là 2,51%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ
thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,93%.
- Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách chủ động thích ứng linh hoạt trong phòng chống
Covid-19, vừa thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế xã hội nhưng tính chung cả năm 2021
thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn năm trước,
trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4%. Năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi là 3,22%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,42% cao hơn khu vực
nông thôn (2,48%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2021 ước tính là
8,48%, trong đó khu vực thành thị là 11,91%; khu vực nông thôn là 6,76% 4. Lãi suất:
- Là yếu tố quyết định chính phủ đầu tư trên quy mô kinh tế vĩ mô.
- Lãi suất tác động đến chi phí vốn và ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng phát triển doanh nghiệp
5. Thuế: là yếu tố không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào, góp phần điều chỉnh
mục tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia
6. Mức độ tăng trưởng: Tạo điều kiện cơ hội cho doanh nghiệp phát triển lOMoARcPSD| 49153326
7. Tỉ giá đối hoài: hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của một
đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác
- TGDH tác động đến nguồn cung, chi phí hang hóa xuất khẩu và giá hang hóa nhập khẩu.
- Với chính sách tỉ giá tương đối ổn định trong thời gian dài và đôi khi có tăng nhẹ thì cơ
cấu hang hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng được cải thiện theo hướng tích
cực, góp phần nâng cao giá trị và giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu hang
hóa của Việt Nam sang Mỹ dịch chuyển theo hướng giảm dần hàm lượng xuất khẩu thô và
nông sản, tăng dần xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp và hàng công
nghiệp cao, tạo điều kiện cho hang Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi xuất khẩu và
cung ứng toàn cầu.
III/ MT kinh tế Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến việc kinh doanh công ty Vinamilk a) Cơ hội
- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, đặc biệt khi Việt Nam gia
nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới) nên Vinamilk có nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài.
- Giá các sp sữa trên thế giới có xu hướng tăng cao tạo điều kiện cạnh tranh về giá, thuận lợi
cho ngành sữa VN mở cửa thịt trường nước ngoài. Đồng thời, công ty sữa Vinamilk có cơ
hội tiếp xúc với công nghệ mới hơn và có cơ hội ko ngừng cải thiên tên tuổi, hoàn thiện
mình trong MT cạnh tranh cao
- Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá cao, tốc độ tăng trưởng của kinh tế VN tăng tư năm
2019 ước tính 7,02%, thu nhập bình quân của người dân tăng, nhu cầu tiêu dung tăng, thực
phẩm trong đó có sữa tăng b) Thách thức
- Mặc dù có khả năng cạnh tranh về giá nhưng công ty sữa Vinamilk gặp khó khăn về chất
lượng sp so với các công ty nước ngoài. Nhiều người dung Việt Nam chấp nhận giá sữa nhập khẩu cao hơn 200%.