Môi trường quản trị - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Môi trường pháp luật bao gồm các yếu tố như quy định pháp lý, đạo luật và các
quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, sự thay đổi của các quy định pháp
luật, và các vấn đề liên quan đến sự tuân thủ và giám sát của các cơ quan chức
năng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49598967
1.Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị, pháp luật là gì?
• Môi trường chính trị pháp luật là các yếu tố chính trị và pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
• Môi trường chính trị bao gồm các yếu tố như chính sách và quyết định của chính
phủ, các bên liên quan trong chính trị, tình hình bình đẳng đối với các doanh
nghiệp, các quan hệ quốc tế và tình hình ổn định chính trị.
• Môi trường pháp luật bao gồm các yếu tố như quy định pháp lý, đạo luật và các
quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, sự thay đổi của các quy định pháp
luật, và các vấn đề liên quan đến sự tuân thủ và giám sát của các cơ quan chức năng.
Khi phân tích môi trường CT PL sẽ phân tích những yếu tố nào?
• Quy định pháp lý và các quy định về kinh doanh, bao gồm các quy định về thuế,
văn bản hướng dẫn, quy định an toàn lao động và quy định về môi trường.
• Các quan hệ quốc tế, bao gồm các thỏa thuận thương mại, các biện pháp chống
phá giá và các chính sách về xuất khẩu và nhập khẩu.
• Sự ổn định chính trị và mức độ ổn định kinh tế, bao gồm các yếu tố như tình
hình an ninh, tình hình chính trị trong nước và tình hình kinh tế thế giới.
Sự ảnh hưởng lên công ty Vinamilk?
• Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo thuận lợi,
bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh. Thêm vào đó,
các chính sách khuyến khích của Nhà Nước cũng có ý nghĩa rất tích cực đến công
ty. Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các
doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn
đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quả hơn. lOMoARcPSD| 49598967
• Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các bộ luật. Một thể chế chính trị
ổn định, luật pháp rõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo thuận lợi, bình đẳng cho các
doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh. Nhà nước khuyến khích chăn
nuôi và chế biến bò sữa cho người nông dân tạo điều kiện cung cấp nguyên vật
liệu đầu vào cho các công ty trong ngành. Khuyến khích người dân dùng sữa để
cải thiện vóc dáng, trí tuệ, xương cốt cho tất cả mọi người. Các chiến dịch uống,
phát sữa miễn phí của các công ty sữa góp phần tạo nên một thị trường tiềm
năngcho ngành sữa Việt Nam.
• Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế. Ngành sản xuất về sữa được những
ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về thuê đất, thuế thu
nhậpdoanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị. Điều này như một sự
khích lệ tinh thần,tạo điều kiện cho công ty cố gắng hơn nữa.
2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là gì?
• Môi trường kinh tế là tập hợp các yếu tố và điều kiện kinh tế mà các tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân phải đối mặt và tác động đến trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Khi phân tích môi trường kinh tế thì sẽ phân tích những yếu tố nào?
• GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái • Lãi suất tỷ giá
• Sức khỏe nền kinh tế
• Sức mua người tiêu dùng
• Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ
chức hoặc một quốc gia, bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn
hóa, xã hội và môi trường tự nhiên.
• Các yếu tố trong môi trường kinh tế có thể bao gồm sự biến động của thị trường,
sự cạnh tranh, sự thay đổi chính sách kinh tế của chính phủ, sự thay đổi thói lOMoARcPSD| 49598967
quen tiêu dùng của khách hàng, sự thay đổi trong quy định và đạo luật, và các
yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Và MT kinh tế tại Việt Nam như thế nào có ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh
của công ty Vinamilk?
• Yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị
trường. Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát
kinh tế, cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu chi
tiêu trong dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế mà trực tiếp là hệ thống giao thông, bưu
chính và các ngành dịch vụ khác. Xu hướng sự phân bố về thu nhập có nhiều
phân hóa trong dân chúng cũng là một vấn
đề mà công ty cần quan tâm. Chính sự phân hóa này làm đa dạng hơn về nhu
cầu, mong muốn của người tiêu dùng và tạo ra trên thị trường nhiều phân khúc khác biệt.
• Số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so
với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp
hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Dịch Covid-19 được kiểm soát
chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường
mới nên GDP dần khởi sắc. Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng
4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm
trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh
tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực
hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Do ảnh hưởng của đại
dịch và với biện pháp cách li và giãn cách xã hội, dẫn đến nhu cầu sử dụng hàng
hóa dịch vụ có sẵn tăng lên. Vì vậy, ngành sữa luôn điều chỉnh các chiến lược
kinh doanh trong quy mô sản xuất, chất lượng và thay đổi sản phẩm cho phù
hợp với nền kinh tế thị trường.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI)
tính chung cả năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước. Phần lớn giá cả nhiều lOMoARcPSD| 49598967
mặt hàng sữa ổn định với chỉ số lạm phát duy trì ở mức thấp, tạo điều kiện cho
người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất. Như
vậy ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát triển, hiện nay nhu cầu về sữa
ngày càng tăng, và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với
công nghệ ngày càng hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả và giá cả hợp
lý thì ngành sữa sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai. Cơ sở hạ tầng của nền
kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Nếu cơ sở hạ tầng
yếu kém làm tăng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm tăng giá sản phẩm,
từ đó sản phẩm sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Một khi dịch vụ phân
phối và xúc tiến diễn ra chậm chạp trên thị trường do ảnh hưởng của cơ sở hạ
tầng sẽ làm chosản phẩm khó tiếp cận hoặc tiếp cận chậm với sản phẩm của công ty.
3 Môi trường văn hoá – xã hội
Phân tích môi trường văn hoá là gì, MT xã hội là gì?
Môi trường văn hoá và xã hội là một phần quan trọng của môi trường kinh
tế và bao gồm các yếu tố văn hoá và xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
• Môi trường văn hoá bao gồm các yếu tố như giá trị, niềm tin, thói quen và các
hành vi của những người sống trong một cộng đồng, tôn giáo, truyền thống và
lối sống của người dân. Nó có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường, thiết
kế sản phẩm, quảng cáo, và các chiến lược marketing. Môi trường văn hoá cũng
có thể ảnh hưởng đến sự tiếp cận vào các thị trường nước ngoài và mối quan
hệ giữa các doanh nghiệp trong các quốc gia khác nhau. lOMoARcPSD| 49598967
• Môi trường xã hội bao gồm các yếu tố như quy mô dân số địa vị xã hội, tầng
lớp, giới tính, tuổi tác, giáo dục, năng lực và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh. Nó có thể ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của người
tiêu dùng, mối quan hệ với khách hàng, phong cách quản lý nhân sự và các chính
sách liên quan đến nhân sự.( Nhân khẩu học )
Khi phân tích môi trường văn hoá, xã hội thì sẽ phân tích những yếu tố nào?
Khi phân tích môi trường văn hoá và xã hội, các yếu tố chính mà ta cần phân tích bao gồm:
• Giá trị và niềm tin của người dân, bao gồm tôn giáo, truyền thống và lối sống của họ.
• Thói quen và hành vi của người dân, bao gồm sở thích mua sắm, phong cách
sống và các xu hướng tiêu dùng.
• Địa vị xã hội, tầng lớp, giới tính, tuổi tác, giáo dục, năng lực và các yếu tố khác
ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của người dân.
• Sự đa dạng văn hóa và xã hội, bao gồm đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ, chủng tộc và văn hóa.
• Các xu hướng và thay đổi xã hội, bao gồm các xu hướng về môi trường, chuyển
đổi kỹ thuật số và các thay đổi về phong cách sống
Và MT văn hoá xã hội tại Việt Nam như thế nào có ảnh hưởng gì đến việc
kinh doanh của công ty Vinamilk?
• Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa vì vậy thói quen sử
dụng các sản phẩm liên quan đến sữa không cao. Tuy nhiên có sự tiếp cận các
nguồn thông tin trở nên dễ dàng, qua các chiến dịch quảng cáo, mạng Internet,
báo chí, tivi,… khiến con người càng cảm thấy có nhu cầu ngày càng cao đối với
việc chăm sóc và thoả mãn các nhu cầu về thể chất. lOMoARcPSD| 49598967
• Trong quan niệm của người Việt là thường dùng những gì mà mình cảm thấy yên
tâm tin tưởng và ít khi thay đổi. Vì thế công ty Vinamilk phải tạo được niềm tin
về uy tín chất lượng thì rất dễ khiến khách hàng trung thành sử dụng với sản
phẩm của Công ty. Cũng phải nói thêm rằng, một trong những đặc điểm về hình
thể của người Việt là chiều cao là thấp so với trên thế giới cộng thêm tâm lý con
người. Vì lẽ đó một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công ty
Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống khoẻ mạnh, phát triển hoàn
toàn về thể chất và trí tuệ, con người năng động, sáng tạo, một hình mẫu lí tưởng
dĩ nhiên hiệu quả đạt được là vô cùng lớn.
• Với tốc độ phát triển của xã hội cũng kéo theo nhu cầu sản phẩm dinh dưỡng,
chất lượng cao về thời gian của con người càng cần thiết. Sữa là một giải pháp
nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bổ sung dưỡng chất cho độ tuổi lao
động và học sinh, đặc biệt đa phần trẻ em ngày nay đều được cho ăn bằng sữa
bột. Đây là cơ hội cho ngành sữa phát triển thêm nhiều mặt hàng đa dạng, mở
rộng quy mô sản xuất và phân phối trên thị trường. Bên cạnh lợi thế đó, người
Việt lại có xu hướng dùng hàng ngoại hơn là hàng nội địa, bởi tâm lý thường
hay đánh giá hàng nội địa chất lượng thấp hơn hàng ngoại nhập. Những vấn
đề này không đáng kể đối với hãng sữa đã gây dựng lòng tin thương hiệu như Vinamilk.
• Trong tương lai, dân số Việt Nam sẽ già hóa nhanh do hiện nay số người trong
độ tuổi lao động hiện nay chiếm 2/3 dân số vì vậy thị trường sữa dành cho người
già sẽ rất tiềm năng. Chính
vì những lý do trên, yếu tố văn hóa – xã hội luôn ảnh hưởng mạnh và tích cực
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Vinamilk nói riêng và cả ngành công nghiệp sữa nói chung lOMoARcPSD| 49598967
4 Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ là gì?
• Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố liên quan đến công nghệ và ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của một công ty. Đây là một phần quan trọng
của môi trường kinh doanh và được xem là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các công ty.
Khi phân tích MT công nghệ thì sẽ phân tích những yếu tố nào?
Khi phân tích môi trường công nghệ, các yếu tố chính mà ta cần phân tích bao gồm:
• Công nghệ hiện có và công nghệ mới: Phân tích sự tiến bộ của công nghệ và các
công nghệ mới đang được phát triển có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
• Sự cạnh tranh về công nghệ: Phân tích sự cạnh tranh giữa cáccông ty trong lĩnh
vực công nghệ và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của công ty.
• Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số: Phân tích sự pháttriển của công nghệ
kỹ thuật số và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của công ty.
• Bảo mật và an ninh mạng: Phân tích các vấn đề liên quan đếnbảo mật và an ninh
mạng và sự ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
• Sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng: Phân tích các xuhướng và thay đổi trong
nhu cầu của khách hàng liên quan đến công nghệ và ảnh hưởng của chúng đến
hoạt động kinh doanh của công ty.
• Sự thay đổi về quyền sở hữu trí tuệ: Phân tích các thay đổi vềquyền sở hữu trí
tuệ và sự ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
• Các chính sách và quy định về công nghệ: Phân tích các chính sách và quy định
liên quan đến công nghệ và sự ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh của công ty. lOMoARcPSD| 49598967
Và MT công nghệ tại Việt Nam như thế nào có ảnh hưởng gì đến việc kinh
doanh của công ty Vinamilk?
• Môi trường công nghệ là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cũng tồn tại nhiều thách
thức buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ. Là một trong những yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất nên đây là yếu tố quan trọng quyết định việc sản xuất của
doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Công nghệ ngày càng phát triển đã đem
lại cho ngành sữa nhiều cách thức, tạo ra sản phẩm mới để khẳng định thương
hiệu cho sản phẩm của mình.
• Ngành sữa đã ứng dụng nhiều thành tựu mới về các loại máy móc, trang thiết bị
sản xuất ra các sản phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng vừa tiện nghi.
• Vinamilk có nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi
tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay.
Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu
đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế
biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản
phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần
chất bảo quản. Vinamilk còn ứng dụng robot trong sản xuất, hệ thống vận hành
dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master, cho phép kết nối và tích hợp
toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm, … Khoa học phát
triển đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng bởi nhu
cầu của người tiêu dùng càng gia tăng về chất lượng và số lượng. Đồng thời khoa
học công nghệ còn tạo ra một lực lượng sản xuất mới rất hiệu quả cho doanh
nghiệp, giúp giảm bớt thời gian sản xuất sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm.
• Ngoài ra, một thách thức khác đó là các sản phẩm có chứa nhiều yếu tố khoa
học công nghệ thường rất khó kéo dài chu kỳ sống bởi những đòi hỏi không nhỏ
từ người tiêu dùng, dẫn đến việc lạc hậu về kỹ thuật của những dòng sản phẩm lOMoARcPSD| 49598967
trên thị trường. Chính vì vậy thách thức đặt ra là việc không ngừng thay đổi công
nghệ sản xuất sản phẩm.
Môi trường tự nhiên
Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Mặc dù
khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho
việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang,
Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La… Như vậy công ty sẽ có thể dễ dàng có được
nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất như nguyên liệu sữa chưa tươi,
đường…với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc sản xuất các sản phẩm mà phải
nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài.
Hơn nữa, các nguyên liệu lại rất đa dạng và luôn trong tình trạng tươi mới
chứ không mất đi chất dinh dưỡng ban đầu nếu phải bảo quản khi đặt mua từ nơi khác.
2.2. Môi trường vi mô
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter bao gồm:
• Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại: Đây là lực cạnh tranh trực tiếp giữa các
doanh nghiệp trong cùng một ngành. Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự cạnh tranh của một doanh nghiệp.
• Sức mạnh của nhà cung cấp: Nhà cung cấp có sức mạnhkhi họ là những người
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất hoặc có quyền kiểm soát nguồn cung cấp.
• Sức mạnh của khách hàng: Khách hàng có sức mạnh khi họ là những người mua
hàng lớn, có thể ảnh hưởng đến giá cả hoặc chất lượng sản phẩm. lOMoARcPSD| 49598967
• Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế có thể là những
sản phẩm có tính năng tương tự hoặc làm cùng công việc nhưng có giá cả hoặc chất lượng tốt hơn.
• Mối đe dọa từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp mới: Sự xuất hiện của các
doanh nghiệp mới có thể tạo ra sự cạnh tranh mới, tăng độ khó khăn cho các
doanh nghiệp hiện tại. Các yếu tố này sẽ tác động đến việc doanh nghiệp đưa ra
quyết định về chiến lược sản phẩm, giá cả, quảng cáo, phân phối, nghiên cứu và phát triển, v.v.
• Công cụ phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter giúp các doanh
nghiệp hiểu rõ hơn về ngành và tăng cường cạnh tranh trên thị trường.
2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh
• Tr c tếếp, gián tếếp, tếềm năng ự
• Rào c nh gia nh p ngành ả ậ
• Tính kinh tếế theo quy mô
• Chi phí đầều t nh hưả
ưởng t i sôế lớ ượng các nhà đầều tư
Dịch Covid-19 đã có tác động lớn đến thị phần sữa Việt Nam do hoạt động
sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những
doanh nghiệp ngành sữa dường như ít chịu tác động bởi “cơn bão” này. Năm
2020, ngành sữa tăng 19,1% về giá trị vốn hóa. Việt Nam hiện có 60 doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa với hơn 300 nhãn hàng. Vinamilk vẫn là công
ty có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, ước tính tới cuối năm 2020, Vinamilk vẫn
chiếm thị phần cao nhất ngành sữa với 43,3%, theo sau là
FrieslandCampina Việt Nam. Tiếp đến là các sản phẩm nhập khẩu từ các hãng
như Mead Johnson, Abbott, Nestle… với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Cuối
cùng là các công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, BaVì...
Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm
trong nước và nhập khẩu. Hiện Vinamilk dẫn đầu thị trường với thị phần 40,6%;
Abbott đứng thứ 2 với 17%; tiếp theo là Friesland Campina với 12% thị phần. lOMoARcPSD| 49598967
Trong khi thị phần của cả Abbot và Friesland Campania vẫn giữ nguyên hoặc
giảm nhẹ trong 3 năm qua, thì Nutifood nổi lên thành một nguy cơ lớn đối với
Vinamilk ở phân khúc bình dân. Hiện nay, các hãng sữa trong nước còn đang
chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập
theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết
CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với tổ chức Thương mại WTO. Trong
khi thị trường sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài như Abbot, Mead
Johnson, Nestle, FrieslandCampina nắm thị phần thì thị trường sữa nước có thể
coi là phân khúc tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội. Phân khúc sữa nước có tốc độ
tăng trưởng gộp bình quân năm là 14,6% trong 5 năm qua và tăng trưởng 3%
trong năm 2018. Các doanh nghiệp lớn khác trong ngành là Friesland Campina,
TH true Milk, Nestle, IDP và Mộc Châu. Thị trường sữa chua tăng trưởng với tốc
độ gộp bình quân hàng năm là13,1% trong 5 năm qua và tăng 16% trong năm
ngoái. Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với mảng sữa chua, ngay cả với
Vinamilk cho dù công ty từng áp đảo thị trường này. Doanh nghiệp lớn thứ hai
trong mảnh này là Friesland Campinavới khoảng 8% - 9% thị phần. Trên thị
trường chỉ có một vài sản phẩm sữa đặc, trong đó Vinamilk có 2 nhãn hàng chính
là sữa đặc Ông Thọ và Ngôi sao Phương Nam, các sản phẩm này chiếm tới gần 80% thị phần.
Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh tương đối cao từ
các thương hiệu trong nước và nước ngoài như: TH True Milk, Nesle, Abbott,
Mead Jonson,.. Tương lai thị trường sữa sẽ tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh càng tăng cao. 2.2.2. Khách hàng
Khách hàng của Vinamilk khá lớn, được phân thành 2 thị trường chính: thị
trường tiêu dùng và thị trường đại lý.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe bản thân, gia tăng nhận
thức về các sản phẩm dinh dưỡng. Do đó đã dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản lOMoARcPSD| 49598967
phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp (organic, sữa A2) và các loại sữa thay thế từ
thực vật (sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạnh nhân,…) đang tăng, đồng thời sản
phẩm sữa nguyên chất có phần giảm. Khả năng chuyển đồi mua hàng của khách
hàng: các dòng sản phẩm của Vinamilk và các đối thủ khác hiện nay rất đa dạng
bao gồm sữa chua, sữa bột, sữa nước, sữa đặc,…
Khách hàng có rất nhiều lựa chọn về dòng sản phẩm như TH True Milk, Ba
Vì, Dutch Lady,… để so sánh các nhà cung cấp với nhau. Thị trường đại lý: Các
đại lý phân phối nhỏ lẻ, các siêu thị, các trung tâm dinh dưỡng,… có khả năng
tác động đến hành vi của người mua hàng. Các công ty sữa trong nước và các
đại lý độc quyền của những hãng nước ngoài phải cạnh tranh để có được những
điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại
lý bán lẻ… để có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các đối thủ, vì họ có
thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ
thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
2.2.3. Nhà chung cấp
Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên
liệu nhập khẩu, nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò và nông
trại nuôi bò trong nước.
Vinamilk tự chủ trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộc vào
nước ngoài. Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 13 trang trại đang hoạt động,
đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand.
Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại
đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn
cầu (Global G.A.P.). Trang trại bò sữa organic tại Đà Lạt vừa khánh thành vào
tháng 03/2017 là trang trại bò sữa organic đầu tiên tại Việt Namđạt được tiêu
chuẩn Organic Châu Âu do Tổ chức Control Union chứng nhận. Tổn đàn bò cung
cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có
ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 120.000 con bò,cung cấp khoảng lOMoARcPSD| 49598967
750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa/ một
ngày. Khởi công giaiđoạn 1 trang trại bò sữa tại Lào với quy mô diện tích 5.000
ha và đàn bò 24.000. Sự kiện khánh thành “Resort” bò sữa Vinamilk Tây Ninh
được sử dụng công nghệ 4.0 một cách toàn diện trong quản lí trang trại và chăn
nuôi bò sữa là sự kiện nổi bật được chú ý nhất năm 2019. Quy mô trang trại: 685
ha, 8000 con và có vốn đầu tư ban đầu là 1.200 tỷ đồng.
Hình 2: Danh sách nhà cung cấp lớn của Vinamilk
Vinamilk nhập khẩu bột từ các công ty hàng đầu thế giới: Fonterta là một
tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu
các sản phẩm sữa, tập đoàn này năm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế
giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty
nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk. Hoodwest International đóng
vai trò quan trên thị trường sữa thể giới và được đánh giá là một đó lác lớn
chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói
riêng và trên toàn thế giới nói chung. Với hơn 40 năm kinh nghiệm,Hogweat có
khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các sản
phẩm sữa và khuynh huớng của thị trưởng sữa ngày nay. Nhờ đó, mà chất lượng
sữa bột của Vinamilk không thua kém nhiều với các nhà cung cấp nước ngoài khác trên thị trường.
Vinamilk có thể tự chủ được nguồn nguyên liệu sữa tươi, chỉ phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu bột sữa. Hơn nữa, công ty Vinamilk đã tạo áp lực cho phía lOMoARcPSD| 49598967
nhà cung cấp về chất lượng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng tốt cho sản
phẩm.Vinamilk không chịu áp lực từ nhà cung cấp do quy mô và sự sở hữu các
nguyên liệu chất lượng cao và tạo vị thế cao hơn các nhà cung cấp, đảm bảo tính
cạnh tranh công bằng cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ nhưng sản phẩm có chất lượng cao.
2.2.4. Đối thủ tiềm ẩn – nhóm áp lực xã hội
Các công nghệ quản trị chất lượng (KCS), công nghệ pha chế phức tạp, yêu
cầu về đóng gói bao bì sản phẩm sao cho đảm bảo chất lượng sữa, đây cũng là
áp lực nhất định cho Vinamilk. Để có máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, kho
bãi,… đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư.
Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng tạo được lòng
tin với khách hàng như TH True Milk, Dutch Lady, Abbot, Vina milk,… Tất cả
những doanh nghiệp này đều đã có những sản phẩm độc đáo định vị khác biệt
với các sản phẩm trên thị trường. Việc xây dựng tên một thương hiệu là điều
không dễ dàng, nên đây sẽ là một rào cản lớn với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành.
Các doanh nghiệp trên thị trường hiện đang có một hệ thống phân phối
rộng khắp. Việc sở hữu mạng lưới phân phối tốt chính là chìa khóa của doanh
nghiệp, thông qua đó hàng hóa đi từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
với mức chi phí cạnh tranh.
2.2.5. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày,
với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng hỗ trợ
sức khoẻ. Nhưng các sản phẩm thay thế này về chất lượng và độ dinh dưỡng
không hoàn toàn thay thế được sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản
phẩm cạnh tranh với các sản phẩm sữa như: bột ngũ cốc, nước uống dinh
dưỡng chống lão hóa, nước diệp lục tố kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa,… lOMoARcPSD| 49598967
Đây thực sự là những sản phẩm thay thế tốt cho sữa. Tuy nhiên, do đặc điểm
văn hoá và sức khoẻ người Việt Nam, không sản phẩm nào có thể thay thế được
sữa. Mặt khác, đặc điểm từ các sản phẩm thay thế là bất ngờ và không thể dự
báo được, nên mặc dù đang ở vị trí cao nhưng ngành sữa vẫn phải đối mặt với
các áp lực sản phẩm thay thế nên luôn cố gắng cải tiến những sản phẩm của
mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Tất cả các doanh nghiêp trong một ngành đang cạnh tranh, theo nghĩa rộng
với các ngành sản xuất các sản phẩm thay thế khác. Sản phẩm thay thế hạn chế
tiềm năng lợi nhuận của một ngành bằng cách áp đặt mức giá trần mà các doanh
nghiệp có thể bán. Sản phẩm thay thế càng có giá càng hấp dẫn, áp lực lên lợi
nhuận của ngành càng lớn. Sản phẩm thay thế đáng chú ý nhất là những sản
phẩm đang có xu hướng cải thiện đánh đổi giá – chất lượng với sản phẩm của
ngành hoặc được các ngành có lợi nhuận cao sản xuất