Môi trường văn hóa công ty - Môn Quản trị Học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Văn hóa công ty thể hiện một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh. Văn hóa tổ chức cần phải thích ứng với nhu cầu của môi trường bên ngoài và chiến lược của công ty. Và Coca Cola là một tập đoàn lớn và nổi tiếng trên thế giới, đã có mặt ở Việt Nam gần 20 năm nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49153326
1. Môi trường văn hóa công ty:
Văn hóa công ty thể hiện một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh
tranh. Văn hóa tổ chức cần phải thích ứng với nhu cầu của môi trường bên ngoài và
chiến lược của công ty. Và Coca Cola là một tập đoàn lớn và nổi tiếng trên thế giới,
đã có mặt ở Việt Nam gần 20 năm nay. Vậy văn hoá doanh nghiệp của Coca Cola có
gì đặc biệt, đóng góp vào sự phát triển của công ty như thế nào? Đến với thị trường
Việt Nam, mọi hoạt động quản trị và xây dựng văn hóa nội bộ doanh nghiệp của Coca
Cola của họ đều đều phát triển dựa trên nền tảng văn hóa của Việt Nam để có thể hình
thành nên một nền văn hóa phù hợp với các giá trị, chuẩn mực văn hóa Việt Nam, rút
ngắn khoảng cách giữa một tập đoàn kinh doanh nổi tiếng thế giới đến gần hơn với
người tiêu dùng ở một đất nước có nền văn hóa khác biệt. 1.1.
Tuyên bố sứ mệnh và viễn cảnh:
Bản tuyên bố sứ mệnh kinh doanh của các công ty là một trong những yếu tố quan
trọng hình thành nên nét riêng trong quá trình hoạt động của tổ chức. Mỗi một doanh
nghiệp thành lập ra đều mang trong mình một ý tưởng, một sứ mệnh kinh doanh riêng.
Việc xây dựng một tuyên bố sứ mệnh của công ty như là kim chỉ nam để công ty hoạt
động, để các thành viên trong công ty phát triển công ty trên nền tảng sứ mệnh đã đặt
ra và bản tuyên bố sứ mệnh công ty cũng là công cụ để các đối tác, khách hàng hiểu về công ty.
1.1.1. Tuyên bố sứ mệnh: -
Sứ mệnh của doanh nghiệp được coi như bản tuyên ngôn về mục đích
tồn tại của doanh nghiệp, thể hiện nguyên tắc và triết lý kinh doanh, lý tưởng
và niềm tin mà doanh nghiệp hướng tới. Có thể nói, sứ mệnh được coi là một
cơ sở để đáp ứng cho tầm nhìn. Nếu tầm nhìn là tổng quát và trừu tượng thì
sứ mệnh cụ thể và “thật” hơn. Hay nói cách khác, sứ mệnh xác định rõ vị thế
hiện tại, hình ảnh tương lai của công ty, giúp phân biệt giữa công ty này với
công ty khác, và là cơ sở để đánh giá các hoạt động hiện tại cũng như tương lai của công ty. -
Nguyên văn tuyên bố sứ mệnh của Coca Cola:
“Our Roadmap starts with our mission, which is enduring. It declares our purpose as
a company and serves as the standard against which we weigh our actions and decisions.
• To refresh the world...
• To inspire moments of optimism and happiness... To create value and make a
difference” Tạm dịch:
“Lộ trình bền vững của chúng tôi bắt đầu bằng sứ mệnh, đó là lâu dài. Nó tuyên bố
mục đích của chúng tôi như một công ty và phục vụ như mức tiêu chuẩn chống lại
những gì chúng tôi cân nhắc hành động và quyết định của chúng tôi.
• Để làm mới thế giới lOMoARcPSD| 49153326
• Để truyền cảm hứng những khoảnh khắc lạc quan và hạnh phúc
• Để tạo giá trị và tạo sự khác biệt”
H1- Giám Đốc Điều Hành James Quincey tuyên bố sứ mệnh Coca Cola
Do đó, Coca-Cola gần đây đã công bố sứ mệnh mới của công ty: tiếp tục Đổi mới
Thế giới và Làm nên Sự khác biệt, phát triển các thương hiệu và loại nước giải khát
được mọi người yêu thích và khơi gợi cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên
vẫn không quên trách nhiệm phát triển thương hiệu bền vững hướng đến một tương lai
chung tốt đẹp hơn có ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người dân, cộng
đồng và toàn thế giới. Tại Việt Nam, Coca-Cola tự hào là một phần trong cuộc sống
hàng ngày của người dân, tạo ra những ảnh hưởng tích cực theo nhiều cách khác nhau.
Trong khi đó trên phạm vi toàn cầu, sứ mệnh mới của CocaCola nhấn mạnh cam kết
kiên định của công ty đối với cộng đồng những người yêu thích thương hiệu và đồ
uống của mình trong những năm qua, không chỉ với mục đích phục vụ nhu cầu giải
khát, mà còn góp phần truyền cảm hứng đổi mới và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và xã hội. 1.1.2. Viễn cảnh:
Bản tuyên bố viễn cảnh năm 1918: Chủ tịch Robert Woodruff tuyên bố
+ Nguyên văn: “Be placed within “arm’s reach of desire”
+ Tạm dịch: “Được đặt trong tầm tay của sự khao khát”
Bản tuyên bố viễn cảnh năm 2000: Chủ tịch Doug Daft tuyên bố
+ Nguyên văn: “Daft’s vision is to have the Company operate as a collection of
smaller, locally run businesses. No one,decides to enjoy one of our products globally”.
+ Tạm dịch: “Viễn cảnh của Daft là để công ty hoạt động như một bộ sưu tập của
một công ty nhỏ hơn, hoạt động thuần túy kinh doanh. Không ai, quyết định để
thưởng thức một trong các sản phẩm của chúng tôi trên toàn thế giới”.
Bản tuyên bố viễn cảnh năm 2009 (gần nhất): Chủ tịch Muhtar Kent tuyên bố lOMoARcPSD| 49153326
+ Nguyên văn: “Our vision serves as the framework for our Roadmap and guides
every aspect of our business by describing what we need to accomplish in order
to continue achieving sustainable, quality growth. •
People: Be a great place to work where people are inspired to be the best they can be.
Portfolio: Bring to the world a portfolio of quality beverage brands that
anticipate and satisfy people's desires and needs.
Partners: Nurture a winning network of customers and suppliers, together we
create mutual, enduring value.
Planet: Be a responsible citizen that makes a difference by helping build and
support sustainable communities.
Profit: Maximize long-term return to shareowners while being mindful of our
overall responsibilities. •
Productivity: Be a highly effective, lean and fast-moving organization”.
+ Tạm dịch: “Tầm nhìn của chúng tôi hoạt động như một khuôn khổ lộ trình của
chúng tôi và hướng dẫn mọi khía cạnh kinh doanh của chúng tôi bằng cách mô
tả những gì chúng ta cần phải thực hiện để tiếp tục đạt được tăng trưởng bền
vững và chất lượng.
Con người: Trở thành một nơi tuyệt vời để làm việc,nơi mọi người có được cảm
hứng để làm việc tốt nhất.
Danh mục đầu tư: Mang đến cho thế giới một danh mục đầu tư một thương hiệu
giải khát chất lượng dự đoán đáp ứng mong muốn và nhu cầu của người dân.
Đối tác: Nuôi dưỡng một mạng lưới chiến thắng của khách hàng và nhà cung
cấp, cùng nhau tạo ra các giá trị lâu dài.
Lợi nhuận: tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông .
Năng suất: Trở thành một tổ chức nhạy bén và hiệu quả”.
Ba giá trị chính hỗ trợ lẫn nhau và hình thành nên sứ mệnh cùng tầm nhìn của CocaCola
gồm: trở thành Thương hiệu yêu thích, tạo ra các nhãn hiệu và loại đồ uống được mọi
người lựa chọn, thổi sức sống mới trong cả 2 phương diện tinh thần và thể chất; Phát
triển bền vững, với tư cách là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giải khát, Coca-
Cola đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến những thay đổi tích cực và xây dựng
một tương lai bền vững; và Vì một tương lai tốt đẹp hơn, trong đó CocaCola sẽ tiếp
tục đầu tư để cải thiện cuộc sống của mọi người - từ các nhân viên của hệ thống doanh
nghiệp, đến các nhà đầu tư và cả cộng đồng. Thông qua tuyên bố sứ mệnh, viễn cảnh
hay tầm nhìn của Coca Cola đã làm rõ được Giá trị cốt lõi và Mục đích cốt lõi của
công ty. Với các công ty tồn tại lâu dài có danh tiếng luôn có một tư tưởng cốt lõi
mạnh mẽ. Tư tưởng cốt lõi theo họ bao gồm các giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi. 1.2.
Hệ thống giá trị của công ty: lOMoARcPSD| 49153326
Hệ thống giá trị cốt lõi, được coi là những nguyên lí thiết yếu và mang tính lâu dài
của một tổ chức; là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ và
hành động của các thành viên trong tổ chức và thường không lệ thuộc vào kết quả kinh
doanh. Trong những trường hợp khó khăn, các tổ chức kiên định sẽ thay đổi mục tiêu
hoặc mô hình kinh doanh chứ không phải thay đổi hệ thống giá trị cốt lõi (hệ niềm tin) của mình.
1.2.1. Giá trị cốt lõi:
Các giá trị cốt lõi trong tiếng Anh là Core Values, là tập hợp những quan niệm và
nguyên tắc cơ bản, cần thiết, có tính lâu dài của một tổ chức. Các giá trị và nguyên tắc
mà công ty gìn giữ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một bầu không khí có thể
phát triển các chiến lược kinh doanh, và sẽ củng cố cho việc phát triển mục đích cốt
lõi của công ty. Thông thường, giá trị cốt lõi được gắn liền với tầm nhìn, sứ mệnh trong
tuyên bố của các công ty, tập đoàn. Giá trị cốt lõi có tính chiều sâu và nó đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Những giá trị này ít thay đổi theo các biến động của thị trường.
Thậm chí, trong những trường hợp khó khăn, công ty có thể thay đổi mô hình kinh
doanh, tuy nhiên không thể nào thay đổi hệ thống giá trị cốt lõi của mình. Đối với Coca
Cola thì giá trị cốt lõi chính là: Các giá trị của chúng tôi là lộ trình cho những hành
động và mô tả cách chúng tôi thể hiện với thế giới.
7 giá trị trong văn hóa doanh nghiệp Coca Cola là:
Sự liêm chính: trung thực, cởi mở, thẳng thắn •
Sáng kiến cá nhân: luôn chủ động hoàn thành công việc •
Lợi ích khách hàng: vượt xa kỳ vọng và gia tăng lợi ích của khách hàng •
Tinh thần đồng đội: hợp tác và hỗ trợ đồng đội để nâng cao thành tích chung •
Phát triển nhân lực: phát huy của nhân viên thông qua đào tạo và phát triển •
Tôn trọng và tin cậy: tôn trọng lẫn nhau và tạo dựng niềm tin Cam kết: có
trách nhiệm và thực hiện đúng những gì đã cam kết
1.2.2. Mục đích cốt lõi:
Mục đích cốt lõi chính là lý do cơ bản cho sự sống còn, tồn tại của công ty, đó chính
là lý do tồn tại của công ty. Mục đích cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định phương hướng của chiến lược công ty và do đó nó hướng dẫn việc xây dựng các
quyết định chiến lược. Dựa vào những giá trị cốt lõi ở trên, Coca Cola đã đưa ra những
mục tiêu cốt lõi nhằm hiện thực hóa các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp giống như một
kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên, tổ chức, doanh nghiệp: •
Tập trung vào thị trường:
+ Tập trung vào nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng và đối tác nhượng quyền kinh doanh
+ Thâm nhập sâu thị trường để nghe, quan sát và học hỏi
+ Sở hữu tầm nhìn thế giới lOMoARcPSD| 49153326
+ Tập trung vào sự hình thành thị trường mỗi ngày + Sự tò mò • Làm việc thông minh:
+ Hành động với sự khẩn cấp
+ Duy trì sự phúc đáp để thay đổi
+ Có sự khuyến khích đẻ thay đổi khi cần
+ Duy trì sự không hài lòng mang tính xây dựng + Làm việc hiệu quả •
Hành động như những ông chủ:
+ Trách nhiệm với những hành động và bất động của bản thân
+ Quản lý hệ thống tài sản và tập trung vào việc thiết lập giá trị
+ Tưởng thưởng những ai dám thử thách và biết tìm phương cách tốt hơn để giải quyết
+ Học hỏi từ những điều đã và chưa làm được
Trở thành thương hiệu:
+ Khơi gợi sự sáng tạo, đam mê, lạc quan và vui vẻ
Đối với một công ty, doanh nghiệp, giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi đóng vai trò rất
quan trọng. Giá trị cốt lõi sẽ là một nền tảng căn bản vững chắc để hình thành và xây
dựng nên chuẩn mực hành vi của đội ngũ nhân viên. Các giá trị cốt lõi đó sẽ cùng với
kinh nghiệm của họ được kết hợp với nhau để tạo thành văn hóa doanh nghiệp và giúp
củng cố quyết định của doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi sẽ giúp cho các khách hàng, đối
tác nhận diện công ty một cách rõ ràng hơn và chi tiết hơn. Đồng thời đây là yếu tố để
hình thành nên tầm nhìn của một tổ chức. Nó sẽ là nền tảng để thu hút cũng như giữ
nhân đội ngũ nhân viên tài năng, có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp. Có thể nói với
sứ mệnh và tầm nhìn như vậy, Coca Cola đã và đang đạt được rất nhiều thành tựu đúng
với những giá trị và mục đích cốt lõi họ đề ra, không chỉ vậy Coca Cola đang ngày
càng thay đổi, phát triển trong thời đại mới ngày nay để có thể phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng, khẳng định được vị trí lâu dài của mình trên thị trường thế giới và
đặc biệt là ở Việt Nam.
1.2.3. Quy tắc ứng xử của công ty:
Từ hệ thống giá trị của Coca Cola, các giá trị này có trở thành nền tảng cho việc
thực hiện quy tắc ứng xử và các nghi thức văn hóa khác. Một doanh nghiệp nổi tiếng
thế giới và tồn tại trong thời gian dài như vậy đòi hỏi họ phải có một nền văn hóa ứng
xử trong nội bộ công ty vô cùng đặc biệt. Việc xây dựng và áp dụng bộ quy tắc ứng
xử tại mỗi đơn vị, tổ chức rất được coi trọng tại các nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam nhằm mục đích điều chỉnh các hành vi ứng xử cá nhân nhằm phục vụ cho các
mục tiêu của tổ chức và cộng đồng. Quy tắc ứng xử giúp doanh nghiệp hướng tới xây
dựng được môi trường văn hóa của mình, tạo nên sự khác biệt và đảm bảo cho phát
triển bền vững của tổ chức.
Quy tắc ứng xử (quy tắc đạo đức) của công ty bao gồm các điều khoản như sau: lOMoARcPSD| 49153326
H2 – Trích Bộ quy tắc Đạo
đức kinh doanh Coca Cola
1. Hoạt động liêm chính trên toàn cầu: -
Mong muốn điều gì từ mọi người
- Mong muốn điều gì từ các quản lý
- Lúc nào đòi hỏi phải được chấpthuận bằng văn bản
- Trình bày mối quan tâm: + Tìm tài nguyên + Nặc danh và bảo mật + Điều tra + Không bị trả thù
2. Liêm chính trong công ty: - Hồ sơ kinh doanh và tài
chính - Tài sản của công ty:
+ Sử dụng thời gian, thiết bị và các tài sản khác + Vay mượn -
Sử dụng thông tin:
+ Thông tin không công bố
+ Giao dịch nội bộ + Tính riêng tư cá nhân
3. Mâu thuẫn quyền lợi: - Đầu tư bên ngoài -
Làm việc, diễn thuyết và thuyết trình bên ngoài -
Làm việc bên ngoài với cương vị viên chức hoặc giám đốc - Thân nhân và bạn bè -
Quà tặng, bữa ăn và chiêu đãi
4. Liêm chính khi đối xử với người khác: lOMoARcPSD| 49153326 - Đối với Chính phủ: + Chống hối lộ + Hoạt động chính trị + Hạn chế giao dịch -
Đối xử với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng - Đối xử với đối thủ cạnh tranh: + Luật cạnh tranh
+ Thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh
Trong bộ quy tắc ứng xử của công ty, mục 3. Mâu thuẫn quyền lợi đã đề cậpđến
5 trường hợp xung đột lợi ích trong doanh nghiệp một cách chi tiết, rõ ràng. Đối với
Coca Cola, điều khoản quy định phải hành động vì lợi ích tối ưu của công ty. Mâu
thuẫn quyền lợi xảy ra khi các hoạt động và mối quan hệ cá nhân của bạn cản trở, hoặc
có vẻ cản trở khả năng bạn hành động cho lợi ích tối ưu của công ty. Đối với Đầu tư
bên ngoài, phải tránh các cuộc đầu tư nào có thể ảnh hưởng đến khả năng lấy quyết
định nhân danh công ty. Hoặc bạn vẫn có thể làm việc bên ngoài công ty Coca Cola
với điều kiện là việc làm bên ngoài không gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc với
công ty, không được làm việc hay cung cấp dịch vụ, nhận tiền từ bất cứ khách hàng,
nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh nào của công ty mà chưa được chấp thuận. Hoặc
không được nhận quà tặng, bữa ăn hay chiêu đãi, đặc ân nào khác từ khách hàng, hay
nhà cung cấp nếu điều này có thể làm hại đến quyết định kinh doanh khách quan của
bạn đối với lợi ích tối ưu của công ty Coca Cola. Nội dung xung đột lợi ích đã được
nêu rõ trong bộ quy tắc ứng xử của công ty Coca Cola, trường hợp nào nên làm, không
nên làm và khi nào cần phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên đều được trình bày cụ thể.
Mục tiêu cuối cùng vẫn là muốn hướng nhân viên đến sự liêm chính được nhắc đến
xuyên suốt bộ quy tắc ứng xử này.
Công ty Coca Cola đã xây dựng một bộ quy tắc ứng xử doanh nghiệp rất độcđáo
và khác biệt. Yếu tố quan trọng nhất ở đây chính là sự liêm chính, đó cũng là một trong
những giá trị cốt lõi hàng đầu của công ty. Liêm chính là nền tảng của Coca Cola, có
nghĩa là làm điều phải. Bằng cách hoạt động liêm chính, họ đã và đang làm rạng danh
giá trị và danh tiếng, nhãn hiệu của công ty tại hơn 200 quốc gia. Quy tắc Đạo đức
kinh doanh (Code of Business Conduct) này định rõ cách thức mà mọi nhân viên cần
phải thực hiện với tư cách đại diện công ty Coca Cola. Quy tắc này cũng định rõ trách
nhiệm của mọi người với công ty, với nhau, cũng như với khách hàng, nhà cung cấp,
người tiêu dùng và Chính phủ. Một công ty luôn đặt yếu tố liêm chính ở tất cả các khía
cạnh hoạt động lên hàng đầu sẽ xây dựng được sự tin tưởng trong lòng người tiêu dùng.
Chính vì sự liêm chính đó mang lại cho nhân viên trong công ty cảm nhận được sự
công bằng, minh bạch khi làm việc trong công ty, bên cạnh đó khách hàng cũng có cái
nhìn thiện cảm với một thương hiệu gắn liền với sự liêm chính, trung thực, luôn chịu
trách nhiệm trong mọi trường hợp xảy ra. Vì vậy, CoCa Cola có thể tồn tại và hoạt
động đến bây giờ chính là nhờ vào những giá trị, niềm tin vào sự liêm chính của nhân lOMoARcPSD| 49153326
viên cũng như khách hàng, từ đó hình thành nên một nền văn hóa doanh nghiệp đề cao
sự liêm chính, trung thực vô cùng khác biệt mà rất ít doanh nghiệp hay tổ chức nào có thể làm được. 1.3.
Cấu trúc hữu hình của văn hóa công ty:
Văn hóa công ty không chỉ được phân tích qua các giá trị cốt lõi hay niềm tin, những
chia sẻ của nhân viên trong tổ chức, đó là những những nét văn hóa vô hình chúng ta
không quan sát hay nhìn thấy được mà chỉ có thể nhận thức thông qua những gì con
người thể hiện. Nhưng ở cấp độ bề mặt thì văn hóa công ty còn là những yếu tố tạo ra
từ con người và có thể nhìn thấy được, nghe và quan sát bởi việc theo dõi các thành
viên của tổ chức, chúng bao gồm cách thức ăn mặc, các chuẩn mực về hành vi, các biểu
hiện về ngôn ngữ cơ thể, các nghi thức của tổ chức, môi trường làm việc, biểu tượng hay khẩu hiệu,…
1.3.1. Biểu tượng (logo):
Biểu tượng (logo) của Coca Cola là chủ yếu sử dụng hai
gam màu đỏ, trắng kết hợp mang đến sự vui tươi, sảng
khoái. Màu đỏ thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết trong khi
màu trắng thể hiện sự quyến rũ. Hai gam màu tương phản
tạo sự nổi bật. Tổng thể Coca-Cola logo khá đơn giản với
font chữ uốn lượn, nhưng lại rực rỡ thu hút với màu sắc và
kích thích vị giác. Thương hiệu nước giải khát Coca Cola là H3 – Logo Coca Cola
thương hiệu bán chạy hàng đầu thế giới. Hãng có mặt trên hơn
200 nước trên thế giới và khá thành công cho tới hiện tại.
1.3.2. Khẩu hiệu (Slogan):
Coca Cola có lẽ là một trong số ít các thương hiệu trên thế giới đã thay đổi Slogan
của mình rất thường xuyên. Và đến năm 2016, slogan của Coca Cola được đổi thành
“Taste the feeling – Uống cùng cảm xúc”, Coca-Cola trở thành tâm điểm cho từng
khoảnh khắc; không có nó, thì sẽ không có các câu chuyện. Hình ảnh được canh chỉnh
một cách gần gũi cùng với sản phẩm Coca-Cola, trong khi những câu chuyện cá nhân
vẫn được kể một cách đan xen. Các bức ảnh giống như một lát cắt mang đầy tính đa
dạng của cư dân khắp toàn cầu khi họ thưởng thức Coca-Cola “của họ” theo cách đơn
giản, thường nhật nhất. Ca khúc “Taste the feeling” bao gồm cả nhạc hiệu lấy cảm
hứng từ âm thanh khi thưởng thức Coca-Cola: tiếng bật nắp, tiếng sủi bọt và cuối cùng
là âm thanh thưởng thức. Nhạc hiệu mới này sẽ được sử dụng trong suốt chiến dịch
sáng tạo của thương hiệu trên toàn cầu. lOMoARcPSD| 49153326
H4 – Slogan ““Taste the feeling – Uống cùng cảm xúc” 1.3.3. Trang phục:
Chiếc áo có màu đỏ rực rỡ, mang hình ảnh thương hiệu và logo của công ty, tạo dấu
ấn khiến ai cũng nhớ đến thương hiệu này! Ngoài ra, chiếc áo còn tạo nên sự liên kết
gần gũi và giúp cho khách hàng dễ dàng nhận diện nhân viên của tập đoàn nước giải
khát lừng danh. Bên cạnh đó, sản phẩm tạo nên tinh thần nhiệt huyết cho nhân viên,
mang lại niềm tự hào của các thành viên trong tổ chức, nơi mà họ gắn bó làm việc.
Màu sắc đỏ và trắng trong logo của CocaCola đơn giản, vui tươi và đặc biệt khá thu
hút khách hàng trẻ. Trong khi màu đỏ tượng trưng cho
H5 – Đồng phục nhân viên niềm đam mê, sự trẻ trung và sức sống, màu Coca Cola lOMoARcPSD| 49153326
trắng tượng trưng cho nét quyến rũ và sang trọng của thương hiệu Coca-Cola. 1.3.4.
Môi trường làm việc:
Coca Cola mang đến cho người lao động không gian
làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế không chỉ ở văn phòng
mà còn ở các khu tiện ích. Coca Cola chú trọng mọi
không gian nhỏ nhất từ nhà ăn đến khu vệ sinh. Không
gian làm việc với đội ngũ nhân viên văn phòng hướng
đến sự sáng tạo, trong khi đó với đội ngũ sản xuất, yêu
tố an toàn lao động được đặt lên hàng đầu. Chính sự đầu
tư này đã giúp văn phòng làm việc của Coca Cola đạt
Top 5 nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam năm 2017
(Khảo sát thực hiện bởi Anphabe và Intage Việt Nam).
H6 – Môi trường làm việc
năng động, sáng tạo tại Coca Cola
Đặc biệt Coca Cola rất coi trọng khẩu phần ăn của cán bộ nhân viên. Nguyên liệu
đầu vào được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ dinh dưỡng cho bữa ăn đạt chuẩn theo Coca
Cola tại Mỹ. Bên cạnh đó, Coca Cola còn phục vụ bữa trưa cho nhân viên với thực
đơn đa dạng, thậm chí có thực đơn riêng cho người ăn mặn và ăn chay. Đương nhiên,
là công ty cung cấp nước giải khát hàng đầu, nhân viên được tự do chọn sản phẩm đồ
uống yêu thích hoàn toàn miễn phí từ hệ thống tủ lạnh khắp công ty trong thời gian làm việc. 1.3.5. Các nghi lễ:
Coca-Cola ngầm nhận định rằng “hạnh phúc đến từ việc thay đổi các định kiến lệch
lạc trong xã hội, mang đến một cuộc sống tốt hơn” trong các chương trình về điều
hướng văn hóa. Đặc biệt, các chương trình này còn mang tính nhân văn sâu sắc, góp
phần định hướng những giá trị văn hóa tốt đẹp tại mỗi quốc gia, giúp người tiêu dùng
sống lạc quan và cảm thấy hạnh phúc hơn. Tại Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên Đán
2015, trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam xuất hiện và lan truyền nhanh chóng
một đoạn phim ngắn của Coca-Cola mang tên “Quà Tết”. Quà Tết là một nét văn hóa
trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển về mặt kinh tế của xã hội
dễ dàng khiến mọi người nhầm lẫn giá trị thực sự của Tết, khiến Tết vô tình trở thành lOMoARcPSD| 49153326
mùa lo, mùa mua sắm thay cho mùa vui, mùa sum vầy. Họ không thể hưởng trọn niềm
vui sum vầy bên gia đình khi năm mới Tết đến khi chưa thể tạm gác những lo toan qua
một bên. Coca-Cola đã gửi gắm thông điệp: “Món quà ý nghĩa nhất của ngày Tết là
khi gia đình được sum vầy”.
H7 – Chương trình Quà Tết ở Việt Nam của Coca Cola
1.3.6. Chế độ lương thưởng và phúc lợi:
Là thành viên của Coca Cola sẽ nhận được những chế độ đãi ngộ: -
Chính sách mua hàng ưu đãi giảm giá cho nhân viên từ 10-30% suốt năm -
Nhân viên được tự do lựa chọn những sản phẩm thức uống yêu thích mát lạnh
từ hệ thống tủ lạnh khắp nhà máy và văn phòng làm việc hoàn toàn miễn phí -
Tham dự các câu lạc bộ Yoga miễn phí cho tất cả nhân viên -
Thường xuyên được tham dự những hoạt động nội bộ, bữa tiệc sôi động -
Được phục vụ bữa trưa miễn phí với thực đơn hấp dẫn dành cho người ăn mặn và ăn chay -
Hệ thống xe bus thân thiện sẵn sàng đưa đón nhân viên ở xa -
Thời gian nghỉ phép lên đến 18 ngày/năm. Với những ai làm việc trên 5 năm
sẽ được tăng thêm 1 ngày -
Ngoài lương tháng 13, nhân viên còn được nhận thêm tiền thưởng dựa trên
thành tích công việc và hiệu quả kinh doanh lOMoARcPSD| 49153326
Đặc biệt Coca cola thực hiện gói phúc lợi tổng thể bao gồm: lương cơ bản, thường
hằng năm, thưởng theo thời gian gắn bó.
Văn hóa doanh nghiệp tại Coca Cola có rất nhiều điểm khác biệt và thú vị. Nó không
chỉ đơn thuần là một tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích kinh tế mà còn
được xây dựng và phát triển theo lợi ích của nhân viên và người tiêu dùng. Văn hóa
doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình
làm, bên cạnh đó còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi
trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Một nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp
nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên
của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp của Coca Cola và gắn kết với tiêu chí: “Một
công ty. Một đội ngũ. Một đam mê.” Họ đề cao hiệu quả làm việc nhóm, đòi hỏi sự
gắn kết chặt chẽ để nâng cao hiệu quả làm việc. Các hoạt động ngoài công việc cũng
được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao tinh thần đồng đội như hoạt động nội bộ,
hoạt động cộng đồng, câu lạc bộ, dạ tiệc,… Tại Coca-Cola, mỗi nhóm sẽ có chương
trình đào tạo riêng. Ví dụ, với nhóm lãnh đạo, nhân viên được cử ra nước ngoài để học
kỹ năng lãnh đạo theo chuẩn của tập đoàn. Các vị trí khác sẽ có những chương trình
huấn luyện kỹ năng mềm, chuyên môn riêng theo từng nhu cầu mà vị trí công việc đòi
hỏi. Từ đó, mỗi cá nhân có cơ hội được phát huy tối đa năng lực của mình. Văn hóa
doanh nghiệp của công ty Coca Cola hướng tới niềm tin là mỗi nhân viên có một tiềm
năng nhất định để phát triển nghề nghiệp thành công. Bởi vậy, công ty có một lộ trình
đào tạo rõ ràng, cụ thể để khơi gợi và phát triển các tiềm năng đó. Có thể nói Coca
Cola là một doanh nghiệp có môi trường văn hóa nội bộ tốt để nhân viên có thể tận tụy
cống hiến cũng như phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, không ngừng hoàn thiện và học hỏi.
http://www.coca-colacompany.com/our-company/mission-vision-values
http://en.wikipedia.org/wiki/Coca-Cola
https://dvdn247.net/ban-tuyen-bo-su-menh-kinh-doanh-cua-cong-ty/
https://haymora.com/hang-tieu-dung/coca-cola-viet-nam