Môi trường vi mô - Marketing Hàng không | Học viện Hàng Không Việt Nam
Môi trường vi mô - Marketing Hàng không | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Marketing Hàng không
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Môi trường vi mô marketing Hàng không
Môi trường vi mô của marketing hàng không đó là các yếu tố bên trong của doanh nghiệp hàng
không, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, trung gian marketing, khách hàng và các công chúng trực tiếp.
1. Các yếu tố và lực lượng bên trong của doanh nghiệp hàng không:
Hoạt động marketing hàng không không phải là một hoạt động riêng rẽ mà nó bị chi phối bởi
các lực lượng, đó là các yếu tố khác bên trong của doanh nghiệp Hàng không.
Bởi vì như trên sơ đồ chúng ta có thể thấy, Marketing hàng không là một khâu trong hđ của
DN hàng không, có quan hệ và kết nối chặt chẽ với các mục tiêu, chiến lược chung, cơ cấu tổ
chức, quản trị và các chức năng khác trong doanh nghiệp như……. Do đó, người làm mkt
hàng không phải biết kết nối và nhận đc sự đồng tình hỗ trợ của các bộ phận liên quan.
Ví dụ: Nếu nhà quản trị marketing của một hãng hàng không dự định mở một đường bay
mới, thì họ cũng phải căn cứ vào chiến lược của hãng là gì, và thảo luận với các nhà quản trị
ở chức năng khác xem là có đủ tàu bay, nguồn tài chính, khả năng đảm bảo kỹ thuật, khai
thác, nhân lực… để thực hiện.
2. Nhà cung cấp của doanh nghiệp hàng không: -
Đối với hoạt động hàng không thì nhà cung cấp có thể chia ra làm 3 loại sau:
Các nhà cung cấp công nghệ – Nhà chế tạo tàu bay
– Thiết bị dẫn đường
_ Tổ chức sửa, chữa bảo dưỡng tàu bay…
Các nhà cung cấp dịch vụ tại Cảng (vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp)
– Không lưu, dịch vụ mặt đất, xăng dầu, xuất ăn..
– Các dịch vụ phi hàng không
– Hải quan, công an cửa khẩu...
Các nhà cung ứng khác: Lao động, Tài chính, Điện nước...
3. Đối thủ cạnh tranh vận tải hàng không:
Yếu tố cạnh tranh tác động trực tiếp đến hđ mkt hk của dn nên các nhà quản trị cần quan tâm
đến hoạt động của đối thủ cạnh tranh đó có thể là các chiến lược sp, giá cả, phân phối….
Đối thủ cạnh tranh của hàng không có thể chia ra làm 3 loại từ 3 nguồn khác nhau: -
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
: đó sự cạnh tranh trực tiếp giữa các hãng hàng không trên cùng một đg bay.
Ví dụ như sự cạnh tranh giữa VNa, Jetar-Pacific.. trên cùng mộ đường bay từ HN đi TP HCM và ngược lại. -
Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế của VTHK là các phương thức vận tải đg sắt, đường bộ, đường thủy…các
phượng tiện vận tải này cũng có thể thỏa mãn đc nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của
khách hàng từ điểm này đến điểm khác. Tuy nhiên:
So với các phương thức vận tải khác thì VTHK có thể không có ưu thế về dung lượng và chi
phí vận chuyển nhưng lại có ưu thế về thời gian vận chuyển, tầm vận chuyển lớn, an toàn và
tiện nghi hơn nên thích hợp vận chuyển ở cự ly dài và thời gian vận chuyển cũng nhanh hơn. -
Cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng:
Khả năng xuất hiện các CHK mới cạnh tranh trực tiếp.
4. Trung gian marketing hàng không: • Trung gian phân phối:
Đây là các tổ chức độc lập tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm, dvu hàng không đến
người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả như các đại lý bán vé máy bay và các đại lý hàng hóa.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển và Logistic: các trung gian này thường xh trong
VTHH như các công ty giao nhận hàng hóa, dịch vụ lưu kho…
• Tổ chức cung cấp dịch vụ marketing
– Tư vấn, nghiên cứu thị trường,
– Quảng cáo, thông tin đại chúng
5. Khách hàng vận tải hàng không:
Khách hàng trong doanh nghiệp hàng không cũng được chia ra làm 2 loại chính là người tiêu
dùng và tổ chức tiêu dùng. -
Người tiêu dùng chính là các khách hàng sử dụng dvvthk. -
Tổ chức tiêu dùng chính là các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong ngành hàng không.
Phần lớn trong hđ VTHK, khách hàng sẽ được xác định cụ thể trong hđ vận tải hành khách
và hàng hóa. Trong VT hành khách thì người có nhu cầu đi lại bằng đg HK thì gọi là hành
khách và trong VT hàng hóa, khách hàng phần lớn sẽ là những tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân có nhu cầu VT hàng hóa bằng đg HK.
Tìm hiểu yếu tố này để các nhà quản trị mkt hk có những chính sách kinh doanh và
marketing phù hợp với khách hàng của mình.
6. Công chúng trực tiếp: ( giải thích theo giáo trình)
Đây là những nhóm hay tổ chức có mối quan tâm và có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp hàng không. Có 3 nhóm -
Công chúng tích cực: Đây là nhóm công chúng có thiện chí đối với DN. DNHK cần phát huy sự ủng hộ của họ -
Công chúng tìm kiếm: Đây là nhóm công chúng chưa có phản ứng rõ ràng. DNHK phải
tìm cách thu hút, lôi kéo họ ủng hộ -
Công chúng phản ứng: Đây là nhóm người không có thiện chí với DN. DNHK cần phải
đề phòng phản ứng của họ.