Môi trường vĩ mô ôn tập giữa kì kinh tế vi mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng

Môi trường vĩ mô không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng mà còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây là những yếu tố mà công ty không thể kiểm soát, không thể thay đổi được, công ty chỉ có thể thích ứng với nó mà thôi. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu thuộc môi trường vĩ mô tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty.  Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|49153326
3.2Phân tích môi trường bên ngoài:
3.2.1 Môi trường vĩ
Môi trường vĩ mô không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty nói
riêng mà còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây là những yếu
tố mà công ty không thể kiểm soát, không thể thay đổi được, công ty chỉ có thể thích ứng
với nó mà thôi. Sau đâymột số nhân tố chủ yếu thuộc môi trường vĩ mô tác động tới
hoạt động kinh doanh của công ty.
a. Môi trường chính trị-pháp lý
Với hình thức là một doanh nghiệp nhà nước, công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của
môi trường chính trị. Môi trường này bao gồm luật pháp, các công cụ, chính sách của nhà
nước, tổ chức bộ máy và cơ chế hành chính của chính phủ và các tổ chức chính trị -
hội. Việt nam có môi trường chính trị ổn định, quốc phòng – an ninh được giữ vững; một
số điểm nóng luôn được giải quyết kịp thời. Sự ổn định đó là điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế cũng như thu hút sự đầu tư từ nước ngoài. Tình hình chính trị thế giới
hiện đang diễn ra hết sức phức tạp có thể gây khó khăn cho công ty khi muốn xuất khẩu
sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Hệ thống luật pháp kinh tế ngày càng được nhà nước chú trọng hoàn thiện. Các
luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật công ty… tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn
so với trước kia. Nhờ đó mà công ty dễ dàng hơn đối với việc huy động vốn cho kinh
doanh, cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện liên doanh, liên kết để tăng cường sức mạnh
cho mình. Song công ty cũng vấp phải những khó khăn do sự bất cập của hệ thống luật
pháp làm giảm tiến độ kinh doanh. Nhà nước có một số chính sách có lợi cho hoạt động
kinh doanh của công ty:
- Chính sách nội địa hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe
máy, ô tô có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Chính sách này quy định tỷ lệ
nội địa hóa trong những năm đầu của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy phải
đạt từ 15 – 16% giá trị của xe, t lệ này sẽ được nâng dần lên 60 – 70% từ năm thứ hai
trở đi. Các hãng sản xuất xe máy ở nước ta phần lớn là các doanh nghiệp có vốn nước
lOMoARcPSD|49153326
ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh. Do quy định này mà các công ty sản xuất và lắp
ráp xe máy đó có xu hướng mua săm, lốp trong nước để đảm bảo tỷ lệ nội địa cũng như
nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đây chính là cơ hội mà Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
(DRC) cần nắm bắt để có chính sách marketing phù hợp.
- Nhà nước còn có chính sách đầu tư cho các ngành hóa chất với mục đích
tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất sản phẩm từ cao su phát triển. Có những chính sách
về thuế, nhất là về xuất nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước (ví dụ như Nhà nước
đánh thuế nhập khẩu các loại lốp xe máy 50%).
- Ngành công nghiệp cao su nước ta là ngành có tiềm năng phát triển, vì vậy
Chínhphủ, Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách, quy định giúp hỗ trợ hộ nhằm tạo
điều kiện để hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm động lực để bắt tay vào sản
xuất cũng như mở rộng quy mô sản lượng cao su, giúp doanh nghiệp chế biến cao su có
thêm nguồn cung nguyên liệu đầu vào dồi dào, để đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn
được diễn ra liên tục:
+ Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cao su số 750/QĐ-TTg ngày
03/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ vay vốn cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân trồng cao su ở các địa bàn khó khăn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, cá
nhân tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su theo quy hoạch
được duyệt; Khuyến khích và hỗ trợ việc hình thức thành tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trong
lĩnh vực trồng, chế biến, tiêu thụ cao su để hỗ trợ hộ gia đình và tư nhân trồng cao su về
kỹ thuật, dịch vụ vật tư và tiêu thụ sản phẩm
+ Quyết định số 7193/BTC-TCT ngày 30/05/2014 của Bộ tài chính về thuế GTGT
đối với mủ cao su quy định mức thuế suất thuế GTGT 5% đối với mặt hàng mủ cao su
thiên nhiên sơ chế được áp dụng thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất hay kinh doanh
thương mại ; đối với mủ cao su thiên nhiên chưa qua sơ chế (như mủ tươi, mủ đông) do
tổ chức, cá nhân tự trồng trọt, bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh
nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán mủ cao su thiên nhiên
chưa qua sơ chế cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải
kê khai, tính nộp thuế GTGT.
lOMoARcPSD|49153326
- Việt Nam là nước thứ 7 thông qua Hiệp định CPTPP, điều này giúp nước ta
đượchưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số các nước tham gia CPTPP. Hiệp định
CPTPP mang đến cho ngành Cao su nhiều cơ hội, tiềm năng và triển vọng. Đối với cao
su thiên nhiên, CPTPP sẽ đưa thuế nhập khẩu từ 3% giảm còn 0%, theo đó mỗi nước
thành viên CPTPP sẽ có lộ trình cắt giảm riêng cho từng nhóm sản phẩm và sẽ loại bỏ
hoàn toàn thuế quan trong vòng 16 năm. Do đó, CPTPP tạo cơ hội cho sản phẩm cao su
Việt Nam mở rộng thị trường đến các nước mà công nghiệp chế biến cao su chưa phát
triển nhiều như Peru, Chile, Brunei, New Zealand, Úc.
Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước cũng như DRC đổi mới công nghệ,
nâng cấp kỹ thuật, cải tiến các dây chuyền sản xuất săm, lốp xe máy nhằm nâng cao chất
lượng, mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những tích cực mà môi trường chính
trị mang lại, công ty còn phải đối mặt với những bất lợi mà nó gây ra. Chẳng hạn như chủ
trương khuyến khích người dân ở những thành phố lớn sử dụng các phương tiện giao
thông công cộng, giảm các phương tiện giao thông cá nhân trong đó có xe máy để giải
quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông. Nếu như chính sách này thành công thì lượng tiêu
thụ săm, lốp của công ty ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ
giảm mạnh. Nhìn chung, hệ thống luật pháp của nước ta cho tới nay đã có nhiều cải thiện
song vẫn còn nhiều bất cập về nhiều mặt, đặc biệt là các luật, chính sách kinh tế. Kể từ
khi có luật doanh nghiệp, các công ty được khuyến khích phát triển nhiều hơn, nền kinh
tế thông thoáng hơn, cạnh tranh cũng mạnh và khốc liệt hơn trước rất nhiều. Từ sự thay
đổi của hệ thống pháp luật mà công ty đã có nhiều cải tổ để nâng cao hiệu quả kinh
doanh, vững bước vào nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên hệ thống pháp luật nước ta vẫn
còn nhiều chồng chéo, không ổn định. Đây là vấn đề nan giải mà vẫn chưa được giải
quyết triệt để, nhưng công ty chỉ có thể tìm cách thích ứng với môi trường đó chứ không
thể thay đổi được
b. Môi trường kinh tế
Chính sách đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN đã và đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp cũng như công
ty Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. Nền kinh tế thị trường nước ta đang phát triển từng
lOMoARcPSD|49153326
bước, và cùng với sự phát triển đó là sự tăng lên và biến đổi không ngừng trong nhu cầu
tiêu dùng của người dân. Khác với thời bao cấp trước kia chỉ phục vụ cho một thị trường
với nhu cầu đồng nhất, chủng loại sản phẩm hạn hẹp thì nay công ty có cơ hội đáp ứng
một thị trường với những nhu cầu rất phong phú, đa dạng.
Sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng nhanh chóng đối với các phương tiện
đi lại, và như vậy mở ra cơ hội cho ngành sản xuất săm, lốp cũng như cơ hội cho công ty.
Trong những năm qua nhiều ngành kinh tế phát triển, tính chung 9 tháng năm 2021, giá
trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020, nên đã có ảnh
hưởng tích cực tới sản xuất săm lốp của công ty. GDP 9 tháng năm 2021 tăng 1,42% so
với cùng k năm trước . Cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu ngành dần chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%,
đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%) nên
làm cho nhu cầu về săm, lốp tăng đặc biệt là săm ,lốp các loại xe vận tải. Tình hình này
ảnh hưởng tới sức mua của người dân, và cho thấy yếu tố giá cả của mặt hàng săm, lốp
vẫn có vai trò quan trọng đối với quyết định mua, đặc biệt ở những vùng nông thôn - nơi
có thu nhập thấp.
Những biến động của thị trường tiền tệ thế giới cũng tác động lớn tới tình hình tài
chính của công ty bởi công ty nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ nước ngoài. Vì vậy
sự lên xuống của tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất săm, lốp. Nhìn chung,
đồng tiền Việt Nam có giá trị khá thấp so với đồng tiền của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tỷ giá hối đoái có biến động nhưng không đáng kể, đặc biệt t giá VND/USD đã được
điều hành theo hướng ổn định, linh hoạt trong những năm gần đây, với biên độ dao động
dưới 2%/năm trong vòng 5 năm qua.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là
2.750 USD (theo giá không đổi hiện tại) mức thu nhập này tăng đều đặn từ năm 2016 đến
năm 2020(tăng 593,55 USD), tuy có tăng mỗi năm nhưng so với yêu cầu của mức sống
thì vẫn còn thấp, vì thế yếu tố giá cả của hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng. Sự phân
hóa thu nhập trong nước không lớn cho nên công ty có thể phát triển những chủng loại
sản phẩm không có sự khác biệt quá lớn về giá cả, chất lượng. Để phù hợp với tình hình
lOMoARcPSD|49153326
đó công ty cần phải sản xuất ra những loại săm lốp có giá bán thấp nhưng phải chất
lượng. Muốn vậy công ty phải có những công nghệ tốt, có những biện pháp hạ thấp giá
thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không thay đổi đáng kể và đang được duy trì ở mức
thấp nhất, với xu hướng giảm từ năm 2016 đến năm 2019 (0,12%), nhưng tăng lên 0,31%
vào năm 2020 (so với năm 2019) do tác động của dịch Covid-19 gây khó khăn cho doanh
nghiệp và người lao động. Trong 5 năm qua (2016-2020), tỷ lệ thất nghiệp trung bình của
nước ta là 2,27%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu (5,68%).
Nguồn lực huy động vốn cho đầu tư phát triển và phát huy nội lực mạnh mẽ hơn,
nhất là vốn đầu tư trong dân. Tỷ lệ vốn huy động trong nước so với tổng vốn đầu tư của
toàn xã hội luôn đạt ở mức cao trong nhiều năm liền. Lãi suất cũng là một trong những
yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo thống kê của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020, lãi suất tiền gửi bình quân bằng
đồng Việt Nam không kỳ hạn dao động từ 0,24%/năm đến 0,64%/năm; lãi suất cho vay
bình quân bằng đồng Việt Nam ngắn hạn dao động từ 8,39%/năm đến 9,24%/năm. Con
số này khá ổn định và đang được kiểm soát tốt. Điều đó cho thấy công ty sẽ thuận lợi hơn
trong việc tìm nguồn vốn kinh doanh cho mình, giải quyết tình trạng thiếu vốn cho kinh
doanh.
Năm 2008, do biến động giá tư liệu sản xuất đã kéo theo chi phí đầu tư tăng và
khối lượng vốn cho thanh toán nợ đọng tăng cao hơn so với các năm. Doanh nghiệp cần
tính đến điều này trong các nghiệp vụ chọn mua ngoại tệ trong thanh toán nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh, giảm thiệt hại do biến động giá. Giá xăng dầu trong thời gian gần
đây luôn ở mức cao, đạt mức cao nhất kể từ 21 năm qua (trên dưới 45,5 USD/thùng).Tình
hình đó đã tác động mạnh lên nền kinh tế toàn cầu, làm cho lạm phát tăng và kéo dài đà
tăng trưởng kinh tế. Lạm phát tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã ảnh hưởng
nhiều tới hoạt động kinh doanh săm lốp của công ty nói chung và săm, lốp xe máy nói
riêng. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng ở Việt Nam trong thời gian qua, đó chính là
công tác điều hành, kiểm soát lạm phát đã đạt được những kết quả quan trọng nhờ sự chỉ
lOMoARcPSD|49153326
đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ. Do đó, giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn thành
công trong kiểm soát lạm phát với con số chỉ nằm khoảng dưới 4%.
Nền kinh tế thế giới đang có sự biến động không ngừng cùng với có xu hướng toàn
cầu hóa, khu vực hóa một cách sâu rộng góp phần đưa kinh tế Việt Nam hội nhập hơn.
Bằng chính sự nổ lực của Chính phủ và doanh nghiệp để khảng định sức lớn mạnh của
nền kinh tế nước nhà, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí cao hơn trên bản đồ kinh tế thế
giới. Điều này đã tạo thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng thị trường ra nước ngoài
cũng như tiếp cận khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài dễ dàng hơn. Những năm qua công ty đã xuất khẩu các sản phẩm của mình
sang một số nước với số lượng ngày càng tăng. Nhờ có xu thế này mà công ty đã nhập
nhiều công nghệ sản xuất mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh
tranh.
c. Môi trường văn hoá- xã hội
Mỗi quốc gia ,vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc
trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.Chúng ta
không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa vào các quốc gia,sự
giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống và tạo ra triển vọng phát triển với các
ngành. Và khi kinh doanh trên bất k thị trường nào, công ty cũng luôn phải tính đến yếu
tố văn hóa. Đó là những niềm tin, giá trị cũng như các chuẩn mực đạo đức thường xuyên
tác động tới đời sống, nhu cầu con người và hoạt động kinh doanh của công ty. Thị
trường của Công ty DRC chủ yếu ở trong nội địa nên công ty thường xem xét sự khác
biệt của yếu tố văn hóa khi kinh doanh ở các vùng khác nhau trong nước: giữa thành thị
và nông thôn, đồng bằng và miền núi, giữa các tỉnh thành…. Sản phẩm săm, lốp là một
sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu đi lại của con người; mặt khác nó là một sản phẩm bổ
sung (là một bộ phận của xe ) nên người tiêu dùng thường quan tâm tới độ bền, tính an
toàn của sản phẩm hơn là kiểu dáng. Phong tục tập quán cũng như thói quen mua sắm ở
mỗi nơi thường ảnh hưởng tới việc thiết lập kênh phân phối, gắn nhãn mác, bao bì sản
phẩm và hình thức quảng bá sản phẩm của công ty.
lOMoARcPSD|49153326
d. Môi trường công nghệ
Với bất kì doanh nghiệp nào, loại hình kinh doanh nào thì công nghệ là không thể
thiếu. Công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng đến năng suất, tính hữu hiệu của doanh
nghiêp. Các doanh nghiệp đang nỗ lực ứng công nghệ vào dây chuyền sản xuất để bắt kịp
tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhìn chung, các doanh
nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức về tài sản, thiết bị, máy móc.
Ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tình trạng máy móc,
thiết bị cũ, hỏng diễn ra tương đối thường xuyên. Trong thị trường ngày nay, điều này có
ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị, chất lượng sản phẩm và sở thích của khách
hàng. Có tới 70% thiết bị, máy móc trong các nhà máy, xí nghiệp có từ những năm
19601970 và phần lớn số thiết bị đó đã hết khấu hao hoặc máy móc lạc hậu đã được hiện
đại hóa. Thiết bị có tuổi thọ trên 20 năm chiếm khoảng 40% trong tổng số thiết bị có tuổi
thọ dưới 5 năm chỉ chiếm 27%. Điều này dẫn đến việc sử dụng nhiều điện năng do sử
dụng máy móc lạc hậu và hỏng hóc và động cơ đốt cháy nhiên liệu có ảnh hưởng trực
tiếp đến tình trạng tài chính của công ty. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao, doanh
nghiệp phải có kế hoạch đổi mới trang thiết bị sau đó thực hiện các bước quản lý bảo trì,
cập nhật tài sản một cách khoa học. Bộ Khoa học Công nghệ đang phối hợp với Bộ Kế
hoạch – Đầu tư để thống nhất, xây dựng nghị định hướng dẫn nhằm khuyến khích , hỗ trợ
doanh nghiệp chú trọng vào khâu dây chuyền sản xuất, nhập khẩu các máy móc công
nghệ từ các nước phát triển hơn.
Xác định sản phẩm lốp Radial là sản phẩm chủ lực trong tương lai gần và cũng
chính là sản phẩm xuất khẩu lớn nên Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đặt ra mục tiêu
hàng đầu về chất lượng phải mang tầm quốc tế. Việc triển khai hợp tác cải tiến sản phẩm
lốp Radial rất thuận lợi vì DRC có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu và làm chủ hoàn toàn
công nghệ. Trên cơ sở chuyển giao công nghệ hai bên thống nhất các giải pháp thực hiện
từ thiết kế, thử nghiệm, sản xuất thử cho đến công nghiệp hóa sản phẩm gần 3 năm với
chi phí không lớn nhưng hiệu quả mang lại rất cao và được áp dụng cho toàn bộ sản
phẩm Radial của Công ty.
lOMoARcPSD|49153326
Kết quả là, năm 2013 DRC khánh thành nhà máy mới sản xuất lốp Radial bố thép
công suất 300.000 lốp/năm; năm 2018 nâng công suất lên 600.000 lốp/năm. Từ khi ra
đời, lốp Radial luôn được coi là sản phẩm chủ lực, và liên tục được nghiên cứu cải tiến
chất lượng, cho ra nhiều dòng sản phẩm mới.
Năm 2016, DRC nghiên cứu thiết kế, sản xuất lốp Radial toàn thép quy cách
9.00R20; Nghiên cứu, thiết kế đơn pha chế mặt lốp mới lốp Radial toàn thép với độ chịu
mài mòn cao, phù hợp cho các dòng hoa lốp chạy trên đường nhựa, tuyến đường dài,
đường cao tốc; độ chịu mài mòn cải thiện hơn so với hiện hành khoảng 20%.
Năm 2017 nghiên cứu, thiết kế giảm trọng lượng lốp tải nặng Radial; lưu hóa lốp ô
tô xe tải radial toàn thép với hơi nóng áp lực cao để nâng cao chất lượng lốp và giảm thời
gian lưu hóa lốp. Bên cạnh đó, từ năm 2016, DRC đã bắt tay với Black Donuts
Engineering Inc (BDE Phần Lan) - công ty hàng đầu thế giới chuyên về tư vấn chuyển
giao công nghệ, sản xuất lốp xe nhằm tiếp nhận chuyển giao những công nghệ mới, đột
phá của thế giới trong sản xuất lốp Radial.
Đến năm 2018, DRC đã hoàn tất thử nghiệm các sản phẩm mới, nghiệm thu
chương trình hợp tác chuyển giao Công nghệ cải tiến chất lượng lốp Radial theo chương
trình hợp tác Công nghệ BDE. Năm 2020 triển khai sản xuất hàng loạt ô tô radial toàn
thép các quy cách 10R22.5 cho dòng xe buýt tại Việt Nam, quy cách 11R22.5 cho thị
trường Mỹ.
e. Môi trường tự nhiên
Với nguyên liệu chính là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp chiếm trên 50% tỷ
trọng cấu thành sản phẩm thì việc điều chỉnh giá các loại nguyên liệu này sẽ tác rất lớn
đến hoạt động của DRC. Cây cao su thích hợp với vùng đất có độ cao tương đối thấp (
dưới 500m). Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến
30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mưa nhiều, có thể chịu được nắng hạn khoảng 4
đến 5 thánng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Việt Nam là một nước nằm trong vùng
nhiệt đới, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho
việc trồng cây cao su. Đông Nam Bộ là vùng đất lý tưởng để cây cao su phát triển và cho
năng suất cao nhất. Là một doanh nghiệp ở địa bàn Đà Nẵng, nguồn cung nguyên liệu
lOMoARcPSD|49153326
đầu vào chủ yếu là các rừng cao su ở khu vực miền Trung- y Nguyên.. Ở khu vực Tây
nguyên, đất đai khá màu mỡ, nhiều dinh dưỡng, khí hậu nhìn chung khá mát mẻ, phù hợp
cho sự phát triển, sinh trưởng của cây cao su. Khí hậu miền Trung khá khắc nghiệt, địa
hình nhiều đồi núi, đất đai kém màu mỡ, vào mùa hè nhiệt độ khá cao, nguồn nước khan
hiếm, thiên tai như bão lũ cũng xãy ra thường xuyên, điều này không những làm cho
năng suất cây cao su ngày càng thấp mà còn làm giảm đi diện tích rừng cao su bởi sức tàn
phá của thiên tai.
Chính từ những cây cao su, người ta lấy mủ chế biến thành cao su thiên nhiên (cờ
rếp khói, CSV-10…). Đây là loại nguyên vật liệu chính để chế tạo cao su thành phẩm. Vì
vậy tình hình trồng cây cao su cũng có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của
công ty. Trong những năm gần đây, diện tích cũng như sản lượng trồngy cao su thiên
nhiên đều tăng lên (có thể quan sát ở bảng số liệu sau) nên công ty có cơ hội nhập nhiều
số lượng loại nguyên vật liệu này với giá hợp lý để giảm lượng nhập khẩu cao su tổng
hợp, hạ thấp giá thành. Giá cao su trong nước còn chịu nhiều ảnh hưởng từ thế giới trong
khi giá cao su tổng hợp dùng để sản xuất sản phẩm lại bị tác động trực tiếp bởi giá dầu
thế giới do Công ty nhập khẩu từ nước ngoài nên rủi ro về biến động giá cả loại nguyên
liệu này là điều không thể tránh khỏi. Từ những nguyên nhân kể trên, DRC cần chú trọng
quản trị rủi ro giá cả nguyên vật liệu nhằm chủ động được kế hoạch sản xuất, hạn chế ảnh
hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
Ngoài việc thực hiện theo quy định của luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh,
Công ty còn chịu sự chi phối của Luật Bảo vệ Môi trường. Những hoạt động khai thác,
sử dụng và quy hoạch dự án của Công ty phải đảm bảo những tiêu chuẩn theo Luật này.
Vấn đề quan trọng hiện nay là việc xử lý chất thải, khí thải, nước thải,… trong quá trình
sản xuất, tránh gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động cũng
như cộng đồng xung quanh khu vực nhà máy. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến
hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Nhận biết được điều này, Công ty đặc
biệt rất quan tâm đến những vấn đề về xử lý chất thải, tái sử dụng, sử dụng tiết kiệm các
nguồn năng lượng,… nhằm thực hiện tăng trưởng phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường
và lợi ích xã hội.
lOMoARcPSD|49153326
| 1/10

Preview text:

lOMoARcPSD| 49153326
3.2Phân tích môi trường bên ngoài:
3.2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty nói
riêng mà còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây là những yếu
tố mà công ty không thể kiểm soát, không thể thay đổi được, công ty chỉ có thể thích ứng
với nó mà thôi. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu thuộc môi trường vĩ mô tác động tới
hoạt động kinh doanh của công ty. a.
Môi trường chính trị-pháp lý
Với hình thức là một doanh nghiệp nhà nước, công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của
môi trường chính trị. Môi trường này bao gồm luật pháp, các công cụ, chính sách của nhà
nước, tổ chức bộ máy và cơ chế hành chính của chính phủ và các tổ chức chính trị - xã
hội. Việt nam có môi trường chính trị ổn định, quốc phòng – an ninh được giữ vững; một
số điểm nóng luôn được giải quyết kịp thời. Sự ổn định đó là điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế cũng như thu hút sự đầu tư từ nước ngoài. Tình hình chính trị thế giới
hiện đang diễn ra hết sức phức tạp có thể gây khó khăn cho công ty khi muốn xuất khẩu
sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Hệ thống luật pháp kinh tế ngày càng được nhà nước chú trọng hoàn thiện. Các
luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật công ty… tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn
so với trước kia. Nhờ đó mà công ty dễ dàng hơn đối với việc huy động vốn cho kinh
doanh, cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện liên doanh, liên kết để tăng cường sức mạnh
cho mình. Song công ty cũng vấp phải những khó khăn do sự bất cập của hệ thống luật
pháp làm giảm tiến độ kinh doanh. Nhà nước có một số chính sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty: -
Chính sách nội địa hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe
máy, ô tô có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Chính sách này quy định tỷ lệ
nội địa hóa trong những năm đầu của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy phải
đạt từ 15 – 16% giá trị của xe, tỷ lệ này sẽ được nâng dần lên 60 – 70% từ năm thứ hai
trở đi. Các hãng sản xuất xe máy ở nước ta phần lớn là các doanh nghiệp có vốn nước lOMoARcPSD| 49153326
ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh. Do quy định này mà các công ty sản xuất và lắp
ráp xe máy đó có xu hướng mua săm, lốp trong nước để đảm bảo tỷ lệ nội địa cũng như
nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đây chính là cơ hội mà Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
(DRC) cần nắm bắt để có chính sách marketing phù hợp. -
Nhà nước còn có chính sách đầu tư cho các ngành hóa chất với mục đích
tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất sản phẩm từ cao su phát triển. Có những chính sách
về thuế, nhất là về xuất nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước (ví dụ như Nhà nước
đánh thuế nhập khẩu các loại lốp xe máy 50%). -
Ngành công nghiệp cao su nước ta là ngành có tiềm năng phát triển, vì vậy
Chínhphủ, Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách, quy định giúp hỗ trợ hộ nhằm tạo
điều kiện để hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm động lực để bắt tay vào sản
xuất cũng như mở rộng quy mô sản lượng cao su, giúp doanh nghiệp chế biến cao su có
thêm nguồn cung nguyên liệu đầu vào dồi dào, để đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn
được diễn ra liên tục:
+ Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cao su số 750/QĐ-TTg ngày
03/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ vay vốn cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân trồng cao su ở các địa bàn khó khăn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, cá
nhân tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su theo quy hoạch
được duyệt; Khuyến khích và hỗ trợ việc hình thức thành tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trong
lĩnh vực trồng, chế biến, tiêu thụ cao su để hỗ trợ hộ gia đình và tư nhân trồng cao su về
kỹ thuật, dịch vụ vật tư và tiêu thụ sản phẩm
+ Quyết định số 7193/BTC-TCT ngày 30/05/2014 của Bộ tài chính về thuế GTGT
đối với mủ cao su quy định mức thuế suất thuế GTGT 5% đối với mặt hàng mủ cao su
thiên nhiên sơ chế được áp dụng thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất hay kinh doanh
thương mại ; đối với mủ cao su thiên nhiên chưa qua sơ chế (như mủ tươi, mủ đông) do
tổ chức, cá nhân tự trồng trọt, bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh
nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán mủ cao su thiên nhiên
chưa qua sơ chế cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải
kê khai, tính nộp thuế GTGT. lOMoARcPSD| 49153326 -
Việt Nam là nước thứ 7 thông qua Hiệp định CPTPP, điều này giúp nước ta
đượchưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số các nước tham gia CPTPP. Hiệp định
CPTPP mang đến cho ngành Cao su nhiều cơ hội, tiềm năng và triển vọng. Đối với cao
su thiên nhiên, CPTPP sẽ đưa thuế nhập khẩu từ 3% giảm còn 0%, theo đó mỗi nước
thành viên CPTPP sẽ có lộ trình cắt giảm riêng cho từng nhóm sản phẩm và sẽ loại bỏ
hoàn toàn thuế quan trong vòng 16 năm. Do đó, CPTPP tạo cơ hội cho sản phẩm cao su
Việt Nam mở rộng thị trường đến các nước mà công nghiệp chế biến cao su chưa phát
triển nhiều như Peru, Chile, Brunei, New Zealand, Úc.
Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước cũng như DRC đổi mới công nghệ,
nâng cấp kỹ thuật, cải tiến các dây chuyền sản xuất săm, lốp xe máy nhằm nâng cao chất
lượng, mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những tích cực mà môi trường chính
trị mang lại, công ty còn phải đối mặt với những bất lợi mà nó gây ra. Chẳng hạn như chủ
trương khuyến khích người dân ở những thành phố lớn sử dụng các phương tiện giao
thông công cộng, giảm các phương tiện giao thông cá nhân trong đó có xe máy để giải
quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông. Nếu như chính sách này thành công thì lượng tiêu
thụ săm, lốp của công ty ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ
giảm mạnh. Nhìn chung, hệ thống luật pháp của nước ta cho tới nay đã có nhiều cải thiện
song vẫn còn nhiều bất cập về nhiều mặt, đặc biệt là các luật, chính sách kinh tế. Kể từ
khi có luật doanh nghiệp, các công ty được khuyến khích phát triển nhiều hơn, nền kinh
tế thông thoáng hơn, cạnh tranh cũng mạnh và khốc liệt hơn trước rất nhiều. Từ sự thay
đổi của hệ thống pháp luật mà công ty đã có nhiều cải tổ để nâng cao hiệu quả kinh
doanh, vững bước vào nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên hệ thống pháp luật nước ta vẫn
còn nhiều chồng chéo, không ổn định. Đây là vấn đề nan giải mà vẫn chưa được giải
quyết triệt để, nhưng công ty chỉ có thể tìm cách thích ứng với môi trường đó chứ không thể thay đổi được
b. Môi trường kinh tế
Chính sách đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN đã và đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp cũng như công
ty Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. Nền kinh tế thị trường nước ta đang phát triển từng lOMoARcPSD| 49153326
bước, và cùng với sự phát triển đó là sự tăng lên và biến đổi không ngừng trong nhu cầu
tiêu dùng của người dân. Khác với thời bao cấp trước kia chỉ phục vụ cho một thị trường
với nhu cầu đồng nhất, chủng loại sản phẩm hạn hẹp thì nay công ty có cơ hội đáp ứng
một thị trường với những nhu cầu rất phong phú, đa dạng.
Sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng nhanh chóng đối với các phương tiện
đi lại, và như vậy mở ra cơ hội cho ngành sản xuất săm, lốp cũng như cơ hội cho công ty.
Trong những năm qua nhiều ngành kinh tế phát triển, tính chung 9 tháng năm 2021, giá
trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020, nên đã có ảnh
hưởng tích cực tới sản xuất săm lốp của công ty. GDP 9 tháng năm 2021 tăng 1,42% so
với cùng kỳ năm trước . Cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu ngành dần chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%,
đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%) nên
làm cho nhu cầu về săm, lốp tăng đặc biệt là săm ,lốp các loại xe vận tải. Tình hình này
ảnh hưởng tới sức mua của người dân, và cho thấy yếu tố giá cả của mặt hàng săm, lốp
vẫn có vai trò quan trọng đối với quyết định mua, đặc biệt ở những vùng nông thôn - nơi có thu nhập thấp.
Những biến động của thị trường tiền tệ thế giới cũng tác động lớn tới tình hình tài
chính của công ty bởi công ty nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ nước ngoài. Vì vậy mà
sự lên xuống của tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất săm, lốp. Nhìn chung,
đồng tiền Việt Nam có giá trị khá thấp so với đồng tiền của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tỷ giá hối đoái có biến động nhưng không đáng kể, đặc biệt tỷ giá VND/USD đã được
điều hành theo hướng ổn định, linh hoạt trong những năm gần đây, với biên độ dao động
dưới 2%/năm trong vòng 5 năm qua.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là
2.750 USD (theo giá không đổi hiện tại) mức thu nhập này tăng đều đặn từ năm 2016 đến
năm 2020(tăng 593,55 USD), tuy có tăng mỗi năm nhưng so với yêu cầu của mức sống
thì vẫn còn thấp, vì thế yếu tố giá cả của hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng. Sự phân
hóa thu nhập trong nước không lớn cho nên công ty có thể phát triển những chủng loại
sản phẩm không có sự khác biệt quá lớn về giá cả, chất lượng. Để phù hợp với tình hình lOMoARcPSD| 49153326
đó công ty cần phải sản xuất ra những loại săm lốp có giá bán thấp nhưng phải chất
lượng. Muốn vậy công ty phải có những công nghệ tốt, có những biện pháp hạ thấp giá
thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không thay đổi đáng kể và đang được duy trì ở mức
thấp nhất, với xu hướng giảm từ năm 2016 đến năm 2019 (0,12%), nhưng tăng lên 0,31%
vào năm 2020 (so với năm 2019) do tác động của dịch Covid-19 gây khó khăn cho doanh
nghiệp và người lao động. Trong 5 năm qua (2016-2020), tỷ lệ thất nghiệp trung bình của
nước ta là 2,27%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu (5,68%).
Nguồn lực huy động vốn cho đầu tư phát triển và phát huy nội lực mạnh mẽ hơn,
nhất là vốn đầu tư trong dân. Tỷ lệ vốn huy động trong nước so với tổng vốn đầu tư của
toàn xã hội luôn đạt ở mức cao trong nhiều năm liền. Lãi suất cũng là một trong những
yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo thống kê của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020, lãi suất tiền gửi bình quân bằng
đồng Việt Nam không kỳ hạn dao động từ 0,24%/năm đến 0,64%/năm; lãi suất cho vay
bình quân bằng đồng Việt Nam ngắn hạn dao động từ 8,39%/năm đến 9,24%/năm. Con
số này khá ổn định và đang được kiểm soát tốt. Điều đó cho thấy công ty sẽ thuận lợi hơn
trong việc tìm nguồn vốn kinh doanh cho mình, giải quyết tình trạng thiếu vốn cho kinh doanh.
Năm 2008, do biến động giá tư liệu sản xuất đã kéo theo chi phí đầu tư tăng và
khối lượng vốn cho thanh toán nợ đọng tăng cao hơn so với các năm. Doanh nghiệp cần
tính đến điều này trong các nghiệp vụ chọn mua ngoại tệ trong thanh toán nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh, giảm thiệt hại do biến động giá. Giá xăng dầu trong thời gian gần
đây luôn ở mức cao, đạt mức cao nhất kể từ 21 năm qua (trên dưới 45,5 USD/thùng).Tình
hình đó đã tác động mạnh lên nền kinh tế toàn cầu, làm cho lạm phát tăng và kéo dài đà
tăng trưởng kinh tế. Lạm phát tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã ảnh hưởng
nhiều tới hoạt động kinh doanh săm lốp của công ty nói chung và săm, lốp xe máy nói
riêng. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng ở Việt Nam trong thời gian qua, đó chính là
công tác điều hành, kiểm soát lạm phát đã đạt được những kết quả quan trọng nhờ sự chỉ lOMoARcPSD| 49153326
đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ. Do đó, giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn thành
công trong kiểm soát lạm phát với con số chỉ nằm khoảng dưới 4%.
Nền kinh tế thế giới đang có sự biến động không ngừng cùng với có xu hướng toàn
cầu hóa, khu vực hóa một cách sâu rộng góp phần đưa kinh tế Việt Nam hội nhập hơn.
Bằng chính sự nổ lực của Chính phủ và doanh nghiệp để khảng định sức lớn mạnh của
nền kinh tế nước nhà, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí cao hơn trên bản đồ kinh tế thế
giới. Điều này đã tạo thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng thị trường ra nước ngoài
cũng như tiếp cận khoa học – kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài dễ dàng hơn. Những năm qua công ty đã xuất khẩu các sản phẩm của mình
sang một số nước với số lượng ngày càng tăng. Nhờ có xu thế này mà công ty đã nhập
nhiều công nghệ sản xuất mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
c. Môi trường văn hoá- xã hội
Mỗi quốc gia ,vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc
trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.Chúng ta
không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa vào các quốc gia,sự
giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống và tạo ra triển vọng phát triển với các
ngành. Và khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, công ty cũng luôn phải tính đến yếu
tố văn hóa. Đó là những niềm tin, giá trị cũng như các chuẩn mực đạo đức thường xuyên
tác động tới đời sống, nhu cầu con người và hoạt động kinh doanh của công ty. Thị
trường của Công ty DRC chủ yếu ở trong nội địa nên công ty thường xem xét sự khác
biệt của yếu tố văn hóa khi kinh doanh ở các vùng khác nhau trong nước: giữa thành thị
và nông thôn, đồng bằng và miền núi, giữa các tỉnh thành…. Sản phẩm săm, lốp là một
sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu đi lại của con người; mặt khác nó là một sản phẩm bổ
sung (là một bộ phận của xe ) nên người tiêu dùng thường quan tâm tới độ bền, tính an
toàn của sản phẩm hơn là kiểu dáng. Phong tục tập quán cũng như thói quen mua sắm ở
mỗi nơi thường ảnh hưởng tới việc thiết lập kênh phân phối, gắn nhãn mác, bao bì sản
phẩm và hình thức quảng bá sản phẩm của công ty. lOMoARcPSD| 49153326
d. Môi trường công nghệ
Với bất kì doanh nghiệp nào, loại hình kinh doanh nào thì công nghệ là không thể
thiếu. Công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng đến năng suất, tính hữu hiệu của doanh
nghiêp. Các doanh nghiệp đang nỗ lực ứng công nghệ vào dây chuyền sản xuất để bắt kịp
tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhìn chung, các doanh
nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức về tài sản, thiết bị, máy móc.
Ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tình trạng máy móc,
thiết bị cũ, hỏng diễn ra tương đối thường xuyên. Trong thị trường ngày nay, điều này có
ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị, chất lượng sản phẩm và sở thích của khách
hàng. Có tới 70% thiết bị, máy móc trong các nhà máy, xí nghiệp có từ những năm
19601970 và phần lớn số thiết bị đó đã hết khấu hao hoặc máy móc lạc hậu đã được hiện
đại hóa. Thiết bị có tuổi thọ trên 20 năm chiếm khoảng 40% trong tổng số thiết bị có tuổi
thọ dưới 5 năm chỉ chiếm 27%. Điều này dẫn đến việc sử dụng nhiều điện năng do sử
dụng máy móc lạc hậu và hỏng hóc và động cơ đốt cháy nhiên liệu có ảnh hưởng trực
tiếp đến tình trạng tài chính của công ty. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao, doanh
nghiệp phải có kế hoạch đổi mới trang thiết bị sau đó thực hiện các bước quản lý bảo trì,
cập nhật tài sản một cách khoa học. Bộ Khoa học – Công nghệ đang phối hợp với Bộ Kế
hoạch – Đầu tư để thống nhất, xây dựng nghị định hướng dẫn nhằm khuyến khích , hỗ trợ
doanh nghiệp chú trọng vào khâu dây chuyền sản xuất, nhập khẩu các máy móc công
nghệ từ các nước phát triển hơn.
Xác định sản phẩm lốp Radial là sản phẩm chủ lực trong tương lai gần và cũng
chính là sản phẩm xuất khẩu lớn nên Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đặt ra mục tiêu
hàng đầu về chất lượng phải mang tầm quốc tế. Việc triển khai hợp tác cải tiến sản phẩm
lốp Radial rất thuận lợi vì DRC có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu và làm chủ hoàn toàn
công nghệ. Trên cơ sở chuyển giao công nghệ hai bên thống nhất các giải pháp thực hiện
từ thiết kế, thử nghiệm, sản xuất thử cho đến công nghiệp hóa sản phẩm gần 3 năm với
chi phí không lớn nhưng hiệu quả mang lại rất cao và được áp dụng cho toàn bộ sản phẩm Radial của Công ty. lOMoARcPSD| 49153326
Kết quả là, năm 2013 DRC khánh thành nhà máy mới sản xuất lốp Radial bố thép
công suất 300.000 lốp/năm; năm 2018 nâng công suất lên 600.000 lốp/năm. Từ khi ra
đời, lốp Radial luôn được coi là sản phẩm chủ lực, và liên tục được nghiên cứu cải tiến
chất lượng, cho ra nhiều dòng sản phẩm mới.
Năm 2016, DRC nghiên cứu thiết kế, sản xuất lốp Radial toàn thép quy cách
9.00R20; Nghiên cứu, thiết kế đơn pha chế mặt lốp mới lốp Radial toàn thép với độ chịu
mài mòn cao, phù hợp cho các dòng hoa lốp chạy trên đường nhựa, tuyến đường dài,
đường cao tốc; độ chịu mài mòn cải thiện hơn so với hiện hành khoảng 20%.
Năm 2017 nghiên cứu, thiết kế giảm trọng lượng lốp tải nặng Radial; lưu hóa lốp ô
tô xe tải radial toàn thép với hơi nóng áp lực cao để nâng cao chất lượng lốp và giảm thời
gian lưu hóa lốp. Bên cạnh đó, từ năm 2016, DRC đã bắt tay với Black Donuts
Engineering Inc (BDE Phần Lan) - công ty hàng đầu thế giới chuyên về tư vấn chuyển
giao công nghệ, sản xuất lốp xe nhằm tiếp nhận chuyển giao những công nghệ mới, đột
phá của thế giới trong sản xuất lốp Radial.
Đến năm 2018, DRC đã hoàn tất thử nghiệm các sản phẩm mới, nghiệm thu
chương trình hợp tác chuyển giao Công nghệ cải tiến chất lượng lốp Radial theo chương
trình hợp tác Công nghệ BDE. Năm 2020 triển khai sản xuất hàng loạt ô tô radial toàn
thép các quy cách 10R22.5 cho dòng xe buýt tại Việt Nam, quy cách 11R22.5 cho thị trường Mỹ.
e. Môi trường tự nhiên
Với nguyên liệu chính là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp chiếm trên 50% tỷ
trọng cấu thành sản phẩm thì việc điều chỉnh giá các loại nguyên liệu này sẽ tác rất lớn
đến hoạt động của DRC. Cây cao su thích hợp với vùng đất có độ cao tương đối thấp (
dưới 500m). Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến
30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mưa nhiều, có thể chịu được nắng hạn khoảng 4
đến 5 thánng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Việt Nam là một nước nằm trong vùng
nhiệt đới, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho
việc trồng cây cao su. Đông Nam Bộ là vùng đất lý tưởng để cây cao su phát triển và cho
năng suất cao nhất. Là một doanh nghiệp ở địa bàn Đà Nẵng, nguồn cung nguyên liệu lOMoARcPSD| 49153326
đầu vào chủ yếu là các rừng cao su ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên.. Ở khu vực Tây
nguyên, đất đai khá màu mỡ, nhiều dinh dưỡng, khí hậu nhìn chung khá mát mẻ, phù hợp
cho sự phát triển, sinh trưởng của cây cao su. Khí hậu miền Trung khá khắc nghiệt, địa
hình nhiều đồi núi, đất đai kém màu mỡ, vào mùa hè nhiệt độ khá cao, nguồn nước khan
hiếm, thiên tai như bão lũ cũng xãy ra thường xuyên, điều này không những làm cho
năng suất cây cao su ngày càng thấp mà còn làm giảm đi diện tích rừng cao su bởi sức tàn phá của thiên tai.
Chính từ những cây cao su, người ta lấy mủ chế biến thành cao su thiên nhiên (cờ
rếp khói, CSV-10…). Đây là loại nguyên vật liệu chính để chế tạo cao su thành phẩm. Vì
vậy tình hình trồng cây cao su cũng có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của
công ty. Trong những năm gần đây, diện tích cũng như sản lượng trồng cây cao su thiên
nhiên đều tăng lên (có thể quan sát ở bảng số liệu sau) nên công ty có cơ hội nhập nhiều
số lượng loại nguyên vật liệu này với giá hợp lý để giảm lượng nhập khẩu cao su tổng
hợp, hạ thấp giá thành. Giá cao su trong nước còn chịu nhiều ảnh hưởng từ thế giới trong
khi giá cao su tổng hợp dùng để sản xuất sản phẩm lại bị tác động trực tiếp bởi giá dầu
thế giới do Công ty nhập khẩu từ nước ngoài nên rủi ro về biến động giá cả loại nguyên
liệu này là điều không thể tránh khỏi. Từ những nguyên nhân kể trên, DRC cần chú trọng
quản trị rủi ro giá cả nguyên vật liệu nhằm chủ động được kế hoạch sản xuất, hạn chế ảnh
hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
Ngoài việc thực hiện theo quy định của luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh,
Công ty còn chịu sự chi phối của Luật Bảo vệ Môi trường. Những hoạt động khai thác,
sử dụng và quy hoạch dự án của Công ty phải đảm bảo những tiêu chuẩn theo Luật này.
Vấn đề quan trọng hiện nay là việc xử lý chất thải, khí thải, nước thải,… trong quá trình
sản xuất, tránh gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động cũng
như cộng đồng xung quanh khu vực nhà máy. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến
hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Nhận biết được điều này, Công ty đặc
biệt rất quan tâm đến những vấn đề về xử lý chất thải, tái sử dụng, sử dụng tiết kiệm các
nguồn năng lượng,… nhằm thực hiện tăng trưởng phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường và lợi ích xã hội. lOMoARcPSD| 49153326