-
Thông tin
-
Quiz
Một số định hướng giải pháp phát triển - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đây được là giải pháp quan trọng, nền tảng để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước, đồng thời củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn này đang có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ khỏi Trung Quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Một số định hướng giải pháp phát triển - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đây được là giải pháp quan trọng, nền tảng để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước, đồng thời củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn này đang có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ khỏi Trung Quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Một số định hướng giải pháp phát triển:
1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong nền
KTTT định hướng XHCN
Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, hỗ
trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đây được là giải pháp quan trọng,
nền tảng để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước, đồng thời củng cố thêm niềm
tin của các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI,
nhất là trong bối cảnh nguồn vốn này đang có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ khỏi Trung Quốc.
Kinh tế nhà nước với vai trò dẫn dắt nền kinh tế cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai
trò của mình. Tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề mà tư nhân không
làm được hoặc làm không hiệu quả, chú trọng việc sản xuất các sản phẩm thiết yếu
như y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ nhằm tăng cường tính chủ động và khả
năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài.
2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, nâng
cao hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính cần tập trung quyết liệt đưa
công nghệ thông tin vào nền hành chính
Cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, thủ tục tạo môi trường thuận lợi
thu hút những nhà đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ trong tâm của Nhà nước; Nâng
cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về kinh tế số, các lợi ích và thách
thức đi kèm, có chính sách huy động mọi nguồn lực của xã hội, của Nhà nước và tư
nhân vào đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số.
Tập trung xây dựng kế hoạch quốc gia về chuyển đổi số nhằm tạo thuận lợi cho sự
phát triển của nền kinh tế số, hình thành đồng bộ hạ tầng số quốc gia. Để đạt mục
tiêu này, cần xây dựng và công bố quy hoạch ngành về ứng dụng công nghệ thông
tin để làm cơ sở ban hành các chuẩn trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, qua
đó tạo sự liên kết, đồng bộ trong quá trình đầu tư và phát triển hạ tầng.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp
trong nước trên các phương diện tài chính; khoa học và công nghệ; trình
độ quản lý; khả năng tiếp cận thị trường
Cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng khả năng huy động nguồn lực tài
chính thông qua phát triển đồng bộ các thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Có cơ chế
phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triển thực sự hiệu quả, khắc phục đầu tư dàn trải,
đầu tư mà cơ sở xác định hiệu quả chưa thực sự rõ ràng. Cải thiện khả năng tiếp cận
tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận vốn của nông dân, của các
nhóm thiểu số trong xã hội.
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đồng thời có
thêm giải pháp huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách cho phát triển khoa
học và công nghệ. Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề; nâng cao kỹ năng
làm việc của người lao động, coi đây là “quốc sách”, chiến lược lâu dài phát triển kinh tế - xã hội.
4. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và an sinh xã hội
Thời gian qua, nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ đưa ra,
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do tác động từ các "cú sốc",
nhất là với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19.
Để các gói hỗ trợ đạt hiệu quả, cần đảm bảo tính công khai, minh bạch, cũng như
xác định đúng đối tượng, đúng tiêu chí và mức độ hỗ trợ phù hợp, điều quan trọng
là đảm bảo thời gian nhanh nhất đến được với doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh hỗ trợ về tài chính, Nhà nước cần có các giải pháp hỗ trợ về thị trường
tiêu thụ thông qua xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; hỗ trợ khoa học kỹ thuật,
đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế
Rà soát, điều chỉnh bổ sung hệ thống pháp luật và cơ chế liên quan đáp ứng yêu cầu
thực hiện các cam kết quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp điều hành
giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực thi các cam kết hội nhập và tiếp cận thị trường.
Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh
nghiệp, phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Nâng cao năng lực phòng
ngừa, giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế...