-
Thông tin
-
Quiz
Một số vấn đề chung về tôn giáo | Tài liệu môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và ngày càng biến đổi cùng với sự phát triển của con người và thế giới. Từ một số tôn giáo nguyên thuỷ, hiện nay thế giới đã có rất nhiều tôn giáo và những tà giáo liên tục xuất hiện. Tôn giáo vốn đã bí hiểm và
hoang đường thì hiện nay càng phức tạp bởi sự xuất hiện quá nhiều những nhân tố gọi là các giáo phái mới trên thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405) 298 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Một số vấn đề chung về tôn giáo | Tài liệu môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và ngày càng biến đổi cùng với sự phát triển của con người và thế giới. Từ một số tôn giáo nguyên thuỷ, hiện nay thế giới đã có rất nhiều tôn giáo và những tà giáo liên tục xuất hiện. Tôn giáo vốn đã bí hiểm và
hoang đường thì hiện nay càng phức tạp bởi sự xuất hiện quá nhiều những nhân tố gọi là các giáo phái mới trên thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405) 298 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
2.1. Một số vấn đề chung:
2.1.1 Khái niệm tôn giáo: a) Khái niệm:
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là vấn đề hết sức phức tạp,
nhạy cảm và ngày càng biến đổi cùng với sự phát triển của con người và
thế giới. Từ một số tôn giáo nguyên thuỷ, hiện nay thế giới đã có rất nhiều
tôn giáo và những tà giáo liên tục xuất hiện. Tôn giáo vốn đã bí hiểm và
hoang đường thì hiện nay càng phức tạp bởi sự xuất hiện quá nhiều những
nhân tố gọi là các giáo phái mới trên thế giới. Từ thực tế đó, tôn giáo có thể
được nêu lên ở những vấn đề sau:
Tôn giáo là một hiện tượng tâm lý – xã hội của một cộng đồng người,
được phản ánh bằng những quan điểm dựa vào niềm tin, sự sùng bái vào một lực
lượng siêu nhiên quyết định số phận con người. Các tôn giáo đều có một hệ thống giáo lý, nghi lễ, tổ chức với
các giáo sỹ, tín đồ và nơi thờ tự, hành lễ.
b) Phân biệt tôn giáo với tà đạo và mê tín dị đoan
Tà đạo là “con đường không chính đáng” dưới góc độ thực tiễn thì tà đạo
vừa có yếu tố đạo (các yếu tố cấu thành tôn giáo) vừa có yếu tố tà (những hành
vi mang tính mê tín dị đoan, phản khoa học, đi ngược lại lợi ích cộng đồng hoặc quốc gia, dân tộc).
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với
lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép,...) dẫn tới hậu quả xấu
cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Các đối tượng của Hội thánh Đức chúa trời truyền đạo trái phép. Ảnh TTXVN
Hình thức mê tín mới – xem bói online (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Đặc biệt, sự xuất hiện những tà đạo và hành vi mê tín đội lốt tôn giáo như:
Hội Thánh đức Chúa trời mẹ, đạo bà Điền, đạo Dừa, Thanh Hải vô thượng sư, tà
đạo Hà Mòn, Bà cô Dợ, Tin lành Đề ga, tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình,
đạo Ty, đạo Tiên Rồng, Pháp lý vô vi khoa học huyền bí Phật pháp... được lập
ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, làm xáo trộn
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân. Những tà đạo này
được truyền bá, phổ biến theo nhiều hình thức truyền thông như trên internet,
website, Facebook, Zalo, vlog, Twitter, YouTube... thậm chí hình thành những
“thị trường tâm linh”. Hoạt động của những tà đạo đội lốt tôn giáo không ngừng
gia tăng, với nhiều hình thức biến tướng như: Hiện tượng xem bói online,
livestream (phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội), dịch vụ tâm linh, du lịch tâm
linh... Cá biệt, xuất hiện tà đạo lợi dụng chiếm đoạt tài sản cá nhân, công ty,
doanh nghiệp; lôi kéo trí thức, học sinh, sinh viên tham gia bằng nhiều thủ đoạn
gây ảnh hưởng tới tư tưởng, tâm lý các tầng lớp nhân dân (trong đó có cán bộ, đảng viên).
2.1.2. Nguồn gốc và tính chất của tôn giáo a) Nguồn gốc:
- Nguồn gốc kinh tế-xã hội
+ Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người
cảm thấy yếu đuối, lệ thuộc và bất lực trước tự nhiên. Vì vậy họ đã gán cho tự
nhiên những lực lượng siêu nhiên có sức mạnh, quyền lực to lớn, quyết định đến
cuộc sống và họ phải tôn thờ.
+ Khi xã hội có giai cấp đối kháng, nạn áp bức, bóc lột, bất công của giai cấp
thống trị đối với nhân dân lao động là nguồn gốc nảy sinh tôn giáo. Lênin đã
viết: "Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột
tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia".
+ Hiện nay mặc dù khoa học tiến bộ vượt bậc nhưng con người chưa hoàn toàn
làm chủ tự nhiên và xã hội, các cuộc xung đột giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thiên
tai, bệnh tật... còn diễn ra nên vẫn còn nguồn gốc để tôn giáo tồn tại.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:
+ Tôn giáo bắt nguồn từ sự nhận thức hạn hẹp, mơ hồ về tự nhiên, xã hội có liên
quan đến đời sống, số phận của con người.
+ Con người nảy sinh những yếu tố suy diễn, tưởng tượng xa lạ hay huyễn hoặc,
ảo tưởng với hiện thực khách quan làm xuất hiện những biểu tượng ban đầu của tôn giáo.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hãi,
buồn chán, tuyệt vọng đã dẫn con người đến sự khuất phục, không làm chủ được
bản thân là cơ sở tâm lí để hình thành tôn giáo. b) Tính chất tôn giáo:
- Tính lịch sử: Sự ra đời, tồn tại, biến đổi phản ánh của tôn giáo phụ
thuộc vào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội. Tôn giáo còn tồn tại rất lâu
dài, nhưng sẽ mất đi khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Tính quần chúng: Tôn giáo phản ánh khát vọng của quần chúng bị áp
bức về một xã hội, tự do, bình đẳng, bác ái (dù là xã hội hư ảo). Tôn giáo đã trở
thành nhu cầu tinh thần, đức tín, lối sống của một bộ phận dân cư. Hiện nay, một
bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân tin theo các tôn giáo
- Tính chính trị của tôn giáo: Xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp.
Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo làm công cụ hỗ trợ để thống trị áp bức bóc
lột và mê hoặc quần chúng. Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra,
thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích của những lực lượng xã hội khác nhau lợi
dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Xung đột giữa những
cộng đồng Hồi giáo theo dòng Sunni và Shiite hay các dòng khác nhau ở trong
một quốc gia như Syria, Iraq; giữa một số quốc gia Ả Rập, Hồi giáo với nhau và
với Israel (Do Thái giáo); giữa Hồi giáo và Công giáo ở Philippines, Indonesia;
giữa Hồi giáo và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan, Myanmar…
Xung đột Hồi giáo và Phật giáo ở một số nước Đông Nam Á Tài liệu tham khảo
https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/nhan-dien-va-dau-tranh-
voi-cac-ta-dao-doi-lot-ton-giao-hien-nay-745177 (ngày 6/4/2024-12:37)
http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/triet-hoc-xa-hoi/chu-nghia-xa-hoi-
va-ton-giao_467.html (ngày 6/4/2024-13:45)