-
Thông tin
-
Hỏi đáp
MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Ngoại giao văn hóa: Đây là các hoạt động văn hóa được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy quan hệ ngoại giao và giao tiếp giữa các quốc gia. Các hoạt động như hợp tác văn hóa, trao đổi sinh viên và học giả, cũng như tài trợ văn hóa quốc tế đều là ví dụ.
Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Ngoại giao văn hóa: Đây là các hoạt động văn hóa được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy quan hệ ngoại giao và giao tiếp giữa các quốc gia. Các hoạt động như hợp tác văn hóa, trao đổi sinh viên và học giả, cũng như tài trợ văn hóa quốc tế đều là ví dụ.
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40190299
MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
Cơ sở văn hóa Việt Nam (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299
MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
1. Khái niệm về Văn hóa đối ngoại
Vài năm trở lại đây, vấn đề văn hóa đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Đảng và Nhà nước xác định cùng với kinh tế và chính trị, văn hóa là
ba thành tố không thể tách rời trong tổng thể chính sách đối ngoại của đất nước ta.
Tuy nhiên, với đặc thù và thế mạnh của mình, văn hóa đối ngoại đã tạo ra các
“kênh hoạt động” chuyên biệt để đạt tới các mục tiêu trên. Xét trên khía cạnh kinh
tế - xã hội, văn hóa đối ngoại là một cách quảng bá hình ảnh quốc gia, bộ mặt kinh
tế, kèm theo đó là tiếp thị các sản phẩm của nền kinh tế, dịch vụ kinh tế, văn hóa.
Đối với mục tiêu cụ thể, văn hóa đối ngoại góp phần nâng cao sự hiểu biết đúng
đắn và sâu sắc hơn về đất nước, con người và nền văn hóa Việt Nam.
Cuốn sách Văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế của các
tác giả Vũ Trọng Lâm - Lê Thanh Bình do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm
2015 đã phân tích và đưa ra khái niệm về văn hóa đối ngoại, văn hóa ngoại giao.
Theo các tác giả cuốn sách này, văn hóa đối ngoại: Được hiểu là tổng hợp các
hoạt động mà một quốc gia sử dụng trong chính sách, chiến lược đối ngoại của
mình, trong đó yếu tố văn hóa là nòng cốt nhằm đạt được những mục tiêu cơ
bản của chính sách đối ngoại, tạo hình ảnh tốt đẹp về đất nước, quảng bá văn
hóa và ngôn ngữ của mình trên thế giới; thiết lập, duy trì, phát triển quan hệ
với các quốc gia khác thông qua văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, các nhân tố
liên quan đến văn hóa, nhân bản khác. Nói cách khác văn hóa đối ngoại “là
tổng thể các hoạt động đối ngoại vì văn hóa và bằng văn hóa, và là sản phẩm
chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại giao”. Các tác giả khẳng
định văn hóa đối ngoại là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục tiêu
chính trị bằng chiến lược, thủ pháp, công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa, trong đó
các giá trị của văn hóa sẽ là thước đo, là bước đi, là quá trình tiếp xúc, bàn thảo,
thương thuyết, ký kết hiệp ước trong quan hệ song phương, đa phương… của hoạt
động đối ngoại; tạo thành môi trường, lý do, quyền lợi khả thi đối với các đối tác
nhằm thu được kết quả cao khi triển khai các chính sách chính trị, kinh tế và văn lOMoAR cPSD| 40190299
hóa của quốc gia. Về khía cạnh ngoại giao văn hóa, các tác giả của cuốn sách này
cho rằng, ngoại giao văn hóa được hiểu là “việc sử dụng các giá trị văn hóa, hình
thức văn hóa, lợi thế văn hóa để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác, đồng thời
sử dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao để tôn vinh giá trị văn hóa dân
tộc; giao lưu, trao đổi để các quốc gia, các dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn trọng
các giá trị văn hóa và bản sắc của nhau”.
Ngoại giao văn hóa, xét đến cùng, chính là nhân tố cốt lõi của quyền lực
mềm, sức mạnh mềm, đang được các quốc gia khai thác triệt để nhằm khẳng định
vị thế, ảnh hưởng và năng lực, sở trường, thương hiệu của mình trên trường quốc
tế. Ngoại giao văn hóa trên thực tế là việc sử dụng các giá trị văn hóa, hình thức
văn hóa, lợi thế văn hóa để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác, đồng thời sử
dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao nhằm đề cao giá trị tinh hoa văn hóa
các dân tộc; giao lưu, trao đổi để các quốc gia, dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn
trọng các giá trị văn hóa và bản sắc của nhau.
Bên cạnh đó, công trình đã đánh giá kết quả đạt được về văn hóa đối ngoại
của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế từ năm 1986 đến 2014, cụ thể như
sau: (i) góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đối ngoại
Việt Nam; (ii) góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế đất nước
trên trường quốc tế thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật; (iii) góp phần
tăng cường giao lưu quốc tế thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật; (iii) góp
phần tăng cường giao lưu quốc tế thông qua công tác thông tin đối ngoại, truyền
thông quốc tế; (iv) các phương tiện quảng bá văn hóa đối ngoại được quan tâm đầu
tư; (v) góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các xuất bản phẩm. Công
trình cũng chỉ rõ những hạn chế, đó là: thiếu chiến lược lâu dài về văn hóa đối
ngoại; cơ sở pháp lý cho hoạt động văn hóa đối ngoại chưa hoàn chỉnh; đội ngũ
cán bộ làm ngoại giao, đối ngoại chưa được trang bị các kiến thức cần thiết về văn
hóa đối ngoại; các phương tiện truyền tải, quảng bá văn hóa đối ngoại chưa đồng
bộ, thiếu sự lồng ghép, phối hợp; việc tổng kết rút kinh nghiệm, xử lý phản hồi về
kết quả văn hóa đối ngoại chưa thực hiện bài bản, nghiêm túc, thường xuyên. Trên
tinh thần đó, công trình đã đề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển văn
hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, đó là: (i) Xây dựng chiến lOMoAR cPSD| 40190299
lược về văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, trong đó tập trung
vào giải quyết các nội dung: đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho công tác văn
hóa đối ngoại; bảo đảm nguồn lực cho văn hóa đối ngoại; gắn kết các hoạt động
văn hóa đối ngoại với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; gắn
kết văn hóa đối ngoại với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và các lĩnh vực,
phạm vi hoạt động quan trọng, thiết yếu khác trong quan hệ quốc tế; đẩy mạnh
quảng bá hình ảnh Việt 19 Nam; đa dạng hóa các loại hình vận động danh hiệu
quốc tế; chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; (ii) Xây dựng các đề án về
văn hóa đối ngoại theo lộ trình cụ thể gắn với hiệu quả thực tế; (iii) Tăng cường
quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế với các phương tiện phù hợp; (iv)
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong hoạt động văn hóa
đối ngoại; (v) Đẩy mạnh xã hội hóa việc tổ chức các hoạt động, các sự kiện văn
hóa; (vi) Vận dụng truyền thông quốc tế nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của
văn hóa đối ngoại; (vii) Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại; (viii) Đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa đối ngoại với sức mạnh của truyền thông, văn hóa - nghệ thuật.
Trong cuốn sách Giáo trình quan hệ công chúng trong văn hóa đối ngoại của các
tác giả Lê Thanh Bình và Đoàn Văn Dũng do Nxb Chính trị quốc gia phát hành
năm 2011 đã chỉ rõ, hiện nay văn hóa đối ngoại không chỉ là giao lưu, trao đổi, hợp
tác mà còn có những mặt cạnh tranh quyết liệt, thực ra hoạt động văn hóa đối ngoại
cũng nhằm mục đích góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho quốc gia bởi các quốc
gia, các chính phủ không chỉ có quan hệ hợp tác mà còn có quan hệ cạnh tranh, đó
cũng là hiện tượng mang tính quy luật. Cho nên, văn hóa đối ngoại: Có thể được
coi là một phần giao lưu văn hóa Việt Nam với bên ngoài, nhằm tiếp thu văn
hóa thế giới, ngày càng nâng cao giá trị, bản lĩnh nền văn hóa dân tộc, phục
vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, cũng như
đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước
trong công cuộc hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, đây
cũng là một bộ phận hữu cơ trong công tác đối ngoại của Nhà nước ta, tạo
điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, chính trị, đồng thời đặt dưới sự chi
phối của đường lối đối ngoại bao gồm chính trị, kinh tế và văn hóa. Đó được lOMoAR cPSD| 40190299
xem là một bộ phận của chính sách đối ngoại; còn là sự giao lưu, trao đổi với quốc
tế của một quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong hoạt động văn hóa như văn học,
nghệ thuật, ngôn ngữ… với một phạm vi rất rộng, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh, buôn bán các sản phẩm văn hóa. Cũng như giao lưu văn hóa, văn hóa đối
ngoại giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và văn hóa ra bên ngoài để
nâng cao vị thế, tăng cường hiểu biết và tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài
để củng cố và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, văn hóa đối ngoại
cũng hướng tới việc nâng cao ý thức dân tộc của người dân một quốc gia ở
trong và ngoài nước; đây là hoạt động văn hóa mang tính chọn lọc “quảng bá,
trình bày cách độc đáo, hấp dẫn của văn hóa trong nước với quốc tế”, vì thế nó
mang đặc tính của lĩnh vực đối ngoại, hướng tới người nước ngoài ở trong và ngoài
lãnh thổ Việt Nam cũng như người Việt Nam ở nước ngoài.
Hơn nữa, các tác giả công trình này còn cho rằng, trong sự phát triển của quan hệ
quốc tế, việc sử dụng văn hóa để hướng tới mục tiêu đối ngoại của các quốc gia đã
dẫn đến sự xuất hiện của văn hóa đối ngoại, điều này nhằm “nâng cao hình ảnh, sự
hiểu biết cũng để tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài, làm giàu thêm văn hóa quốc
gia, nâng tầm văn hóa quốc gia trước cộng đồng thế giới”. Do đó, văn hóa đối
ngoại thể hiện rõ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội như: (i) Văn
hóa đối ngoại là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao; (ii) Văn hóa
đối ngoại góp phần xây dựng hình ảnh quốc gia; (iii) Văn hóa đối ngoại quảng bá
các giá trị văn hóa dân tộc; (iv) Văn hóa đối ngoại góp phần nâng cao hiệu quả về
ngoại giao kinh tế, chính trị, quân sự; (v) Văn hóa đối ngoại đáp ứng nhu cầu
thưởng thức của nhân dân về các giá trị văn hóa thế giới, cũng như tiếp biến, du
nhập tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu, phong phú bản sắc văn hóa dân tộc
mình; (vi) Văn hóa đối ngoại củng cố tinh thần hữu nghị, hợp tác, hoà bình, cùng
hoà hợp để phát triển giữa các quốc gia dân tộc…
Khái niệm văn hóa đối ngoại không chỉ đơn thuần là sự lắp ghép mang tính cơ học
giữa khái niệm “văn hóa” và “đối ngoại” với nhau mà là sự kết hợp giữa nghĩa từ
văn hóa và nghĩa từ đối ngoại. Sự kết hợp này nhằm chỉ rõ một hiện tượng, một
lĩnh vực văn hóa trong quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia có chủ quyền, hướng
đến việc giao lưu hợp tác và tiếp theo là quảng bá văn hóa, đồng thời tạo dựng sự lOMoAR cPSD| 40190299
hiểu biết, tin cậy, cảm mến, tôn trọng, hữu nghị, hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ giữa các
quốc gia. Hiện nay, khái niệm văn hóa đối ngoại được tiếp cận từ nhiều góc độ,
khía cạnh khác nhau, từ góc nhìn chính trị học và ngoại giao học, văn hóa đối
ngoại là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Văn
hóa đối ngoại là “tổng thể các hoạt động đối ngoại vì văn hóa và bằng văn hóa, và
là sản phẩm chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại giao” nghĩa là:
Việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục tiêu chính trị bằng chiến
lược, thủ pháp, công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa, trong đó các giá trị văn hóa sẽ
là thước đo, là bước đi, là quá trình tiếp xúc, bàn thảo, thương thuyết, ký kết hiệp
ước trong quan hệ song phương, đa phương… của hoạt động đối ngoại, tạo thành
môi trường, lý do, quyền lợi khả thi đối với các đối tác nhằm thu được kết quả cao
khi triển khai các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia trên trường
quốc tế. Với cách tiếp cận này, văn hóa đối ngoại được tiếp cận từ mục tiêu của
chính sách đối ngoại, coi văn hóa là một trong những công cụ, phương tiện để thực
hiện chính sách đối ngoại. Cho nên, mục đích của văn hóa đối ngoại chú trọng đến
mục tiêu chính trị mà không chú trọng nhiều đến mục tiêu văn hóa. Vì thế, theo
cách tiếp cận này văn hóa đối ngoại thực chất là “một bộ phận trong đường
lối, chính sách đối ngoại của một quốc gia”, bao gồm “(i) hoạt động nghiệp vụ
về văn hóa đối ngoại, và (ii) hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa đối
ngoại”. Từ góc nhìn văn hóa học, văn hóa đối ngoại là một lĩnh vực, hiện tượng
văn hóa của một quốc gia, với mục tiêu là giao lưu, hợp tác, trao đổi, tiếp biến văn
hóa trong quan hệ quốc tế, bao gồm “sự giao lưu, trao đổi quốc tế của tất cả các
lĩnh vực hoạt động văn hóa từ văn học, nghệ thuật đến ngôn ngữ, phong tục
tập quán… kể cả hoạt động kinh doanh, buôn bán, lưu thông, phân phối các
sản phẩm văn hóa”. Thông qua các hoạt động này, văn hóa đối ngoại góp phần
vào thực hiện mục tiêu của chính sách đối ngoại, đó là quảng bá hình ảnh đất nước,
con người, bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó tăng cường sự hiểu biết, tin cậy, cảm
mến, tôn trọng, hữu nghị, hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ giữa các quốc gia trên trường quốc tế.
2. Đặc điểm, nội dung và vai trò của văn hóa đối ngoại 2.1.
Đặc điểm của văn hóa đối ngoại lOMoAR cPSD| 40190299
Thứ nhất, văn hóa đối ngoại là bộ phận của văn hóa quốc gia. Từ nội hàm của
khái niệm văn hóa đối ngoại cho thấy, văn hóa đối ngoại là một bộ phận hay lĩnh
vực văn hóa của một quốc gia có chủ quyền trong quan hệ tương tác văn hóa với
quốc gia khác (hay bên ngoài nói chung) nhằm phát huy, phát triển văn hóa, khoa
học, kinh tế xã hội của đất nước mình. Ở Việt Nam, trong Chiến lược văn hóa đối
ngoại đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Văn hóa đối ngoại được xác định là: Tổng
thể các hoạt động ứng xử, giao lưu, hợp tác về văn hóa của dân tộc này với dân tộc
khác, khu vực cộng đồng này với khu vực cộng đồng khác nhằm giới thiệu những
tinh hoa và giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm
phong phú và lan toả giá trị văn hóa quốc gia trong cộng đồng quốc tế, hỗ trợ tích
cực cho các loại hình văn hóa khác (chính trị, kinh tế…) để quốc gia tăng cường
hợp tác, phát triển. Đây là một bộ phận, một lĩnh vực quan trọng đặc biệt của nền
văn hóa quốc gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong
việc nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hóa quốc gia, dân tộc trên
trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất
nước, vì thế, trong Chiến lược này còn xác định rõ: Văn hóa đối ngoại được thực
hiện bởi “mọi tầng lớp xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng,
hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia (…), biến
văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, tăng cường sức mạnh tổng hợp
quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Thứ hai, văn hóa đối ngoại có mối quan hệ chặt chẽ với ngoại giao văn hóa và
văn hóa ngoại giao. Từ sự phân tích trên cho thấy, văn hóa đối ngoại, ngoại
giao văn hóa và văn hóa ngoại giao có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động
lẫn nhau, biểu hiện trong/qua nhau. Từ góc nhìn chính trị học (ngoại giao học),
văn hóa đối ngoại và ngoại giao văn hóa ít nhiều có sự tương đồng với nhau, đều là
lĩnh vực, quan hệ chính trị - văn hóa với bên ngoài thông qua văn hóa và bằng văn
hóa. Song từ góc độ văn hóa học, văn hóa đối ngoại thiên về hoạt động giao lưu,
hợp tác và trao đổi văn hóa với bên ngoài, còn văn hóa ngoại giao tập trung vào
cách thức, kỹ năng, năng lực văn hóa của chủ thể thực hành các nhiệm vụ ngoại
giao nhằm phục vụ chính trị đối ngoại. Cũng như vậy, từ góc nhìn chính trị học, lOMoAR cPSD| 40190299
ngoại giao văn hóa là ngoại giao trong lĩnh vực văn hóa và bằng văn hóa nhằm
thực hiện đường lối chính trị ngoại giao, là một phương thức phát huy “sức mạnh
mềm” của văn hóa đối với bên ngoài, còn văn hóa đối ngoại là một lĩnh vực trao
đổi, hợp tác văn hóa với bên ngoài để tạo ra sản phẩm văn hóa mới và phát triển
văn hóa của quốc gia. Văn hóa đối ngoại được hiểu và thực hành như lĩnh vực kinh
tế đối ngoại của một quốc gia với các quốc gia khác trong giao lưu - tiếp xúc, hợp
tác, trao đổi với nhau trong lĩnh vực kinh tế.
Thứ ba, văn hóa đối ngoại diễn ra theo hai chiều. Các hoạt động văn hóa đối ngoại
của một quốc gia không chỉ được thực hiện ở các quốc gia đối tác mà còn được
thực hiện ngay tại quốc gia mình. Thông qua các hoạt động văn hóa đối ngoại được
thực hiện ở các quốc gia đối tác, quốc gia này sẽ thu hút sự quan tâm của các đối
tác thực hiện các hoạt động tài trợ, giúp đỡ, hợp tác nhằm phục vụ cho sự phát
triển văn hóa của quốc gia mình. Chính vì thế, trong quá trình đánh giá các hoạt
động văn hóa đối ngoại của một quốc gia, không chỉ phân tích, lượng hóa các
hoạt động văn hóa đối ngoại của quốc gia đó tại các quốc gia đối tác mà cần
phải đánh giá sự thu hút, tham gia, tổ chức các hoạt động văn hóa của quốc
gia đối tác tại quốc gia mình; ngoài ra, văn hóa đối ngoại còn tác động đến các
khía cạnh khác của phát triển kinh tế - xã hội, do vậy cũng cần nhìn nhận sự
tham gia đóng góp của các quốc gia đối tác với sự phát triển này, đây cũng là một
trong những cơ sở quan trọng để đánh giá sự thành công của văn hóa đối ngoại của một quốc gia. 2.2. Nội dung của VHĐN
Từ nội hàm của khái niệm văn hóa đối ngoại ở trên cho thấy, yếu tố cốt lõi của
văn hóa đối ngoại là các hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác quảng bá và mua bán
các sản phẩm, dịch vụ văn hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác hay với bên
ngoài nhằm phát triển và nâng cao đời sống văn hóa của mình. Ở nhiều góc độ
khác nhau, văn hóa đối ngoại được chia thành các cơ cấu khác nhau, như theo
không gian: Văn hóa đối ngoại diễn ra ngoài lãnh thổ và trong lãnh thổ; theo
chủ đề: văn hóa đối ngoại diễn ra song phương (hai nước) và đa phương
(nhiều nước); theo phương thức: văn hóa đối ngoại diễn ra trực tiếp và gián
tiếp; theo nội dung: có các hoạt động giao lưu - tiếp xúc, hợp tác, trao đổi… lOMoAR cPSD| 40190299
Giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người và bản sắc văn hóa quốc gia
là một trong những nội dung quan trọng của công việc đối ngoại nói chung và văn
hóa đối ngoại nói riêng. Thông qua hoạt động đó, các quốc gia hướng đến việc gia
tăng sự hiểu biết, cảm phục, tin cậy và hữu nghị trong giao lưu hợp tác với các
quốc gia khác trên thế giới. Tăng cường sự hiểu biết của những nền văn hóa với
những đặc thù văn hóa, nghệ thuật riêng; có thể khẳng định sự độc đáo của mình
trong môi trường, quy mô văn hóa rộng hơn, mang tính nhân loại, quốc tế. Thực tế
là trong hội nhập toàn cầu và giao lưu quốc tế, việc bạn bè quốc tế có hiểu đúng
hay không về đất nước, con người của mình phụ thuộc rất nhiều vào sự quảng bá
văn hóa quốc gia. Thời đại mới đặt ra các cơ hội và thách thức cho hoạt động quan
hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa, nghệ thuật, vì thế trong công việc
đối ngoại, các quốc gia chủ động đón nhận các cơ hội phát triển cũng như vượt qua
các thử thách để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu
được tinh hoa văn hóa nhân loại… Cho nên, việc giới thiệu, quảng bá này cần
được tiến hành ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu; thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng ở trong và ngoài nước… để giúp cho các đối tác, các quốc gia khác hiểu
biết nhiều hơn về quốc gia mình. Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người và những bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu
của quá trình đối ngoại hiện đại. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, giữ gìn
và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là quan trọng, bởi nếu nhân cách là những phẩm
chất để con người trở thành chính họ, thì văn hóa chính là cái làm cho dân tộc
không là cái bóng của dân tộc khác. Song giữ gìn bản sắc không phải là một hiện
tượng cố hữu, bất biến, bản sắc văn hóa luôn nằm trong quá trình hiện đại hóa, nó
phải trở thành sức sống hiện đại của dân tộc, mặt khác, giữ gìn bản sắc không loại
trừ sự tiếp biến văn hóa; văn hóa dân tộc phải hội lưu với văn hóa nhân loại, rồi
theo dòng chảy của nó mà tiếp thu những cái “chân - thiện - mỹ” của các nền văn
hóa trên thế giới để bồi đắp cho văn hóa bản địa. 2.3. Vai trò của VHĐN
Từ nội dung của văn hóa đối ngoại cho thấy, văn hóa đối ngoại có những vai trò
sau: Thứ nhất, vai trò của văn hóa đối ngoại đối với sự phát triển văn hóa của quốc
gia. Văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc lOMoAR cPSD| 40190299
gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, thông qua hoạt động giao lưu, hợp tác
và trao đổi văn hóa, chủ thể của văn hóa đối ngoại giới thiệu hình ảnh đất nước,
con người và văn hóa của mình ra bên ngoài để các quốc gia, dân tộc khác hiểu rõ
về đất nước, con người, giá trị văn hóa dân tộc, từ đó nâng cao vị thế, sự hiểu biết,
tin tưởng và ủng hộ nhau trong quá trình hợp tác phát triển giữa các quốc gia trên
trường quốc tế. Bên cạnh đó, văn hóa đối ngoại tăng cường hiểu biết và tiếp thu
tinh hóa văn hóa bên ngoài để củng cố và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Việc
hiểu biết, tiếp xúc và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa của các quốc gia, dân
tộc khác là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Vì
thế, để phát triển nền văn hóa dân tộc, các quốc gia phải đẩy mạnh các hoạt động
văn hóa đối ngoại để tiếp nhận văn hóa nhân loại làm phong phú, đa dạng văn hóa
quốc gia dân tộc mình. Ngoài ra, văn hóa đối ngoại cũng hướng tới việc nâng cao ý
thức dân tộc của người dân mỗi quốc gia (ở trong và ngoài nước), cần nâng cao ý
thức bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tuy nhiên, việc bảo tồn, giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc không phải là “khép kín, đóng cửa” với thế giới bên
ngoài mà đó phải có ý thức chọn lọc, phát huy, phát triển bảo vệ những tinh hoa
văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp nhận, biến đổi những giá trị văn hóa của nhân
loại cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia dân tộc mình trong tiến trình
phát triển chung của nhân loại. Chính vì thế, thông qua hoạt động văn hóa đối
ngoại, bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc không những được bảo tồn, giữ gìn mà
còn tiếp tục được hun đúc, bồi đắp để phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, từ đó xây dựng nền văn hóa vừa đảm bảo tính dân tộc, tính khoa
học và tính hiện đại. Thứ hai, vai trò của văn hóa đối ngoại đối với chính sách đối
ngoại của quốc gia. Ngày nay, vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa nói chung, văn
hóa đối ngoại nói riêng đã được thừa nhận rộng rãi không chỉ trên phương diện
nghiên cứu mà còn trên phương diện thực tiễn, yếu tố văn hóa đã ảnh hưởng rất lớn
đến việc nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối ngoại quốc gia. Trong bối cảnh
hiện nay khi “quyền lực mềm” đang trở thành “vũ khí” hữu hiệu để tận dụng ngoại
lực phục vụ cho phát triển quốc gia, văn hóa đối ngoại đã, đang và sẽ là một trong
những nội dung quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại của mỗi nước,
“văn hóa đối ngoại không chỉ là giao lưu, trao đổi, hợp tác mà cón có những mặt lOMoAR cPSD| 40190299
cạnh tranh quyết liệt”, thực ra, “hoạt động văn hóa đối ngoại cũng nhằm mục đích
góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho quốc gia bởi các quốc gia, các chính phủ
không chỉ có quan hệ hợp tác mà còn có quan hệ cạnh tranh, đó cũng là hiện tượng
mang tính quy luật”. Sức mạnh mềm của quốc gia là khả năng tạo sự lôi cuốn, cảm
phục, mến mộ và khuất phục đối với các quốc gia khác không bằng sức mạnh vũ
lực, quân sự, trong đó được xây dựng trên nền tảng của sức thu hút quốc tế của
nguồn nhân lực văn hóa, khả năng ảnh hưởng của hoạt động ngoại giao và sự lan
toả của giá trị chính trị - văn hóa của quốc gia đó trên thế giới. Chính vì thế, văn
hóa đối ngoại phải hướng đến tạo dựng sức mạnh mềm của quốc gia trong xu thế
hợp tác, hữu nghị, hoà bình, đôi bên cùng có lợi vì lợi ích chung của cộng đồng
trong khu vực và trên toàn thế giới. Văn hóa đối ngoại hướng đến giới thiệu văn
hóa, đất nước, con người của quốc gia ra thế giới, góp phần nâng cao nhận thức,
hiểu biết và cảm tình của nhân dân thế giới về quốc gia đó, tạo môi trường hoà
bình, ổn định, hợp tác, phát triển, đồng thời góp phần thực hiện và bảo vệ đa dạng
văn hóa trên thế giới theo Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa năm 2002 của
UNESCO; đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ
của nền văn hóa nước ngoài, phổ biến những kinh nghiệm tốt về xây dựng và phát
triển văn hóa của các nước, làm phong phú và giàu mạnh thêm nền văn hóa dân
tộc; gìn giữ truyền thống, duy trì bản sắc văn hóa trong cộng đồng người dân của
quốc gia đang sinh sống và học tập, lao động ở nước ngoài, duy trì sự gắn kết mật
thiết với nhân dân trong nước; thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của đất nước,
đẩy mạnh xuất khẩu văn hóa phẩm của quốc gia ra thế giới; thực hiện các cam kết
của quốc gia và những điều kiện ràng buộc của quốc gia đối với các hoạt động kinh
doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu văn hóa, nghệ thuật trong các hiệp định hợp tác, đầu
tư song phương và đa phương; ngăn ngừa sự thâm nhập các sản phẩm văn hóa
phản động, đồi truỵ, làm phương hại tới văn hóa, thuần phong mỹ thục và đạo đức
trong nước. Thế giới hiện nay đầy biến động, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, đặc
biệt có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, hoà bình của khu vực và toàn
cầu, vì thế việc tạo dựng sức mạnh mềm của mỗi quốc gia thông qua văn hóa đối
ngoại sẽ tạo cơ chế kiềm chế, hoà hoãn và cùng hướng đến hợp tác, hữu nghị và lOMoAR cPSD| 40190299
thịnh vượng, phồn vinh chung. Đây không chỉ là mong muốn của chính phủ mỗi
quốc gia mà còn là mong muốn của mọi người dân và cả nhân loại.
3. Các chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động văn
hóa đối ngoại của Việt Nam
Những thành tựu của công cuộc Đổi mới đã và đang tạo ra những thế và lực
mới để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Vị thế Việt Nam ngày càng
được củng cố và khẳng định trên trường quốc tế, là tiền đề cần thiết cho công cuộc
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay
với các nước, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ ngày càng được mở rộng. Đảng
và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác văn hóa nói chung và văn
hóa đối ngoại nói riêng. Ngay từ năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành
Đề cương văn hóa, thể hiện rõ quan điểm phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng
với phương châm: Dân tộc, Khoa học và Đại chúng. Trong công cuộc Đổi mới,
đứng trước nhu cầu giao lưu văn hóa quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt
quan tâm đến văn hóa từ hình thức đến nội dung, từ tư tưởng đến chất lượng sáng
tác, từ ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc đến việc chắt lọc tiếp thu tinh hoa văn hóa
thế giới. Vì thế, các văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và XI đều thể hiện
quan điểm nhất quán của Đảng trong nhìn nhận, đánh giá, chỉ đạo phát triển văn
hóa. Văn hóa đối ngoại được thể hiện qua các Nghị quyết sau của Đảng: - Văn kiện
Đại hội VI - Bước đột phá trong tư duy đối ngoại Nghị quyết số 13 của Bộ Chính
trị (khóa VI) tháng 5/1988 là mốc khởi đầu của quá trình đổi mới tư duy, nhận thức
và đường lối đối ngoại của Đảng ta. Nghị quyết nhận định rằng, tình trạng kinh tế
yếu kém, tình thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị sẽ thành nguy cơ lớn
đối với an ninh và độc lập dân tộc. Từ đó, đề ra nhiệm vụ ra sức tranh thủ các nước
anh em, bạn bè và dư luận rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương,
làm thất bại âm mưu cô lập Việt Nam về kinh tế và chính trị, chủ động chuyển
cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác, cùng tồn tại trong
hoà bình, ra sức lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và xu thế
quốc tế hóa cao của kinh tế thế giới, đồng thời tranh thủ vị trí tối ưu trong phân
công lao động quốc tế. Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại
là ra sức hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững lOMoAR cPSD| 40190299
hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và
trên thế giới, tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa 3 nước Đông Dương, tăng
cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng
đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng - dấu mốc quan trọng về
chính sách văn hóa trong thời kỳ Đổi mới 67 Tháng 7 năm 1998, Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương 5 (khóa VIII) ra Nghị quyết về Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được coi là văn kiện chuyên đề văn hóa đầu
tiên của Đảng. Làm tốt việc giới thiệu văn hóa đất nước và con người Việt Nam
với thế giới, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước
ngoài. Phổ biến những kinh nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các
nước. Ngăn ngừa sự thâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động đồi truỵ. Giúp đỡ
cộng đồng người Việt ở nước ngoài hiểu biết tình hình nước nhà, thu nhận thông
tin và sản phẩm văn hóa từ trong nước ra, nêu cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc,
giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp
vào công cuộc xây dựng đất nước. Nghị quyết còn đề cập đến giải pháp xây dựng,
ban hành các chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa “Đa dạng
hóa, đa phương hóa các mối quan hệ về văn hóa (Nhà nước, các tổ chức phi chính
phủ, cá nhân) nhằm tiếp thu được nhiều tinh hoa, kinh nghiệm của nước ngoài,
ngăn ngừa những tác động tiêu cực”. Có thể nói ở Nghị quyết này, với những chủ
trương và những định hướng lớn về chính sách văn hóa của Đảng đã tạo những
điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động văn hóa nói chung và văn hóa đối ngoại nói riêng.
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X đều khẳng định lại đường
lối văn hóa trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, nêu rõ sự cần thiết làm cho
văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước và khẳng định cần
thiết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của đất nước trên các lĩnh vực, trong đó có
văn hóa. - Quan điểm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước lOMoAR cPSD| 40190299
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” của Đại hội
IX (2001) Không chỉ đề ra các định hướng về văn hóa, mà Đảng ta còn chỉ ra
những chính sách, những định hướng rất cụ thể về ngoại giao văn hóa. Đó chính là
những cơ sở quan trọng trong việc thực hiện ngoại giao văn hóa. “Mở rộng giao
lưu văn hóa, thể thao quốc tế, đầu tư thích đáng cho việc truyền bá ở trong nước
các giá trị văn hóa của loài người và giới thiệu đất nước, văn hóa, con người Việt
Nam với thế giới” là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân.
Trong nội dung về định hướng phát triển văn hóa, văn kiện Đại hội Đảng XI
viết: “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, giữa
các vùng trong cả nước và cả giao lưu văn hóa với bên ngoài”. Hội nghị lần thứ 9
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tháng 6/2014 đã ra Nghị quyết số 33-
NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định những quan
điểm về phát triển văn hóa, trong đó có văn hóa đối ngoại. Đặc biệt, Nghị quyết đã
chỉ rõ: Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức văn nghệ sĩ người Việt Nam ở
nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối
quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng truyền bá
văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Xây dựng
một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng
bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
- Chiến lược của Chính phủ về văn hóa đối ngoại Chiến lược văn hóa đối ngoại
của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ quan điểm: Văn
hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của văn hóa quốc gia, thể hiện
sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của
đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận
lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước. Văn hóa đối ngoại Việt Nam là
nền văn hóa đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng. Phát triển văn hóa đối là sự nghiệp
toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ về cơ chế, chính lOMoAR cPSD| 40190299
sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia. Phát triển văn hóa đối ngoại phải
đồng bộ, toàn diện, gắn liền với các nhiệm vụ đối ngoại của đất nước, đồng thời
phải dựa trên cơ sở phát triển văn hóa trong nước, gắn bó chặt chẽ với quá trình
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước. Mục tiêu của Chiến lược là chủ động hội nhập quốc tế về văn
hóa để quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn
hóa của nhân loại nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển
toàn diện, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần đảm bảo sự phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Quảng bá các giá trị văn hóa của dân
tộc ra thế giới, làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người, văn hóa Việt
Nam, tạo dựng lòng tin và sự yêu mến đối với Việt Nam, góp phần thúc đẩy việc
triển khai quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. Tiếp thu tinh hoa văn hóa của
nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống, góp
phần xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến
Chân - Thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ,
khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra các thị trường nước ngoài, góp
phần đưa thương hiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới, quảng bá văn hóa quốc gia.
Chiến lược nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 là xây dựng và vận
hành cơ chế điều phối quốc gia về văn hóa đối ngoại, cụ thể là những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối
ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới thông
qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật và truyền thông phù hợp với từng địa bàn.
Cụ thể là các Ngày văn hóa, Tuần văn hóa Việt Nam, các Lễ hội Văn hóa - Du
lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch tại nước ngoài, tăng cường
sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế lớn như
EXPO, Biennale, các liên hoan phim nổi tiếng…
- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, xây dựng biểu tượng văn
hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia. - Tiến hành xuất lOMoAR cPSD| 40190299
khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, xây dựng thị phần cho
công nghiệp văn hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Thành lập một số Trung tâm văn hóa ở một số địa bàn trọng điểm trên thế
giới và xây dựng trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
- Thiết lập đội ngũ Tham tán văn hóa, Tuỳ viên văn hóa tại các cơ quan đại diện
ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và hệ thống Trung tâm Văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.
- Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận thông tin và sản
phẩm văn hóa từ trong nước; có các chính sách nhằm gắn kết cộng đồng, phát huy
trí tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác văn
hóa đối ngoại. Hợp tác với các nước để đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa, nghệ
thuật, đào tạo cán bộ chuyên môn trình độ cao.
- Xây dựng và phát triển một số Liên hoan nghệ thuật quốc tế có thương hiệu
tại Việt Nam, tạo điều kiện cho công chúng Việt Nam được tiếp cận với các nền
văn hóa, nghệ thuật đa dạng của thế giới, khẳng định năng lực tổ chức các sự kiện
quốc tế của Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
- Thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho phát triển văn hóa nghệ thuật, góp phần
thực hiện chính sách xã hội. Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại theo hình
thức xã hội hóa với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, đặc biệt là giao lưu biên giới.
Ngoài ra, tại Quyết định số 3586/QĐ-BVHTTDL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của
Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại
của Việt Nam giai đoạn 2022 – 2026, với 10 nhiệm vụ trọng tâm:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về
vị trí, vai trò của văn hóa đối ngoại trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế; nâng cao vai trò điều phối của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong công tác văn hóa đối ngoại. lOMoAR cPSD| 40190299
Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hơn hệ thống pháp luật, chính sách; đẩy
mạnh ký kết và thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế phục vụ công
tác văn hóa đối ngoại trong thời kỳ mới.
Chú trọng triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại phục vụ các chương
trình đối ngoại do lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì.
Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; phát triển
văn hóa số, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực văn hóa, đẩy mạnh triển khai
hoạt động văn hóa đối ngoại sau khi đại dịch COVID-19 được đẩy lùi.
Tăng cường công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, con người
Việt Nam, quảng bá hình ảnh quốc gia ra nước ngoài dưới nhiều hình thức,
phương thức thể hiện đa dạng, phong phú như Ngày/Tuần Văn hóa, Lễ hội
Văn hóa - Du lịch Việt Nam, các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh,
di sản văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, các môn thể thao dân tộc,
kết hợp chặt chẽ với xúc tiến đầu tư du lịch, phấn đấu nhận được nhiều hơn
và phát huy các danh hiệu thế giới, giải thưởng khu vực và quốc tế, tôn vinh
danh nhân, anh hùng dân tộc Việt Nam... Tăng cường sự hiện diện của Việt
Nam tại các sự kiện khu vực và quốc tế quy mô, uy tín như liên hoan văn
hóa nghệ thuật quốc tế, triển lãm thế giới EXPO, Thế vận hội Olympic, các
sự kiện thể thao khu vực, châu lục và quốc tế, hội chợ du lịch quốc tế, hội chợ sách quốc tế.
Tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc triển khai đầu tư, xây dựng Trung tâm Văn
hoá Việt Nam trong các địa bàn quan trọng: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Liên bang Nga và một số địa bàn trọng điểm khác trên cơ sở nhu cầu,
quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước và phù hợp
với điều kiện phát triển của Việt Nam; nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
của Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào; nâng cấp hoạt động Trung tâm
Văn hóa Việt Nam tại Pháp trên địa bàn Châu Âu; gắn kết công tác văn hóa
đối ngoại với công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Tích cực triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại cấp quốc gia tại khu vực
biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thông qua các
chương trình giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch.
Phát huy hơn nữa vai trò của công tác văn hóa đối ngoại tại các cơ chế, diễn
đàn đa phương quan trọng như UNESCO, ASEAN, ASEM, IFACCA...
Chủ động tiếp thu, giới thiệu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; đăng
cai, tổ chức các sự kiện quốc tế có quy mô, uy tín; phát triển các thương hiệu
festival, lễ hội, sự kiện văn hóa - nghệ thuật chất lượng tại Việt Nam. Đẩy
lùi hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của toàn cầu hoá về văn hoá; đấu
tranh, phản bác kịp thời những luận điệu sai trái, xuyên tạc trên lĩnh vực văn hóa. lOMoAR cPSD| 40190299
Chú trọng công tác thông tin đối ngoại, đổi mới nội dung, hình thức công tác
truyền thông; trao đổi đoàn phóng viên, báo chí, đoàn làm phim quốc tế.