Nestlé - Corporate - hoen - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nestlé - Corporate - hoen - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
Nestlé Corporate
1. Tổng quan về tập đoàn Nestle
Tập đoàn Nestlé là công ty hàng đầu trên thế giới về Thực phẩm và
Đồ uống, với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn
cầu. Nestlé điều hành gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế
giới, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm.
Nestle công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở
chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao
gồm từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.
Nestle là một tập đoàn lớn có lịch sử hoạt động kinh doanh lâu dài,
được sáng lập vào năm 1866 bởi ông Henri Nestlé. Trong thập niên
60 của thế kỷ 19, ông đã phát minh một loại thực phẩm dành cho
những đứa trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ, nhằm giảm
tỉ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng. Sau khi thành công cứu sống
đứa bé, sản phẩm đầu tiên này đã được bày bán rộng rãi và phổ
biến ở Châu Âu với tên gọi là Farine Lactée Henri Nestlé. Đây là một
số cột mốc quan trọng trong việc hình thành và phát triển của Nestlé
trong lĩnh vực thực phẩm.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Nestlé hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và giải khát,
cótrụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của
Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, café và các
sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, Nestlé có dãy sản phẩm rộng rãi trên
một số thị trường khác như kem, sản phẩm dinh dưỡng tăng cường
và bồi bổ sức khỏe, gia vị, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo và thức ăn cho vật nuôi.
Nestlé là một tập đoàn thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới. Họ
có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau từ các thương hiệu biểu tượng
toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương. Sản phẩm Milo là một
trong những sản phẩm mà được mọi người trên thế giới yêu thích
đặc biệt là trẻ em. Hiện nay Nestle đang hiện diện tại 191 quốc gia
trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1866-1905: Giai đoạn tiên phong
Năm 1866, hai anh em Charles và George Page người Mỹ giúp xây
dựng công ty Sữa đặc Anglo-Swiss. Sử dụng nhiều nguồn cung cấp
sữa tươi từ Thụy Sỹ, họ áp dụng các kiến thức có được để xây dựng
nên dây chuyền đầu tiên của Châu Âu để sản xuất sữa đặc tại Cham.
Cuối những năm 60 của thế kỷ 19, dược sĩ Henri Nestlé đã phát minh
ra loại bột sữa dành cho trẻ sơ sinh không thể nuôi chúng bằng sữa
mẹ, nhằm giảm tỷ lệ tử vong vì suy dinh dưỡng. Sản phẩm có tên là
Farine Lactée. Thành công đầu tiên là cứu sống được một đứa bé
sinh non không được nuôi bằng sữa mẹ hay những thực phẩm thay
thế khác. Giá trị của sản phẩm mới này nhanh chóng được công nhận kể từ đó.
1878, cạnh tranh giữa Nestle và Anglo Swiss càng ngày càng tăng
do bán những sản phẩm giống nhau và cả hai công ty đều mở rộng ra nước ngoài.
1905 - 1914: Thời đại hoàng kim
Đến năm 1905, Nestle được sáng lập bởi sự sáp nhập giữa công ty
của ông Henri Nestlé và Công ty sản xuất sữa đặc Anglo Swiss
Cùng năm 1905, công ty Nestle và Anglo Swiss có hơn 20 nhà máy,
và bắt đầu sử dụng các công ty con ở nước ngoài để xây dựng mạng
lưới kinh doanh từ Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và Úc. Khi Thế
chiến thứ 1 đến gần, lợi nhuận của công ty bước sang giai đoạn
hưng thịnh hay còn được gọi là Thời Đại hoàng Kim, và trở thành một công ty sữa toàn cầu.
1914 -1918: Tồn tại qua giai đoạn chiến tranh
Chiến tranh bùng nổ vào năm 1914 dẫn đến nhu cầu về sữa đặc và
socola tăng cao, nhưng sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô và hạn
chế giao thương giữa các quốc gia cản trở sản xuất của Nestle và
Anglo Swiss. Để giải quyết vấn đề này công ty đã mua lại các cơ sở
chế biến tại Hoa Kỳ và Ucs và vào cuối cuộc chiến công ty có tới 40 nhà máy.
1919-1938: Thời kỳ khủng hoảng và cơ hội
Sau chiến tranh nhu cầu của quân đội về sữa suy giảm, dẫn đến một
cuộc khủng hoảng lớn cho công ty vào năm 1921. Cty hồi phục
nhưng vẫn bị cú sốc lớn từ sự sụp đổ của thị trường Phố Wall vào
năm 1929, làm giảm sức mua của người tiêu dùng
1939-1947: Vượt qua cơn bão
Chiến tranh TG thứ 2 năm 1939 ảnh hưởng đến thị trường, cty vẫn
hoạt động bình thường và cung ứng hàng hóa cho cả dân sự và quân sự
1948-1959: Tiện lợi hơn cho người tiêu dùng
Hậu chiến tranh, kinh tế tăng trưởng, người Mỹ và Châu Âu dùng tiền
mua các loại máy móc giúp cuộc sống đơn giản hơn. Và cty cũng đã
đáp ứng nhu cầu với sản phẩm như Nesquik và Maggi được chế biến sẵn
1969-1980: Thực phẩm đông lạnh đến dược phẩm đều được Nestle mua lại
Việc mua lại giúp Nestle gia nhập vào những lĩnh vực mới tăng
trưởng nhanh như thực phẩm đông lạnh, và giúp mở rộng các ngành
kinh doanh truyền thống như sữa, cà phê và thức ăn đóng hộp. Vào
những năm 1970 công ty đa dạng hóa sang dược phẩm và mỹ
phẩm. Nestlé cũng bắt đầu thu hút sự chỉ trích từ các nhóm hoạt
động xã hội tố cáo hoạt động tiếp thị thực phẩm sơ sinh là vô đạo
đức. Sau này Nestlé trở thành một trong những công ty đầu tiên áp
dụng bộ nguyên tắc WHO vào các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong toàn công ty
1981-2005: Hướng đến Dinh dưỡng và Sống vui khỏe
Nestlé loại bỏ các thương hiệu không tạo ra lợi nhuận và đẩy mạnh
các thương hiệu đáp ứng các mối quan tâm đang tăng lên của người
tiêu dùng, theo đúng với tham vọng “Dinh Dưỡng, Sức Khỏe và Sống
Vui Khỏe” mới của mình. Công ty mở rộng tại Mỹ, Đông Âu và Châu
Á, và nhắm đến sự dẫn đầu về nước, kem và thức ăn cho thú nuôi
2006-nay: Nestlé tạo giá trị chung cho thương hiệu của mình
Nestlé nêu rõ chương trình Tạo Giá Trị Chung của mình tiếp cận với
việc kinh doanh lần đầu tiên, và ra mắt Nestlé Cocoa Plan và
Nescafé Plan nhằm phát triển hơn nữa nguồn cung ứng ổn định
trong ngành cacao và cà phê. Trong khi củng cố vị trí của mình trong
những phân khúc truyền thống, sữa công thức và thức ăn đông lạnh,
Nestlé còn tiếp tục đẩy mạnh tập trung vào dinh dưỡng y 1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Nestle là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở
chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao
gồm từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.
Tập đoàn Nestlé được mệnh danh là công ty sản xuất thực phẩm và
đồ uống lớn nhất thế giới. Cho nên những sản phẩm có tên thương
hiệu của Tập đoàn rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Những sản
phẩm mang thương hiệu nổi tiếng Nestlé đang được sản xuất và bán
trên thị trường của Việt Nam mà không thể không kể đến như:
Nestlé MILO, NESCAFÉ, KITKAT, các sản phẩm MAGGI, sữa MOM&me,
bột ngũ cốc dinh dưỡng CERELAC, trà chanh NESTEA, nước khoáng
LAVIE, Nestlé GẤU Complete, NestléNAN Kid 4 1.3. Phân bổ chi nhánh
Nestlé là tập đoàn hàng đầu trên thế giới về Thực phẩm và Đồ uống
với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu.
Nestlé điều hành gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế giới,
tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm.
Vào năm 1992, thành lập công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier
Vittel( thuộc tập đoàn Nestle) và công ty thương mại Long An. Tính
đến nay Nestle đang điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên
trên toàn Việt Nam với tổng số vốn đầu tư hơn 600 triệu USD.
2. Thực trạng tài chính của Nestle năm 2023
Nestlé SA đã báo cáo kết quả thu nhập cho nửa năm kết thúc vào
ngày 30 tháng 6 năm 2023. Trong nửa năm, công ty báo cáo doanh
thu là 46.293 triệu CHF so với 45.580 triệu CHF một năm trước. Thu
nhập ròng là 5,649 triệu CHF so với 5,247 triệu CHF một năm trước.
Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu từ hoạt động liên tục là 2,13 CHF
so với 1,92 CHF một năm trước. Thu nhập suy giảm trên mỗi cổ
phiếu do tiếp tục hoạt động là 2,12 CHF so với 1,92 CHF một năm trước.
2.1. Tình hình hoạt động năm 2023
Tăng trưởng hữu cơ đạt 7,8%, với mức định giá là 8,4% và tăng
trưởng nội bộ thực tế (RIG) là -0,6%. Sự tăng trưởng diễn ra trên diện
rộng ở các khu vực địa lý và danh mục.
Tổng doanh thu được báo cáo giảm 0,4% xuống 68,8 tỷ CHF (9
tháng đầu năm 2022: 69,1 tỷ CHF ). Ngoại hối giảm doanh thu 7,4%.
Việc mua lại ròng có tác động tiêu cực 0,8%.
Triển vọng cả năm 2023 đã được xác nhận: chúng tôi kỳ vọng mức
tăng trưởng doanh số hữu cơ từ 7% đến 8% và tỷ suất lợi nhuận hoạt
động kinh doanh cơ bản là từ 17,0% đến 17,5%. Thu nhập cơ bản
trên mỗi cổ phiếu bằng tiền tệ không đổi dự kiến sẽ tăng từ 6% đến 10%.
3. Phân tích kỹ thuật chuyển giá
Các kỹ thuật chuyển giá công ty sử dụng:
Trả các chi phí cao khác (quản lý, quảng cáo, bán hàng…):
Tại đợt thanh tra từ 11/03 đến 11/04/2014, Thanh tra Bộ Tài chính
phát hiện, Neslte đã ký thỏa thuận chia sẻ chi phí quảng cáo đối với
Công ty Tetra Pak South East Asia Pte, là một công ty tại nước ngoài.
Số tiền mà Nestle đã bỏ ra cho đối tác làm Marketing lên tới hơn
27,1 tỷ đồng. Thanh tra Bộ Tài chính cho biết các ngành nghề kinh
doanh của Công ty này tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
không hề có chức năng thực hiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
→ Như vậy, Neslte đã vi phạm quy định tại Điều 39 của Luật Quảng
cáo, các "tổ chức cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và hoạt động
của mình tại Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng
cáo của Việt Nam thực hiện".
Bán hàng, doanh thu thấp
Cuối năm 2013, kết quả kinh doanh được doanh nghiệp công
bố là con số thua lỗ tới hơn 30 triệu USD, chiếm 20% vốn góp chủ sở
hữu. Theo báo cáo tài chính của Neslte, số lỗ này là lỗ luỹ kế tính
đến năm 2012. Trong 18 năm hoạt động ở Việt Nam, Nestle chỉ kinh
doanh có lãi trong 4 năm là các năm 2007, 2008, 2011, 2012. Đáng
chú ý, trong một chuỗi thời gian có lãi như vậy, Neslte lại có tới 2
năm giữa chừng là 2009 - 2010 bị lỗ.
→ Dù lỗ nhưng Neslte vẫn có những kế hoạch mở rộng sản xuất tại
Việt Nam. Chẳng hạn như việc mở thêm một nhà máy mới với số vốn
230 triệu Franc Thụy Sỹ ở Đồng Nai, nâng tổng vốn đầu tư của
Nestle tại Việt Nam lên tới 466 triệu USD.
Công ty TNHH Nestle Việt Nam là một trong số 05 doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh sữa được Bộ Tài chính tiến hành thanh
tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và thuế hồi
tháng 3/2014. Theo kết quả thanh tra, năm 2013 và 3 tháng đầu
năm 2014, công ty có tình trạng điều chỉnh tăng giá bán các sản
phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (không có trường hợp giảm
giá). Trong đó, Công ty TNHH Nestle' Việt Nam, từ ngày 01/02/2014
đã tăng giá 11/24 sản phẩm với mức tăng từ 5% - 9%.
→ Bộ Tài chính đã chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi
phạm pháp luật đã được xác định đối với công ty. Cụ thể, xử phạt vi
phạm hành chính về giá đối với Công ty TNHH Nestle' Việt Nam do
trong năm 2013 đã kê khai thiếu 3/24 sản phẩm sữa, vi phạm quy
định tại khoản 3, Điều 11, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày
24/9/2013 của Chính phủ. Ngày 17/4/2014, Chánh Thanh tra Bộ Tài
chính đã ký Quyết định số 62/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành
chính về giá với mức xử phạt là 45 triệu đồng.
Mua bản quyền công nghệ, phát minh sáng chế:
Mặc dù khi một nhà đầu tư nào đó đầu tư vào một quốc gia, họ
đã có sẵn công thức sản xuất nhưng họ vẫn tìm cách bóc tách công
thức đó ra và chuyển sở hữu đó về cho một công ty thuộc tập đoàn
nắm giữ, rồi họ đi thuê lại công thức đó và phải trả phí cho nó.
Năm 2013, Nestle Việt Nam đã trả 273,55 tỷ đồng cho Societe
Des Produits Nestle S.A – là công ty chủ sở hữu bản quyền và các
khoản tương tự của nhãn hàng sản phẩm của Tập đoàn Nestle. Giá
trị phí bản quyền và các khoản tương tự được xác định là 5% trên giá
bán tính cho toàn bộ sản phẩm bán ra, bao gồm cả hàng nhập khẩu,
hàng sản xuất trong nước. Được biết, năm 2013, doanh thu hàng
nhập khẩu chiếm 21% tổng doanh thu của công ty TNHH Nestle' Việt Nam.
Theo báo cáo với Thanh tra Bộ Tài chính, Nestle đã thực hiện đóng
thuế nhà thầu cho các khoản chi trên. Đồng thời, công ty không thực
hiện tính phí bản quyền và các khoản tương tự trên vào giá trị tính
thuế của hàng nhập khẩu số tiền là 57,445 tỷ đồng như khoản điều
chỉnh cộng vì không đủ điều kiện theo Thông tư 205 của Bộ tài chính.
Ngoài việc hào phóng chi hộ tiền cho đối tác nói trên, Công ty TNHH
Nestle' Việt Nam cũng chi hộ 23,34 tỷ đồng cho Nestle S.A (chương
trình phát triển bền vững cây cà phê).
Hình thức trao đổi tỷ giá của Nestlé
Đặc thù hoạt động kinh doanh của Nestlé là các sản phẩm đều là
hàng tiêu dùng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn. Do đó, Nhà Phân
Phối của Nestlé cần nhu cầu vốn liên tục, thời gian vay ngắn. Nắm
bắt nhu cầu trên, VietinBank và Nestlé Việt Nam đã ký bản ghi nhớ
theo hợp đồng hợp tác toàn diện về cung cấp chuỗi sản phẩm dịch
vụ dành cho Nestlé Việt Nam và NPP với nhiều tiện ích và ưu đãi nổi
bật: Kết hợp thu hộ tiền hàng cho Nestlé Việt Nam, thanh toán và
quản lý dòng tiền và cấp tín dụng dành cho NPP của Nestlé Việt Nam.
VietinBank cho phép Nestlé Việt Nam kiểm tra số dư tài khoản của
NPP và đưa ra kế hoạch giao hàng, quản lý dòng tiền của NPP trong
giao dịch mua bán, giúp nhà cung cấp Nestlé Việt Nam đưa ra định
mức hàng hóa giao phù hợp với khả năng thanh toán của các NPP.
Sau khi giao hàng và đưa đề nghị thanh toán tiền hàng sang
VietinBank, Nestlé Việt Nam sẽ được hỗ trợ thu tự động tiền hàng về tài khoản tại VietinBank.
Với chính sách tín dụng phù hợp, NPP của Nestlé Việt Nam được
VietinBank cấp hạn mức vay vốn ngắn hạn (hạn mức thấu chi) để
thanh toán tiền mua hàng trong giao dịch với Nestlé Việt Nam thông
qua hệ thống giải ngân thấu chi tự động.
Với phương thức tự động hóa, NPP có thể thanh toán tiền mua hàng
cho Nestlé Việt Nam một cách dễ dàng, thuận tiện (không cần trực
tiếp đến Ngân hàng hoàn tất các thủ tục giải ngân, hồ sơ giải ngân
đơn giản). Hơn nữa khi sử dụng sản phẩm, NPP sẽ được hưởng nhiều
ưu đãi như: Hồ sơ thủ tục nhanh chóng, lãi suất cho vay hấp dẫn tại
mọi thời điểm (bằng lãi suất huy động tiền gửi VND trả sau của KH
doanh nghiệp kỳ hạn 02 tháng + biên độ tối thiểu 2,0%/năm, thời
điểm hiện tại chỉ từ 6,3%/năm), tỷ lệ tài trợ tối đa lên đến 100% nhu
cầu vốn thiếu hụt, rút ngắn thời gian giao dịch, NPP được VietinBank
giải ngân nhanh chóng, khi nhận được đề nghị thanh toán của Nestlé.
4. Hoạt động tài chính của Nestlé
Tình hình tài chính của Nestle trong năm 2022
- Thu Nhập: mức tăng trưởng thu nhập bán hàng năm 2022 sẽ rơi vào khoảng 8-8,5%,
cao hơn dự báo 8% trong tháng 10 và khoảng 7-8% trong tháng 7. - Chi phí sử dụng:
Hệ số Chi phí hàng hoá đã bán 51,75T tăng 13,81% so với năm 2021 và Chi phí hoạt động 79,03T.
Cho thấy không còn thiếu hụt dòng tiền như giai đoạn 2020.
Nestle đang tự tin giảm vay rõ rệt. Ngoài ra công ty còn có chiến lược
marketing hiệu quả nên, sản phẩm không bị tồn kho quá nhiều. - Lợi nhuận:
+ Phản ánh quy mô lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra trong năm không tính đến nguồn
gốc hình thành vốn và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nướclớn và đang có xu hướng giảm mạnh.
+ Lợi nhuận sau thuế giảm sâu, chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn không
hiệu quả, các hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận kì vọng.
+ Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc phân chia sử dụng nguồn vốn một cách
hợp lí, chính xác, và khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên nhân dẫn đến việc giảm sút về dòng tiền vào ra là do vẫn khó
khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước khiến cho dòng tiền
ra vào bị ảnh hưởng. Vì vậy, lúc này doanh nghiệp tăng cường huy động vốn từ các
chủ sở hữu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ huy động lượng vốn lớn trong
thời gian ngắn với rủi ro thấp; tuy nhiên lại gia tăng chi phí sử dụng vốn cao.
Có thể theo dõi rõ hơn về thu nhập, chi phí sử dụng và lợi nhuận thông qua bảng sau:
Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Nestle trong giai đoạn 2020- 2022
- Tài chính năm 2020-2022 tăng giảm thất thường do thể hiện năng lực tài chính của
công ty có sự sụt giảm, doanh nghiệp chưa có khả năng chi trả chi trả khiến uy tín của công ty bị giảm đi.
- Doanh nghiệp trong thời gian tới cần phải có chính sách tài trợ hợp lý, cùng với đó là
chính sách dự dữ tiền mặt để tránh được sự căng thẳng trong khả năng chi trả bằng tiền.
- Trong gian đoạn 2020-2022 có hai năm Nestlé Việt Nam được vinh danh “Doanh
nghiệp Bền vững nhất Việt Nam” trong lĩnh vực sản xuất. CSI 2021 đã chính thức
vinh danh Nestlé Việt Nam trở thành doanh nghiệp bền vững nhất năm 2021, tiếp tục
ghi dấu ấn của một thương hiệu quốc tế luôn nỗ lực không ngừng vì sự phát triển của
cộng đồng trong một năm tài khóa đầy biến động (do ảnh hưởng của dịch covid 19)
- Ngoài ra đầu tháng 11/2022, Nestlé Việt Nam lọt vào Top 100 các doanh nghiệp nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam. Nestlé Việt Nam luôn nằm
trong danh sách các doanh nghiệp có nhiều đóng góp vào ngân sách nhà nước và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
=> Chính sách tài chính đúng đắn và hiệu quả của nestle việt nam đang giúp công ty
có thêm doanh thu và nâng cao hiệu quả chiến lược.
Quá trình chu chuyển vốn của Nestle
1. Chu chuyển vốn trực tiếp
1.1 Đầu tư theo vùng:
- Số liệu năm 2021 được trình bày lại sau khi tại Khu vực Bắc Mỹ (NA) và Khu
vực Trung Hoa Đại Lục (GC) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Khu vực AOA (Asia,
Oceania, Africa) bao gồm Trung Đông và Bắc Phi (MENA) trước đây được bao gồm trong Khu vực EMENA.
- RIG (real internal growth – tăng trưởng nội tại thực), giá cả và số liệu tăng
trưởng hữu cơ không bao gồm khu vực Nga, với tác động tương ứng đối với M&A và dòng ngoại hối.
1.2 Đầu tư theo sản phẩm:
Công ty đầu tư chủ yếu là thực phẩm bột và nước, thực phẩm thú cưng và khoa
học kĩ thuật là những ngành cốt yếu của công ty. Tiếp đến lật lượt là dụng cụ ăn uống,
sữa, kem, nước, bánh kẹo và mốt số lĩnh vực khác.
2. Chu chuyển vốn bằng hình thức mua lại (M&A)
Không có thương vụ mua lại nào vào năm 2022 và do đó, không có dòng tiền chi ra
liên quan. Trong năm 2021, thương vụ mua lại duy nhất và các dòng tiền đi kèm liên
quan đến việc mua lại Essentia Water.
Không có khoản thanh lý đáng kể nào trong năm 2022 và 2021. Trong số các khoản
thanh lý không đáng kể khác, có Freshly (một doanh nghiệp chế biến thực phẩm tốt
cho sức khỏe) và Doanh nghiệp bán sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Trước mỗi lần
thanh lý, chi phí giảm giá trị đã được ghi nhận trong năm, trong Chi phí hoạt động và kinh doanh khác
Giá trị hợp lý của các loại tài sản chính được mua và các khoản nợ phải trả được giả định tại ngày mua là:
Lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua lại và dòng tiền ra là:
Kỹ thuật chuyển giá (tránh thuế) của công ty
1. Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method)
- Đây là phương pháp chuyển giá của Nestle đang sử dung.
- Phương pháp giá bán lại này dựa vào giá bán lại của sản phẩm do cơ sở kinh doanh
bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên
kết. Như vậy, phương pháp này bắt đầu bằng việc lấy giá bán lại (hay giá bán ra) trừ
(-) lợi nhuận gộp, trừ (-) các chi phí khác. Trong đó, lợi nhuận gộp bao gồm các khoản
chiết khấu mà công ty độc lập này được hưởng và tổng các khoản chiết khấu này phải
đủ bù đắp cho các chi phí bán hàng, chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng
như một mức lợi nhuận hợp li. Các khoản chi phí khác là các chi phí liên quan đến
việc mua sản phẩm và vận chuyển sản phẩm như thuế nhập khảu, chi phí hải quan, chi
phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển. Như vậy sau kho loại trừ hai yếu tố lợi nhuận gộp
và chi phí khác thì phần còn lại có thể được xem như là giá cả theo nguyên tắc thị trường (ALP).
2. Chuyển giá của Nestle tại Thụy Sĩ
- Kỹ thuật chuyển giá của Nestle là công ty mẹ của Nestle tại Thụy Sĩ bán hương liệu
cho các chi nhánh của mình ở các quốc gia khác với giá rất cao, sau đó các chi nhánh
này lại sử dụng hương liệu này để sản xuất các sản phẩm tại địa phương với giá thấp
hơn. Bằng cách này, Nestle có thể tránh các khoản thuế nhập khẩu và giảm chi phí sản
xuất, đồng thời tăng lợi nhuận cho các công ty con tại các quốc gia đang phát triển.
- Ngoài ra, Nestle tại Maroc bị yêu cầu trả khoảng 1 tỷ đồng dirhams vì vi phạm quy
định chuyển giá ở Maroc. Chính phủ Maroc cho rằng Nestle đã chuyển giá bằng cách
bán nguyên liệu sản xuất cho các công ty con của họ ở nước ngoài với giá rẻ hơn. Sau
đó, các công ty con này lại bán sản phẩm đã chế biến tại Maroc với giá cao hơn. Như
vậy, lợi nhuận từ các hoạt động của Nestle tại Maroc sẽ được chuyển sang các công ty
con ở nước ngoài để tránh phải trả thuế cao hơn tại Maroc. Tuy nhiên, Nestle Maroc
lại bác bỏ các cáo buộc này và cho rằng họ vẫn đang tuân thủ đúng quy trình và quy
định chuyển giá. Đây là một ví dụ mới nhất trong số các vụ vi phạm chuyển giá tại
Maroc và chính phủ đang tìm cách tăng cường kiểm soát chuyển giá để ngăn chăn việc trốn thuế.
5. Rủi ro của Nestlé tại thị trường Việt Nam
Thị trường ngành bán lẻ Việt Nam cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro
và thách thức. Đánh giá được rủi ro trong việc đánh giá được tính
hấp dẫn của thị trường Việt Nam, góp phần giúp Nestlé xâm nhập
tốt hơn vào thị phần ngành bán lẻ Việt Nam.
Rủi ro về chính trị:
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia an toàn, có tình hình
chính trị ổn định trên thế giới và khuvực. Tuy nhiên, vẫn còn một
số vấn đề nổi cộm gây ra những rủi ro về chính trị:
- Rủi ro cho các nhà đầu tư:
Việt Nam đã và đang nỗ lực cải cách về thể chế và thủ tục hành
chính trong những năm qua. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật
đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung như Luật Quản lý thuế năm
2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, …
Tuy nhiên đến nay, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, phiền
hà, quan liêu chậm khắc phục đang làm xấu đi môi trường đầu tư
ở Việt Nam. Những văn bản pháp luật còn chưa quy định rõ ràng
và chưa thống nhất trong việc chuyển giao tài sản. Doanh nghiệp
làm thủ tục hành chính còn bị gây nhũng nhiễu, tiêu cực, khó
khăn trước sự chồng chéo giữa các quy định pháp luật và trách
nhiệm của các sở ngành.
- Rủi ro cho nhân viên:
Các cuộc đình công của người lao động ở Việt Nam thường xảy ra
nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ vi phạm của người sử dụng lao
động với các quyền lợi chính đáng của người lao động. Vì vậy,
doanh nghiệp Nestlé xâm nhập vào Việt Nam cần lưu ý hài hòa
quyền lợi giữa doanh nghiệp vàngười lao động để giảm thiểu tối
đa mâu thuẫn với người lao động.
- Rủi ro trong hoạt động
Tình trạng hàng giả, hàng nhái được bán tràn lan trên thị trường –
đây là một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Hoạt động quản lý,
kiểm tra và xử lý chưa đạt hiệu quả cao do hoạt động thiếu đồng
bộ cũng như có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các
cơ quan là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Mặt khác, luật
pháp còn khá nhiều kẽ hở đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng
lách luật,thậm chí là “xé rào” để làm hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng. Trong khi đó, chế tài xử phạt lại chưa đủ mạnh
nên nhiều đối tượng sẵn sàng vi phạm để đạt lợi nhuận ảnh
hưởng lớn đến danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Rủi ro kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế và tính bất định:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng,
từ 6,21% lên 7,02% giai đoạn2016-2019. Tuy vậy, nền kinh tế Việt
Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là quy mô nền kinh tế củaViệt Nam
còn khá nhỏ, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng của thế giới. Sức
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước,
kể cả các nước trong khu vực. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của
những tác động của xu thế đa cực, gia tăng tính kết nối khu vực và
các sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hơn nữa, cơ cấu kinh tế của Việt
Nam đang có sự chuyển dịch kém lành mạnh, không cân bằng và dễ tổn thương hơn trước.
- Lạm phát và tỷ giá hối đoái:
Gần đây là bối cảnh bất ổn chính trị trên thế giới trong đó chiến
tranh Nga - Ukraine. Xung đột này cũng ảnh hưởng tới rất nhiều khía
cạnh kinh tế của nước ta, đặc biệt về các khía cạnh như xăng dầu,
lạm phát của Việt Nam. Ngay như từ tuần cuối cùng của tháng 2, giá
dầu trên thị trường thế giới đã liên tục có diễn biến tăng nóng, khiến
cho giá xăng Việt Nam đã tăng đến gần 30.000 đồng.Việc giá xăng
dầu tăng, tổng cầu của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
(GDP sẽ giảm khoảng 0,5% khi giá xăng dầu tăng 10%). Việc giá dầu
thế giới vượt ngưỡng 100 USD/thùng cũngsẽ khiến lạm phát ở Việt Nam tăng cao.
Rủi ro hoạt động - Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải thiện trong
những năm vừa qua, nhưng vẫn còn một số hạn chế. So với khu vực
ASEAN, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp hơn mức trung
bình của ASEAN ở tất cả các phân khúc. Điện năng chưa đủ để đáp
ứng nhu cầu trong các trung tâm công nghiệp chủ chốt. Viễn thông
rất phát triển tại Việt Nam, các mạng lưới về viễn thông gần như bao
phủ hầu hết 63 tỉnh thành tuy nhiên tốc độ Internet được đánh giá là
thấp hơn mức trung bình thế giới. Bên cạnh đó, giao thông được
đánh giá là có chất lượng không đồng đều, tình trạng tắc đường,
ngập lụt, hỏng các tuyến đường vẫn là vấn đề nhức nhối mà Việt
Nam chưa giải quyết được triệt để. - Các quy định:
Hiện nay người tiêu dùng Việt đang ngày càng quan tâm hơn đến
các vấn đề về sức khỏe, vệ sinh,an toàn thực phẩm. Do đó họ có xu
hướng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm đảm bảo độ antoàn,
thân thiện với môi trường, đặc biệt là nhóm sản phẩm hữu cơ
(organic). Vì vậy, doanh nghiệpcần nghiên cứu phát triển các sản
phẩm thuộc nhóm trên để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Rủi ro cạnh tranh
- Tham nhũng: Nestlé có thể sẽ gặp phải những đối thủ cạnh
tranh không lành mạnh, sử dụng mánh khóe trong kinh doanh
để đạt được sự ưu ái từ chính quyền, các cơ quan quản lý, tạo
thuận lợi cho việc kinh doanh.
- Networks: Nestlé có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh
khốc liệt từ những cú bắt tay hợp tác từ các doanhnghiệp lớn
và lâu năm tại thị trường Việt Nam. Có thể kể đến, cuối năm
2021, Tập đoàn Kido vàTập đoàn Central Retail Việt Nam ký
hợp tác chiến lược đầu tư phát triển ở mảng bán lẻ.
- Thị trường Việt Nam sinh lời nhiều nhưng cũng cạnh tranh cao
Do việc bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo. Dẫn thống kê
của Nielsen vào giữa năm 2021,ông cho biết các cửa hàng tạp
hoá và chợ đang chiếm 74% thị phần thị trường bán lẻ, và tăng
1% mỗi năm. Trong khi đó, bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 26% thị
phần, với mức tăng 12% một năm. Nghĩa là áp lực cạnh tranh đến
từ bán lẻ truyền thống, nhất là đối với các doanh nghiệp nước
ngoài muốn xâm nhập thị trường như Nestlé là rất lớn. Đồng thời
với tham vọng thâu tóm thị phần ngànhbán lẻ từ các thương vụ
M&A cũng sẽ khiến các doanh nghiệp mới khó có chỗ đứng trên
thị trường bán lẻ Việt Nam.
Nhìn chung, thị trường ngành bán lẻ Việt Nam tiềm ẩn khá nhiều
rủi ro, đặc biệt là rủi ro về mức độ cạnh tranh, lạm phát và tỷ giá
hối đoái. Tuy nhiên, đây cũng là những rủi ro thường thấy tại
cácquốc gia đang phát triển nói chung, hơn nữa nếu xét cả về
những lợi thế của thị trường Việt Nam như quy mô thị trường rộng
lớn, sự tăng trưởng kinh tế ổn định và lượng khách hàng tiềm
năng thìViệt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng dành cho Nestlé. KẾT LUẬN
Nhìn chung, Nestlé là một trong những MNCs tại Việt Nam cho
thấy, công ty đa quốc gia này đã tiến hành quản lý vốn tập trung
tại một nơi duy nhất là công ty mẹ, đã áp dụng một chính sách
quản lý vốn vô cùng chặt chẽ, nhằm đạt được một cấu trúc vốn
rủi ro thấp. Mục đích này là dễ hiểu bởi các công ty đa quốc gia
đã phải đối mặt với nhiều rủi ro nên không cần thiết phải thêm các rủi ro tài chính.
Những chính sách trên giúp cho Nestlé dễ dàng kiểm soát việc
thực hiện mục tiêu chung của tập đoàn mà không sợ các nhà
quản lý chi nhánh có những quyết định tư lợi riêng cho chi nhánh
của mình. Việc quản lý vốn tập trung từ trên xuống dưới cũng tạo
ra một cấu trúc vốn tối ưu đối với tập đoàn này theo hướng đảm
bảo chi phí vay là thấp nhất và giảm thiểu rủi ro tài chính cho công ty.
Vì vậy, Nestlé cũng khẳng định được vị thế của mình tại Việt Nam
nhờ những phương thức chuyển đổi tỷ giá hợp lý ở các sản phẩm
mà họ bán ra để phù hợp hơn dành cho người tiêu dùng Việt Nam.