Ngân hàng bài tập tình huống giao tiếp trong kinh doanh | Trường Đại học Văn Lang
Ngân hàng bài tập tình huống giao tiếp trong kinh doanh | Trường Đại học Văn Lang. Tài liệu gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Tình huống Tình huống 1
• Công ty Bia Sài Gòn thực hiện một chương trình khuyến
mãi trong tháng 6 năm 2011 (Bắt đầu từ ngày 1/6 – 30/6)
• Nội dung khuyến mãi là : “Khách hàng uống bia tại các
quán ăn, nhà hàng trên toàn thành phố, uống 5 chai được tăng 1 chai”.
• Chương trình này đã được Công ty thông báo bằng văn
bản đến tất cả các nhà phân phối từ ngày 20/5 và các nhà
phân phối có trách nhiệm thông báo cho các điểm bán lẻ
biết trước ngày 25/5 để chuẩn bị thực hiện. Tình huống 1
• Chương trình khuyến mãi này đã được đồng
loạt thực hiện tại các điểm bán từ ngày 1/6. Tuy
nhiên đến ngày 20/6 nhà hàng Ngọc Anh ở Quận
Bình Tân mới nhận được thông tin khuyến mãi.
• Chủ nhà hàng rất bức xúc đã khiếu nại lên
Công ty Bia SG đòi bồi thường thiệt hại vì chủ
nhà hàng cho rằng trong 3 tuần đầu tháng 6,
nhà hàng không được áp dụng Khuyến mãi bia
nên bị thiệt hại rất lớn. Tình huống 1
• Sau một số lần gặp gỡ giữa đại diện Công ty và chủ nhà hàng,
phía đại diện Công ty đã xin lỗi chủ nhà hàng và đề nghị bồi
thường cho chủ nhà hàng lượng bia mà nhà hàng chưa được
khuyến mãi trong thời gian trên.
• Tuy nhiên, chủ nhà hàng không chấp nhận lời đề nghị của đại
diện công ty mà đòi phía công ty phải bồi thường ngoài số
lượng bia khuyến mãi còn phải bồi thường cả phần doanh số
bán đồ ăn bị giảm do khách hàng bỏ đi quán khác trong thời
gian khuyến mãi là 200 triệu đồng.
• Đại diện công ty cũng không chấp nhận yêu cầu bồi thường
của chủ nhà hàng vì cho rằng yêu cầu đó không có cơ sở. Hai
bên đang ở thế giằng co chưa thống nhất được lập trường. Tình huống 1
Hướng giải quyết dựa vào những nguyên tắc đàm
phán trong Giao tiếp kinh doanh
1. Xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám
sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán.
2. Người đàm phán cần phải biết mình có thể được
phép đi tới đâu, tự do đàm phán tới giới hạn nào
3. Ðể thành công trong đàm phán kinh doanh, cần
có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết Tình huống 2
• Hoa là phó phòng kinh doanh Công ty thép Vạn Lực. Cô
luôn được đánh giá là người điềm đạm và khéo léo trong
giao tiếp với khách hàng.
• Những ngày gần đây cô rất bận rộn với công việc gia đình.
Mẹ chồng cô bị ốm phải nằm viện nên cô đã thức đêm
hàng tuần để trông nom cụ.
• Do công ty không có người thay thế nên hôm nay cô phải
tiến hành đàm phán để ký kết hợp đồng với vị trưởng
phòng kinh doanh của công ty xây dựng Vạn Xuân, một
khách hàng lớn mà cô đã mất gần nửa năm theo đuổi Tình huống 2
• Trong buổi đàm phán, vị trưởng phòng phía đối tác đòi hạ giá
sản phẩm, đòi nới lỏng các điều khoản thanh toán, đòi chi trả
tiền kho bãi,…lại còn đòi phần chiết khấu rất cao riêng cho mình.
• Hoa đã cố gắng nhân nhượng hạ giá sản phẩm và nới lỏng các
điều khoản thanh toán đến mức có thể.
• Tuy nhiên phần chiết khấu dành riêng cho đối tác thì rất khó
giải quyết bởi nếu đáp ứng hết yêu cầu của ông ta thì công ty của
Hoa chẳng còn được lợi gì từ hợp đồng này. Buổi đàm phán dường như bế tắc.
• Hoa đang trong trạng thái vô cùng căng thẳng vì thiếu ngủ dài
ngày và chịu nhiều áp lực. Tình huống 2
Hướng giải quyết dựa vào những nguyên tắc đàm
phán trong Giao tiếp kinh doanh
1. Đối tác là ai ( Người chịu trách nhiệm về hợp đồng )
2. Tìm hiểu tính tình và cách làm việc của người chịu trách nhiệm này.
3. Tìm hiểu những đối thủ khác để đưa ra sản phẩm
dịch vụ và giá cả của Cty mình cạnh tranh nhất.
4. Chân thành và quyết tâm với bản HĐ và với người chịu trách nhiệm HĐ Tình huống 2
• 5. Tìm hiểu kỹ từng chi tiết trong 6 tháng theo đuổi HĐ
• 6. Tĩnh táo và phân tích (nếu mình không ký HĐ thì
Vạn Xuân có thể tìm cty nào để thay thế với đãi ngộ hơn Cty mình)
• 7. Ðể thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có
một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết,
nếu bế tắc nên nhờ người có thẩm quyền cao hơn để
hỗ trợ.(Có thể là giám đốc kinh doanh của 2 bên)
Document Outline
- Slide 1
- Tình huống 1
- Tình huống 1
- Tình huống 1
- Tình huống 1
- Tình huống 2
- Tình huống 2
- Tình huống 2
- Tình huống 2