Ngân hàng bài tập tự luận Nhận định đúng sai môn Luật Hành chính
Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước. Còn những chủ thể khác chỉ nhằm đảm bảo trật tự nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể yêu cầu của quản lí hành chính nhà nước. Ngoài ra, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236
Chương 1: Ngành Luật Hành chính Việt Nam A. Nhận định Đúng/Sai
Câu 1: Luật Hành chính có đối tượng điều chỉnh chỉ bao gồm các quan hệ hành
chính nhà nước (ĐÚNG) Giải thích:
- Vì: đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những mối quan hệ xã hội
mang tính chất chấp hành - điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt
động quản lý nhà nước được các QPPL của ngành Luật Hành chính điều chỉnh
Câu 2: Luật Hành chính VN là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật VN
vì nó có phương pháp điều chỉnh đặc thù (SAI) Giải thích:
- Luật Hành chính VN là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật VN bởi
LHC có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng, nguyên tắc
hoạt động riêng, nguồn lực riêng
- Vì vậy để xác định là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật VN còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố
Câu 3: Điều hành trong quản lý hành chính là phương tiện để chấp hành (ĐÚNG) Giải thích:
- Vì: chấp hành quản lý nhà nước là sự phục tùng, tuân thủ thể hiện trong các
văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyềnlực nhà nước ban hành và văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên theo đúng nội dung và mục đích. Điều hành là hoạt
động tổ chức, phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo, trực tiếp, thường xuyên đối tượng
quản lý, bảo đảm cho các đối tượng quản lý thực hiện các nhiệm vụ mà chủ thể
quản lý đề ra. Giữa chấp hành và điều hành có mối quan hệ với nhau. Hoạt động
chấp hành thường bao gồm cả hoạt động điều hành. Điều hành là để chấp hành
pháp luật tốt hơn, là phương tiện để chấp hành. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chấp
hành phải chỉ đạo điều hành.
Câu 4: Phương pháp điều chỉnh của LHC được hình thành chủ yếu từ đối tượng
điều chỉnh của nó (ĐÚNG)
- Vì: phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hành chính là cách thức quy phạm
pháp luật hành chính tác động lên các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà
nước, xuất phát từ những quan hệ xã hội mà những quan hệ xã hội là đối tượng
điều chỉnh của luật hành chính làm cho chúng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt,
theo đó các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ quản lý được thực lOMoAR cPSD| 46797236
hiện. Nhà nước dùng phương pháp mệnh lệnh do tính chất quyền uy – phục tùng
để đảm bảo trật tự.
Câu 5: Việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính sẽ dẫn đến thay đổi
phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính (SAI)
- Vì: Việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính sẽ không làm thay
đổi phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính bởi vì phương pháp điều chỉnh
là dựa trên tính quyền lực – phục tùng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
trong quan hệ quản lý nhà nước. Việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật Hành
chính có thể chỉ là một phần trong quá trình điềuchỉnh luật và không ảnh hưởng
đến phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính. Ghi nhận ý kiến từ các bên liên
quan vàcác chuyên gia trong lĩnh vực là cần thiết để thực hiện các thay đổi phù
hợp và hiệu quả. Việc thu hẹp phạm vi chỉ thay đổi về số lượng chứ không thay
đổi về mặt chất lượng, bản chất
Câu 6: Tuỳ nghi, sáng tạo là đặc trưng được hình thành từ tính chấp hành – điều
hành của hoạt động hành chính nhà nước (ĐÚNG)
- Vì: tuỳ nghi là tuỳ theo hoàn cảnh, chủ động làm những việc thích hợp. Tuỳ
nghi, sáng tạo xuất phát từ bản chất quản lý nhà nước mang tính chấp hành - điều
hành, xuất phát từ yêu cầu của khách thể quản lý. Khách thể đa dạng nên tuỳ từng
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà chủ thể quản lý sẽ có những biện pháp thích hợp
tác động lên đối tượng quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
Câu 7: Luật Hành chính là ngành luật điều chỉnh về hoạt động hành pháp nhà nước (SAI)
- Luật Hành chính không phải là ngành luật điều chỉnh về hoạt động hành pháp
nhà nước mà Luật Hành chính là mộtngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo
đảm thực hiện để điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh là chủ yếu các quan hệ
xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước. Còn hành pháp còn bao gồm hoạch định
chính sách, hoạch định chiến lược là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan hành
chính nhà nước. Hành pháp rộng hơn hành chính, hành pháp là quyền lực gốc,
hành chính mang tính cụ thể, chi tiết, phái sinh từhành pháp, nhằm chủ yếu thực hiện quyền hành pháp.
Câu 8: Tính quyền uy là yếu tố xuyên suốt trong mọi quan hệ hành chính nhà nước (ĐÚNG)
- Vì: tính quyền uy là yếu tố xuyên suốt trong mọi quan hệ hành chính nhà nước
mà xuất phát từ tính chấp hành - điều hành trong quan hệ hành chính nên phương
pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật Hành chính là phương pháp quyền uy - phục
tùng. Bên được trao quyền mang tính quyền lực nhà nước là bên được ra các quyết lOMoAR cPSD| 46797236
định mang tính đơn phương và bên còn lại buộc phải phục tùng. Ví dụ, việc xử
phạt khi vi phạm giao thông công an giao thông mang quyền lực nhà nước ra
quyết định xử phạt đối với người vi phạm và buộc người vi phạm phải tuân theo
Câu 9: Phương pháp điều chỉnh thỏa thuận của ngành luật hành chính có thể thay
thế phương pháp quyền uy trong một số quan hệ hành chính (SAI)
- Vì: Phương pháp điều chỉnh thoả thuận của ngành luật hành chính không thể
thay thế phương pháp quyền uy trong một số quan hệ hành chính. Phương pháp
thoả thuận chỉ mang tính thứ yếu còn phương pháp quyền uy – phục tùng mới là
chủ yếu. Phương pháp thoả thuận được tồn tại dưới cách thức giao kết hợp đồng
hành chính, ban hành các văn bản liên tịch, đòi hỏi cần có có sự thoả thuận, nhất
quán giữa các bên nên không thể thay thế phương pháp quyền uy.
Câu 10:Hoạt động hành chính nhà nước là một cách gọi khác của quản lý nhà
nước (theo nghĩa hẹp) (ĐÚNG)
- Vì: quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt động mang tính chấp
hành điều hành, là hoạt động của các cơ quanhành chính nhà nước thực hiện,
nhằm tổ chức thi hành pháp luật và chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các chức
năng đối nội,đối ngoại của nhà nước. Thực hiện chức năng, quyền hạn của mình
để triển khai những nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra. Vì thế hoạt động hành chính
nhà nước theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý nhà nước là đúng
Câu 11: Ngành luật hành chính có thể phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành
nhiều đối tượng nhỏ (SAI)
- Vì: Do người tiếp cận chia chứ không do bản thân ngành luật hành chính tự chia
Câu 13: Các khái niệm: quản lý hành chính nhà nước, hoạt động hành chính nhà
nước, hoạt động chấp hành – điều hành, quản lý nhà nước có thể hiểu như nhau (SAI)
- Vì: Nếu các khái niệm trên được hiểu như nhau thì phải hiểu theo nghĩa hẹp,
còn nếu quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động hành pháp, lập
pháp và tư pháp không chỉ có hoạt động hành chính nhà nước nên nếu theo nghĩa
rộngthì các khái niệm này không thể hiểu như nhau
Câu 14: “Điều hành” trong quản lý nhà nước trước hết là để “chấp hành” (ĐÚNG)
- Vì: Điều hành là công cụ, phương tiện duy nhất để chấp hành dựa trên mối
quan hệ bản chất chấp hành – điều hành nhà nước. Hoạt động chấp hành thường
bao gồm cả hoạt động điều hành. Điều hành là để chấp hành pháp luật tốt hơn, là
phương tiện để chấp hành. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chấp hành phải chỉ đạo điều hành lOMoAR cPSD| 46797236
Câu 15: Mọi hoạt động nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đều phải quy
định trong văn bản luật (SAI)
- Vì: Văn bản pháp luật chỉ quy định một cách chung nhất, cơ bản nhất. Quy
định một cách khái quát về Luật Hành chính ví dụ như quy định Quốc hội họp 1
tháng 1 lần chứ không quy định cụ thể ngày họp
Câu 16: Phạm vi của quản lý nhà nước đồng thời là phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính (SAI)
- Vì: Phạm vi quản lý nhà nước bao gồm các ngành, các lĩnh vực nên rộng hơn
phạm vi của Luật Hành chính. Quản lý nhànước theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt
động của bộ máy nhà nước trong 3 lĩnh vực hành pháp, lập pháp, tư pháp còn Luật
Hành chính chỉ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước
Câu 17: Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước (ĐÚNG)
- Vì: Luật Hành chính là 1 ngành luật trong 12 ngành luật và được phân công để
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước.
Câu 18: Chủ động, sáng tạo là đặc trưng riêng có của hoạt động hành chính nhà nước (ĐÚNG)
- Trong hoạt động hành chính nhà nước, bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ
chức thành một khối thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nhờ đó các hoạt
động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, đảm bảo lợi ích chung của
cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương
- Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý cũng như điều kiện,
các yếu tố xoay quanh từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể quản lý hành chính
nhà nước có thể đề ra các chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp.
- Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành
văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước. Đây là đặc điểm tồn tại bởi
chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý hành chính
nhà nước; đồng thời đòi hỏi chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi
tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo
không vượt ra ngoài phạm vi pháp luật quy định.
Câu 19: Quản lý hành chính nhà nước không chỉ nhằm mục đích tổ chức, điều hành (ĐÚNG) lOMoAR cPSD| 46797236
- Quản lí hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước. Đây là hoạt động
quản lí được thực hiện hằng ngày, tổ chức và điều hành các quan hệ xã hội và hành
vi hoạt động của công dân bằng việc ra quyết định quản lí hành chính và thực hiện
các hành vi hành chính. Ngoài tính tổ chức chặt chẽ thể hiện ở việc: hoạt động
quản lý hành chính nhà nước được quy định và đảm bảo bởi quyền lực nhà
nước;đồng thời hoạt động này có trình tự, thủ tục rõ ràng theo quy định của pháp
luật còn tính thống nhấtbảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy
các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ Trung ương tới
địa phương; vừa đảm bảo sự điều hành thống nhất, lợi ích chung của cả nước, sự
liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương; vừa phát huy tối đa những yếu
tố của từng địa phương, tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành; tính
công khai dân chủ thể hiện ở các điểm: chủ thể của quản lý hành chính nhà nước
tôn trọng nội dung và đối tượng quản lý; có cơ chế đảm bảo để người dân tham gia
vào các hoạt động quản lý phù hợp với từng lĩnhvực cụ thể theo quy định; tính căn
cứ pháp luật và chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Biểu hiện của hoạt động quản lý
hành chính nhà nước có mục tiêu rõ ràng, là hoạt động hành pháp để chấp hành.
Bản chất của hành pháp rất linh hoạt, sáng tạo để đạt được mục tiêu chấp hành,
nhất là trong các trường hợp pháp luật chưa quy định, hoặc quy định nhưng chưa
rõ ràng, hoặc đã quy định nhưng lạc hậu.
Câu 20: Mọi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đều được xem là quản lí nhà nước (SAI)
- Quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp) là hoạt động mang tính chấp hành và điều
hành, chủ yếu do các cơ quan Hành chính nhà nước thực hiện, nhằm tổ chức thi
hành pháp luật và chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
- Không phải mọi hoạt động nào mang tính quyền lực nhà nước cũng đều là của
quản lý nhà nước cả. Ngoài ra, quản lý hành chính nhà nước cũng mang tính
quyền lực nhà nước. Quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật
nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu
cầu hợp pháp của con người,duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
Câu 21: Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lí nhà nước (SAI)
Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước. Còn những chủ
thể khác chỉ nhằm đảm bảo trật tự nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể
yêu cầu của quản lí hành chính nhà nước. Ngoài ra, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền,
các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính
Câu 22.Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà
nước đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính ( SAI ) lOMoAR cPSD| 46797236
- Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lý nhà nước. VD: Chánh án phân công Thẩm phán xử án thì quan
hệ giữa Chánh án và Thẩm phán là do Luật hành chính điều chỉnh nhằm ổn định
nội bộ; quan hệ giữa UBND TP với Trường đại học Luật TP là quanhệ giữa cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sở trực thuộc trung
ương đóng tại địa phương do Luật hành chính điều chỉnh. Như vậy, không phải
quan hệ xã hội nào có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều được
xem là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
- Những quan hệ này có thể do Hiến pháp, Dân sự, Hành chính,.. điều chỉnh chứ
không chỉ có Hành chính. VD: Ngoài hoạt động quản lý UBND cũng cần phải
mua sắm trang thiết bị, vật tư để phục vụ cho hoạt động của mình. Đây là quan hệ
do Dân sự điều chỉnh không phải do Hành chính.
Câu 23: Quản lí nhà nước được thực hiện trong bao nhiêu ngành, lĩnh vực thì
ngành luật hành chính có bấy nhiêu chế định tương ứng (SAI)
- Luật hành chính quy định việc tổ chức các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động
chấp hành - điều hành; quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan đó và của cán bộ, nhân
viên cũng như của các cơ quan, tổ chức nhà nước, xã hội và công dân trong lĩnh vực
quản lý nhà nước. Luật hành chính bao gồm không chỉ những luật lệ về tổ chức và
hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các công sở, về các quy
tắc trật tự, an ninh, an toàn xã hội, mà còn cả những chế định ngày càng phát triển
và quản lý kinh tế - văn hoá, xã hội, về những quan hệ giữa Nhà nước và các tổ
chức, đơn vị kinh tế, tập thể và cá nhân
- Ta có khái niệm về hệ thống ngành luật hành chính mà tổng thể các quy phạm
pháp luật hành chính được phân chia thành các dạng chế định. Chế định này không
phụ thuộc vào các ngành lĩnh vực mà nó phụ thuộc vào sự sắp xếp của các quy phạm
pháp luật, các văn bản pháp luật điều chỉnh.
- Lấy khái niệm về hệ thống ngành luật hành chính: Tổng thể các quy phạm pháp
luật hành chính được chia thành các chế định luật và liên kết nhất định với nhau.
Các chế định này hợp thành hệ thống ngành luật hành chính
Câu 24: Mọi quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước thì đều
là quan hệ quản lý nhà nước (SAI)
- Mọi quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lí nhà nước không nhất
thiết phải là quan hệ quản lí nhà nước. Nếu xét quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp thì
QLNN là hoạt động quản lý nhà nước nhằm thực hiện quyền hành pháp mà bản chất
của nó là hoạt động chấp hành – điều hành nhà nước.Vậy, nếu quan hệ xã hội có
xuất hiện tư cách chủ thể quản lí nhà nước nhưng nhằm thực hiện quyền lập pháp,
tư pháp thì không gọi là quản lý nhà nướcVD: trong một công ty tư nhân, chủ sở
hữu có thể đóng vai trò như một chủ thể quản lí, nhưng công ty đó không phải là
một đơn vị quản lí nhà nước. Tuy nhiên, trong một trường hợp, quan hệ chủ thể quản
lí nhà nước và quan hệ quản lí nhà nước có thể trùng nhau lOMoAR cPSD| 46797236
Câu 25: Quyền uy-phục tùng là phương pháp điều chỉnh chỉ thuộc về ngành Luật hành chính (SAI)
- Quyền uy - phục tùng là một phương pháp của ngành Luật Hành chính. Nó được
sử dụng để điều chỉnh các quy trình và quyền hạn của các cơ quan hành chính nhằm
đảm bảo sự tuân thủ các quy định phápluật và bảo vệ quyền lợi của các bên liên
quan. Tuy nhiên, phương pháp quyền uy- phục tùng cũng được sử dụng trong các
bộ luật khác: Bộ Luật Hình sự,...VD: công dân xin được quyền cấp đất xây dựng
nhà ở tuy nhiên việc xem xét và quyết định là quyền của cơ quan hành chính nhà
nước và khi đã quyết định ban hành, công dân phải chấp hành quyết định,tất nhiên,
pháp luật cũng đồng thời cho phép người dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo đối vớiquyết định hành chính
Câu 26: Tính mệnh lệnh trong phương án điều chỉnh của Luật Hành chính là có
thể thay đổi về mức độ (SAI)
- Phương pháp mệnh lệnh trong luật hành chính bao giờ cũng mang tính cứng rắn
và thể hiện quyền lực nhà nước bởi vì đây là phương pháp được sử dụng trong quan
hệ quản lí hành chính nhà nước giữa các chủ thể có địa vị pháp lí không bình đẳng
Câu 27: Luật Hành chính có thể điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động bỏ phiếu tín nhiệm Đại biểu Quốc hội (ĐÚNG)
- Luật hành chính có thể điều chỉnh một số quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
bỏ phiếu tín nhiệm Đại biểu Quốc hội. Theo luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ
chức Chính phủ, việc bỏ phiếu tín nhiệm Đại biểu Quốc hội là một hoạt động quan
trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ. Do
đó, luật hành chính có thể điều chỉnh một số quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động này, như quy định bỏ phiếu, quyền và nghĩa vụ của các Đại biểu Quốc hội, và
cac quy định khác liên quan đến việc thực hiện hoạt động này
Câu 28: Luật Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính nội dung (SAI)
- Luật Hành chính ngoài điều chỉnh quan hệ hành chính nội dung là các quyền và
nghĩa vụ hành chính của các bên tham gia thì còn điều quan hệ quan hệ xã hội
mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng
quản lý nhà nước. Luật Hành chính còn điều chỉnh quan hệ về hình thức (các quan hệ thủ tục).
- VD: Để xử phạt vi phạm hành chính thì phải thông qua các thủ tục (lập biên bản,..)
Câu 29: Luật Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính mang tính tổ chức-
điều hành tích cực (SAI)
- Luật Hành chính không chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính mang tính tổ chức -
điều hành tích cực mà còn điều chỉnh các quan hệ hành chính giữa các bên trong
một quan hệ hành chính nhà nước. Luật Hành chính cũng quy định các quyền và lOMoAR cPSD| 46797236
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hành chính, cách thức giải quyết tranh chấp
hành chính và các quy định khác liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước. Do đó luật hành chính có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
tính minh bạch, công bằng
- Quan hệ hành chính không chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tổ chức -
điều hành tích cực mà còn có còn xử lý, kỉ luật.
- VD: Trong trường hợp phải bảo vệ pháp luật thì phải xử phạt vi phạm hành chính (tiêu cực)
Câu 30: Luật Hành chính điều chỉnh quan hệ tổ chức nhân sự trong tất cả các cơ
quan nhà nước (SAI)
- Luật hành chính là phương tiện để giới hạn quyền lực của hệ thống hành chính nhà
nc trong mối quan hệ với cá nhân, tổ chức. Tuy quyền lực nhà nước là phương tiện
bảo đảm, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, nhưng mặt khác nó có thể là
phương tiện vi phạm các quyền này. Thực tế, bộ máy hành chính trong hoạt động
của mình luôn có xu hướng lạm quyền, can thiệp, vi phạm vào đời sống dân sự của
cá nhân. Do đó, luật hành chính phải có những quy định phù hợp về thẩm quyền,
hình thức,thủ tục,..để giới hạn sự lạm quyền tùy tiện của bộ máy hành chính
- Tuy nhiên, không phải tất các CQNN đều do luật hành chính điều chỉnh quan hệ tổ
chức nhân sự, có thể được quy định bởi Hiến pháp.
Câu 31: Luật hành chính không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp (SAI)
- Luật hành chính không điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, luật hành chính có quy định về
quản lí hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp, bao gồm các quy định về
thủ tục hành chính, và các quy định khác liên quan đến quản lí hành chính của các
doanh nghiệp (như nhà nước quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề, nộp thuế,...)
- Ngoài ra các quy định pháp luật khác có thể ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, như luật doanh nghiệp,
luật lao động, luật thuế, luật tài chính…liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Câu 32: Phương pháp điều chỉnh “bình đẳng - thỏa thuận” của ngành luật hành
chính chỉ được sử dụng trong trường hợp pháp luật có quy định. (ĐÚNG)
- Phương pháp điều chỉnh “bình đẳng - thỏa thuận” của ngành Luật Hành chính có
thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, không chỉ có trường hợp pháp
luật có quy định. Phương pháp này có thể được áp dụng để giải quyết các tranh
chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ hành chính lOMoAR cPSD| 46797236
nhà nước, nhưng cũng có thể được sử dụng để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh
vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường. Tuy nhiên khi sử dụng
phương pháp này các bên cần phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo rằng các thỏa thuận đưa ra là hợp pháp và
có tính thực tiễn. Nếu các thỏa thuận không tuân thủ các quy định pháp luật, chúng
có thể bị coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý
Câu 33: Có thể sử dụng chỉ phương pháp điều chỉnh “bình đẳng - thỏa thuận” đề
điều chỉnh một quan hệ hành chính nhà nước độc lập. (ĐÚNG)
- Phương pháp điều chỉnh bình đẳng thỏa thuận là một phương pháp giải quyết tranh
chấp thông qua việc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, khi
áp dụng phương pháp này để điều chỉnh một quan hệ hành chính nhà nước độc lập
cần phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các
bên trong quan hệ này Trong một số trường hợp, việc sử dụng phương pháp này để
điều chỉnh một quan hệ hành chính nhà nước độc lập có thể khó khăn, vì các quyết
định của nhà nước thường được đưa ra dựa trên quyền lực và trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc sử dụng phương pháp
này có thể giúp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và công bằng, đồng thời
tạo ra sự đồng thuận và sự ủng hộ từ các bên liên quan
Câu 34: Luật Hành chính được xem là ngành luật thủ tục trong mối quan hệ với ngành luật Dân sự.(ĐÚNG)
- Luật Hành chính được xem là ngành luật thủ tục trong mối quan hệ với ngành luật
Dân sự. Luật hành chính và Luật dân sự có mối quan hệ rất chặt chẽ, bởi trong
nhiều trường hợp mặc dù là ngành luật công nhưng Luật hành chính vẫn điều
chỉnh các quan hệ về tài sản như Luật dân sự ví dụ như việc đăng kí bản quyền khi
thực hiện quyền tác giả.
- Luật Dân sự chủ yếu điều chỉnh quan hệ (quan hệ nhân thân và tài sản: liên quan
đến lợi ích tư nhưng trong một số trường hợp nhất định có sự liên hệ với lợi ích
công trong quản lý nhà nước do Luật Hành chính cùng điều chỉnh như vấn đề bồi
thường nhà nước (chỉ đối với những trường hợp sai phạm nhất định trong quản lý
nhà nước do Luật Bồi thường nhà nước quy định:,vấn đề đền bù khi thu hồi đất,
chi phí khi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính hay khi khắc
phục hậu quả vi phạm hành chính,…giải phóng mặt bằng hay khi thu hồi đất;nhiều
quy phạm pháp luật dân sự chỉ có thể có hiệu lực nhờ vào sự điều chỉnh của quy
phạm pháp luật hành chính như: trình tự xác lập quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, hoặc xác lập hợp đồng cho thuê mặt bằng, công chứng, chứng thực các hợp đồng.
Câu 35: Luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước.(ĐÚNG) lOMoAR cPSD| 46797236
- Luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước. Vì đối tượng điều chỉnh của
Luật Hành Chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà
nước được các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hành Chính điều chỉnh.
- Bản chất của Luật Hành chính đã mang tính quyền uy – phục tùng với đặc trưng là
tính chấphành – điều hành xuất phát từ mối quan hệ bất bình đẳng về địa vị pháp lý
giữa chủ thể quản lývà đối tượng bị quản lý là chủ yếu
Câu 36: Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội có
tính ổn định cao (SAI)
- Xuất phát từ tất yếu khách quan chính là sự vận động và biến đổi không ngừng của
các quan hệ xã hội trong đời sống thường ngày cho nên pháp luật có những quan
hệ xã hội nhanh chóng thay đổi mà pháp luật chưa dự liệu được vậy nên không thể
khẳng định là đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội có tính ổn định cao
- Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội có tính tương
đối ổn định, thường xuyên thay đổi. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính
không phải lúc nào cũng là những quan hệ xã hội mang tính không bình đẳng, vẫn
có những quan hệ mang tính bình đẳng dù không phải là chủ yếu và sự bình đẳng
ấy chỉ mang tính tương đối.
Câu 37: Mọi quan hệ quản lý đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính. (SAI)
- Không phải quan hệ quản lý nào cũng là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính
chỉ có những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước được các
quy phạm pháp luật của ngành Luật Hành Chính điều chỉnh mới được xem là đối
tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính.
Câu 38: Mọi quan hệ xã hội có cơ quan hành chính nhà nước tham gia đều là đối
tượng điều chỉnh của Luật hành chính. (ĐÚNG)
- Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính là những quan hệ xã hội phát sinh
trong hoạt động quản lý nhà nước được các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hành Chính điều chỉnh.
- Những quan hệ xã hội được Luật Hành chính điều chỉnh chia thành 3 nhóm lớn:
- Những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của các
cơ quan hành chính Nhà nước đối với bên ngoài. Đây là nhóm lớn nhất, quan trọng nhất.
- Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt
động nội bộ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. lOMoAR cPSD| 46797236
- Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động
của các tổ chức xã hội được Nhà nước giao một số trách nhiệm quản lý.
- Trong tất cả các quan hệ kể trên đều có sự tham gia của cơ quan hành chính Nhà
nước được trao thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện. Nếu không có sự tham gia của
cơ quan hành chính Nhà nước, viên chức Nhà nước có thẩm quyền thì không thể
xuất hiện các quan hệ do Luật Hành chính điều chỉnh.
Câu 39: Mọi quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước thì đều
là quan hệ quản lý nhà nước. (SAI)
- Vì không chỉ quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước mới
được xem là quan hệ quản lý nhà nước. Ngoài ra còn có các quan hệ xã hội phát
sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức
phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước
không có chức năng quản lý nhà nước nhưng thực hiện những hoạt động quản lý
nhà nước nhất định và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức
hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước
nhất định thì đều được coi là quan hệ quản lý nhà nước.
Câu 40: Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính chỉ bao gồm những quan hệ xã
hội phát sinh trong quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể. (SAI)
- Quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Có 9 lĩnh
vực: Quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung cấp
trên với cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền cấp dưới. Quan hệ quản lý giữa
cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền riêng cùng cấp. Quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền riêng cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chung cấp dưới. Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền riêng cùng cấp. Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà
nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc. Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị cơ sở trực thuộc trung ương đóng tại
địa phương. Quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội. Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước
với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh. Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành
chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch.
- Tuy nhiên, đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính không chỉ bao gồm những
quan hệ xã hội phát sinhtrong quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể mà còn có những
nhóm quan hệ trong hoạt động hànhchính nội bộ, quan hệ phát sinh trong các
CQNN không có chức năng quản lý nhưng được traoquyền quản lý nhà nước nhất
định và quan hệ phát sinh trong tổ chức xã hội, cá nhân kháckhông phải là CQNN, lOMoAR cPSD| 46797236
không có chức năng quản lý nhà nước nhưng được Nhà nước trao quyền quản lý
nhất định. VD: quan hệ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm.. đối với công chức.
Câu 41: Luật hành chính phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành 3 nhóm. (SAI)
- Việc phân chia đối tượng điều chỉnh trong Luật Hành chính là do khoa học pháp lý
chứ không phải do luật định.. Việc phân chia bao nhiêu nhóm thuộc đối tượng điều
chỉnh căn cứ vào chủ thể, phạm vi thực hiện và tính chất của các quan hệ quản lý nhà nước
Câu 42: Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành Chính mang tính bất bình đẳng
là hoàn toàn do ý chí Nhà nước quyết định. ( SAI )
- phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính mang tính chấp hành - điều hành mới
hoàn toàn do ý chí Nhà nước quyết định chứ không phải là tính bất bình đẳng.
- Vì quan hệ xã hội mà Luật Hành chính điều chỉnh là quan hệ chấp hành - điều
hành với đặc trưng là sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia quan hệ
thuộc đối tượng điều chỉnh. Do đó, phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh - phục tùng
mang tính khách quan của đối tượng điều chỉnh chứ không hoàn toàn do ý chí chủ quan của Nhà nước
Câu 43:Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước. (SAI)
- Không phải tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi: Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan hành chính nhà nước trung ương, các cấp quản
lý hành chính nhà nước địa phương. Còn cơ quan nhà nước khác như Quốc
hội,Tòa án, Viện kiểm sát thì ko có chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Câu 44: Luật hành chính là một ngành độc lập tương đối trong hệ thống pháp luật Việt Nam.(ĐÚNG)
- Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật và mỗi ngành luật đều có vị trí, vai
trò, mặc dù có mối liên hệ với nhau nhưng chúng đều độc lập. Và Luật Hành chính
là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì có đối tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng,có các quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng.
VD: Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của LHC là quyền uy - phục tùng còn phương
pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là phương pháp bình đẳng - thỏa thuận
- Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ
thống các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để lOMoAR cPSD| 46797236
điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh là chủ yếu các quan hệ - xã hội phát sinh
trong quản lý nhà nước.
Câu 45: Luật hành chính chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các
cơ quan hành chính với nhau.(SAI)
- Vì luật hành chính không chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các
cơ quan hành chính với nhau, mà còn giữa cơ quan hành chính với các tổ chức
phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, các cơ quan nhà nước không có chức năng quản lý nhà nước nhưng thực
hiện những hoạt động quản lý nhà nước nhất định và các tổ chức hoặc cá nhân
được Nhà nước trao quyền thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước nhất định.
Câu 46 : Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính chỉ là phương
pháp mệnh lệnh đơn phương. (SAI)
-Vì phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính không chỉ có phương pháp
mệnh lệnh (phương pháp quyền uy - phục tùng) Luật Hành chính còn sử dụng
phương pháp thoả thuận thể hiện tính chất tự nguyện vềmặt ý chí của các bên. VD:
hợp đồng làm việc của viên chức là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc
người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cônglập
Câu 47: Luật hành chính và luật hình sự không có liên quan gì nhau. (SAI)
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật hành chính và Luật hình sự có mối quan hệ hết sức chặt chẽ
- Luật hành chính và luật hình sự đều điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật và
cách xử lý đối với những hành vi này, chỉ khác trong luật hình sự, tội phạm là loại
vi phạm pháp luật có mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với luật
hành chính. Cả luật hành chính và luật hình sự có sự tương quan ở nhiệm vụ đảm
bảo trật tự nhà nước. VD: Buôn lậu mức độ nhỏ thì vi phạm hành chính còn buôn
lậu mức độ cao gây ảnh hưởng xấu đến xã hội thì vi phạm hình sự.
Câu 48. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính chỉ là những quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành. (SAI)
-Vì đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính không chỉ là những quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều
hành mà còn trong hoạt động hành chính nội bộ, các tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền. lOMoAR cPSD| 46797236
Câu 49. Luật Hành chính Việt Nam không điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan hành
chính và người nước ngoài mà do luật quốc tế điều chỉnh. (SAI)
- Vì trong các quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan hành chính nhà nước thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính có lĩnh vực: quan hệ quản lý giữa
cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không có
quốc tịch và có hình thức xử phạt đối với người nước ngoài.
VD: người nước ngoài vi phạm an toàn giao thông vẫn bị xử phạt hành chính theo pháp luật quy định.
Câu 50. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp là quan hệ xã hội thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam. ( SAI)
- CSPL: Điều 7, Điều 118 đến 122 HP2013 và Luật Tổ chức HĐND & UBND.
- Vì đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam bao gồm các quan hệ xã
hội phát sinhtrong hoạt động quản lý nhà nước được các quy phạm pháp luật hành
chính điều chỉnh nênquan hệ xã hội trong bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp không
thuộc đối tượng điều chỉnh củaLuật Hành chính mà thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp CHƯƠNG 2:
1. Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 được
Chính phủ ban hành ngày 26/02/2021 là văn bản quy phạm pháp luật hành chính. (SAI)
- CSPL: Điều 4 Luật BHVBQPPL 2015 (sd, bs 2020)
- Theo đó trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì không có quy định cho
rằngNghị quyết của chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có Nghị định
của Chính phủ hay quyết định của Thủ tướng Chính phủ mới được xem là văn bản
quy phạm pháp luật. Còn đối với Nghị quyết thì phải là Nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện), Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) mới được xem là văn bản quy phạm pháp luật
2. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực
hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, trong đó xác định:
“Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 trên lOMoAR cPSD| 46797236
phạm vi toàn quốc...”. Chỉ thị nói trên là văn bản quy phạm pháp luật hành chính. (SAI)
- CSPL: Điều 4 LBHVBQUYPL 2015 (sd, bs 2020)
- Theo điều trên chỉ có quyết định của Thủ tướng Chính phủ mới được xem là văn
bảnquy phạm pháp luật chính vì thế chỉ thị của TTCP không thể được xem là văn
bản quy phạm pháp luật => chỉ thị nói trên là văn bản quy phạm pháp luật hành chính là sai
3. Quy định số 80-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/8/2022 quy định về phân cấp
quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là nguồn của Luật Hành chính.(SAI)
- CSPL: Điều 4 LBHVBQUYPL 2015 (sd, bs 2020)
- Nguồn của LHC gồm những văn bản chứa quy phạm pháp luật hành chính (là
nhữngquy tắc xử sự chung điều chỉnh quan hệ quản lí NN. Quy định trên không thể
xem là nguồn của LHC được bởi vì Bộ Chính trị không có quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật => Quy định này không phải nguồn của LHC
4. Hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chỉ do các cơ quan hành
chính nhà nước tiến hành.(SAI)
- Vì ngoài các cơ quan hành chính nhà nước còn có những cá nhân có thẩm quyền có
thể áp dụng quy phạm pháp luật hành chính hoặc có các trường hợp như Tòa án, VKS
cũng có thể thực hiện hoạt động này. Chẳng hạn như Tòa án có quyền xử phạt vi phạm
hành chính, VKS có quyền thực hiện quyền quản lí nội bộ
Vd: Đối với cán bộ văn phòng theo quy định của pháp luật hành chính, cả 2 cơ quan
này đều là chủ thể chủ yếu của tố tụng hành chính
5. Ngày 15/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 839/QĐ-TTG về
việc giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Đào Hồng Lan. Quyết định nói trên
được xác định là nguồn của Luật Hành chính. (SAI)
- Nguồn của LHC gồm văn bản chứa phạm pháp luật quy phạm hành chính tức là những
quy tắc xử sự chung điều chỉnh quan hệ quản lí nhà nước. Quyết định của TTCP về việc
giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà Lan chỉ mang tính cá biệt, không phải là quy tắc
xử sự chung mà được áp dụng vào một trường hợp cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với trường
hợp, đối tượng đó đồng thời số kí hiệu không phải văn bản quy phạm pháp luật => đây
không phải là nguồn của LHC lOMoAR cPSD| 46797236
6. Người đứng đầu cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam không có thẩm
quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành chính (SAI)
- CSPL: khoản 8 Điều 4 LBHVBQPPL năm 2015 ( sd, bs 2020 )
- Người đứng đầu cơ quan tư pháp bao gồm Thẩm phán TANDTC, Chánh
ánTANDTC và Viện trưởng VKSNDTC mà theo đó thông tư của Chánh án
TANDTC và thông tư của VKSNDTC ban hành được xem là văn bản quy phạm pháp luật
7. Văn bản được thừa nhận là nguồn của Luật Hành chính khi chứa đựng các quy
phạm pháp luật hành chính.(ĐÚNG) -
Vì nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhànước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có
nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với
các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. -
Không phải bất cứ VBQPPL nào chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì
cũngđược xem là nguồn của LHC nhưng cũng có văn bản được thừa nhận là nguồn của
LHC. Một văn bản được xem là nguồn của LHC khi thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Chứa đựng QPPL điều chỉnh quan hệ QLNN
+ Chủ yếu do CQHCNN ban hành
+ Số lượng nhiều và do nhiều chủ thể ban hành vì quan hệ QLNN rất đa dạng
VD: Nhiều văn bản được thừa nhận là nguồn của LHC khi chưa các quy phạm pháp
luật hành chính như: Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Đất đai,...
8. Bà Nguyễn Thị A tổ chức tiệc tất niên tại nhà, các thành viên tham gia vừa ăn
uống vừa hát karaoke đến 24h đêm, gây ồn ào cả khu phố. Đây là hành vi áp dụng
quy phạm pháp luật hành chính trái pháp luật. (SAI)
- Hành vi của bà A là tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính trái pháp luật ( tuân thủ
quy phạm pháp luật là không thực hiện những hành vi pháp luật cấm ) còn áp dụng quy
phạm pháp luật là việc chủ thể được trao quyền căn cứ vào pháp luật hiện hành để giải
quyết các công việc cụ thể trong quá trình QLNN, được thực hiện bởi các cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền trong CQNN
9. Bộ luật hình sự là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.(SAI)
- Nguồn của LHC là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa QPPL hành chính tức
là những quy tắc xử sự chung điều chỉnh quan hệ quản lí nhà nước mà BLHS quy định
những vấn đề về tội phạm, hin fh phạt do Tòa án quyết định nên BLHS không thể điều
chỉnh các quan hệ QLHCNN => không thể xem là nguồn của LHC lOMoAR cPSD| 46797236
10. Quyết định của Thủ tướng CP luôn là nguồn của LHC (SAI)
- CSPL: khoản 2 Điều 3 NĐ34/2016 Nghị định CP
- Có những quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành mang tính cá biệt
khôngmang tính xử sự chung nên không thể xem đó là nguồn của LHC được
Ví dụ: Thủ tướng Chính Phủ quyết định giao quyền cho một cá nhân trở thành Bộ
trưởng Bộ Y tế thì quyết định đó được áp dụng với trường hợp và đối tượng cụ thể
11. Quyết định do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành không là nguồn của LHC (SAI)
- CSPL: khoản 8 Điều 4 LBHVBQPPL 2015
- Tổng Kiểm toán NN có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đồng thời
sửađổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khác do mình ban hành. Theo Điều 4 thì văn bản quy phạm pháp luật có
quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước và nếu quyết định có liên quan đến quản lí
nhà nước thì trở thành nguồn của Luật Hành chính
12.Các Nghị quyết của ĐCSVN không thể là nguồn của LHC.(ĐÚNG)
- Nguồn của LHC chứa đựng các văn bản có chứa QPPL điều chỉnh quan hệ
QLNN,phải do CQHCNN ban hành mà ĐCSVN không phải là CQHCNN nên
những văn bản do ĐCSVN ban hành không thể là nguồn của LHC.
- CSPL: Điều 4 LBHVBQPPL 2015
- Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 4 thì không
cóNghị quyết của ĐCSVN => không được xem là văn bản quy phạm pháp luật nên
không thể nói đây là nguồn của LHC
13.Chỉ văn bản quy phạm PL HC do CQHC NN ban hành mới là nguồn của LHC (SAI)
- Tất cả các nghị định của CP ban hành với tư cách là VBQPPLHC đều là nguồn
củaLHC vì nó chứa đựng trong nội dung của các quy phạm pháp luật hành chính
- Ví dụ: Hiến pháp, Luật do Quốc hội ban hành cũng là nguồn của Luật Hành
chínhnhưng Quốc hội không phải là CQHCNN
14. Mọi VBQPPL đều là nguồn của LHC. (SAI) -
Nguồn của Luật Hành chính là văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước
ban hành và bảo đảm thực hiện, có chứa quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước lOMoAR cPSD| 46797236 -
Không phải bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào cũng chứa đựng các quy
phạm pháp luật hành chính và chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật có chưa quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí Nhà nước
mới là nguồn của Luật Hành chính ( ví dụ: Bộ Luật Hình sự không điều chỉnh quan hệ
pháp luật Hành chính nên không phải là nguồn của luật Hành chính dù nó cũng là văn bản QPPL )
15. VBQPPLHC chỉ chấm dứt hiệu lực khi có quyết định bãi bỏ của chủ thể có thẩm quyền.(SAI)
CSPL: Điều 154 LBHVBQPPL 2015
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới
củachính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy
địnhchi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Ngoài quyết định bãi bỏ của chủ thể, VBQPPL hết thời hạn có hiệu lực được quy định
trong văn bản hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng VBQPPL mới do CQNN ban hành văn bản đó.
16. VBQPPL HC là những quy tắc hành vi có tính khuôn mẫu mang tính bắt buộc
thi hành đối với mọi cơ quan NN, tổ chức và cá nhân (SAI)
- VBQPPL HC là những quy tắc hành vi có tính khuôn mẫu mang tính bắt buộc thi
hành đối với CQNN, tổ chức, cá nhân cụ thể.
- Như ví dụ: Mệnh lệnh phạt tiền trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối vớiông Nguyễn Văn A
- VD: Luật Cán bộ, công chức chỉ áp dụng với đối tượng là công chức, Luật Viênchức
chỉ áp dụng với đối tượng là viên chức chứ không phải với mọi CQNN, tổ chức và cá nhân 17.
QPPLHC được NN ban hành và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp duy nhấtlà HC. (SAI)
QPPLHC được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà
nước. Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định, có
nội dung hạn chế quyền của các cá nhân, tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện lOMoAR cPSD| 46797236
các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi
trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước. 18.
Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của VB QPHC được xác địnhngay
trong chính văn bản đó. (SAI) -
Thời điểm phát sinh hiệu lực thì luôn được xác định trong văn bản còn thời
điểmchấm dứt hiệu lực thì không phải trường hợp nào cũng được xác định trong văn bản -
Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của VBQPPL ngoài được xác định
ngaytrong chính văn bản đó; còn có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng
VBQPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; bị bãi bỏ bằng
một văn bản khác của CQNN có thẩm quyền. 19.
QPPLHC chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
quảnlý nhà nước.(ĐÚNG)
Bởi vì QPPLHC là quy tắc xử sự chung, được NN ban hành nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong QLNN và được NN bảo đảm thực hiện còn quan hệ phát sinh
ngoài tầm QLNN thì sẽ được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật của ngành luật khác 20.
Do đặc trưng về tính mệnh lệnh – phục tùng trong quan hệ pháp luật
hànhchính nên quy phạm pháp luật hành chính luôn là những quy phạm mang tính bắt buộc (SAI)
- Do quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh là quan hệ chấp hành – điều hành
với đặc trưng là bất bình đẳng trong phương pháp phục tùng ngoài ra còn có yếu tố bình
đẳng trong phương pháp thỏa thuận nhưng sự thoả thuận ấy chỉ tương đối. Vì thế không
phải quy phạm nào cũng mang tính bắt buộc mà có những quy phạm ta chọn thực hiện hoặc không thực hiên CHƯƠNG 3:
1. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính chỉ bao gồm các cơ quan hành chính
nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức ( SAI ) -
Chủ thể của quan hệ PLHC là các bên tham gia QHPLHC mà có các quyền và
nghãivụ theo quy định của pháp luật, gồm chủ thể thường và chủ thể bắt buộc -
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính ngoài ra còn có những cá nhân và tổ
chứcđược trao quyền chẳng hạn như các đơn vị kinh tế, công dân VN, tổ chức xã hội,
người nước ngoài, người không quốc tịch
2. Điều kiện để người nước ngoài tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính chỉ
cần có năng lực pháp luật hành chính. (SAI) lOMoAR cPSD| 46797236
- Ngoài năng lực pháp luật hành chính thì còn cần có năng lực chủ thể, năng lực hành
vi hành chính và các chủ thể phải tham gia vào quan hệ pháp luật cụ thể
3. Quyền của chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính luôn là khả năng tự
mình thực hiện những hành vi nhất định theo quy định của pháp luật để thực hiện
quyền của mình. (SAI)
- Chủ thể của QHPLHC gồm chủ thể thường và chủ thể bắt buộc. Theo đó, chủ thể bắt
buộc có quyền ra mệnh lệch buộc các chủ thể tham gia QHPLHC có nghĩa vụ thực hiện,
tuân theo. Còn chủ thể thường cũng có quyền yêu cầu, kiến nghị, được thông tin và hỗ
trợ ngoài ra còn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ quyền
hợp pháp của mình. Quyền tự mình, yêu cầu phía bên kia và yêu cầu cơ quan nhà nước.
4. Quốc hội bầu Chánh án Tòa án dân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước
làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính. (SAI)
- Để phát sinh quan hệ pháp luật hành chính cần có đủ 3 điều kiện:
· Phải có các quy phạm hành chính tương ứng
· Các bên chủ thể có năng lực chủ thể
· Sự kiện pháp lý hành chính
- Quốc hội bầu Chánh án Tòa án dân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nướckhông
làm phát sinh quan hệ hành chính, thuộc bên HP điều chỉnh.. Việc Quốc hội bâif 1
chức danh mang tính dân chủ, có bản chất khác với bầu cử thông thường nên phải
được quy định trong luật riêng
5. Hành vi gửi đơn khiếu nại của công dân là sự biến trong quan hệ pháp luật hành chính. (SAI)
- Hành vi nằm trong ý chí con người và chịu hậu quả pháp lý còn sự biến không phụ
thuộc ý chí con người. Đây là hành vi chứ không phải sự biến. Hành vi gửi đơn khiếu
nại không được coi là sự biến vì đây là hành vi thể hiện ý chí con người. Còn sự biến là
những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan, không chịu sự chia phối của con người (VD: mưa, sóng thần, ...)
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch là quan hệ pháp luật hành chính dọc.
- Nhận định sai. Mối quan hệ trên là mối quan hệ hành chính ngang, phối hợp với
nhau để ban hành. Vì đây là quan hệ hành chính nội bộ thuộc hai hệ thống khác nhau.
Quan hệ pháp luật hành chính hàng dọc là quan hệ cấp trên và cấp dưới, cùng một hệ
thống cơ quan với nhau. Còn theo hàng ngang là cơ quan phải cùng cấp trung ương với