Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Hành vi tiêu dùng | Đại học Văn Lang
Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Hành vi tiêu dùng | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Hành vi tiêu dùng (71MRKT40073)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Môn hành vi tiêu dùng tập trung phân tích hành vi mua của các khách
hàng sau đây, ngoại trừ: *
A. Các cá nhân có độ tuổi khác nhau B. Các tổ chức bán lẻ C. Hộ gia đình
D. Những cá nhân làm việc trong các lĩnh vực khác nhau
Câu 2: Hệ quả (lợi ích) việc ứng dụng chiến lược marketing đối với một cá nhân là gì? *
A. Định vị thương hiệu
B. Tăng doanh số và lợi nhuận C. Thỏa mãn nhu cầu
D. Có được sự hài lòng của khách hàng
Câu 3: Áp dụng những chiến lược và chiến thuật marketing để thay đổi hoặc tạo
ra những hành vi có ảnh hưởng tích cực tới những khách hàng mục tiêu hoặc tới
cả xã hội nói chung, gọi là: * A. Marketing xã hội B. Marketing bán hàng C. Marketing sản phẩm D. Marketing khách hàng
Câu 4: Việc hiểu được hành vi khách hàng trong marketing trong thời đại ngày nay rất quan trọng, vì: *
A. Quá trình phát triển của marketing và sự trải nghiệm khách hàng
B. Sự chuyển giao quyền lực từ marketing đến khách hàng đến marketing vì khách hàng
C. Sự xuất hiện của phương tiện truyền thông mạng xã hội
D. Cả 3 phương án đưa ra đều đúng
E. Cả 3 phương án đưa ra đều sai
Câu 5: Phần chênh lệch giữa tất cả những lợi ích mà sản phẩm tổng thể mang lại
và chi phí để có được tổng lợi ích đó, gọi là: * A. Giá trị khách hàng
B. Giá trị cảm nhận của khách hàng
C. Hai phương án trên đều sai
D. Hai phương án trên đều đúng
Câu 6: Yếu tố nào sau đây không thuộc về Văn hóa? * A. Niềm tin B. Ngôn ngữ
C. Công trình kiến trúc biểu tượng D. Phong tục tập quán
E. Không có phương án đúng
Câu 7: Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa, trong khi đó Tp.HCM là trung tâm
kinh tế của Việt Nam. Theo bạn, sự phân biệt nhánh văn hóa này dựa vào tiêu chí nào? * A. Chủng tộc - dân tộc B. Khu vực địa lý C. Tôn giáo D. Nghề nghiệp
Câu 8: Bản chất của tầng lớp xã hội là: *
A. Những người trong cùng một tầng lớp có thể có khuynh hướng cư xử khác
nhau nhưng giống về hành vi tiêu dùng
B. Quy mô và thành phần giai cấp có thể giống nhau giữa các nước
C. Người ở tầng lớp thấp thì không bao giờ có thể thay đổi lên tầng lớp cao hơn được
D. Người giàu có thể hạ bậc xuống thành người nghèo
Câu 9: Yếu tố nào sau đây có thể chi phối vị thế xã hội của một người? * A. Quê quán B. Học thức C. Tuổi tác D. Thói quen
Câu 10: Có thể ứng dụng kiến thức phân tầng xã hội trong marketing để: A. Quảng cáo B. Trưng bày cửa hàng
C. Phát triển sản phẩm, dịch vụ
D. Các phương án đưa ra đều đúng
E. Không có phương án đúng
Câu 11: Là một nhóm có những quan điểm và giá trị được các cá nhân khác sử
dụng để làm cơ sở cho hành vi hiện tại của mình, gọi là * A. Nhóm ngưỡng mộ B. Nhóm tham khảo C. Nhóm bất ưng
D. Các phương án đưa ra đều đúng
Câu 12: Dựa vào mức độ liên kết xã hội, nhóm được hình thành từ các mối quan
hệ lỏng lẻo và ít tương tác, gọi là: * A. Nhóm dự bị B. Nhóm phụ C. Nhóm chính D. Nhóm bổ sung
Câu 13: Nhóm được hình thành từ việc các thành viên tiếp xúc với nhau trên internet, gọi là: * A. Cộng đồng xã hội B. Nhóm gián tiếp C. Nhóm phụ D. Nhóm trực tiếp
Câu 14: Nhóm được hình thành bởi những người không có khao khát (khao khát
âm) trở thành thành viên của một nhóm nào đó , gọi là: * A. Nhóm bất ưng B. Nhóm ngưỡng mộ C. Anti - fan group D. A và C đều đúng
Câu 15: Hiện tượng ASCH là hiện tượng gì? *
A. Tâm lý hành động theo người khác
B. Tâm lý hành động ngược lại với người khác
C. Tâm lý bị áp lực hành động theo người khác
D. Tâm lý bị áp lực hành động ngược lại với người khác
Câu 16: Đối tượng nào sau đây có thể được sử dụng để quảng cáo ứng dụng nhóm tham khảo? A. Khách hàng sử dụng B. Người nổi tiếng C. Các chuyên gia D. B và C đúng
Tất cả các phương án đều đúng Câu 17: Gia đình là: * A. Nhóm tham khảo B. Nhóm thân thuộc C. Nhóm bất ưng
D. Không có phương án đúng
Câu 18: Trong gia đình, quyền quyết định mua thường thuộc về ai? * A. Bố B. Mẹ C. Con cái
D. Cả 3 người có quyền quyết định như nhau E. Tùy vào mỗi gia đình
Câu 19: Theo Zigmund Freud, trạng thái tâm lý mà con người biết mình làm gì,
cần gì, động cơ mang tính lý trí, gọi là: * A. Ý thức B. Tiền ý thức C. Vô thức
D. Cả 3 phương án đều sai
Câu 20: Sử dụng hình ảnh hấp dẫn và cường độ cao có thể tác động vào giai đoạn
nào trong tiến trình nhận thức của khách hàng? * A. Tiếp xúc B. Chú ý C. Hiểu D. Diễn giải
Câu 21: Sinh viên mới đi làm có xu hướng học hỏi cách ăn mặc của những nhân
viên đã làm lâu năm. Đây là kiểu học hỏi nhận thức nào? *
A. Phản xạ vô điều kiện
B. Học hỏi theo hình mẫu C. Lập luận
D. KHông có phương án đúng.
Câu 22: Là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin trong miền kí ức tạm thời, là nơi
NTD ghi lại hoặc hiểu thông tin đầu vào bằng kiến thức hiện tại, gọi là: * A. Trí nhớ tạm thời B. Trí nhớ ngắn hạn C. Trí nhớ dài hạn D. Trí nhớ giác quan
Câu 23: Một người ngửi thấy mùi nước hoa có thể nhớ đến kỷ niệm với người
yêu cũ. Đây là dạng trí nhớ nào? * A. Ngắn hạn B. Dài hạn C. Giác quan
D. Không có phương án đúng
Câu 24: Mức độ nhận diện thương hiệu cao nhất của một người là: * A. Spontaneous B. Prompt C. Top of mind D. Unaware of brand
Câu 25: Có thể nhận biết niềm tin của KH đối với một nhãn hiệu sản phẩm thông qua: * A. Thị phần B. Doanh số
C. Thời gian tồn tại của sản phẩm
D. Không có phương án đúng
E. 3 phương án trên đều đúng
Câu 26: Người bán có thể đo lường niềm tin của khách hàng bằng cách nào? * A. Sử dụng google alert
B. Xem review của khách hàng trên mạng xã hội C. Điều tra bảng hỏi
D. Cả 3 phương án đều đúng
Câu 27: ".............mô tả những đánh giá có ý thức, những cảm xúc và những xu
hướng hành động của NTD có tính chất thuận lợi hoặc bất lợi về sản phẩm/dịch
vụ nào đó". Hãy điền vào dấu ba chấm. * A. Thái độ B. Niềm tin C. Thái độ và niềm tin
D. Không có phương án đúng
Câu 28: Thái độ yêu, ghét của một người đối với một thương hiệu bắt đầu từ: A. Cảm xúc B. Nhận thức C. Hành động
D. Cả 3 phương án đều sai
Câu 29: Sử dụng phiếu giảm giá hay mẫu thử miễn phí có thể thay đổi điều gì của người tiêu dùng? * A. Nhận thức B. Cảm xúc C. Hành động
D. Cả 3 phương án đều đúng
Câu 30: Thái độ của một người được hình thành từ đâu? * A. Kinh nghiệm cá nhân B. Truyền thông
C. Ảnh hưởng của cá nhân khác
D. Truyền thông và ảnh hưởng của cá nhân khác
E. Các phương án đưa ra đều đúng
Câu 31: Nhân tố nào sau đây không thuộc yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến hành vi
mua của người tiêu dùng? * A. Tuổi tác B. Nghề nghiệp C. Động cơ D. Cá tính
Câu 32: Tuổi được nhìn nhận của một người, thuộc ý niệm bản ngã, gọi là: A. Tuổi già B. Tuổi nhận thức C. Tuổi thời gian D. Tuổi trẻ
Câu 33: "OVS thương hiệu thời trang, phụ kiện hàng đầu của Ý, dành cho nam,
nữ và trẻ em". Tiêu chí phân khúc thị trường của OVS là gì? * A. Cá nhân B. Tâm lý C. Văn hóa D. Xã hội
Câu 34: Những thay đổi trong giai đoạn đời sống của một người thường là kết quả của: * A. Kết hôn B. Sinh con C. Nghỉ hưu
D. Các phương án đưa ra đều đúng
Câu 35: Khả năng vay mượn thể hiện ...... của một người * A. Vị thế xã hội B. Tình trạng kinh tế C. Văn hóa D. Động cơ
Câu 36: Những người quan tâm tới sự an toàn và an sinh, trung thành với thương
hiệu và thích mua hàng giảm giá, được gọi là gì theo hệ thống VALS? * A. Người phấn đấu B. Người trải nghiệm C. Người tư duy D. Người sống sót
Câu 37: "Những đặc điểm tâm lý nổi bậc của một cá nhân dẫn đến cách ứng xử
tương đối ổn định và nhất quán trước một hoàn cảnh", gọi là: * A. Cá tính B. Tính cách C. Phong cách sống D. Cá tính hay tính cách
E. Các phương án đưa ra đều đúng
Câu 38: Bạn muốn người khác nhìn nhận mình là một người thành đạt và giàu có.
Đây là khía cạnh ý niệm bản ngã gì?
A. Bản ngã riêng tư thực tế
B. Bản ngã riêng tư lý tưởng
C. Bản ngã xã hội thực tế
D. Bản ngã xã hội lý tưởng
Câu 39: Chiến dịch DOVE _ Vẻ đẹp thực sự cho thấy sự khác biệt giữa cách một
người tự nhìn nhận về vẻ đẹp của mình với cách người khác nhìn nhận về vẻ đẹp
đó. Đây là sự khác biệt giữa các ý niệm bản ngã nào? *
A. Bản ngã riêng tư thực tế và bản ngã xã hội thực tế
B. Bản ngã riêng tư thực tế và lý tưởng
C. Bản ngã xã hội thực tế và lý tưởng
D. Không có phương án đúng
Câu 40: Một thương hiệu có thể truyền thông cá tính của mình thông qua: * A. Gương mặt đại diện B. Logo C. Hình ảnh người dùng
D. Gương mặt đại diện hay hình ảnh người dùng
E. Các phương án đưa ra đều đúng
Câu 41: Khi mua sắm những sản phẩm giá trị cao thì người tiêu dùng thường đưa ra quyết định gì? * A. Quyết định nhỏ
B. Quyết định giới hạn C. Quyết định mở rộng
D. Các phương án đưa ra đều đúng
Câu 42: "Là kết quả của sự khác nhau giữa trạng thái mong muốn và trạng thái
thực tế đủ đánh thức và khởi động quá trình đưa ra quyết định", là bước nào trong
tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng? * A. Xác định vấn đề B. Tìm kiếm thông tin
C. Đánh giá các sự lựa chọn D. Quyết định mua E. Sau khi mua
Câu 43: Vấn đề của một người tiêu dùng chỉ tồn tại khi: *
A. Trạng thái mong muốn lớn hơn trạng thái thực tế
B. Trạng thái mong muốn nhỏ hơn trạng thái thực tế
C. Trạng thái mong muốn bằng trạng thái thực tế
D. Không có phương án đúng
Câu 44: Yếu tố nào sau đây có thể tác động vào nhận thức vấn đề của một người tiêu dùng? * A. Chính phủ B. Văn hóa C. Nhóm tham khảo
D. Các phương án đưa ra đều đúng
Câu 45: Triệt tiêu nhận thức vấn đề là gì? *
A. Người làm marketing cố gắng làm giảm thiểu nhận thức vấn đề về các tác hại của sản phẩm
B. Chính phủ nỗ lực khơi gợi nhận thức vấn đề mà những người làm marketing muốn tránh