-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngân hàng câu hỏi ôn tập và đáp án chi tiết luật hành chính
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các
cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và
phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo
đuổi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hành chính(VNU) 129 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Ngân hàng câu hỏi ôn tập và đáp án chi tiết luật hành chính
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các
cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và
phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo
đuổi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU) 129 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236 Contents
1, Khái niệm quản lý nhà nước (theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp)..................................................4
2, Khái niệm hoạt đông hành chính nhà nước.....................................................................................4
3, Nhóm các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam..................4
4, Phương pháp quyền uy – phục tùng................................................................................................5
5, Phương pháp thỏa thuận.................................................................................................................5
6, Luật hành chính Việt Nam: ngành luật, khoa học pháp lý, môn học...............................................5
7, Mối quan hệ giữa Luật Hành chính với các ngành luâṭ khác: Luật Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật
Hình sự, Luật Lao động, Luâṭ Đất đai, Luâṭ Môi trường v.v…..............................................................6
8, Vai trò của Luật Hành chính Việt Nam:.............................................................................................7
9, Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hành chính.................................................8
10. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học luật hành chính.................................8
11, Khái niệm, hệ thống nguồn Luật Hành chính Việt Nam.................................................................8
12. Hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính bằng hình thức tập hợp hóa, pháp điển hóa..............9
13, Khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước.............................................................10
14, Năng lực chủ thể pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước...............................11
15, Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.....................................................11
16, Vị trí của Chính phủ.......................................................................................................................11
17, Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Cơ cấu của Chính phủ....................................12
18, Hình thức hoạt động của Chính phủ.............................................................................................12
19, Nhiệm vụ, thẩm quyền của Chính Phủ.........................................................................................12
20, Vị trí và tổ chức của Bộ.................................................................................................................13
21, Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ. Cơ cấu của Bộ............................................................14
22, Thẩm quyền của Bộ và Bộ trưởng................................................................................................14
23, Vị trí của Ủy ban nhân dân............................................................................................................15
24. Tổ chức – cơ cấu của Ủy ban nhân dân. Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân.................16
25. Nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân........................................................16
26. Vị trí và tính chất pháp lý của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.............................17
27, Cải cách hành chính ở Việt Nam...................................................................................................17
28, Khái niệm hoạt động công vụ và các đặc điểm của hoạt động công vụ.......................................19
29, Các nguyên tắc của chế độ công vụ..............................................................................................19
30, Khái niệm cán bộ...........................................................................................................................20
31, Khái niệm công chức.....................................................................................................................20
32, Nghĩa vụ và quyền chung của cán bộ, công chức.........................................................................20
33, Những việc cán bộ, công chức không được làm..........................................................................22
34, Những bảo đảm cho hoạt động của cán bộ, công chức...............................................................23 1 lOMoAR cPSD| 46797236
35, Điều động, luân chuyển cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện Trả lời:...............................23
36, Những quy định pháp luật về quy chế pháp luật hành chính của cán bộ cấp xã.........................24
37, Nguyên tắc tuyển dụng công chức và điều kiện của người dự tuyển công chức........................24
38, Chế độ điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, đánh giá công chức.................................25
39, Các quy định chung về quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức..........................................26
40, Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức.................................................................................27
41, Khái niệm viên chức, khái niệm hoạt động nghề nghiệp của viên chức......................................27
42, Chức danh nghề nghiệp của viên chức và vị trí việc làm Trả lời:.................................................28
43, Quyền và nghĩa vụ của viên chức.................................................................................................28
44, Tuyển dụng viên chức và hợp đồng làm việc...............................................................................31
45, Chế độ thôi việc, hưu trí...............................................................................................................32
46, Quản lý nhà nước đối với viên chức............................................................................................33
47. Khái niệm và đặc điểm chung của trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức..........34
48, Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước...................................34
49, Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước......................35
50, Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ............................................................................................36
51, Các hình thức kỷ luật đối với công chức.......................................................................................37
52, Các hình thức kỷ luật đối với viên chức.......................................................................................37
53, Thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.........................................37
55, Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước............38
56, Trách nhiệm bồi thường của cán bộ, công chức..........................................................................39
57, Trách nhiệm hoàn trả của cán bộ, công chức...............................................................................39
58, Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức............................................40
59, Thực hiện quyết định xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức............................40
65, Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính............................................................................41
66, Các nguyên tắc thủ tục hành chính ở nước ta..............................................................................42
67, Khái niệm, đặc điểm của quy phạm thủ tục hành chính..............................................................43
68, Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật thủ tục hành chính.......................................................43
69, Nội dung của quan hệ thủ tục hành chính....................................................................................43
70, Các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật thủ tục hành chính............................................44
71, Chủ thể cụ thể của thủ tục hành chính.........................................................................................44
72, Khái niệm và bản chất của quyết định hành chính.......................................................................45
73, Các tính chất chung và đặc trưng của quyết định hành chính.....................................................46
74, Phân biệt quyết định hành chính với một số hiện tượng nhà nước, pháp luật khác.................46 2 lOMoAR cPSD| 46797236
75, Phân loại quyết định hành chính theo tính pháp lý.....................................................................47
76, Thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính................................................................47
77, Yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của một quyết định hành chính.............................................48
78, Các chế tài chung đối với quyết định hành chính không hợp pháp, không hợp lý......................48
79, Khái niệm, đặc điểm của cưỡng chế hành chính..........................................................................49
80, Khái niệm và các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính........................................................49
81. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính....................................................................50
82. Các nguyên tắc chung của trách nhiệm hành chính.....................................................................50
83. Các nguyên tắc kỹ thuật của hoạt động xử lý vi phạm hành chính..............................................51
84. Các hình thức trách nhiệm hành chính.........................................................................................51
85. Các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.................................................................51
86. Các giai đoạn của thủ tục xử lý vi phạm hành chính....................................................................51
87. Khái niệm trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động hành chính và tố tụng hành
chính....................................................................................................................................................52
88. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường.....................................................................................52
89. Quyền, nghĩa vụ của người thi hành công vụ đã gây thiệt hại.....................................................53
90. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường..................................................53
91. Nguyên tắc giải quyết bồi thường................................................................................................54
92. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động hành chính...................................................55
97. Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động hoạt động hành chính nhà nước...............................57
98. Giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động hoạt động hành chính nhà nước...............57
99. Khái niệm thanh tra nhà nước và các loại hoạt động thanh tra nhà nước.................................57
105. Khái niệm quyền khiếu nại, khiếu nại hành chính......................................................................57
106. Khái niệm quyền tố cáo, tố cáo hành chính...............................................................................58
111. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo..............................................................................................58
Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.................................59
1, Khái niệm quản lý nhà nước (theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp) Trả lời:
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước
thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu
mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. - Theo nghĩa rộng:
Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Theo nghĩa hẹp: 3 lOMoAR cPSD| 46797236
Là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được
những mục tiêu yêu cầu.
Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất
chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy
và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình.
2, Khái niệm hoạt đông hành chính nhà nước Trả lời:
Là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước cao nhất là Chính phủ để tổ
chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan nhà nước.
3, Nhóm các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam Trả lời:
Có 3 nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam đó là:
Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong quá trình
các cơ quan HCNN thực hiện chức năng quan lý HCNN (nhóm lớn nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất):
• Những quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan HCNN cấp trên với cơ quan HCNN
cấp dưới (quan hệ theo chiều dọc).
• Những quan hệ XH phát sinh giữa cơ quan HCNN cùng cấp trong việc phối hợp
để cùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước (quan hệ theo chiều ngang).
• Những quan hệ XH phát sinh giữa cơ quan HCNN có thẩm quyền với tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội trong quá trình các cơ quan HCNN thực hiện chức năng
quản lý nhà nước của mình.
• Những quan hệ xã hội giữa cơ quan HCNN với cá nhân -> Là mqh XH phổ biến mà LHC điều chỉnh.
• Những quan hệ XH mang tính chất quản lý phát sinh trong việc xây dựng và tổ
chức BMNN của các cơ quan: VD: Tuyển dụng quản lý, sử dụng cán bộ, công
chức, chế độ điều động, chế độ khen thưởng,...
• Những quan hệ XH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt
động của cơ quan nhà nước và tổ chức XH được nhà nước trao quyền thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước. VD: Tòa án, các tổ chức khác như: công đoàn,...
4, Phương pháp quyền uy – phục tùng Trả lời: 4 lOMoAR cPSD| 46797236
- Là đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnh lệnh.
- Trong quan hệ pháp luật hành chính thường một bên được giao quyền hạn
mang tính quyền lực nhà nước để ra các hoạt động đơn phương kiểm tra hoạt
động của bên kia, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
- Một số trường hợp quyết định theo sáng kiến của bên không nắm quyền lực
nhà nước như công dân xin cấp đất làm nhà, công dân đi khiếu nại,...
5, Phương pháp thỏa thuận Trả lời:
- Được tồn tại dưới hình thức giao kết hợp đồng hành chính, ban hành các văn bản liên tịch.
- Trong các trường hợp trên thì quan hệ ngang hàng cũng chỉ là
tiền đề cho sự xuất hiện các quan hệ dọc.
6, Luật hành chính Việt Nam: ngành luật, khoa học pháp lý, môn học Trả lời: * Luật hành chính:
- Gồm 3 phần: phần chung và phần riêng, các chế định, phần quy phạm thủ tục và quy phạm vật chất.
- Nguồn: các văn bản quy phạm pháp luật và án lệ hành chính.
- 2 cách để hệ thống hóa nguồn: tập hợp hóa và pháp điển hóa.
* Khoa học luật hành chính Việt Nam:
- Là 1 hệ thống thống nhất giữa các học thuyết, luận điểm khoa học, những khái
niệm, phạm trù về ngành LHC. 5 lOMoAR cPSD| 46797236
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu nhằm đưa ra những kiến giải hoàn thiện sự điều chỉnh
pháp luật hành chính đối với các quan hệ hành chính và hoàn thiện các quan
hành chính đó trong thực tiễn.
- Đối tượng nghiên cứu:
o Những vấn đề của lý luận về hành chính nhà nước có liên quan chặt chẽ đến ngành LHC.
o Hệ thống quy phạm LHC. o Quan hệ PL HC. o Quy chế pháp lý của các
chủ thể LHC. o Các hình thức và phương pháp hoạt động HC. o Các
phương thức đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính.
o Các vấn đề mang tính tổ chức – pháp lý của hoạt động hành chính trong
các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị.
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, tổng hợp, xã hội học cụ thể,
thống kê, hệ thống – chức năng, mô hình hóa và thử nghiệm khoa học. - Quá trình phát triển:
o Từ 1945 đến 1976: chưa phát triển mấy. o Từ 1976 đến 1980: hệ thống
các giáo trình, bài giảng về LHC dần được hình thành. o Từ 1980 đến
1992: KH LHC VN bắt đầu phát triển mạnh. * Môn học LHC VN:
- Là một bộ phận của khoa học LHC, được xây dựng trên cơ sở KH LHC.
- Là một hệ thống thống nhất các khái niệm, phạm trù cơ bản về ngành LHC.
7, Mối quan hệ giữa Luật Hành chính với các ngành luâṭ khác: Luật Hiến pháp, Luật
Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động, Luâṭ Đất đai, Luâṭ Môi trường v.v… Trả lời: * LHP:
- Liên quan mật thiết với LHC.
- HP và các văn bản khác của LHP quy định những vấn đề có tính nguyên tắc, làm
cơ sở, nền tảng cho hoạt động hành chính nhà nước.
- LHC cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ sung các quy định của LHP, đặt ra các cơ chế
đảm bảo thực hiện chúng. * LDS:
- Các quy phạm thủ tục LHC trong nhiều trường hợp là phương tiện để đưa quy
phạm LDS vào đời sống XH hay bảo vệ quan hệ PL dân sự khi bị xâm phạm. * LHS:
- Có nhiều điểm “ giao nhau” với LHC 6 lOMoAR cPSD| 46797236
- LHS quy định hành vi nào là tội phạm, hình phạt nào được áp
dụng với tội phạm ấy, điều kiện áp dụng các hình phạt đó.
- LHC quy định nhiều quy tắc có tính chất bắt buộc chung mà nếu vi phạm các
quy tắc ấy, trong 1 số TH có thể xử lý hình sự theo quy định của LHS (do tái
phạm, vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm đã gây ra hoặc có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
- Quy phạm LHC quy định hành vi nào là vi phạm hành chính nhưng nhiều hành
vi rất khó phân biệt với tội phạm => Phải phân tích đồng thời các quy phạm
tương ứng của 2 ngành luật.
* Luật lao động: Nhiều quy phạm của 2 ngành luật này đan xen vàonhau trong điều chỉnh 1 số vấn đề.
- Luật HC quy định thẩm quyền các CQ quản lý LĐ
- Chính sách lao động: tiền lương, an sinh xã hội…được quy định trong LHC
- QHPL hành chính là phương tiện thực hiện QHPL lao động
- VD: PLLĐ quy định về quyền LĐ, trình tự ký kết hợp đồng ; LHC quy định thẩm
quyền người đứng đầu CQHCNN trong việc nhận người vào làm việc.
* Luật đất đai: LHC là phương tiện để bảo vệ quan hệ Luật đất đai vì:
- Các cơ quan hành chính giám sát người sử dụng đất đai nhằm đảm bảo sử dụng
đúng mục đích, hiệu quả kinh tế, giữ gìn độ phì nhiêu, trồng trọt,...
- Người sử dụng trong quan hệ Luật đất đai là người chấp hành quyền lực nhà nước.
8, Vai trò của Luật Hành chính Việt Nam: Trả lời:
- Luật hành chính đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ xây
dựng xã hội mới ở nước ta.
- Quyền hành pháp là 1 trong 3 loại quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu
bằng hoạt động hành chính – đối tượng điều chỉnh của LHC.
- LHC có bộ phận quy phạm thủ tục đóng vai trò không chỉ là phương tiện đưa
quy phạm vật chất của LHC vào cuộc sống mà còn đưa cả quy phạm vật chất của
nhiều ngành luật khác vào thực thi trong đời sống thực tế.
9, Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hành chính Trả lời:
Khái niệm: là hệ thống những học thuyết, luận điểm khoa học, những khái niệm, phạm trù về ngành LHC.
Đối tượng nghiên cứu: 7 lOMoAR cPSD| 46797236
- Những vấn đề lý luận của HC NN có liên quan chặt chẽ đến ngành LHC
- Hệ thống quy phạm LHC. - Quan hệ PL HC.
- Quy chế pháp lý của các chủ thể LHC.
- Các hình thức và phương pháp hoạt động HC.
- Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính.
- Các vấn đề mang tính tổ chức – pháp lý của hoạt động hành chính trong các
ngành lĩnh vực kinh tế, văn hóa , xã hội và hành chính – chính trị.
10. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học luật hành chính Trả lời:
- Phương pháp luận ( của KH luật HC ): Là học thuyết Mác –Lê nin với 3 bộ phận
cấu thành: CN duy vật biện chứng, CN duy vật lịch sử và phép biện chứng duy
vật – cơ sở KH để nhận thức các hiện tượng XH
- Các phương pháp nghiên cứu: So sánh pháp luật, phân tích, tổng hợp, phương
pháp xã hội học cụ thể, hệ thống – chức năng, thống kê, mô hình hóa và thử nghiệm khoa học…
11, Khái niệm, hệ thống nguồn Luật Hành chính Việt Nam Trả lời:
* Khái niệm: Là những hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính
- Có thể chia loại nguồn của luật HC theo căn cứ:
o Theo phạm vi hiệu lực: Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
nhà nước ở TW và của các cơ quan nhà nước ở địa phương. o Theo
cấp độ hiệu lực pháp lý: Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật
- Theo pháp luật hiện hành, nguồn luật HCVN bao gồm:
o Hiến pháp năm 2013. o Luật tổ chức CP năm 2001. o Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003. o Cán bộ luật, đạo luật về
quản lý các ngành và lĩnh vực về các tổ chức xã hội và các tổ chức nhà nước khác.
o Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. o Quyết
định của Tổng kiểm toán nhà nước. o VB quy định PL liên tịch
o Nghị quyết của HDND các cấp, quyết định của UBND các cấp.
12. Hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính bằng hình thức tập hợp hóa, pháp điển hóa Trả lời: 8 lOMoAR cPSD| 46797236
* Hệ thống hóa pháp luật là hoạt động nhằm sắp xếp, hoàn thiện cácquy phạm pháp
luật, văn bản pháp luật, chấn chỉnh thành hệ thống có sự thống nhất nội tại theo một trình tự nhất định.
Hệ thống hoá pháp luật có hai dạng là tập hợp hoá và pháp điển hoá. * Tập hợp hóa:
- Tập hợp hoá pháp luật là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian
ban hành, theo cơ quan ban hành hoặc theo lĩnh vực quản lí nhà nước... trong
đó, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật được giữ nguyên.
Các đặc trưng của hình thức hệ thống hóa này thể hiện ở một số điểm cơ bản
như sau: o Việc tập hợp hóa các văn bản pháp quy thành tập luật lệ hiện hành
không làm thay đổi phạm vi hiệu lực của các văn bản đó. Trong tập luật lệ này,
các quy phạm,các chương, điều hoặc toàn bộ văn bản pháp quy được trích dẫn
hoặc đưa vào toàn bộ theo nguyên bản. Nếu các quy phạm trong bản gốc có
hiệu lực trong phạm vi cả nước thì khi được đưa vào tập luật lệ chúng vẫn giữ
nguyên phạm vi hiệu lực đó.
o Sự liên kết của các quy phạm được hệ thống hóa theo vấn đề không tạo nên
những chế định pháp lý mới mà chỉ dừng lại ở việc tập hợp hóa các văn bản
theo vấn đề đó. Toàn bộ cấu trúc hình thức của mỗi quy phạm, mỗi chương,
điều trong bản gốc quy phạm nào đó được đánh số thứ tự chương, mục, điều,
khoản như thế nào, thì ở trong tập luật lệ hiện hành nó vẫn giữ nguyên thứ tự
đó như trong văn bản gốc.
o Nội dung của các quy phạm pháp luật khi được hệ thống hóa theo hình thức
này không thay đổi. o Việc hệ thống hóa theo hình thức tập hợp hóa có thể
do bất cứ mọi cơ quan Nhà nước thực hiện. Các cơ quan này chỉ cần tập hợp,
thu thập văn bản, tiến hành rà soát, sắp xếp chúng theo vấn đề và sau đó quyết
định xuất bản tập hệ thống hóa pháp luật hiện hành * Pháp điển hóa:
- Pháp điển hóa pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực quản lí nhất
định, loại bỏ sự mâu thuẫn, chồng chéo và các quy định lỗi thời, bổ sung quy
định mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Kết quả của hoạt động pháp
điển hoá là việcban hành một văn bản quy phạm pháp luật mới dựa trên nền
tảng pháp luật cũ mà điển hình là bộ luật.
- Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó
không những tập hợp những văn bản đã có theo 1 trình tự nhất định, loại bỏ
những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm
mới nhằm thay thế cho những quy định bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống
được thực hiện trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện
hành, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng. 9 lOMoAR cPSD| 46797236
- Pháp điển hóa là hình thức cao nhất, hoàn chỉnh của công tác hệ thống hóa
pháp luật. Có hai trường phái pháp điển hóa là pháp điển hóa nội dung
(substantive codification) và pháp điển hóa hình thức (formal codification).
- Pháp điển hóa nội dung Khi pháp điển hóa người ta không những tập hợp những
quy phạm hiện hành mà còn ban hành các quy phạm mới ở ngay trong chính bộ
luật. Khi nói về pháp điển hóa, ngoài các đặc trưng nêu trên, cần lưu ý rằng pháp
điển hóa khác với tập hợp hóa rất nhiều về thủ tục tiến hành. Công tác pháphóa
chỉ có thể do cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội phê duyệt. Kết quả quá
trình pháp điển hóa là việc ban hành các bộ luật
13, Khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước Trả lời:
* Khái niệm: Là những bộ phận hợp thành của bộ máy hành chínhnhà nước được
thành lập để thực hiện chức năng hành chính nhà nước. * Đặc điểm: - Đặc điểm chung:
o Cơ quan nhà nước là 1 tập thể cán bộ, công chức nhà nước, có tính độc
lập tương đối về cơ cấu, tổ chức.
o Được trao những thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước. o Nhân sự của cơ quan nhà nước được hình thành theo quy định
của HP, luật và các văn bản PL khác có liên quan. - Đặc điểm riêng:
o Cơ quan HC Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng hành
chính nhà nước (quản lý NN). o Các cơ quan hành chính nhà nước tạo
thành 1 hệ thống thống nhất và có tính thứ bậc.
o Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính dưới luật, được
tiến hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh và để thi hành các văn bản đó.
Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm
vi hoạt động hành chính nhà nước.
o Các cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước trực
tiếp hoặc gián tiếp, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, chịu trách
nhiệm và báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà nước. o Hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng giám sát của cơ quan quyền
lực nhà nước. o Các cơ quan hành chính nhà nước có đối tượng, khách
thể tác động rộng lớn.
14, Năng lực chủ thể pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước Trả lời: 10 lOMoAR cPSD| 46797236
Năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật hành
chính và năng lực hành vi pháp luật hành chính.
Năng lực pháp luật hành chính là khả năng của chủ thể có được quyền chủ thể và mang
các nghĩa vụ pháp luật hành chính được nhà nước thừa nhận. Như vậy, chủ thể pháp
luật hành chính là các cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật hành chính. Năng lực
pháp luật nói chung, năng lực pháp luật hành chính nói riêng luôn thay đổi trong các
giai đoạn phát triển lịch sử, tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, chính
trị, trình độ phát triển của nền dân chủ xã hội.
Năng lực hành vi pháp luật hành chính là khả năng thực tế của chủ thể pháp luật hành
chính được nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền chủ
thể và nghĩa vụ pháp luật hành chính tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính.
15, Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước Trả lời:
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan chủ thể chủ yếu của quan hệ
pháp luật hành chính. Là 1 bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý
nhà nước có những đặc điểm chung:
o Là 1 tổ chức (tập hợp những con người). o Có tính độc lập tương đối về tổ chức
– cơ cấu. o Có thẩm quyền do pháp luật quy định. Và có đặc điểm riêng:
o Được thành lập để thực hiện chức năng hành chính nhà nước (quản lý nhà
nước). o Có tính thứ bậc. o Có tính dưới luật, dựa trên cơ sở HP và luật, pháp lệnh.
o Thẩm quyền của cơ quan HC nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động hành chính nhà nước.
o Các cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước quản lý. o
Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng giám sát của cơ quan
quyền lực nhà nước. o Các cơ quan hành chính nhà nước có đối tượng, khách thể tác động lớn.
16, Vị trí của Chính phủ Trả lời:
Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
XHCNVN, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội. (theo Hiến Pháp 2013)
17, Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Cơ cấu của Chính phủ Trả lời:
* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính Phủ: 11 lOMoAR cPSD| 46797236
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm bình đẳng giới.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi
quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm
nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành
nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ và chính quyền địa phương, bảo
đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng
tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang
bộ, cơ quan HC NN các cấp; bảo đảm thực hiện 1 nền HC thống nhất, thông
suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
* Cơ cấu của Chính phủ: do Quốc hội phê chuẩn.
- Thủ tướng Chính phủ: Do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức đối với Phó Thủ tướng Chính phủ (5 Phó Thủ tướng).
- Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Chủ tịch nước căn cứ vào Nghị
quyết của Quốc hội (do Thủ tướng Chính phủ đề nghị) về việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức đối với Bộ trưởng (17 Bộ trưởng) và Thủ trưởng (4 Thủ trưởng).
18, Hình thức hoạt động của Chính phủ Trả lời:
- Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng 1 phiên hoặc họp bất thường theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất
1/3 tổng số thành viên Chính phủ.
- Trong TH Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết
định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
- Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch
nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
19, Nhiệm vụ, thẩm quyền của Chính Phủ Trả lời: 12 lOMoAR cPSD| 46797236
Theo Điều 96 Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thưfng vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hộiquyết
định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác
trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công
nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ,
lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ
quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
- Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập,
giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban Thường vụ Quốc
hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công
chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng
trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng
nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; - tạo
điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công
dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập,
phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ
điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
20, Vị trí và tổ chức của Bộ
- Vị trí của Bộ: Là cơ quan của Chính phủ. - Tổ chức của Bộ: 13 lOMoAR cPSD| 46797236
o Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục, Đơn vị sự nghiệp công lập.
21, Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ. Cơ cấu của Bộ
- Nguyên tắc và tổ chức hoạt động:
o Tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn,quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hiệu quả, hiệu lực.
o Bộ, cơ quan ngang bộ chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy định của PL
- Cơ cấu: Vụ, VP, Thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
22, Thẩm quyền của Bộ và Bộ trưởng * Thẩm quyền của Bộ:
- Tổ chức thi hành HP, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghịquyết của UBTVQH,
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Đề xuất, xây dựng chính sách trình QH, UBTVQH quyết định hoặcquyết định theo thẩm quyền.
- Thống nhất quản lý về:
+ Kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,....
+ Nền hành chính quốc gia.
- Trình QH quyết định thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ: chia,điều chỉnh, thành lập, giải thể,...
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người,quyền công dân,
bảo đảm trật tự, an toàn XH.
- Thực hiện công tác đối ngoại và hội nhập trong nhiệm vụ, quyềnhạn của mình và theo ủy quyền.
- Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơquan TW của các
tổ chức chính trị - XH trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. * Thẩm quyền của Bộ trưởng:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ, cơ quan
ngang Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ, cơ
quan ngang Bộ được Chính phủ giao.
+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề
thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ mà mình đứng đầu. 14 lOMoAR cPSD| 46797236
+ Đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức
Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với ngành, lnh vực được phân công; ban hành hoặc
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách phát triển ngành, lnh vực được phân công.
+ Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân
chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức dối với các tổ chức,
đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện 1 số nhiệm vụ liên quan
đến ngành, lnh vực, được giao quản lý theo lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ
chức đơn vị trực thuộc.
+ Quyết định CT NCKH, công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH, CN; các tiêu chuẩn, quy trình,
quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lnh vực thuộc thẩm quyền.
+ Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật đối với ngành, lnh vực trong phạm vi toàn quốc.
+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài
chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch,
cửa quyền trong ngành, lnh vực được phân công
+ Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công
chức trong ngành, lnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
+ Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, TAND tối cao, VKSND
tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các
tổ chức chính trị - xã hội, giải trình những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc
hội quan tâm, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của
Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
+ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
23, Vị trí của Ủy ban nhân dân
- Là cơ quan hành chính Nhà nước cấu thành nên chinh quyền địa phương, có ý nghĩa
quan trọng như là mắt xích trong bộ mấy để thực hiện chức năng của nhà nước, góp
phần vận hành hoạt động thông suốt, liên tục, hiệu quả của chính quyền địa phương
nói chung và hệ thống cơ quan hành chính nói riêng. 15 lOMoAR cPSD| 46797236
24. Tổ chức – cơ cấu của Ủy ban nhân dân. Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân - Cơ cấu tổ chức:
+ Chủ tịch: do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
+ Phó chủ tịch và ủy viên: do Chủ tịch phê chuẩn.
- Hình thức hoạt động của UBND:
+ Hoạt động tập thể của UBND: •
UBND họp thường kỳ mỗi tháng 1 lần và có thể họp bất thường dochủ tịch
UBND quyết định hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp (với cấp tỉnh
theo yêu cầu của Thủ tướng CP) hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên UBND. •
UBND thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền bằnghình thức biểu
quyết: Quyết định của UBND tại phiên họp phải được quá bán (1/2) tổng số thành viên
UBND biểu quyết tán thành. •
Trong 1 số TH do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổchức thảo luận,
biểu quyết tại phiên họp, Chủ tịch UBND quyết định việc biểu quyết của thành viên
UBND bằng hình thức gửi phiếu ý kiến, sau đó Chủ tịch UBND thông báo kết quả biểu
quyết tại phiên họp UBND gần nhất.
25. Nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân - Chức năng:
+ Chịu trách nhiệm chấp hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp => đảm bảo thực hiện
chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - XH, củng cố quốc phòng, an ninh.
+ Thực hiện các chính sách khác trên địa bàn, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước HĐND cùng cấp. + Thực hiện chức năng hành chính ở địa phương.
+ Chịu trách nhiệm chấp hành HP, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên,
các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền, chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Nhiệm vụ và thẩm quyền của UBND:
+ Xây dựng và trình HĐND quyết định các nội dung liên quan đến việc ban hành Nghị
quyết của HĐND, những nội dung thuộc về quản lý nhà nước của địa phương hoặc do
phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên; tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND.
+ Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn
thuộc UBND (cấp tỉnh, cấp huyện). 16 lOMoAR cPSD| 46797236
+ Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ phát triển địa phương về kinh
tế, giao thông, môi trường,... trong thẩm quyền của địa phương.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đối với đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn.
+ Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh trên địa bàn, xây dựng và hoạt động tác chiến giữa bộ đội địa phương với dân quân tự vệ…
+ Tổ chức thực hiện và đảm bảo thi hành HP và PL, xây dựng chính quyền và địa giới
hành chính (cấp tỉnh và cấp huyện), các vấn đề xã hội như giáo dục, đào tạo, KH, CN, VH,...
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền,
đồng thời được phép phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
26. Vị trí và tính chất pháp lý của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
- Vị trí: thuộc UBND chỉ được tổ chức ở 2 cấp tỉnh và cấp huyện.
- Tính chất pháp lý: Là bộ máy tham mưu, giúp của UBND cùng cấpthực hiện chức năng
quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương, góp phần bảo đảm sự thống nhất
quản lý của lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở.
=> Vị trí và tính chất pháp lý của cơ quan chuyên môn độc lập.
27, Cải cách hành chính ở Việt Nam * Khái niệm:
- Là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ
thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức
năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình.
- Là 1 trong những nội dung của KH HC, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà
còn mang tính thực tiễn cao.
* Mục đích: Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà
nước trong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội, trước hết là quản lý, định
hướng và điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội và duy trì trật tự của xã hội theo
mong muốn của nhà nước.
* Nguyên nhân dẫn đến việc đẩy mạnh cải cách hành chính ở nướcta:
- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
- Những bất cập còn tồn tại của nền hành chính: 17 lOMoAR cPSD| 46797236
• Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa được xác định thật rõ và phù
hợp; sự phân công, phân cấp giữa các cấp và các ngành chưa thật rành mạch
• Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu
thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức
tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm
• Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh; phương thức quản lý hành chính vừa tập
trung quan liêu, vừa phân tán, chưa thông suốt, chưa có những cơ chế,
chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công.
• Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất.
• Bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn
bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn,
lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp.
• Chế độ quản lý tài chính không phù hợp với cơ chế thị trường.
- Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Sự phát triển của khoa học – công nghệ.
- Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với nhà nước ngày càng cao.
* Quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam:
+ Giai đoạn 1986 – 1995: Giai đoạn xây dựng nền tảng cho cải cách hành chính.
+ Giai đoạn 1995 – 2001: Cùng với Hội nghị TW 8 (Khóa VII) năm 1995, cải cách hành
chính được xác định là trọng tâm của cải cách nhà nước.
+ Giai đoạn 2001 – 2010: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính.
+ Giai đoạn 2011 đến nay: Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, xác định khung pháp lý cho chiến lược cải cách hành chính.
* Mục tiêu của cải cách hành chính:
+ Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm giải phóng
lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
+ Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm
giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính. 18 lOMoAR cPSD| 46797236
+ Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ TW đến cơ sở thông suốt,
trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Phát huy tính dân chủ và pháp
quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước.
+ Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ nhân dân, bảo vệ quyền con người,
gắn quyền con người và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, có đủ phẩm chất, năng lực và trình
độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ của nhân dân và sự phát triển của đất nước.
* Chương trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam (2011 –2020):
- Cải cách thể chế hành chính nhà nước.
- Cải cách thủ tục hành chính
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Cải cách tài chính công.
- Hiện đại hóa hành chính.
28, Khái niệm hoạt động công vụ và các đặc điểm của hoạt động công vụ.
* Khái niệm: là hoạt động nhà nước mang tính tổ chức và quyền lực pháp lý, được
thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức hoặc những người khác khi được nhà nước
trao quyền nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, công dân, nhà nước. * Đặc điểm: + Mang tính công vụ: •
Xuất phát từ quan niệm cho rằng công vụ là hoạt động của cán bộ, công chức
để thực hiện các chức năng của nhà nước => Khi tiến hành công vụ, cán bộ, công chức
là đại diện cho nhà nước để thực hiện công việc cho nhà nước. •
Công vụ xuất hiện trực tiếp từ quyền lực nhà nước và được sử dụng để thực thi
các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
+ Được điều chỉnh bằng pháp luật: Vì chính pháp luật quy định nghĩa vụ, quyền hạn,
chức năng của từng chức vụ, chức danh cán bộ, công chức nhà nước.
+ Có giá trị pháp lý: Hoạt động công vụ luôn mang tính quyền lực nhà nước và tuân thủ
theo các quy định của pháp luật => Công vụ khi được tiến hành có giá trị pháp lý nhất định.
+ Mang tính thường xuyên, liên tục và chuyên nghiệp: Tính chất này được bắt nguồn
từ những đặc điểm của hoạt động nhà nước được thực hiện 1 cách thường xuyên, liên tục. 19 lOMoAR cPSD| 46797236
+ Được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước: Nhà nước có nguồn ngân sách từ thuế để
nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và công vụ nhà nước.
29, Các nguyên tắc của chế độ công vụ.
Theo quy định tại điều 3, Luật Cán bộ, Công chức 2008, quy định về các nguyên tắc
thực thi công vụ, cán bộ, công chức thực hiện công vụ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ. 30, Khái niệm cán bộ
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định vềcán bộ, công chức theo đó:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
31, Khái niệm công chức
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa
đổi 2019 quy định về công chức theo đó:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
32, Nghĩa vụ và quyền chung của cán bộ, công chức
* Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hànhcông vụ
- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 20