-
Thông tin
-
Quiz
Ngân hàng câu hỏi Tiếng việt thực hành | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như ở Inđônêxia. Sự đa dạng và thống nhất đó được biểu hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tiếng việt thực hành 8 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Ngân hàng câu hỏi Tiếng việt thực hành | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như ở Inđônêxia. Sự đa dạng và thống nhất đó được biểu hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tiếng việt thực hành 8 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH NHÓM CÂU 2 ĐIỂM Câu 1 (2 điểm)
Một văn bản có phần đặt vấn đề được viết như sau:
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa
thật thống nhất như ở Inđônêxia. Sự đa dạng và thống nhất đó được biểu hiện trên
nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa.
a. Xác định chủ đề của văn bản.
Sự đa dạng và thống nhất của Indonexia
b. Chọn biến đổi một câu của phần đặt vấn đề trên thành ít nhất 2 cách diễn đạt
khác nhau sao cho đảm bảo được hiệu quả diễn đạt. Chọn câu 1
- Có lẽ trên thế giới hiếm có đất nước nào như Indonexia vừa đa dạng mà cũng vừa thống nhất.
- Có lẽ hiếm có đất nước trên thế giới vừa đa dạng và cũng vừa thật thống nhất như indo
- Có lẽ trên thế giới hi hữu có một quốc gia nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa
thật thống nhất như ở Indo Câu 2 (2 điểm)
Đây là một phần hồi tưởng của nhà quay phim Nguyễn Văn Nẫm, kể về 12
ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”:
Sáng 18/12/1972, Xưởng phim nhận được tin Mỹ sẽ đánh bằng không lực.
Chiều ngày 18/12, ông Lê Huân, lúc đó là giám đốc kiêm tổng chỉ huy ở địa chỉ
122 Hoàng Hoa Thám họp với anh em quay phim. (…) Anh em được mang máy
quay bên mình như các chiến sỹ. Riêng quay phim chính và phụ quay không ai
được đi sơ tán. (…) Mục tiêu của quay phim là trực 24/24. Nếu ở đâu có bom rơi
đạn nổ là tới đó ghi lại. Bởi Mỹ đánh Hà Nội không biết bao nhiêu lâu nên giám
đốc phân công cứ sáng nay điều đi trận địa này trong thành phố, sáng mai lại điều
đi trận địa khác. Anh em quay phim thay nhau khắp thành phố”
a. Hãy tóm tắt lại nội dung đoạn văn trên.
Đây là một phần hồi tưởng của nhà quay phim NVN, kể về 12 ngày đêm điện
biên phủ trên không: Sau khi xưởng phim nhận được tin Mỹ sẽ đánh bằng không
lực, thì chiều hôm đấy ông Lê Huân-giám đốc kiêm tổng chỉ huy họp với anh em
quay phim tại 122 Hoàng Hoa Thám…Anh em được mang máy quay bên mình, trừ
quay phim chính và phụ không ai được đi sơ tán…Bom rơi đạn nổ là tới đó ghi
hình 24/24. Anh em quay phim thay nhau khắp thành phố vì không biết Mỹ đánh HN bao nhiêu lâu.
b. Nêu chủ đề của đoạn văn bằng cách đặt cho đoạn văn một tiêu đề phù hợp.
Công việc của những người quay phim khi Mỹ tấn công HN
Những thước phim khi bom rơi… Câu 3 (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau
và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức mạnh nào có thể
cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển
nếu không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí
tuệ của nhân loại. Trên lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa
Đông và Tây lại trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá
lại vai trò của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã hội
ngày nay đang có một ý nghĩa đặc biệt.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: thời đại, cản trở, tiếp thu.
- thời đại: thời kỳ, giai đoạn, kỷ nguyên, bối cảnh
-cản trở: ngăn cản, cản ngăn, ngăn chặn, kìm hãm
-tiếp thu: hấp thu, hấp thụ, tiếp thu, tiếp nhận, lĩnh hội
b. Diễn đạt lại câu “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang
xích lại gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới” bằng ít nhất 3 cách khác nhau.
- Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà nhân loại đang xích lại gần nhau và sự
giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới
- Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà loài người đang sát lại gần nhau và sự
giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới
- Nhân loại đang sống trong thời đại ngày càng xích lại gần nhau và sự giao lưu
văn hóa trên toàn thế giới.
- Loài người đang sống trong thời kỳ sự giao lưu văn hóa trên toàn thế giới và
ngày càng xích lại gần nhau.
- Thời đại mà chúng ta đang sống là con người ngày càng xích lại gần nhau và
sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới.
- Chúng ta đang sống trong thời đại sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế
giới và nhân loại đang xích lại gần nhau. Câu 4 (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
Cho dù thế nào chăng nữa, trong dòng chảy của sự phát triển đô thị hiện nay,
phố cổ Hà Nội vẫn cần giữ những nét cổ kính lãng mạn, trầm tư như vốn có. Đừng
phá đi không gian trên những con phố cổ.
a. Đoạn văn trên cần phải có sự liên kết với nội dung (hoặc những nội dung) nào trước đó?
Đoạn văn trên cần phải có sự liên kết với nội dung trước đó là: Về tác động của sự
phát triển đô thị hiện nay đã ảnh hưởng tới những nét đẹp cổ xưa của con phố cổ HN.
b. Hãy xác định chủ đề của văn bản có đoạn văn trên.
Gìn giữ những con phố cổ ở HN Nét đẹp cần gìn giữ
Gìn giữ nét đẹp vốn có của phố cổ HN Câu 5 (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
Chúng ta phải chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải
chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi
với nhau. Vì thói ba hoa còn, tức là bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi cũng chưa
khỏi hẳn. (Dẫn theo X Y Z, “Sửa đổi lối làm việc, NXB Sự Thật, H. 1995)
Đoạn văn trên thuộc loại hình văn bản nào? Tại sao?
- Đoạn văn trên thuộc loại hình văn bản chính luận. - Giải thích
+ đoạn văn trên thỏa mãn 1 số đặc trưng của vbcl.
Một là, tính bình giá công khai. Người viết thể hiện quan điểm rõ ràng ngay
từ câu mở đầu về thái độ, hành động đối với những căn bệnh khác nhau cũng
như mối quan hệ giữa chúng.
Hai là, tính lập luận chặt chẽ. Người viết đưa ra quan điểm phải chống các
căn bệnh và giải thích tại sao cần phải chống các căn bệnh đó (vì hại như
nhau, thường đi với nhau).
+Ngôn ngữ của đoạn văn trên mang phong cách ngôn ngữ chính luận.
Về từ vựng: chủ yếu sử dụng lớp từ toàn dân.
Về cú pháp: sử dụng câu dài nhiều vế (câu 1) kết hợp các câu đơn với mqh
gắn bó với nhau bằng QHT “vì”.
Về phương pháp diễn đạt, sử dụng biện pháp lặp cú pháp: “Vì…” – dấu ấn nổi bật của vbcl. NHÓM CÂU 3 ĐIỂM Câu 6 (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau
và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức mạnh nào có thể
cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển
nếu không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí
tuệ của nhân loại. Trên lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa
Đông và Tây lại trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá
lại vai trò của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã hội
ngày nay đang có một ý nghĩa đặc biệt.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Nêu ý chính của đoạn văn trên.
b. Chỉ rõ các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn.
c. Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.
a. Ý chính của đoạn văn trên: vai trò của Nho giáo trong xã hội ngày nay b. - Liên kết nội dung:
+Liên kết chủ đề: Sự giao lưu văn hóa trên toàn thế giới, tất cả các câu trong
đoạn đều hường về 1 chủ đề chung
+Liên kế logic: các câu không có mâu thuẫn về ý mà bổ sung ý cho nhau để làm
rõ ý nghĩa giao lưu văn hóa và vai trò của Nho giáo
(Câu 1: Sự giao lưu văn hóa trên toàn thế giới
Câu 2 + 3: Khẳng định sự giao lưu, phát triển là điều tất yếu của nhân loại. Câu 4: Chuyển tiếp ý
Câu 5: Vai trò của Nho giáo trong xã hội ngày nay) - Liên kết hình thức:
+ Phép lặp: “Không một sức mạnh nào có thể cản trở được chiều hướng này.
Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu không đặt mình trong sự
tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí tuệ của nhân loại.” Điệp từ,
điệp cấu trúc “không một…”
+ Phép nối: cụm từ “Trên lĩnh vực văn hóa” và “Trong bối cảnh đó” +Phép thế:
“Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần
nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức
mạnh nào có thể cản trở được chiều hướng này.” Từ “này” thay thế cho
“loài người đang xích lại gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới”
Trên lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa Đông
và Tây lại trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc đánh
giá lại vai trò của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó
trong xã hội ngày nay đang có một ý nghĩa đặc biệt. Từ “đó” thay thế
cho “sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa Đông và Tây lại trở
thành một vấn đề cấp thiết”
c. Tiêu đề cho đoạn văn:
- Nho giáo và sự giao lưu văn hóa trên thế giới Câu 7 (3 điểm) Cho đoạn văn sau đây:
Ngay từ thế kỷ XI – XII, ở các bờ biển Pháp, Anh và Xcôtlen, người ta đã biết
lợi dụng thủy triều để làm chuyển động cối xay bột, thế mà chỉ mới hơn 30 năm trở
lại đây người ta mới tạo ra những trạm điện thủy triều. So với thủy điện trên sông,
điện thủy triều có một số điểm ưu việt. Điện sông còn có mùa khô, mùa cạn, thời
tiết tác động nên sản lượng điện không đều. Trong khi đó, thủy triều cho ta một
điện năng tương đối ổn định. Tất nhiên hoạt động của nhà máy điện dùng năng
lượng thủy triều cũng có những phức tạp riêng, vì thủy triều lại liên quan đến quy
luật vận hành của mặt trăng. Ngoài ra, sóng to, gió lớn, bão biển cũng ảnh hưởng
đến nguồn năng lượng này. Các nhà năng lượng học cũng tiên đoán một viễn cảnh
đẹp đối với ngành năng lượng thủy triều. Trong tương lai, điện thủy triều sẽ có một
vị trí đáng kể trong việc cung cấp điện năng.
(Đào Xuân Cường, Vũ Đình Lạt – Địa lý giải trí)
a. Hãy chỉ ra loại hình văn bản của đoạn văn. Văn bản khoa học
b. Bằng cách vận dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy viết lại đoạn văn (gạch
chân các từ ngữ đã thay thế).
Ngay từ thế kỷ XI – XII, ở các bờ biển Pháp, Anh và Xcôtlen, con người đã biết
sử dụng thủy triều để làm chuyển động cối xay bột, thế mà chỉ mới hơn 30 năm trở
lại đây con người mới phát minh ra những trạm điện thủy triều. So với thủy điện
trên sông, điện thủy triều có một số điểm vượt trội. Điện sông còn có mùa khô,
mùa cạn, thời tiết tác động nên sản lượng điện thất thường. Trong khi đó, thủy
triều cho ta một điện năng tương đối ổn định. Tất nhiên hoạt động của nhà máy
điện dùng năng lượng thủy triều cũng có những khó khăn riêng, vì thủy triều lại
liên quan đến quy luật hoạt động của mặt trăng. Ngoài ra, sóng to, gió lớn, bão
biển cũng ảnh hưởng đến nguồn năng lượng này. Các nhà năng lượng học cũng
tiên đoán một viễn cảnh đẹp đối với ngành năng lượng thủy triều. Trong tương lai,
điện thủy triều sẽ có một vị trí quan trọng trong việc cung cấp điện năng. Câu 8 (3 điểm)
Hãy sắp xếp lại trật tự các câu sau để hoàn thành một đoạn văn chuẩn, giải thích
ngắn gọn về lý do sắp xếp đó:
a. Nói như vậy, có nghĩa là, một từ mới hay một thuật ngữ mới, khi được dùng
trên báo chí hay các chương trình phát thanh và truyền hình thì thường đã được
chuẩn hóa về mặt ngữ âm, cách viết, về mặt ngữ nghĩa, cảnh huống sử dụng.
b. Vai trò quan trọng khác của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
phát triển ngôn ngữ là việc chuẩn hóa ngôn ngữ.
c. Hoặc có những từ trước đó công chúng dùng chưa đúng, phát âm hay viết
chưa đúng, nhưng nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, họ đã tự sửa được những sai sót đó.
d. Người nghe hay độc giả khi tiếp thu các từ mới này đã tiếp thu ngay dạng
chuẩn của nó và cách sử dụng.
(Phỏng theo Nguyễn Khuê – Chính sách ngôn ngữ ở Cộng hòa Philippin) Sắp xếp : b-a-d-c Giải thích:
Đoạn văn đảm bảo được tính chất của văn bản khi sắp xếp như vậy:
Về mặt nội dung: đoạn văn đảm bảo được liên kết về mặt chủ đề, các câu cấu
thành nó cùng hướng về một chủ đề. Trong đoạn văn nói trên, đối tượng cần
được triển khai làm sáng tỏ là vai trò quan trọng của phương tiện truyền thông
đại chúng trong việc chuẩn hóa ngôn ngữ. Các câu tiếp theo duy trì chủ đề bằng
cách giải thích việc chuẩn hóa về các khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ và làm
mạch lạc, rõ ràng về ý nghĩa của đoạn văn.
Về mặt hình thức: sử dụng phép nối (Nói như vậy, Hoặc, nhưng); phép lặp
(chuẩn hóa, từ mới…); phép thế (ngôn ngữ - một từ mới hay một thuật ngữ
mới; một từ mới hay một thuật ngữ mới – các từ mới này, nó; công chúng dùng
chưa đúng, phát âm hay viết chưa đúng – những sai sót đó) Câu 9 (3 điểm)
Sau đây là phần kết thúc của một văn bản:
Không phải cả Châu Âu muốn thắt chặt kiểm soát biên giới. Sự kiện “đóng
cửa” biên giới từng phần ngay trong những ngày tuyết rơi dày này tại Cựu lục địa
dường như chỉ là một giải pháp tình thế trong cơn khẩn cấp. Dòng người di cư đổ
vào châu Âu đang vượt lên trên khả năng kiểm soát của từng quốc gia đơn lẻ. Đây
là lý do EU buộc phải để một số quốc gia tham gia Schengen (Hiệp ước về tự do đi
lại Schengen) tái kiểm soát biên giới trong hai năm như một cách bảo vệ một Châu Âu không biên giới”
(Dẫn theo Hà Nội Mới, thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2016)
a. Xác định chủ đề của văn bản có phần kết thúc như trên. Từ chủ đề vừa xác
định, anh/ chị hãy đặt tiêu đề cho văn bản.
Chủ đề: Giải pháp của châu Âu trước dòng người di cư không thể kiểm soát.
Tiêu đề: Châu Âu thắt chặt kiểm soát biên giới
b. Hãy tìm từ, ngữ có thể thay thế cho các từ/ cụm từ sau: thắt chặt, đóng cửa,
cơn khẩn cấp, vượt lên khả năng kiểm soát.
-thắt chặt: buộc chặt, không nới lỏng, kìm chặt
-đóng cửa: khép cửa, chặn cửa, dừng hoạt động
-cơn khẩn cấp: lúc cấp bách, cơn nguy cấp
-vượt lên khả năng kiểm soát: vượt lên khả năng quản lý, vượt quá khả năng
quản lý, vượt quá năng lực kiểm soát, quá tải. Câu 10 (3 điểm)
Hãy phát hiện lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện này có thể cắn thủng cả giầy da. Thế nhưng
mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất.
Hiện nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng để điều trị cho những người bị nó cắn.
-Lỗi về cách dùng từ thay thế, cách dùng từ thay thế không thống nhất, câu
dùng “nó”, câu lại dùng “chúng”. Từ “nó” trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện.
- “bộ răng khỏe cứng” mắc lỗi logic
- mắc lỗi thiếu hụt chủ đề: câu “Hiện nay...” không liên quan tới 2 câu còn lại
- câu 1 và câu 2 chưa tương phản
- Các câu không thống nhất với chủ đề, câu đảo lộn xộn dẫn đến sự mơ hồ về nghĩa. * Chữa lỗi:
- Với bộ răng nanh dài và có độc, loài nhện khổng lồ Goliath có thể cắn thủng
cả giày da. Vì chúng có thể dễ dàng cắn xuyên qua những vật cứng nên tỉ lệ những
người bị loài nhện này cắn đang ngày càng tăng với những triệu chứng khó dự
đoán. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho
những người bị chúng cắn. Tuy nhiên, mọi biện pháp chống lại chúng vẫn chưa có
kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất.
- Với nọc độc của mình, loài nhện chân dài có thể gây chết người. Chính vì vậy,
các nhà khoa học đang tìm phương pháp điều trị cho người bị cắn dựa trên mức độ
độc trong răng chúng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu
chúng vì đặc thù sống sâu dưới mặt đất. Câu 11 (3 điểm)
Hãy chỉ ra lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Muốn bảo vệ môi trường, trước hết, ta phải hiểu môi trường là gì. Môi
trường là mọi thứ bao quanh ta. Nó gồm hai loại: môi trường trong cơ thể và môi trường ngoài cơ thể. *Lỗi sai:
+Lỗi mâu thuẫn ý: ở câu thứ 2 nói rằng môi trường là thứ bao quanh ta, tức là
bên ngoài cơ thể, vậy mà câu 3 lại phân loại nó bao gồm cả bộ phận trong cơ thể.
+Lỗi dùng từ chưa đúng phong cách khoa học: *Chữa câu:
- Muốn bảo vệ môi trường, trước hết, ta phải hiểu môi trường là gì. Môi trường
là mọi thứ cần thiết cho sự sống của con người. Nó gồm hai loại: môi trường trong
cơ thể và môi trường ngoài cơ thể.
- Muốn bảo vệ môi trường, trước hết, ta phải hiểu môi trường là gì. Môi trường
là mọi thứ bao quanh ta. Nó gồm hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Câu 12 (3 điểm)
Chỉ ra lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới hoang vu, lạnh cóng
vì cái chết hãi hùng sẽ ngự trị muôn đời. Vì thế, máu – tình yêu và sự sống là sự
thật không thể tách rời. Vì thế, hiến máu nhân đạo luôn là một nghĩa cử cao đẹp. *Lỗi
+Lỗi thiếu hụt chủ đề, thiếu sự chuyển tiếp: câu 1 nói về sự sống, c2 vai trò của
máu với sự sống, c3 nói về máu – tình yêu và sự sống, vậy là thiếu hụt chủ đề dẫn
đến thiếu hụt sự chuyển tiếp
+Lỗi dùng sai dấu câu (dấu - ở câu 3)
+Lỗi lặp từ, dùng từ sai nghĩa *Chữa:
- Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới hoang vu, lạnh lẽo
vì cái chết khắc nghiệt sẽ ngự trị muôn đời. Vì thế, máu và sự sống có mối quan hệ không thể tách rời.
-Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới hoang vu, lạnh lẽo
vì cái chết đáng sợ sẽ ngự trị muôn đời. Vì thế, máu và sự sống có mối quan hệ
không thể tách rời. Vậy nên, chúng ta không thể sống một ngày nếu không có máu.
- Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới sẽ trở nên hoang
vắng vì cái chết đáng sợ sẽ ngự trị muôn đời. Vì thế, máu và sự sống là hai yếu tố luôn gắn liền với nhau. NHÓM CÂU 5 ĐIỂM Câu 13 (5 điểm)
Thầy giáo Lê Trung Dũng (Văn Chấn – Yên Bái) chia sẻ: “Điều quan trọng
nhất không phải là kết quả mà là mình đã nỗ lực để đạt kết quả đó” (Nguồn: dantri.net)
Lập đề cương sơ lược cho văn bản về nội dung trên. Chọn một thành tố
trong đề cương để viết thành một văn bản hoàn chỉnh trong khoảng 20 câu.
A. Đặt vấn đề: Điều quan trọng nhất không phải là kết quả mà là mình đã nỗ
lực để đạt kết quả đó. B. Giải quyết vấn đề 1. Giải thích câu nói 1.1. Nỗ lực là gì?
Nỗ lực được hiểu như một động từ chỉ sự cố gắng và chăm chỉ rất nhiều lần
năng lực của bản thân để có thể hoàn thành được mục tiêu mà mình đề ra 1.2 Kết quả là gì?
Là đích đến cuối cùng của sự việc mà chúng ta đã đạt được khi ta thực hiện
một việc nào đó. Nó có thể thành công hoặc thất bại. 1.3 Ý nghĩa câu nói
Khẳng định chính quá trình mà chúng ta phấn đấu và nỗ lực làm nên kết quả
mới là điều quan trọng và đáng trân quý nhất. 2. Bình luận vấn đề
2.1. Lý do tại sao nỗ lực quan trọng hơn kết quả
2.1.1 Sự nỗ lực, phấn đấu tạo nên kết quả
2.1.2 Nỗ lực, phấn đấu tạo nên giá trị riêng của bản thân
2.1.3 Dẫn chứng: Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi tham gia cuộc thi hoa hậu hòa
bình TG 2021. Trước khi tham dự không ai nghĩ đến cô sẽ đạt vị trí cao nhất nhưng
nhờ sự nỗ lực của bản thân nên cô đã thay đổi cái nhìn và trở thành HH được yêu thích nhất hiện nay.
2.2 vai trò của việc nỗ lực để đạt được kết quả
2.2.1 Đối với cá nhân: có niềm tin vào bản thân mình, tinh thần lạc quan để theo
đuổi lý tưởng. Tự tạo cho mình thói quen tốt và không bị ỷ lại vào người khác.
Giúp có nhiều bài học kinh nghiệm. Giúp chạm tới thành công sớm hơn. Giúp ta có
thêm niềm tin để vượt qua khó khăn. 2.2.2 Đối với xã hội
Tăng năng suất lao độn, tập thể đoàn kết. Là thước đo đánh giá con người. Giúp
đất nước phát triển tốt đẹp hơn
2.3 hệ quả của việc coi trọng kết quả hơn nỗ lực
2.3.1 làm con người thiếu kiên định trong suy nghĩ
2.3.2 dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn
2.3.3 tạo thói quen ý lại
2.3.4 làm ảnh hưởng xấu đến con người và xã hội
2.4 Những giải pháp (cách rèn luyện sự nỗ lực) nhận thức và hành động 3. Mở rộng vấn đề
3.1 nhiều lúc kết quả của chúng ta mới là cái quan trọng nhất, chúng ta cần đạt
được vì không phải ai cũng nhìn vào sự nỗ lực.
3.2 cần sự nỗ lực của bản thân là chưa đủ, còn cần sự chung tay đoàn kết của nhiều
người và những yếu tố khác nữa: sự may mắn, điều kiện kinh tế, sự ủng hộ của gia đình…
C. Kết thúc vấn đề: khẳng định vấn đề là đúng, là thông điệp sâu sắc gửi tới mỗi
người đều có được một lối sống tích cực và cuộc sống tốt đẹp hơn *Chọn 1 thành tố
- Luận điểm 2.1.1 Sự nỗ lực, phấn đấu tạo nên kết quả Câu 14 (5 điểm)
Lập đề cương sơ lược cho chủ đề sau:
Bàn về hiện tượng “lẩu” văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Trình bày quan điểm của anh/ chị qua một bài viết ngắn khoảng 25 câu theo
phương thức lập luận so sánh.
Định hướng: thiên về ý tiêu cực, nghĩa là sự tiếp nhận và pha trộn văn hóa
không có trọn lọc nên còn tạp nham, lộn xộn.
A. Đặt vấn đề: Hiện tượng “lẩu” văn hóa trong xã hội VN hiện nay B. Giải quyết vấn đề 1. giải thích 1.1 văn hóa là gì?
Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được
cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các
chuỗi sự kiện trong đời sống hằng ngày. 1.2 lẩu văn hóa là gì?
Là một phép ẩn dụ về văn hóa để chỉ đến một xã hội đa văn hóa và sắc tộc 1.3 ý nghĩa câu nói
Hiện tượng lẩu văn hóa ở VN đang trở nên phổ biến đặc biệt là ở bộ phận
giới trẻ. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của các nước đang trong quá
trình hội nhập toàn cầu khi sự tiếp nhận và pha trộn văn hóa không có trọn lọc nên còn tạp nham, lộn xộn. 2. Bình luận
2.1 Thực trạng hỗn tạp văn hóa VN
2.2 Nguyên nhân của tình trạng
2.3 Tác động của lẩu văn hóa
2.4 Hệ quả để lại: Hiện tại- lâu dài 3. Mở rộng vấn đề
3.1 Tình hai mặt của việc đan xen văn hóa
3.2 giải pháp, bài học “hòa nhập nhưng không hòa tan”
C. Kết thúc vấn đề: Khẳng định tính cấp thiết của vấn đề và nhấn mạnh bài học rút ra. Câu 15 (5 điểm)
Lập đề cương chi tiết cho văn bản có tiêu đề như sau:
Rộng mở cánh cửa hội nhập: Tận dụng để bứt phá
Triển khai một ý trong đề cương thành đoạn văn dài 20 câu theo phương
thức lập luận phản đề.
A. Đặt vấn đề: Thực trạng về tình hình hội nhập của VN, làm thế nào để tận dụng
những lợi thế, những cơ hội đó để bứt phá và phát triển. B. Giải quyết vấn đề 1. Giải thích
Hội nhập là gì: Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các chủ thể quốc tế với nhau
thông qua việc tham gia các tổ chức, cơ chế hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu
phát triển của mỗi chủ thể, nhằm tạo thành tập hợp sức mạnh tập hợp giải quyết
những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao gồm các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 2. Lý do để bứt phá 2.1 KHKT phát triển
Sự phát triển của KHKT công nghệ và nền KT thị trường dẫn đến những sự pt mới mẻ trong quan hệ sx
2.2 Điều kiện để phát triển
Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền có điều kiện phát triển không giống nhau, đòi hỏi
các quốc gia mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế nhằm
thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. 2.3 Những khó khăn
Các cuộc khủng hoảng KT, tài chính đến những chuyển biến về kt trên phạm vi
toàn cầu, đồng thời quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức cao đã vượt
khỏi phạm vi biên giới quốc gia dẫn đến việc hợp tác ngày càng sâu sắc giữa các
quốc gia theo hình thức song phương, tiểu khu vực, khu vực toàn cầu trong những mối quan hệ hợp tác.
3. Tác động của hộp nhập 3.1 Tác động tích cực
- Tạo điều kiện và tăng cường pt có quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho
việc thiết lập và pt quan hệ song phương, khu vực và đa phương.
- Hình thức cơ cấu kt quốc tế mới, những ưu thế về quy mô, nguồn lực pt, tạo việc
làm, cải thiện thu nhập cho dân cư, gia tăng phúc lợi xã hội.
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu KHCN, đổi mới cơ cấu
và cơ chế quản lý nền kt, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kt phù hợp với luật
pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế. 3.2 Tác động tiêu cực
- Tạo sức ép giữa các thành viên khi tham gia hội nhập
-Tạo ra 1 số thách thức với quyền lực nhà nước
- Tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước ngoài
- Gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch
bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp
4. Bài học kinh nghiệm cần rút ra khi hội nhập quốc tế
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về hội nhập quốc tế của
VN nói chung và các cam kết WTO nói riên, nâng cao nhận thức của toàn xã hội
- Nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa
- Nắm vững thời cơ, giành thắng lợi từng bước
- Đánh giá và dự báo đúng tình hình trong nước và quốc tế; không ngừng sáng tạo
đổi mới tư duy trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, phù hợp với lợi
ích quốc gia – dân tộc và xu thế thời đại. C. Kết thúc vấn đề
Khẳng định sự cần thiết của hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh hiện nay, nhấn mạnh
những bài học kinh nghiệm rút ra.
Phương pháp nêu phản đề: là cách đưa ra một ý kiến ngược lại hoàn toàn với vấn
đề đang được bàn bạc rồi từ đó khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đang bàn bạc. Câu 16 (5 điểm)
Hãy chỉ ra lỗi và chữa lại các đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
a. Tại trụ sở, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con để trao đổi ý kiến
về một số chính sách mới của Chính phủ. Mỗi lúc, bà con kéo đến hội trường một đông. *Lỗi: - Lặp từ: “một số”
- dùng từ sai nghĩa biểu thái: “kéo”
Sửa: Tại trụ sở, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ bà con để trao đổi ý kiến về
một số chính sách mới của Chính phủ. Mỗi lúc, bà con tham gia buổi gặp gỡ ngày một đông.
b. Về biển cũng vậy. Nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, ví dụ như:
tần suất tiêu; tần suất tổ hợp mưa – lũ; không gian mưa; dao động mức nước
triều; sự biến đổi mức nước ngoài sông theo thời gian…Đó là những vấn đề rất
khó, phức tạp. Không thể giải quyết cùng một lúc. Đòi hỏi sự hợp lực của nhiều
nhà nghiên cứu, nhiều cơ quan quan tâm đầu tư tiền của thích đáng mới hy vọng
có kết quả sớm trong một ngày gần nhất. *Lỗi:
- dùng dấu câu không đúng vị trí nên nhiều câu mắc lỗi ngữ pháp
Nhiều vấn đề về biển chưa được giải quyết triệt để, ví dụ như: tần suất tiêu; tần
suất tổ hợp mưa – lũ; không gian mưa; dao động mức nước triều; sự biến đổi mức
nước ngoài sông theo thời gian…Đó là những vấn đề rất khó, phức tạp. Những
vấn đề này không thể giải quyết cùng một lúc, nó đòi hỏi sự hợp lực của nhiều nhà
nghiên cứu, nhiều cơ quan quan tâm đầu tư tiền của thích đáng mới hy vọng có kết
quả sớm trong một ngày gần nhất.
c. Trước đây, thiên nhiên thật phong phú, giàu đẹp ghê gớm, nhưng ngày nay,
nó còn giữ được sự phong phú giàu đẹp hay không? Chắc hẳn là không rồi. Vậy ta
phải làm một cái gì đó cho thiên nhiên chứ nhỉ.
Lỗi dùng từ sai phong cách: đây là văn bản chính luận hoặc văn bản khoa học
Sai các từ : ghê gớm, hay không, chắc hẳn, cái gì đó, chứ nhỉ
Sửa: Trước đây thiên nhiên thật phong phú, giàu đẹp, nhưng ngày nay nó không
còn giữ được sự phong phú giàu đẹp. Vậy ta phải làm điều có ích cho thiên nhiên. Câu 17 (5 điểm)
Một bài viết trên báo X có tiêu đề như sau:
Sự mơ hồ lý tưởng trong một bộ phận không nhỏ của sinh viên Việt Nam
hiện nay – một thực trạng đáng báo động.
Anh/ chị hãy lập đề cương sơ lược cho nội dung trên và hãy bày tỏ quan điểm
của anh/ chị về vấn đề được nêu trong một đoạn văn dài khoảng 20 câu theo
phương thức lập luận nhân quả.
A. Đặt vấn đề: Thực trạng lý tưởng sống của sinh viên VN hiện nay B. Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm lý tưởng sống
1.1 Giải thích lý tưởng sống là gì? Là giá trị nguyên tắc, định hướng và suy nghĩ
tích cực cho mục tiêu của mình. Đặt những mục tiêu quan trọng đối với bản thân lên hàng đầu
1.2 Lý tưởng sống mơ hồ là gì? Là sống không có mục đích, theo đuổi lối sống
không lành mạnh và chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, trọng trách của bản thân
trước vận mệnh của dân tộc.
1.3 Biểu hiện của lý tưởng sống
Là biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống. Vạch rõ mục tiêu, nỗ lực và không
buông xuôi chán nản khi thất bại.
2. Thực trạng, hiện tượng lý tưởng sống mơ hồ của sinh viên hiện nay
2.1 Sống ỷ lại, không có mục tiêu, không định hướng
2.2 Thích hưởng thụ, sống tự mãn
2.3 Dẫn chứng: 1 số sinh viên không có lý tưởng sống dẫn đến thái độ sống buông thả
3 (bonus) Tác động của lý tưởng sống mơ hồ đến sinh viên VN hiện nay
3. Giải pháp để sinh viên xác định đạo lý thường sống
3.1 thay đổi bản thân mình bằng cách tham gia các hoạt động trên lớp sẽ hình
thành cho mình lập trường, tri thức cho bản thân để hình thành mục tiêu
3.2 tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm sẽ tích lũy cho mình kinh nghiệm và
hứng thú, tích lũy mối quan hệ cá nhân
3.3 tham gia các hoạt động vì cộng đồng
3.2 Cần đặt ra mục tiêu cho bản thân
C. Kết thúc vấn đề: cần xác định rõ lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với mong
muốn của bản thân , không đi theo lý tưởng của người khác.
Suy luận nhân quả: có kết cấu 2 phần, phần trước là trình bày nguyên nhân, lý
do, phần sau là trình bày kết quả của sự việc, hiện tượng. Là những suy nghĩ, bàn
luận về ảnh hưởng, về sự khác nhau giữa kết quả, bản chất của sự việc khi không có sự kiện nào đó. Câu 18 (5 điểm)
Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài “Khái niệm lạc quan” đã viết:
Lạc quan cũng là tin vào sức bản thân mình có thể đạt được mục tiêu chính
đáng mình đặt ra, mặc dầu có thể thất bại nhiều phen.
a. Xây dựng đề cương chi tiết cho nội dung trên.
b. Triển khai một thành tố nội dung trong đề cương thành đoạn văn dài 20 câu
theo phương thức lập luận Tổng – Phân – Hợp (kết hợp diễn dịch và quy nạp). A. Đặt vấn đề
- Lạc quan là một thái độ sống tốt cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống
- Lạc quan giúp con người có được niềm tin để vượt qua thử thách B. Giải quyết vấn đề 1. Khái niệm
1.1. Lạc quan là luôn sống vui vẻ, có thái độ tích cực trước những biến cố của cuộc sống
1.2 lạc quan là nhìn nhận vấn đề và không đổ lỗi hay trốn tránh vấn đề
1.3 lạc quan là luôn luôn nhìn nhận kết quả tốt nhất không bất kì tình huống nào 1.4 Ý nghĩa của câu nói
Đó là tin vào sức mạnh của chính bản thân mình có thể đạt được những gì mà
mình mong muốn, đặt ra trước đó dù nó có thể sẽ gặp những khó khăn và thất bại 2. Biểu hiện
2.1 có kế hoạch, mục tiêu, lý tưởng sống
2.2 hài lòng về những gì bản thân có, cố gắng, nỗ lực, vươn lên để mình tốt đẹp hơn
2.4 trước những khó khăn luôn vững tinh thần, tìm cách vượt qua 3. Ý nghĩa
3.2 truyền năng lượng tích cực cho người khác
3.2 lạc quan giúp con người đến gần với thành công hơn
3.3 giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp của cuộc
sống, giúp cuộc sống muôn màu sắc hơn 4. Mở rộng vấn đề
Trái lại sự lạc quan, sự bi quan luôn đẩy con người vào tình thế khó khăn,
buông xuôi bất lực trước hoàn cảnh, để chấp nhận thất bại. Khi lạc quan bạn sẽ
nhìn thấy cơ hội trong khó khăn và ngược lại khi bi quan bạn chỉ thấy khó khăn
trong cơ hội và sẽ bỏ lỡ những cơ hội đó
C. Kết thúc vấn đề: Khái quát vai trò, tầm quan trọng của vấn đề đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
- Suy luận tổng - phân - hợp: " tổng " là tổng kết lại vấn đề nghị luận, " phân "
là phân chia theo các luận điểm, thường được gọi là luận cứ, " hợp " là sự kết hợp,
đúc kết lại tạo thành một nhận định phù hợp, được nâng cao hơn so với nhận định ban đầu. Câu 19 (5 điểm)
Chỉ ra lỗi và chữa lại những đoạn văn sau bằng ít nhất hai cách khác nhau:
a. Dường như ham chơi cổ vật đã trở thành một căn bệnh nghiền. Anh
không sao bỏ được. Chợ hoa tết tôi vẫn gặp anh lảng vảng bên các quầy đồ cũ để
tìm mua những cái mà mình say sưa. *Lỗi:
- Dùng từ sai về mặt nghĩa: ham chơi, lảng vảng, say sưa, cái, gặp
-Lỗi về dấu câu: dấu chấm giữa câu 1 và câu 2 là làm sai chức năng (lỗi này
cũng có thể quy về câu 1 thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ)
-Lỗi câu không đúng thực tế khách quan: chợ hoa tết – các quầy đồ cũ *Chữa:
- Dường như ham chơi cổ vật đã trở thành một căn bệnh nghiền. Anh không
sao bỏ được. Chợ hoa tết tôi vẫn thấy anh đến bên bên các quầy đồ cũ để tìm mua
những món đồ cổ mà mình yêu thích.
- Dường như ham chơi cổ vật đã trở thành một căn bệnh nghiền. Anh không
thể bỏ được. Chợ hoa tết tôi vẫn thấy anh đến bên các quầy đồ cũ để tìm mua
những món đồ mà mình đam mê.
- Dường như ham chơi cổ vật đã trở thành một căn bệnh nghiền. Anh không
thể bỏ được. Chợ hoa tết tôi vẫn gặp anh đến bên các quầy đồ cũ để tìm mua
những món đồ cổ mà anh yêu thích.
b. Đã 50 năm kể từ ngày những người lính trong đoàn tàu không số trở về
với cuộc sống đời thường. Những ngày tháng 10 này, họ lại có dịp hội ngộ ở ngay
tại nơi mà cái chết cận kề với sự sống. *Lỗi: mơ hồ về nghĩa *Chữa:
- Đã 50 năm kể từ ngày những người lính trong đoàn tàu không số trở về với
cuộc sống đời thường, những ngày tháng 10 này, họ lại có dịp hội ngộ ở ngay tại
nơi mà sự sống từng cận kề với cái chết.
-Những người lính trong đoàn tàu không số đã trở về với cuộc sống đời
thường cách đây 50 năm. Nhưng cho đến những ngày tháng 10 này, họ lại có dịp
tái hợp ở ngay tại nơi mà sự sống từng cận kề với cái chết.
c. Lời nhận xét ấy có đúng không? Đúng quá đi ấy chứ! Nào, bạn hãy cùng tôi đi
phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề. *Lỗi: - dùng từ sai phong cách *Sửa:
- Để làm rõ tính chính xác của lời nhận xét ấy, chúng ta sẽ phân tích các tác phẩm
để làm sáng tỏ vấn đề trên.
- Lời nhận xét ấy là đúng. Và để biết tại sao, chúng ta không thể không phân tích
tác phẩm để làm rõ vấn đề. Câu 20 (5 điểm)
Lập đề cương chi tiết cho chủ đề sau:
Bàn về sự xung đột văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay.
Chọn một thành tố nội dung trong đề cương triển khai thành đoạn văn
khoảng 20 câu theo phương thức lập luận phản đề.
A. Đặt vấn đề: Sự xung đột văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa ở VN hiện nay B. Giải quyết vấn đề 1. Giải thích 1.1 Văn hóa là gì?
1.1.1 văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ
và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên 1 hệ thống các
giá trị, các truyền thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính của mỗi dân tộc.
- Văn hóa chính là những dấu ấn của cộng đồng người, của một dân tộc được
truyền lại cho các thế hệ kế tiếp trong phong tục tập quán, nghi lễ thờ cúng dân