-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm | Trường Đại học Y Dược , Đại học Quốc gia Hà Nội
Dưới đây là các kỹ thuật nghiên cứu hiện đang được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán giải phẫu bệnh, TRỪ.Giải phẫu bệnh là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về.Thông thường, xét nghiệm mô bệnh học có thể cho biết các đặc điểm sau đây,TRỪ.Trong tổn thương tế bào và mô, hiện tượng tế bào thích nghi có những đặc điểm sau, TRỪ. Tài liệu giúp bạn tham khảo,ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Sinh học đại cương (BIO1059) 18 tài liệu
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội 152 tài liệu
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm | Trường Đại học Y Dược , Đại học Quốc gia Hà Nội
Dưới đây là các kỹ thuật nghiên cứu hiện đang được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán giải phẫu bệnh, TRỪ.Giải phẫu bệnh là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về.Thông thường, xét nghiệm mô bệnh học có thể cho biết các đặc điểm sau đây,TRỪ.Trong tổn thương tế bào và mô, hiện tượng tế bào thích nghi có những đặc điểm sau, TRỪ. Tài liệu giúp bạn tham khảo,ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Sinh học đại cương (BIO1059) 18 tài liệu
Trường: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội 152 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lO M oARcPSD| 48197999 phụ lục
1. Tổn thương tế bào và mô........................................1
2.Viêm...........................................................................8
3.U và Ung Thư..........................................................19
4. Ung thư Phổi...........................................................40
5.U lympho..................................................................68
6. Tuyến Giáp.............................................................79 6.
TỔN THƯƠNG TẾ BÀO VÀ MÔ
Câu 1. Dưới đây là các kỹ thuật nghiên cứu hiện đang được sử dụng phổ biến trong
chẩn đoán giải phẫu bệnh, TRỪ: A. Mô học B. Hóa mô miễn dịch C. Siêu cấu trúc D. Sinh học phân tử
Câu 2. Giải phẫu bệnh là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về:
a) Tế bào và mô lành. b) Tế bào và mô bị bệnh. c) Cơ chế hình thành bệnh tật.
d) Siêu cấu trúc tế bào và mô. A. a+b B. a+c C. b+c D. d+c
Câu 3. Thông thường, xét nghiệm tế bào học mô u có thể cho biết:
a) Đặc điểm của nhân tế bào u. b) Đặc điểm của hạt nhân tế bào u
c) Đặc điểm của chất cơ bản u.
d) Đặc điểm của mô đệm u A. a + c B. b + d C. a + b D. c + d
Câu 4. Thông thường, xét nghiệm mô bệnh học có thể cho biết các đặc điểm sau đây, TRỪ:
A. Mức độ xâm nhập hoặc di căn
B. Diện (bờ) cắt ngoại khoa còn mô u không
C. Không nhận biết được cấu trúc mô
D. Luôn biết được đặc điểm tế bào 1 lO M oARcPSD| 48197999
Câu 5. Trong tổn thương tế bào và mô, hiện tượng tế bào thích nghi có những đặc điểm sau, TRỪ:
A.Tế bào bị tổn thương nhưng vẫn sống sót
B. Tế bào bị tổn thương sẽ chết đi
C. Tế bào bị tổn thương không thể trở lại trạng thái bình thường
D. Dị sản vảy là một trong bằng chứng của hiện tượng thích nghi
Câu 6. Mức độ tổn thương tế bào phụ thuộc vào các yếu tố sau, TRỪ:
A. Chủng loại tác nhân gây tổn thương
B. Typ/chủng loại tế bào bị tổn thương
C. Cường độ và thời gian gây tổn thương
D. Đột biến gen P53 trong nhân tế bào
Câu 7. Dưới đây là các hình thái tổn thương tế bào có thể khả hồi, TRỪ: A. Thoái hóa hạt B. Thoái hóa mỡ C. Teo D. Thoái hóa nước
Câu 8. Dưới đây là các dạng thích nghi của tế bào bị tổn thương, TRỪ: A. Phì đại B. Quá sản C. Dị sản D. Mất biệt hóa
Câu 9. Các tình huống nêu dưới đây thể hiện cơ quan bị teo là do sinh lý, TRỪ:
A. Tử cung ở người già
B. Tuyến ức ở người trưởng thành
C. Teo cơ quan do dinh dưỡng
D. Teo ống Wolff và ống Muller trong quá trình tạo tử cung
Câu 10. Các tình huống dưới đây thể hiện cơ quan bị phì đại là do sinh lý, TRỪ: A. Cơ tim trong Fallot 4 B. Cơ tim ở lực sĩ
C. Cơ tử cung khi mang thai
D. Tuyến tiền liệt ở người già
Câu 11. Thoái hóa nước tế bào có các đặc điểm vi thể sau đây, TRỪ: 2 lO M oARcPSD| 48197999
A. Bào tương tế bào có nhiểu hốc nhỏ do lưới nội sinh chất tạo ra
B. Bào tương tế bào có nhiểu hốc nhỏ do ty thể tạo ra
C. Nhân tế bào không có các hốc nhỏ
D. Bào tương tế bào sáng hơn bình thường
Câu 12. Thoái hóa mỡ tế bào thường có các đặc điểm vi thể sau đây, trừ:
A. Bào tương tế bào có cấu trúc dạng bọt
B. Bào tương tế bào chỉ có một hoặc đôi khi có vài hốc lớn
C. Nhân tế bào không bị thoái hóa hốc
D. Không còn chất mỡ trong hốc bào tương ở tiêu bản nhuộm thường quy.
Câu 13. Chết tế bào theo chương trình (Apoptosis) có đặc điểm sau, TRỪ: A. Tự chết tế bào
B. Nhân và bào tương tế bào bị co nhỏ lại
C. Nhân và bào tương tế bào bị trương to lên
D. Chỉ xảy ra ở tế bào riêng lẻ
Câu 14. Dưới đây là các dạng tổn thương nhân tế bào thường gặp trong hoại tử, TRỪ: A. Nhân nở/trương to B. Nhân đông C. Nhân tan D. Nhân tiêu
Câu 15. Mô hoại tử thường có đặc điểm vi thể sau đây, TRỪ: A. Đồng nhất mô
B. Tính chất ưa toan của mô tăng
C. Tính chất ưa toan của mô giảm D. Có thể bị kính hóa
Câu 16. Hoại tử dạng tơ huyết thường có đặc điểm vi thể sau, TRỪ:
A. Chất hoại tử thường ưa toanB. Có nhiểu sợi tơ huyết
C. Có nhiều chất dạng tơ huyết
D. Nhân tế bào trong ổ hoại tử có các dạng nhân đông, nhân tiêu, nhân tan
Câu 17. Quá sản tế bào/mô có đặc điểm vi thể sau, TRỪ:
A. Tăng số lượng tế bào của mô hoặc cơ quan
B. Trật tự và cấu trúc mô bị xáo trộn
C. Trật tự và cấu trúc mô không bị xáo trộn 3 lO M oARcPSD| 48197999
D. Tế bào quá sản giống tế bào của mô gốc sinh ra chúng
Câu 18. Mô bị dị sản có đặc điểm vi thể sau, TRỪ:
A. Mang đặc điểm của mô ác tính
B. Mang đặc điểm của mô lành tính đồng loại
C. Khác về hình thái so với mô gốc sinh ra chúng
D. Có hiện tượng phân bào
Câu 19. Dưới đây là những giá trị hữu ích mà xét nghiệm giải phẫu bệnh luôn đạt được, TRỪ:
A. Giúp xác định chính xác tổn thương hoặc bệnh
B. Giúp lựa chọn phương pháp điều trị
C. Giúp lựa chọn thuốc điều trị
D. Giúp tiên lượng bệnh
Câu 20. Những nội dung dưới đây thuộc phần Giải phẫu bệnh đại cương, TRỪ:
A. Rối loạn chuyển hóa hắc tố
B. Tổn thương phức hợp nguyên thủy Ranke
C. Bệnh học hệ thần kinh
D. Bệnh học u hoặc bướu
Câu 21. Những bệnh sau đây thuộc phần Giải phẫu bệnh bộ phận, TRỪ:
A. Bệnh tiểu đường/đái tháo đường B. Bệnh Berger C. Bệnh Hashimoto D. Bệnh dày sứng gai
Câu 22. Môn học Giải phẫu bệnh có các chức năng sau đây, TRỪ:
A. Giảng dạy và đào tạo cán bộ Y tế
B. Định hướng điều trị trong nhiều trường hợp bệnh tật
C. Quyết định việc điều trị bệnh tật
D. Quyết định điều trị đích phân tử
Câu 23. Dưới đây là các kỹ thuật sinh học phân tử được ứng dụng trong ngành giải
phẫu bệnh hiện nay, TRỪ:
A. Hóa mô miễn dịch (immunohistochemistry) 4 lO M oARcPSD| 48197999
B. Lai tại chỗ (hybrid in situ)
C. Phản ứng chuỗi (PCR), giải trình tự (sequencing)
D. Hóa mô (histochemistry), hóa tế bào (cytochemistry)
Câu 24. Hiện tượng thay hình của tế bào hoặc mô (biến đổi hình thái và chức năng)
như nêu dưới đây, TRỪ:
A. Ổ niêm mạc ruột nằm trong dạ dày viêm mạn tính.
B. Ổ tuyến tụy nằm trong vách dạ dày.
C. Ổ biểu mô vảy nằm trong niêm mạc khí – phế quản
D. Ổ biểu mô tuyến nằm trong niêm mạc thực quản
Câu 25. Các tế bào biệt hóa có các đặc điểm sau, TRỪ: A.
Giống hình thái tế bào của mô gốc (mô mẹ) sinh ra
B. Thường giống chức năng của mô gốc (mô mẹ) sinh ra
C. Thường có tỷ lệ nhân/bào tương cao
D. Thường có tỷ lệ nhân/bào tương ở mức vừa hoặc thấp.
Câu 26. Các tế bào kém hoặc không biệt hóa có đặc điểm sau, TRỪ:
A. Tạo ra cấu trúc mô ít giống hoặc không giống mô mẹ
B. Không giống cả về hình thái và chức năng của tế bào và mô mẹ.
C. Có tỷ lệ nhân/bào tương cao
D. Có tỷ lệ nhân/bào tương ở mức vừa hoặc thấp.
Câu 27. Trong tổn thương tế bào, dưới đây là những điểm giống nhau giữa hiện tượng
quá tải và xâm nhập, TRỪ:
A. Tồn đọng chất chuyển hóa trong nhân hoặc bào tương tế bào
B. Nguồn gốc của chất tồn đọng có thể do nội sinh hoặc ngoại sinh
C. Hiện diện những chất bất thường trong tế bào
D. Phối hợp với thoái hóa bào quan tế bào
Câu 28. Mô loạn sản nặng thường có các đặc điểm vi thể sau, TRỪ: A. Là mô ác tính B. Là mô lành tính
C. Khác về hình thái so với mô gốc sinh ra chúng
D. Có tỷ lệ phân bào cao hơn
Câu 29. Mô bị hoại tử lỏng có các đặc điểm sau, TRỪ: A. Có màu xám đục
B. Có màu ưa toan/hồng nhạt 5 lO M oARcPSD| 48197999
C. Cấu trúc mô cũ bị tiêu biến
D. Cấu trúc mô cũ bị thưa và lỏng hơn
Câu 30. Mô bị hoại tử đông có các đặc điểm sau, TRỪ: A. Có màu xám đục
B. Có màu ưa toan/hồng nhạt
C. Có thể gặp các mảnh vụn của nhân hoặc bào tương tế bào bị thoái hóa
D. Có thể nhận ra dấu vết cấu trúc của mô cũ ở giai đoạn đầu tổn thương
Câu 31. Người phụ nữ 52 tuổi bị mất thận phải sau tai nạn xe hơi. Chụp CT ổ bụng 2
năm sau cho thấy thận trái to. Thận trái to trong trường hợp này là do: A. Phì đại (hypertrophy) B. Quá sản (hyperplasia) C. Loạn sản (dysplasia) D. Dị sản (metaplasia)
Câu 32. Một người đàn ông 60 tuổi bị bệnh viêm bàng quang mạn tính phàn nàn vì đi
tiểu nhiều lần và khó chịu vùng hố chậu. Thăm khám trực tràng không phát hiện được
dấu hiệu bất thường nào. Sinh thiết niêm mạc bàng quang phát hiện ổ biểu mô tuyến và
các tế bào viêm mạn tính. Về tế bào học, ổ biểu mô tuyến này không có dấu hiệu ác
tính. Thuật ngữ nào sau đây mô tả thích hợp hình thái vi thể của niêm mạc bàng quang trong trường hợp này: A. Phì đại (hypertrophy) B. Quá sản (hyperplasia) C. Loạn sản (dysplasia) D. Dị sản (metaplasia)
Câu 33. Một cậu bé 11 tuổi bị chấn thương cẳng chân do ngã xe đạp. Phim XQ 6 tháng
sau cho thấy các bè xương xuất hiện trong khối cơ vân tại vùng chấn thương cũ của
cẳng chân. Thuật ngữ nào sau đây được sử dụng để diễn tả tình trạng bệnh lý này:
A. Canxi hóa do loạn dưỡng (dystrophic calcification) B. Quá sản (hyperplasia) C. Loạn sản (dysplasia) D. Dị sản (metaplasia)
Câu 34. Một người phụ nữ 59 tuổi nghiện thuốc lá phàn nàn về nước tiểu của bà ta thỉnh
thoảng hình như có lẫn máu. Xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu niệu ở mức 4+. 6 lO M oARcPSD| 48197999
Hematocrit tăng. CT thận có khối 3 cm. Sinh thiết thận dưới hướng dẫn CT đã tìm thấy
ung thư biểu mô tế bào thận. Trong số các khả năng đáp ứng tế bào của tủy xương dưới
đây, khả năng nào có thể giải thích hiện tượng hematocrit tăng ở bệnh nhân này: A. Teo (Atrophy) B. Loạn sản (Dysplasia) C. Quá sản (Hyperplasia) D. Phì đại (Hypertrophy) 7 lO M oARcPSD| 48197999
2. VIÊM ĐẠI CƯƠNG VÀ VIÊM ĐẶC HIỆ
Câu 1. Những tác nhân sau đây là nguyên nhân viêm, TRỪ: A. Nhiệt, chấn thương
B. Sóng âm thanh dùng trong Y tế
C. Hóa chất kiềm hoặc acid
D. Các vi cơ thể (vi khuẩn, virus)
Câu 2. Những hiện tượng sau thuộc phản ứng viêm cấp tính:
a) Hiện tượng sinh hóa. b) Hiện tượng tế bào và mô. c) Hiện tượng huyết
quản - huyết. d) Hiện tượng hàn gắn hoặc hủy hoại. A. a+b B. c+d C. b+d D. a+c
Câu 3. Những hiện tượng sau thuộc phản ứng viêm mạn tính:
a) Hiện tượng sinh hóa b) Hiện tượng tế bào và mô. c) Hiện tượng huyết
quản - huyết. d) Hiện tượng hàn gắn hoặc hủy hoại A. a+b B. a+c C. b+d D. c+d
Câu 4. Số lượng triệu chứng lâm sàng viêm do Aulus Celsus phát hiện vẫn được sử dụng hiện nay: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 5. Nguyên nhân gây toan hóa nguyên phát mô viêm:
a) Phản xạ co mạch tạm thời. b) Mô (tế bào) viêm thiếu oxy. c) Đại thực
bào chế tiết. d) Tác động của chất trung gian hóa học trong viêm A. a+c B. a+d C. a+b D. b+c
Câu 6. Nguồn gốc của các chất trung gian viêm:
a) Huyết tương. b) Tế bào quanh mạch. c) Tế bào viêm. d) Tế bào sợi cơ trơn vách mạch máu A. a+c B. a+b C. b+d D. c+d
Câu 7. Chất hóa hướng động âm tính là chất nào dưới đây: 8 lO M oARcPSD| 48197999
A. Độc tố của vi khuẩn sinh mủ B. Bổ thể C5a C. Leukotrien B4
D. Serotonin ( hóa chất trung gian)
Câu 8. Trong viêm, Wirchow đã bổ sung triệu chứng lâm sàng nào sau đây: A. Đỏ B. Nóng
C. Giảm hoặc mất chức năng cơ quan D. Đau
Câu 9. Tế bào nào dưới đây tổng hợp, chế tiết histamin:
A. Bạch cầu đa nhân trung tính
B. Dưỡng bào (tế bào mast) C. Tương bào D. Đại thực bào
Câu 10. Chất trung gian viêm nào thường gặp ở người bị mày đay dị ứng: A. Serotonin B. Prostaglandin C. Histamine D. Bradykinin
Câu 11. Nguyên nhân chính gây triệu chứng đau vùng viêm, do: A. Dịch phù viêm
B. Chất trung gian hóa học
C. Hiện tượng thực bào
D. Tế bào nội mô huyết quản bị tổn thương
Câu 12. Các nguyên nhân sau gây nóng và đỏ vùng viêm, TRỪ:
A. Tốc độ dòng máu tới ổ viêm tăng
B. Tăng chuyển hóa của các tế bào tại vùng viêm
C. Nhiều dịch phù viêm tại vùng viêm D. Giãn mạch vùng viêm
Câu 13. Bệnh nào sau đây không trải qua phản ứng viêm cấp tính: A.Viêm phế quản phổi B.Viêm gan do virus
C.Viêm liên quan với bệnh tự miễn dịch D.Viêm dạ dày mạn tính
Câu 14. Thông thường, phản ứng viêm cấp có tế bào sau: A. Lympho bào 9 lO M oARcPSD| 48197999 B. Đại thực bào
C. Bạch cầu đa nhân ưa toan (ưa acid)
D. Bạch cầu đa nhân trung tính
Câu 15. Thông thường, phản ứng viêm mạn có các tế bào sau, TRỪ: A. Lympho bào
B. Bạch cầu đa nhân trung tính C. Đại thực bào D. Tương bào
Câu 16. Thông thường, viêm do virus gây ra có đặc điểm:
a) Không trải qua phản ứng viêm cấp tính. b) Có trải qua phản ứng viêm cấp tính
c) Lympho bào là tế bào viêm chiếm ưu thế . d) Bạch cầu đa nhân trung tính
và lympho bào chiếm ưu thế A. a+c B. a+b C. b+c D. b+d
Câu 17. Thông thường, viêm do ký sinh trùng gây ra có đặc điểm:
a) Không trải qua phản ứng viêm cấp tính. b) Có trải qua phản ứng viêm cấp tính.
c) Bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế. d) Bạch cầu đa nhân ưa toan chiếm ưu thế B. a+c B. a+b C. b+c D. b+d
Câu 18. Những chất sau thuộc nhóm chất trung gian viêm, TRỪ: A. Histamine B. Serotonin C. Nitrosamine D. Prostaglandin
Câu 19. Những hiện tượng sau do chất trung gian viêm gây ra, TRỪ:
A. Tăng tốc độ máu lắng B. Phù nề C. Sốt và đau D. Tăng nhịp tim
Câu 20. Dưới đây là các chất trung gian mạch hoạt trong viêm, TRỪ: A. Histamine B. Phospholipid C. Serotonin D. Prostaglandin 10 lO M oARcPSD| 48197999
Câu 21. Những nguyên nhân sau gây phù ổ viêm, TRỪ:
A. Giảm áp lực thấm thấu trong lòng mạch
B. Tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch
C. Tăng áp lực keo trong mô gian bào
D. Tổn thương vách mao quản
Câu 22. Bằng chứng thể hiện mối liên quan giữa viêm và miễn dịch:
A. Các hạch bạch huyết khu vực sung huyết hoặc viêm mủ
B. Tăng số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi C. Opsonin hóa và sốt
D. Thực bào thông tin kháng nguyên
Câu 23. Ứng dụng thực tế giữa viêm và miễn dịch như nêu dưới đây, TRỪ: A. Chủng vacxin B. Phản ứng Rivalta C. Phản ứng Midsuda D. Phản ứng ASLO
Câu 24. Dịch rỉ viêm có các tác hại sau, TRỪ:
A. Hút nội bào đảo ngược
B. Lan rộng tác nhân gây viêm
C. Cản trở tuần hoàn vùng viêm
D. Giảm hoặc mất chức năng cơ quan và có thể gây tử vong
Câu 25. Tế bào thực bào di chuyển đến ổ viêm chủ yếu do:
A. Tốc độ dòng máu tăng
B. Tổn thương tế bào và mô tại ổ viêm
C. Tổn thương thành (vách) mạch máu tại ổ viêm
D. Nồng độ cao chất trung gian hóa học tại ổ viêm
Câu 26. Khác nhau cơ bản giữa dịch rỉ (dịch tiết) với dịch thấm là: A. Màu sắc của dịch B. Vị trí dịch khu trú
C. Nguyên nhân gây ra dịch
D. Thành phần protein của dịch
Câu 27. Dịch rỉ viêm có các ích lợi sau, TRỪ: A. Hòa loãng độc tố
B. Hóa lỏng môi trường viêm
C. Tạo tiếp xúc thuận lợi giữa kháng nguyên với tế bào có thẩm quyền miễndịch.
D. Tạo tiếp xúc thuận lợi giữa kháng nguyên với tế bào thực bào 11 lO M oARcPSD| 48197999
Câu 28. Quá trình thực bào gồm các bước sau, TRỪ:
A. Nhận mặt và dính tác nhân gây viêm
B. Xuất ngoại bạch cầu
C. Nuốt tác nhân gây viêm
D. Tiêu hóa tác nhân gây viêm
Câu 29. Khi tới gần ổ viêm, các nguyên nhân sau làm giảm tốc độ di chuyển của bạch cầu, TRỪ: A. Máu bị cô đặc
B. Hoạt hóa thụ thể bạch cầu với yếu tố dính của nội mô huyết quản C. Chất trung gian viêm
D. Nồng độ chất hóa hướng động
Câu 30. Đại thực bào trong viêm có các chức năng, TRỪ:
A. Thu hút các tế bào thực bào khác tới ổ viêm
B. Ức chế sự chuyển dạng của tế bào lympho
C. Điều hòa đông máu và tiêu sợi huyết
D. Điều hòa đáp ứng miễn dịch
Câu 31. Những yếu tố dưới đây có vai trò hoạt hóa đại thực bào, TRỪ: A. Lymphokin
B. Nội độc tố vi khuẩn C. Bradykinin
D. Một số chất trung gian hóa học trong viêm
Câu 32. Bằng chứng nào dưới đây minh họa có đáp ứng miễn dịch trong viêm: A.Viêm mủ B. U hạt dị vật C. Nang lao D. Mô hạt
Câu 33. Con đường tự nhiên chủ yếu giúp giải quyết dịch phù viêm: A. Tĩnh mạch B. Bạch mạch C. Động mạch D. Ẩm bào
Câu 34. Bằng chứng nào dưới đây minh họa có bội nhiễm trong mô ung thư: A. Lympho bào
B. Bạch cầu đa nhân trung tính đang thoái hóa C. Hoại tử tế bào u D. Tăng sinh mạch máu
Câu 35. Thành phần tế bào chủ yếu trong viêm cấp tính do ký sinh trùng là: 12 lO M oARcPSD| 48197999
A. Bạch cầu đa nhân trung tính
B. Bạch cầu đa nhân ưa toan C. Tương bào D. Lympho bào
Câu 36. Thành phần tế bào chủ yếu trong viêm cấp tính do virus là:
A. Bạch cầu đa nhân trung tính
B. Bạch cầu đa nhân ưa toan C. Tương bào D. Lympho bào
Câu 37. Viêm mạn tính có các đặc điểm vi thể sau, TRỪ:
A. Tăng mô liên kết sợi - xơ
B. Có các tế bào lympho, đại thực bào, tương bào, tế bào sợi
C. Thay đổi cấu trúc mô ở các mức độ khác nhau
D. Sung huyết và phù viêm chiếm ưu thế
Câu 38. U hạt được coi là:
a) Dạng viêm đặc biệt. b) Dạng u đặc biệt. c) Phản ứng đặc biệt của tế bào
thực bào. d) Phản ứng đặc biệt của tế bào u A. a+b B. a+c C. c+d D. b+d
Câu 39. Các nguyên nhân sau tạo ra u hạt, TRỪ:
A. Sợi chỉ khâu không tiêu B. Tinh thể urat C. Vi khuẩn sinh mủ D. Trực khuẩn phong
Câu 40. Về vi thể, u hạt gồm các thành phần sau, TRỪ:
A. Tế bào u tạo ra cấu trúc đặc biệt gọi là nang
B. Tế bào viêm tạo ra cấu trúc đặc biệt gọi là nang
C. Đại thực bào có hình thái đặc biệt D. Các lympho bào
Câu 41. Loét dạ dày ung thư hóa (ung thư xuất hiện sau loét dạ dày) có:
A. Tế bào dạng biểu mô (tế bào bán liên) B. Mô hạt C. U hạt
D. Mô hoại tử và u hạt
Câu 42. Nguyên nhân hình thành u hạt miễn dịch: 13 lO M oARcPSD| 48197999
a) Miễn dịch qua trung gian tế bào. b) Miễn dịch thể dịch. c) Tác nhân gây
viêm khó bị tiêu hủy. d) Tất cả các ý nêu trên. C. a+b B. a+c C. b+c D. b+d
Câu 43. Nguyên nhân hình thành u hạt dị vật:
A. Miễn dịch qua trung gian tế bào B. Miễn dịch thể dịch
C. Nguyên nhân gây viêm khó bị tiêu hủy
D. Tất cả các ý nêu trên
Câu 44. Nang lao thường có các đặc điểm vi thể sau, TRỪ:
A. Chất hoại tử dạng bã đậu ở vùng giữa nang
B. Trung tâm nang không có huyết quản
C. Thường kề cận thành phần phụ thuộc da
D. Tế bào dạng biểu mô và tế bào khổng lồ Langhans
Câu 45. Nang phong (phong lành tính) thường có:
a) Chất hoại tử dạng bã đậu. b) Nhiều lympho bào và tương bào. c) Thành
phần phụ thuộc da kề cận. d) Tế bào dạng biểu mô và tế bào khổng lồ Langhans. A. a+b B. c+d C. a+d D. c+b
Câu 46. Nang phong (phong lành tính) không có:
A. Tế bào dạng biểu mô (tế bào bán liên)
B. Tế bào khổng lồ Langhans
C. Tuyến bã hoặc tuyến mồ hôi D. Tế bào bọt
Câu 47. Phức hợp nguyên thủy thường xuất hiện ở cơ quan:
a) Phổi. b) Ruột. c) Gan. d) Chỉ ở phổi A. a+b B. d+c C. a+c D. b+c
Câu 48. Tổn thương đặc trưng nhất trong lao nguyên phát (lao xơ nhiễm) của phổi là:
A. Hốc tổn thương ở đỉnh phổi
B. Nhiểu ổ can xi rải rác trong phổi
C. Tổn thương nhu mô phổi ngoại vi và hạch vùng liên quan D. Viêm phổi kẽ do lao
Câu 49. Phản ứng Mantoux cho biết:
A. Người bệnh hiện đang nhiễm trực khuẩn lao 14 lO M oARcPSD| 48197999
B. Người bệnh mới bị nhiễm trực khuẩn lao
C. Người bệnh có tiền sử nhiễm trực khuẩn lao
D. Người bệnh đang bị bệnh lao
Câu 50. Phản ứng Mitshuda cho biết:
A. Người bệnh đang bị nhiễm trực khuẩn phong
B. Khả năng miễn dịch của người bệnh với vi khuẩn phong
C. Người bệnh có tiền sử bị bệnh phong
D. Người bệnh mới bị nhiễm trực khuẩn phong.
Câu 51. Về Giải phẫu bệnh, diễn biến của quá trình viêm khá giống nhau là do:
A. Hiện tượng miễn dịch
B. Hiện tượng thực bào C. Chất trung gian viêm D. Cả 3 ý nêu trên
Câu 52. Những mặt hạn chế có thể gặp trong quá trình thực bào:
a) Hút nội bào đảo ngược. b) Tạo thuận lợi cho nhiều tác nhân gây viêm né
tránh tác động có hại cho chúng. c) Cản trở tuần hoàn dịch rỉ viêm. d) Hoạt
hóa apoptosis (chết tế bào theo chương trình). A. a+b B. a+d C. b+c D. d+c
Câu 53. Những tác động có thể có của chất hóa hướng động trong viêm:
a) Ngăn cản đại thực bào tới ổ viêm. b) Thu hút đại thực bào tới ổ viêm. c)
Thu hút lympho bào tới ổ viêm. d) Thu hút cả lympho và đại thực bào tới ổ viêm. A. a+b B. b+c C. a+d D. c+d
Câu 54. Opsonin hóa là hiện tượng:
A. Ig và/hoặc bổ thể bao bọc tế bào thực bào
B. Ig và/hoặc bổ thể bao bọc tác nhân gây viêm
C. Ig và/hoặc bổ thể bao bọc cả tế bào thực bào và tác nhân gây viêm
D. Tất cả các ý nêu trên đều không đúng
Câu 55. Một ổ viêm mạn tính được coi là đang hoạt động khi có tế bào: A. Đại thực bào B. Lympho bào
C. Bạch cầu đa nhân trung tính D. Tương bào
Câu 56. Tế bào nào dưới đây thường được hoạt hóa để trở thành đại thực bào: 15 lO M oARcPSD| 48197999
A. Tế bào trung mô cố định
B. Bạch cầu đơn nhân của tủy xương C. Tế bào biểu mô D. Tế bào sợi
Câu 57. Dưới đây là viêm cấp tính theo phân loại giải phẫu bệnh, TRỪ: A. Viêm thanh dịch B. Viêm mủ C. Viêm long
D. Viêm cầu thận màng tăng sinh
Câu 58. Dưới đây là viêm mạn tính theo phân loại giải phẫu bệnh, TRỪ: A. Lao hang B. Viêm tơ huyết C. Loét dạ dày xơ chai D. Phong củ
Câu 59. Dịch rỉ viêm có nguồn gốc: A. Máu B. Thanh mạc C. Máu và thanh mạc D. Bạch huyết
Câu 60. Trong số tế bào tham gia đáp ứng viêm, đại thực bào có đặc điểm:
A. Kích thước lớn nhất B. Kích thước trung bình
C. Tỷ lệ nhân/ bào tương cao D. Rõ hạt nhân
Câu 61. Trong viêm, sung huyết động có đặc điểm:
a) Tiểu động mạch của ổ viêm liên quan tới tổn thương. b) Tiểu tĩnh mạch
của ổ viêm liên quan tới tổn thương. c) Tốc độ dòng máu tới ổ viêm là lớn
nhất. d) Tốc độ dòng máu không thay đổi. A. a+b B. b+c C. b+d D. a+c
Câu 62. Dưới đây là các đặc điểm vi thể của ổ áp xe, TRỪ: A. Ổ viêm mủ B. Có vỏ xơ bao bọc
C. Không có vỏ xơ bao bọc
D. Ít mạch máu trong vách xơ 16 lO M oARcPSD| 48197999
Câu 63. Về mô bệnh học, u hạt (viêm u hạt) được phân chia thành các nhóm cấu trúc sau:
a) Cấu trúc nang hoặc nốt rõ rệt. b) Cấu trúc lan tỏa (không tạo nang hoặc
nốt rõ ràng). c) Cấu trúc hỗn hợp (vừa có cấu trúc nang hoặc nốt lại vừa lan tỏa)
d) Không có cấu trúc nhất định A. a+b B. a+c C. c+d D. b+d
Câu 64. U hạt hỗn hợp tế bào có đặc điểm vi thể:
a) Tổn thương lan tỏa không thành cấu trúc nang hoặc nốt. b) Tổn thương
tạo cấu trúc nang hoặc nốt rõ rệt. c) Có mô bào và nhiều loại tế bào viêm khác.
d) Chỉ đơn thuần mô bào chiếm ưu thế A. a+d B. a+c C. b+c D. b+d
Câu 65. U hạt tế bào đơn nhân có đặc điểm vi thể:
a) Tổn thương lan tỏa không thành cấu trúc nang hoặc nốt. b) Tổn thương
tạo cấu trúc nang hoặc nốt rõ rệt. c) Có mô bào và nhiều loại tế bào viêm khác.
d) Các mô bào có bào tương rộng và không rõ ranh giới tế bào A. a+d B. a+c C. b+c D. b+d
Câu 66. “Yếu tố dây” trong lao có bản chất: A. Protid B. Lipid C. Glucid D. Hỗn hợp protid - lipid
Câu 67. Thể lao riêng lẻ, theo Laennec, có các dạng sau, trừ: A. Hạt lao và củ lao B. Củ sống C. Củ túi hóa D. Củ u lao
Câu 68. Thể lao xâm nhập, theo Laennec, có các dạng sau, trừ: A. Dạng nhầy B. Dạng xám C. Dạng xanh xám D. Dạng vàng sống 17 lO M oARcPSD| 48197999
Câu 69. Về đại thể, hang lao gồm các loại sau, TRỪ: A. Hang lao đặc B. Hang lao rỉ ướt C. Hang lao nang D. Hang lao xơ
Câu 70. Hang lao là hậu quả của:
a. Thoát mủ theo đường dẫn tự nhiên
b. Thoát mủ theo cách nhân tạo c. Ổ mủ có vách xơ rõ d. Chất mủ bị mô hóa A. a+b B. b+d C. a+c D. c+d
Câu 71. Những biến chứng thường gặp của hang lao:
a) Ho máu sét đánh. b) Ho ra ít máu. c) Khí phế thũng. d) Tràn khí phế mạc A. a+c B. b+d C. b+c D. a+d
Câu 72. Về thực chất, phản ứng nang trong lao là:
A. Hiện tượng huyết quản huyết
B. Hiện tượng tế bào và mô
C. Hiện tượng hàn gắn hoặc hủy hoại
D. Cả 3 hiện tượng nêu trên
Câu 73. Dưới đây là các tổn thương lao ở tuổi thiếu nhi khác với lao ở tuổi thanh niên, trừ: A. Tổn thương khu trú
B. Tổn thương lan rộng một cách kín đáo
C. Tổn thương thường phức tạp và lan rộng
D. Tổn thương lao ở phổi dễ thoái triển
Câu 74. Trực khuẩn phong có các đặc điểm sau, trừ:
A. Chỉ sống trong tế bào
B. Thời gian sinh trưởng chậm
C. Thời gian sinh ttrưởng nhanh
D. Thường sống ở niêm mạc đường hô hấp trên và bao dây thần kinh ngoại vi
Câu 75. Sự sinh sản và phát triển trực khuẩn phong chịu tác động chủ yếu của:
A. Chủng loại trực khuẩn 18 lO M oARcPSD| 48197999
B. Độc lực của trực khuẩn
C. Miễn dịch của cơ thể người bệnh
D. Vị trí mô hoặc cơ quan bị tổn thương của người bệnh
Câu 76. Bệnh phong có nhiều thể lâm sàng và giải phẫu bệnh phong phú là do:
A.Chủng loại trực khuẩn
B. Độc lực của trực khuẩn
C. Miễn dịch của cơ thể người bệnh
D. Vị trí mô hoặc cơ quan bị tổn thương của người bệnh
Câu 77. Bệnh lao diễn biến phức tạp chủ yếu do:
A. Trạng thái quá mẫn của cơ thể người bệnh
B. Độc lực của trực khuẩn lao
C. Chủng loại trực khuẩn lao
D. Typ mô bị tổn thương
Câu 78. Những yếu tố sau ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương lao thiên về phản
ứng rỉ viêm (hiện tượng huyết quản - huyết), TRỪ:
A. Nhiều trực khuẩn, độc lực cao
B. Ít trực khuẩn, độc lực thấp C. Quá mẫn
D. Tổn thương mô có cấu trúc lỏng lẻo
Câu 79. Dưới đây là các giai đoạn tiến triển của gôm giang mai, TRỪ: A. Gôm sống B. Củ sống C. Nhuyễn hóa và loét D. Sẹo hóa
3.CÂU HỎI BÀI BỆNH HỌC U VÀ UNG THƯ
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là của mô ung thư:
A. Thay đổi một mô có sẵn
B. Phát sinh từ một dòng tế bào đã trở nên bất thường
C. Chịu sự chỉ huy của cơ thể
D. Tuân theo quy luật đồng tồn với cơ thể.
Câu 2. Mô u có các đặc điểm nào dưới đây, TRỪ:
A. Tế bào có sự thay đổi cả về chất lượng và hình thái.
B. Là một sinh sản thừa.
C. Ngừng phát triển khi nguyên nhân gây ra đã hết. 19 lO M oARcPSD| 48197999
D. Là tổn thương không hồi phục.
Câu 3. Những đặc điểm dưới đây là của mô ung thư, TRỪ:
A. U có thể phát sinh từ bất cứ mô tạng nào.
B. U không chỉ gặp ở người mà còn gặp ở các loài vật.
C. Hầu hết mỗi u đều phát sinh từ nhiều dòng tế bào.
D. Các tế bào u thường khác biệt với các tế bào lành về hình thái.
Câu 4. Mô u có các đặc điểm sau, TRỪ:
A. U mô liên kết thường gặp nhiều hơn u biểu mô.
B. Một số u có thể phát sinh từ tế bào không phải của cơ thể bị u.
C Mô nào có sự đổi mới tế bào thường xuyên hơn dễ xuất hiện u hơn. D.
Hiếm gặp u ở các mô biệt hóa cao.
Câu 5. Thuật ngữ nào dưới đây được hiểu là ung thư biểu mô? A. Sarcoma. B. Carcinosacoma. C. Carcinoma. D. Borderline Tumour.
Câu 6. Tần suất u phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? a. Chủng tộc
b. Môi trường sống, địa dư . c. Tuổi d. Cân nặng lúc sinh. A. a+b+c B. b+c+d C. a+c+d D. a+b+d
Câu 7. Các đặc điểm sau đây là của mô u, TRỪ:
A. U là hiện tượng bất thường làm rối loạn tính đồng tồn của cơ thể.
B. Các tế bào u chỉ sinh sản khi bị mất chất.
C. Các tế bào u phát triển không có giới hạn về không gian và thời gian.
D. Thể hiện sự mất thăng bằng liên tục.
Câu 8. Dưới đây là các đặc điểm của u, TRỪ: A.
Tạo ra một mô mới bất thường về số lượng và chất lượng. 20