-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngân hàng câu hỏi tự luận môn tư tưởng Hồ Chí MInh | trường Đại học Huế
Câu 1: Tính chất của xã hội VN cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX? Xã hội VN lúc này có mấy giai cấp và là những giai cấp nào?Câu 2: Đảng cộng sản Việt Nam được hơp nhất từ những tổ chức cộng sản nào ?Câu 3: Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) thông qua.Câu 4: Nội dung cơ bản Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I (tháng 5/1941).Câu 5: Tính chất Cách mạng Tháng Tám năm 1945:Câu 6: Tình hình Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám và các nhiệm vụ của“Kháng chiến kiến quốc” của BCH Trung ương Đảng (25/11/1945).Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (Huế) 14 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Ngân hàng câu hỏi tự luận môn tư tưởng Hồ Chí MInh | trường Đại học Huế
Câu 1: Tính chất của xã hội VN cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX? Xã hội VN lúc này có mấy giai cấp và là những giai cấp nào?Câu 2: Đảng cộng sản Việt Nam được hơp nhất từ những tổ chức cộng sản nào ?Câu 3: Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) thông qua.Câu 4: Nội dung cơ bản Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I (tháng 5/1941).Câu 5: Tính chất Cách mạng Tháng Tám năm 1945:Câu 6: Tình hình Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám và các nhiệm vụ của“Kháng chiến kiến quốc” của BCH Trung ương Đảng (25/11/1945).Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Huế) 14 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lO M oARcPSD| 47110589 lO M oARcPSD| 47110589 Chương 1
Câu 1: Tính chất của xã hội VN cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX? Xã hội VN
lúc này có mấy giai cấp và là những giai cấp nào?
Tính chất của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Xã hội Việt Nam lúc này có 5 giai cấp. Đó là các giai cấp : Địa chủ, nông dân, công
nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
Câu 2: Đảng cộng sản Việt Nam được hơp nhất từ những tổ chức cộng sản nào ?
Đảng cộng sản Việt Nam được hợp nhất từ những tổ chức cộng sản:
+ Đông Dương Cộng sản Đảng (17/6/1929), + An Nam Cộng sản Đảng
(11/1929) + Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (01/01/1930)
Câu 3: Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị
thành lập Đảng (2/1930) thông qua.
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) thông qua:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên được hợp thành từ Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt và Chương trình tóm tắt của Đảng do Hội nghị thành lập Đảng thông qua.
Mục tiêu chiến lược: Làm tư sản dân quyền cm và thổ địa cm để đi tới xã hội cộng sản
Nhiệm vụ: chống đế quốc, chống pk trong đó đặt nhiệm vụ chống Pháp lên hàng đầu
Lực lượng : đoàn kết công dân - nông dân và mở rộng liên minh với các giai cấp,
lực lượng tiến bộ, yêu nước tập trung lực lượng chống đế quốc và tay sai. Trong đó
công dân - nông dân là lực lượng cơ bản, công nhân là lực lượng lãnh đạo.
Phương pháp cách mạng: dùng bạo lực cách mạng của quần chúng để giải phóng dân tộc lO M oARcPSD| 47110589
Quan hệ quốc tế: tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản
thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp
Vai trò của Đảng: Đảng là đội Tiên Phong của giai cấp vô sản phải thu phục cho
được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho gai cấp mình lãnh đạo được dân chúng
Câu 4: Nội dung cơ bản Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa I (tháng 5/1941). -
Chủ trương thay đổi chiến lược: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng
đầu. Tạm gác khẩu hiệu: “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” bằng
khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo,
chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm tô, giảm tức. -
Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành
chính sách “dt tự quyết” -
Quyết định thay tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc, thành lập Mặt trận
VN độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận dân tộc thống
nhất phản đế Đông Dương và giúp đỡ việc lập Mặt trận ở Lào và Campuchia
- Quyết định xúc tiến ngay công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. -
Chú trọng vấn đề xây dựng Đảng, chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ CHƯƠNG 2
Câu 5: Tính chất Cách mạng Tháng Tám năm 1945:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình thể hiện: -
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân
tộc,tập trung giải quyết mâu thuẫn xã hội Việt Nam -
Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc đoàn kết, chặt chẽ trong mặt trậnViệt Minh. -
Thành lập chính quyền nhà nước của chung toàn dân tộc theo chủ trương
củaĐảng với hình thức cộng hòa dân chủ.
Câu 6: Tình hình Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám và các nhiệm vụ
của“Kháng chiến kiến quốc” của BCH Trung ương Đảng (25/11/1945).
Về thuận lợi: - Liên Xô trở thành thành trì của hệ thống chủ nghĩa xã hội lO M oARcPSD| 47110589 -
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Châu Á Châu Phi và khu vựcMĩ La tinh dâng cao -
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tựdo. -
Đảng CS trở thành đảng cầm quyền
Về khó khăn : + Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+Trình độ văn hoá của nhân dân ta thấp kém, 90% số dân mù chữ.
+ Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, theo gót chúng là bọn Việt
Quốc, Việt Cách, chúng lập chính quyền phản động ở một số nơi, cướp của giết
người và chống phá chính quyền cách mạng
+ Ở miền Nam: quân Anh với danh nghĩa Đồng Minh kéo vào nước ta tiếp tay cho
thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai
Tình hình đó Đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam
Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” cùng 1 lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và thù trong, giặc ngoài
Câu 7: Nội dung cơ bản và ý nghĩa Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2/1951). Nội dung
Chính Cương của Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội thông qua gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Thứ nhất, xác định tính chất của xã hội VN lúc này có 3 tính chất: dân chủ nhân
dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến;
Đối tượng đấu tranh chính của VN hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và
can thiệp Mỹ và phong kiến phản động
+ Thứ hai, Nhiệm vụ của cm VN được xác định là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược,
giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến
và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH. lO M oARcPSD| 47110589
Những nhiệm vụ đó có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng nhiệm vụ chính lúc
này là tập trung đấu tranh chống xâm lược hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc
+ Thứ ba, Động lực của cm VN được xác định gồm có 4 giai cấp: công nhân, nông
dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, ngoài ra còn có thân sĩ yêu nước và tiến bộ Trong
đó nền tảng là giai cấp công nhân, nông dân và lao động trí óc
+ Thứ tư, Đặc điểm cách mạng : CM Việt Nam lúc này là cách DTDCND
+ Thứ năm, triển vọng cách mạng : Chính cương cũng nêu ra triển vọng phát triển
của cách mạng viêt nam nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ý nghĩa: Đại hội II thành công là một bước tiến mới của Đảng về mọi mặt, là “ Đại
hội kháng chiến kiến quốc “thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây
dựng Đảng Lao động Việt Nam”
Câu 8: Đặc điểm cơ bản của nước ta sau tháng 7-1954 và đường lối cách mạng
của Đảng được đề ra tại Đại hội III (9-1960)
Đặc điểm: đất nước bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 cầu Hiền Lương song
Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, phát triển theo con
đường XHCN, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đương lối cách mạng Nhiệm vụ chung:
“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh
CMXHCNở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân dânở miền
Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một
nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần
tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bìnhở Đông Nam Á và TG”.
* Nhiệm vụ của mỗi miền:
+ CM XHCNở miền Bắc: có nhiệm vụ xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa vững
mạnh, hậu phương lớn để cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ.
+ CM dân tộc dân chủ nhân dânở miền Nam: có nhiệm vụ đánh thắng đế quốc Mỹở
miền Nam, hoàn thành nốt công cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc XHCN. lO M oARcPSD| 47110589
* Vị trí và vai trò của mỗi miền:
+ CM XHCNở miền Bắc: có vai trò quyết định nhất (do có nhiệm vụ xây dựng tiềm
lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho CM miền Nam, chuẩn bị cho
cả nước đi lên CNXH về sau) đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước.
+ CM dân tộc dân chủ nhân dânở miền Nam: có vai trò quyết định trực tiếp trong
công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
* Mối liên hệ của CM 2 miền:
+ Mỗi miền đều có nhiệm vụ khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nhưng cả hai miền
có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì cả hai miền đều có chung 1 mục tiêu:
hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cùng đi lên xây dựng CNXH. +
Cả 2 miền đều do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, 1 quân đội thống nhất tiến hành.
* Con đường thống nhất đất nước: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách
mạng,Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơ-
ne-vơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất VN.
* Triển vọng của CMVN: Là cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp và lâu
dàinhưng nhất định thắng lợi, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 9: Các bước đột phá về đổi mới kinh tế của Đảng từ năm 1979 đến năm 1986.
Bước đột phá đầu tiên : Hội nghị Trung ương 6 của Đại hội ĐBTQ lần thứ IV (8 – 1979)
Bước đột phá thứ nhất tiến hành đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc
phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho "sản xuất bung ra". -
Hội đồng Chính phủ ra quyết định (10 – 1979) về việc tận dụng đất đai nông
nghiệp để khai hoang, phục hóa được miễn thuế; xóa bỏ những trạm kiểm xoát để
người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường -
Ban Bí Thư ban hành chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp -
Chỉnh phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động sản
xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh lO M oARcPSD| 47110589
Quyết định số 26-CP về mở rộng hình thức lương khóa, lương sản phẩm và vận dụng
thình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.
Bước đột phá thứ hai: Hội nghị Trung ương 8 của Đại hội ĐBTQ lần thứ V (6 – 1985)
Tư tưởng: Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá lương tiền
là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh XHCN Nội dung xóa
bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp trong giá và lương là tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm
Thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp, chuyển
sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa
Thực hiện trả lương bằng tiền có hàng hóa đảm bảo, xóa bỏ cung cấp hiện vật theo giá thấp
Xóa bỏ các khoản chi ngân sách mang tính chất bao cấp tràn lan
Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ chính trị khóa V (8 – 1986)
-Tư tưởng: Đối mới kinh tế toàn diện
-Về cơ cấu sản xuất: Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển
công nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải chú trọng cả quy mô và mức độ.
Thực hiện ba chương trình mục tiêu: lương thực, thực phẩm; Hàng tiên dùng; hàng xuất khẩu
-Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Đặc trưng thời kỳ quá độ lên CNXH là nền kinh tế có
cơ cấu nhiều thành phần
-Về cơ chế quản lý: sử dụng đúng đắn và phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật
kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng dẫn quy luật của quan hệ hàng hóa - tiền tệ