Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng
- Trịnh Thu Ngân –
Đại học Sư phạm hà Nội – Khoa Ngữ Văn
Tóm tắt:
Từ khóa:
1. Mở đầu
Có thể nói trong đời tư sự nghiệp văn học, Nam Cao luôn là một con người mang nặng
trong mình những nỗi niềm day dứt khắc khoải. Tất cả những vấn đề thuộc về con người, làm cho
con người không được hạnh phúc Nam Cao không bao giờ nguôi nghĩ về điều ấy.
Giá trị tác phẩm của ông luôn và sẽ còn được khẳng định theo thời gian, một phần trong đó
đã đi vào cuộc sống làm nên những chuẩn mực, những điển hình. Chúng ta không bao giờ quên
được Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, lão Hạc...trong những tác phẩm của ông cùng với chị Dậu - nhân
vật của nhà văn Ngô Tất Tố hay Xuân tóc đỏ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Nam Cao sáng
tác truyện ngắn tiểu thuyết đều thành công nhưng nhiều hơn cả vẫn là truyện ngắn. Sự hấp dẫn
trong truyện ngắn của ông không chỉ thể hiện qua những tầng ý nghĩa sâu xa, có sức khái quát lớn
mà còn đặc sắc bởi chính những thành tố cấu trúc nội tại của truyện kể. Tôi muốn đi sâu nghiên cứu
về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám để làm sáng tỏ điều ấy
và để có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị sáng tác của ông và mong là công trình nghiên cứu này có
đóng góp nhất định trong quá trình hiểu về sáng tác của nhà văn.
2. Nội dung
2.1. Cốt truyện tâm lý và kiểu kết cấu đặc sắc
Giăng sáng là một truyện ngắn tâm lý, được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Nam
Cao. Xuyên suốt câu truyện một loạt những hành động ”, ”, đang suy nghĩ đang đối thoại đang
độc thoại đang nói chuyện ở trong tâm tưởng”, ” của nhân vật. Đây là điều không khó bắt gặp trong
số những sáng tác cùng thời, thế nhưng để khiến cho người đọc thấy được rằng, nhân vật như đang tự
nói ra, đang tự mtoang cánh cửa tâm hồn mình không cần người tác giả phải kể lại, phải phân
tích trạng thái tâm nhân vật thì đây điều ít ai làm được như Nam Cao. Chẳng thế người ta
thường đánh giá rằng nhân vật trong truyện của Nam Caodám sống thật, suy nghĩ thật, những suy
nghĩ bộc trực nhưng lại thẳng thắn, chất chứa những sự liên tưởng, có người gọi nó là “mạch lập luận
suy diễn ngầm trong tâm nhân vật, trong kết cấu truyện”. [1,tr50,] nghệ thuật tự sự trong truyện
ngắn Nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945].
Trong “ ” người đọc có thể cảm nhận được rõ rệt mạch nguồn đó, ví dụ đơn cử nhưGiăng sáng
chi tiết nói về trạng thái tâm lí của Điền sau khi nghe ông hiệu trưởng nói rằng sẽ dùng bốn chiếc ghế
mây của trường để gán nợ, gán cho hết số tiền công chỉ vỏn vẹn hai chục bạc lương một
tháng”: “Lúc ấy, Điền phải cố giữ cái mặt mới không xị xuống, thật ra thì Điền chán lắm. Điền chẳng
muốn lấy bốn cái ghế tý nào. Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây! … Cái thì xộc xệch, cái thì bốn
chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không róc cả ra như là da thằng hủi. Trông đủ thảm. ….
Nhưng từ chối thì không tiện,. Ra sự rằng mình dỗi. Có lẽ tủi lòng ông hiệu trưởng. Ấy là một điều mà
Điền chẳng muốn, bởi ông với Điền là chỗ bạn nghèo với nhau. …” [2, tr122]
Khi một ý tưởng điểm bắt đầu, sau những chặng đường liên tưởng loại suy, sau những sự
việc ứng liên châu, câu chuyện sẽ lại tiến triển theo như hướng đã định. Chẳng hạn như trong
“Giăng sáng”, tác giả đã mở đầu bằng gia cảnh của Điền: Nhà Điền kiết xác xơ. Các em Điền không
được đi học. Mà cũng không được ăn no nữa. Sự túng thiếu đưa đến bao nhiêu là lục đục. Bố Điền bỏ
nhà đi. Mẹ Điền gồng thuê, gánh mướn kiếm tiền nuôi hai đứa con thơ. Những đứa con lớn, đứa đi ở
bế em, đứa đi chăn trâu, đứa đi xin những cái hoa chuối, những nắm khoai đội đi chợ xa bán để
kiếm vài xu ăn cho khỏi chết [2]. Trải qua bao nhiêu sự đời, qua những phút giây thảnh thơi, đắm
mình vào tâm hồn văn học, những mộng mơ, thổn thức dưới trăng. Điền tạm quên đi những khó khăn
trước mắt, tạm quên đi những nghèo đói, tủi khổ thường ngày vẫn luôn bủa vây lấy hắn và cả gia đình.
Thế nhưng, văn học của Nam Cao, với khuynh hướng chủ đạo là hiện thực phê phán lại không dễ dàng
gì để cho nhân vật của mình lạc vào khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa. Điền ngay lập tức đã bị kéo
về thực tại, với “ ” để rồi, “Những tiếng gắt gỏng ở trong nhà lại đưa ra Điền thương con lắm … Điền
muốn trốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền
khổ. Chính Điền cũng khổ”[ 2]. Rõ ràng là có một cách lập luận, một cấu trúc vòng tròn phát triển.
Trong “ ”, thời gian không phải thứ chi phối tâm lý nhân vật hay cốt truyện, màGiăng sáng
đây câu chuyện tiếp diễn dựa theo sự vận động của tâm lý nhân vật. Mọi hành động của nhân vật đều
được suy tính kỹ lưỡng trước khi thực hiện, mạch truyện cũng từ đó được phát triển dựa theo mạch
tâm lý. Hai yếu tố này kết hợp nhuần nhuyễn với nhau theo trình tự tâmtrước, kéo theo sau đó
hành động và từ đây, tính cách, con người nhân vật dần nổi lên thật khéo léo, sắc sảo theo cách riêng
mà không hề thấy bàn tay nhào nặn của tác giả. Tâm lý là ngọn nguồn của mọi sự chuyển động, tâm lý
gợi ra tâm lý, gợi ra những liên tưởng, suy diễn từ đó thúc đẩy nhân vật hành động. Cũng chính bởi
như vậy kết thúc truyện bao giờ cũng hết sức gây bất ngờ. Kết thúc truyện xảy ra khi tình
huống truyện được đẩy lên cao trào, tâm lý nhân vật cũng được cường điệu hóa ở mức cao nhất và sự
dồn nén đưa nhân vật đến với những hành động và kết thúc nằm ngoài suy đoán của người đọc.
Chẳng hạn “nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang
dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ
đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đờiSáng hôm sau, Điền ngồi
viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới
của một người láng giềng ban đêm mất gà” [2]. Hình ảnh Điền đặt bút sống với những khát khao của
đời mình khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng, khi Điền làm điều này không phải dưới ánh trăng
lung linh huyền ảo mà là một sự thản nhiên giữa những bộn bề của cuộc sống trần tục. Đây cũng là ý
đồ của tác giả, thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ chân chính, biết từ bỏ thứ ánh trăng giả dối để chắp
bút viết những trang văn giữa cảnh đời lầm than, phản chiếu sự khốn cùng của một kiếp người.
Khi xây dựng cốt truyện tâm lý thì không thể không nói tới việc Nam Cao thể hiện rất tài tình
chân thật tâm những người nghèo khổ người trí thức tiểu sản trước Cách mạng tháng Tám.
Cuộc sống của họ ngột ngạt, bế tắc, đói khổ dằn vặt triền miên. Tâm hồn họ luôn cuồn cuộn những
cơn bão, những xung đột bi kịch. Họ khao khát sống ích, sống tốt, sống lương thiện, sống với ý
nghĩa đích thực một con người. Nhưnghội không cho họ được quyền sống như vậy. Nam Cao
không đem đến một chút ánh sáng nào cho nhân vật của mình. Duy nhất một lần, trong truyện
(Điếu văn), Nam Cao tin tưởng:Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi. Một mặt
trời mới sẽ mọc lên... lờ mờ thấy sự sụp đổ sắp tớinhà văn của cái hội trước Cách
mạng.
2.2. Triển khai các chi tiết, sự kiện trong việc phản ánh hiện thực và nắm bắt nội tâm
Chất liệu chính để thêu dệt nên một cốt truyện chính là chuỗi những sự kiện tác động đến số
phận, đến tính cách nhân vật. Trong đó, những sự kiện quan trọng, tạo thành bước ngoặt trong cuộc
đời nhân vật các biến cố, còn những yếu tố cụ thể tạo nên sự kiện được gọi những tình tiết.
Truyện ngắn “ ” của Nam Cao có cốt truyện là một hệ thống các sự kiện: Điền sinh ra trongGiăng sáng
một gia đình vô cùng nghèo, được bố mẹ cho ăn học với mong muốn ra làm quan, mong muốn không
thể thành hiện thực nên Điền lấy vợ, cuộc sống vẫn nghèo đói khi công việc của Điền đem lại những
đồng lương ít ỏi. Cho đến một ngày, công việc còn lại duy nhất là dạy học cũng không còn, Điền phải
chấp nhận lấy bốn chiếc ghế mây để gán nợ. Mỗi tối đem những chiếc ghế mây ra sân ngắm trăng,
chìm đắm trong mộng tưởng với niềm say văn chương. Thực tại phũ phàng của cuộc sống kéo
Điền về hiện thực. Điền quyết định tiếp tục với đam mê văn chương mặc cho hoàn cảnh hết sức éo le,
bi đát. Trong cốt truyện, trình tự các sự kiện có thể bị đảo lộn chứ không nhất thiết phải theo một trình
tự nhất định như đời sống thật. Như ví dụ trên, tình tiết Điền của hiện tại ngồi trên ghế mây suy ngẫm
về cuộc đời được đưa lên đầu rồi sau đó hồi tưởng về những quá khứ của gia đình. Việc thay đổi như
vậy nhằm gây ấn tượng với người đọc hoặc làm bật lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Kết cấu tâm khiến cho nhiều truyện của nhà văn không diễn biến theo trình tự thời gian,
không gian thông thường theo dòng tâm trạng nhân vật. Do vậy mà các chi tiết, sự kiện, tình tiết
cũng phải sắp xếp theo dòng tâm trạng nhân vật.
Độc giả khi đọc và cảm nhận tác phẩm của Nam Cao hẳn không thể quên được sức thu hút từ
những chi tiết rất chân thực. Trong “ các chi tiết, tình tiết nói về sự nghèo khó, bần cùngGiăng sáng
liên tục xuất hiện khi đứa con gái của Điền đói để rồi bị đau bụng, từ đó choĂn bậy lắm!
người đọc thấy được cảnh đói khổ, thiếu thốn từ cái ăn cái mặc của một gia đình bốn người: “Đứa con
không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó không còn sức nén,
tiếng khóc bật ra, …Vợ Điền gượng nhẹ đặt đứa con đang ngủ mệt xuống võng. Thị cầm một con dao
ra vườn moi mấy nhánh gừng về rửa sạch, giã ra. Thị vắt thêm vào đấy nửa quả chanh. Thứ thuốc
bách bệnh của con nhà nghèo chỉ gồm có thế”.
Đôi khi, trong tác phẩm văn học, truyện các sự kiện nhưng lại được coi không
truyện”. Nhiều tác phẩm của Nam Cao cũng được coi ”, từ đầu đến cuối truyệnkhông truyện
không thay đổi, nếu cũng không to lớn. Không chỉ “Giăng sáng” “Đời thừa”,
“Cười”, “Quên điều độ”...là những truyện như vậy.
Truyện ngắn Thạch Lam cũng được coi không truyện. Đó chuyện để mài sắc thêm
cảm giác con người về cuộc sống. Thanh ( ) về với bà rồi đi để xác nhận cảm giácDưới bóng hoàng lan
hạnh phúc. Nhà mẹ Lê xác nhận tương lai đen tối của mười đứa trẻ mồ côi. Hai đứa trẻ với chi tiết cố
thức chờ con tàu chạy qua để xác nhận khát vọng ánh sáng và nhận rõ thêm cuộc đời tối tăm chưa
lối thoát.
Nhà nghiên cứu A.Chuđacốp nghiên cứu truyện của A.Sêkhốp nhận thấy trong truyện
ngắn của Sêkhốp sự kiện không ít hơn trong truyện của bất cứ nhà văn nào, song người ta vẫn cho
rằng truyện của ông ”. Đó là vì thông thường sự kiện lớn phải cho kết quả lớn, thaykhông có truyện
đổi lớn, nhưng các sự kiện trong truyện ngắn của ông thì tuy diễn ra nhưng không kết quả,
không làm thay đổicả. Hiện tượng “ của ông đã nêu ra một sự kiện lớn của đờikhông có truyện
sống, đó là quan niệm về sự bất biến, không đổi thay của thực tại.
3. Kết luận
Giới phê bình hiện đại đã nghiên cứu Nam Cao trên nhiều cách tiếp cận mới về phong cách,
thi pháp, ngôn ngữ, góp phần khơi sâu khám phá những biểu hiện độc đáo, tài hoa trong phong
cách nghệ thuật của nhà văn; từ cách tạo dựng hoàn cảnh đến nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật
của Nam Cao…Khai thác vào những vỉa mới của giá trị, những người nghiên cứu cảm nhận được
tính văn xuôi trong phong cách nghệ thuật, trong văn Nam Cao, một thứ văn xuôi tự nhiên như lời ăn
tiếng nói hàng ngày mà soi kỹ lại thấy chữ nghĩa rất chỉnh, tiếng nói nhân vật và tiếng nói tác giả hòa
quyện, đan xen tạo nên một thế giới đa thanh, phức điệu mà chỉ có văn xuôi hiện đại mới có.
Trong luận văn này, người viết tìm hiểu về nghệ thuật tự sự trong mảng truyện ngắn, cụ thể
qua tác phẩm ”. Luận văn không quá đi sâu phân tích truyện ngắn này của ông. NgườiGiăng sáng
viết nghĩ để làm sáng tỏ cái hay và độc đáo hay trong nghệ thuật tự sự của Nam Cao bằng lý thuyết tự
sự học thì cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu hiện nay về tài năng lớn này.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
[2]. Tuyển tập Nam Cao
| 1/5

Preview text:

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng - Trịnh Thu Ngân –
Đại học Sư phạm hà Nội – Khoa Ngữ Văn Tóm tắt: Từ khóa: 1. Mở đầu
Có thể nói trong đời tư và sự nghiệp văn học, Nam Cao luôn là một con người mang nặng
trong mình những nỗi niềm day dứt khắc khoải. Tất cả những vấn đề thuộc về con người, làm cho
con người không được hạnh phúc Nam Cao không bao giờ nguôi nghĩ về điều ấy.
Giá trị tác phẩm của ông luôn và sẽ còn được khẳng định theo thời gian, một phần trong đó
đã đi vào cuộc sống làm nên những chuẩn mực, những điển hình. Chúng ta không bao giờ quên
được Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, lão Hạc...trong những tác phẩm của ông cùng với chị Dậu - nhân
vật của nhà văn Ngô Tất Tố hay Xuân tóc đỏ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Nam Cao sáng
tác truyện ngắn và tiểu thuyết đều thành công nhưng nhiều hơn cả vẫn là truyện ngắn. Sự hấp dẫn
trong truyện ngắn của ông không chỉ thể hiện qua những tầng ý nghĩa sâu xa, có sức khái quát lớn
mà còn đặc sắc bởi chính những thành tố cấu trúc nội tại của truyện kể. Tôi muốn đi sâu nghiên cứu
về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám để làm sáng tỏ điều ấy
và để có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị sáng tác của ông và mong là công trình nghiên cứu này có
đóng góp nhất định trong quá trình hiểu về sáng tác của nhà văn. 2. Nội dung 2.1.
Cốt truyện tâm lý và kiểu kết cấu đặc sắc
Giăng sáng” là một truyện ngắn tâm lý, được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Nam
Cao. Xuyên suốt câu truyện là một loạt những hành động “đang suy nghĩ”, “đang đối thoại”, “đang
độc thoại
”, “đang nói chuyện ở trong tâm tưởng” của nhân vật. Đây là điều không khó bắt gặp trong
số những sáng tác cùng thời, thế nhưng để khiến cho người đọc thấy được rằng, nhân vật như đang tự
nói ra, đang tự mở toang cánh cửa tâm hồn mình mà không cần người tác giả phải kể lại, phải phân
tích trạng thái tâm lí nhân vật thì đây là điều ít ai làm được như Nam Cao. Chẳng thế mà người ta
thường đánh giá rằng nhân vật trong truyện của Nam Cao là dám sống thật, suy nghĩ thật, những suy
nghĩ bộc trực nhưng lại thẳng thắn, chất chứa những sự liên tưởng, có người gọi nó là “mạch lập luận
suy diễn ngầm trong tâm lí nhân vật, trong kết cấu truyện”. [1,tr50,] nghệ thuật tự sự trong truyện
ngắn Nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945].
Trong “Giăng sáng” người đọc có thể cảm nhận được rõ rệt mạch nguồn đó, ví dụ đơn cử như
chi tiết nói về trạng thái tâm lí của Điền sau khi nghe ông hiệu trưởng nói rằng sẽ dùng bốn chiếc ghế
mây cũ của trường để gán nợ, gán cho hết số tiền công chỉ vỏn vẹn có “hai chục bạc lương một
tháng”: “Lúc ấy, Điền phải cố giữ cái mặt mới không xị xuống, thật ra thì Điền chán lắm. Điền chẳng
muốn lấy bốn cái ghế tý nào. Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây! … Cái thì xộc xệch, cái thì bốn
chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không róc cả ra như là da thằng hủi. Trông đủ thảm. ….
Nhưng từ chối thì không tiện,. Ra sự rằng mình dỗi. Có lẽ tủi lòng ông hiệu trưởng. Ấy là một điều mà
Điền chẳng muốn, bởi ông với Điền là chỗ bạn nghèo với nhau. …
” [2, tr122]
Khi một ý tưởng là điểm bắt đầu, sau những chặng đường liên tưởng loại suy, sau những sự
việc hô ứng liên châu, câu chuyện sẽ lại tiến triển theo như hướng đã định. Chẳng hạn như trong
“Giăng sáng”, tác giả đã mở đầu bằng gia cảnh của Điền: “Nhà Điền kiết xác xơ. Các em Điền không
được đi học. Mà cũng không được ăn no nữa. Sự túng thiếu đưa đến bao nhiêu là lục đục. Bố Điền bỏ
nhà đi. Mẹ Điền gồng thuê, gánh mướn kiếm tiền nuôi hai đứa con thơ. Những đứa con lớn, đứa đi ở
bế em, đứa đi ở chăn trâu, đứa đi xin những cái hoa chuối, những nắm khoai đội đi chợ xa bán để
kiếm vài xu ăn cho khỏi chết” [2]. Trải qua bao nhiêu sự đời, qua những phút giây thảnh thơi, đắm
mình vào tâm hồn văn học, những mộng mơ, thổn thức dưới trăng. Điền tạm quên đi những khó khăn
trước mắt, tạm quên đi những nghèo đói, tủi khổ thường ngày vẫn luôn bủa vây lấy hắn và cả gia đình.
Thế nhưng, văn học của Nam Cao, với khuynh hướng chủ đạo là hiện thực phê phán lại không dễ dàng
gì để cho nhân vật của mình lạc vào khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa. Điền ngay lập tức đã bị kéo
về thực tại, với “Những tiếng gắt gỏng ở trong nhà lại đưa ra” để rồi, “Điền thương con lắm … Điền
muốn trốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền
khổ. Chính Điền cũng khổ”[ 2]. Rõ ràng là có một cách lập luận, một cấu trúc vòng tròn phát triển.
Trong “Giăng sáng”, thời gian không phải thứ chi phối tâm lý nhân vật hay cốt truyện, mà ở
đây câu chuyện tiếp diễn dựa theo sự vận động của tâm lý nhân vật. Mọi hành động của nhân vật đều
được suy tính kỹ lưỡng trước khi thực hiện, mạch truyện cũng từ đó được phát triển dựa theo mạch
tâm lý. Hai yếu tố này kết hợp nhuần nhuyễn với nhau theo trình tự tâm lý trước, kéo theo sau đó là
hành động và từ đây, tính cách, con người nhân vật dần nổi lên thật khéo léo, sắc sảo theo cách riêng
mà không hề thấy bàn tay nhào nặn của tác giả. Tâm lý là ngọn nguồn của mọi sự chuyển động, tâm lý
gợi ra tâm lý, gợi ra những liên tưởng, suy diễn từ đó thúc đẩy nhân vật hành động. Cũng chính bởi
như vậy mà kết thúc truyện bao giờ cũng hết sức gây bất ngờ. Kết thúc truyện xảy ra khi mà tình
huống truyện được đẩy lên cao trào, tâm lý nhân vật cũng được cường điệu hóa ở mức cao nhất và sự
dồn nén đưa nhân vật đến với những hành động và kết thúc nằm ngoài suy đoán của người đọc.
Chẳng hạn “nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang
dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ
đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời … Sáng hôm sau, Điền ngồi
viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới
của một người láng giềng ban đêm mất gà” [2]. Hình ảnh Điền đặt bút sống với những khát khao của
đời mình khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng, khi Điền làm điều này không phải dưới ánh trăng
lung linh huyền ảo mà là một sự thản nhiên giữa những bộn bề của cuộc sống trần tục. Đây cũng là ý
đồ của tác giả, thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ chân chính, biết từ bỏ thứ ánh trăng giả dối để chắp
bút viết những trang văn giữa cảnh đời lầm than, phản chiếu sự khốn cùng của một kiếp người.
Khi xây dựng cốt truyện tâm lý thì không thể không nói tới việc Nam Cao thể hiện rất tài tình
và chân thật tâm những người nghèo khổ và người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám.
Cuộc sống của họ ngột ngạt, bế tắc, đói khổ dằn vặt triền miên. Tâm hồn họ luôn cuồn cuộn những
cơn bão, những xung đột bi kịch. Họ khao khát sống có ích, sống tốt, sống lương thiện, sống với ý
nghĩa đích thực một con người. Nhưng xã hội cũ không cho họ được quyền sống như vậy. Nam Cao
không đem đến một chút ánh sáng nào cho nhân vật của mình. Duy nhất có một lần, trong truyện
(Điếu văn), Nam Cao tin tưởng: “Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi. Một mặt
trời mới sẽ mọc lên...” và nhà văn “lờ mờ thấy sự sụp đổ gì sắp tới” của cái xã hội cũ trước Cách mạng. 2.2.
Triển khai các chi tiết, sự kiện trong việc phản ánh hiện thực và nắm bắt nội tâm
Chất liệu chính để thêu dệt nên một cốt truyện chính là chuỗi những sự kiện tác động đến số
phận, đến tính cách nhân vật. Trong đó, những sự kiện quan trọng, tạo thành bước ngoặt trong cuộc
đời nhân vật là các biến cố, còn những yếu tố cụ thể tạo nên sự kiện được gọi là những tình tiết.
Truyện ngắn “Giăng sáng” của Nam Cao có cốt truyện là một hệ thống các sự kiện: Điền sinh ra trong
một gia đình vô cùng nghèo, được bố mẹ cho ăn học với mong muốn ra làm quan, mong muốn không
thể thành hiện thực nên Điền lấy vợ, cuộc sống vẫn nghèo đói khi công việc của Điền đem lại những
đồng lương ít ỏi. Cho đến một ngày, công việc còn lại duy nhất là dạy học cũng không còn, Điền phải
chấp nhận lấy bốn chiếc ghế mây để gán nợ. Mỗi tối đem những chiếc ghế mây ra sân ngắm trăng,
chìm đắm trong mộng tưởng với niềm say mê văn chương. Thực tại phũ phàng của cuộc sống kéo
Điền về hiện thực. Điền quyết định tiếp tục với đam mê văn chương mặc cho hoàn cảnh hết sức éo le,
bi đát. Trong cốt truyện, trình tự các sự kiện có thể bị đảo lộn chứ không nhất thiết phải theo một trình
tự nhất định như đời sống thật. Như ví dụ trên, tình tiết Điền của hiện tại ngồi trên ghế mây suy ngẫm
về cuộc đời được đưa lên đầu rồi sau đó hồi tưởng về những quá khứ của gia đình. Việc thay đổi như
vậy nhằm gây ấn tượng với người đọc hoặc làm bật lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Kết cấu tâm lý khiến cho nhiều truyện của nhà văn không diễn biến theo trình tự thời gian,
không gian thông thường mà theo dòng tâm trạng nhân vật. Do vậy mà các chi tiết, sự kiện, tình tiết
cũng phải sắp xếp theo dòng tâm trạng nhân vật.
Độc giả khi đọc và cảm nhận tác phẩm của Nam Cao hẳn không thể quên được sức thu hút từ
những chi tiết rất chân thực. Trong “Giăng sáng” các chi tiết, tình tiết nói về sự nghèo khó, bần cùng
liên tục xuất hiện khi đứa con gái của Điền vì đói mà “Ăn bậy
lắm! để rồi bị đau bụng, từ đó cho
người đọc thấy được cảnh đói khổ, thiếu thốn từ cái ăn cái mặc của một gia đình bốn người: “ Đứa con
không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó không còn sức nén,
tiếng khóc bật ra, …Vợ Điền gượng nhẹ đặt đứa con đang ngủ mệt xuống võng. Thị cầm một con dao
ra vườn moi mấy nhánh gừng về rửa sạch, giã ra. Thị vắt thêm vào đấy nửa quả chanh. Thứ thuốc
bách bệnh của con nhà nghèo chỉ gồm có thế”.
Đôi khi, trong tác phẩm văn học, truyện có các sự kiện nhưng lại được coi là “không có
truyện”. Nhiều tác phẩm của Nam Cao cũng được coi là “không có truyện”, từ đầu đến cuối truyện
không có gì thay đổi, nếu có cũng không có gì to lớn. Không chỉ “Giăng sáng” mà “Đời thừa”,
“Cười”, “Quên điều độ”...là những truyện như vậy.
Truyện ngắn Thạch Lam cũng được coi là không có truyện. Đó là chuyện để mài sắc thêm
cảm giác con người về cuộc sống. Thanh (Dưới bóng hoàng lan) về với bà rồi đi để xác nhận cảm giác
hạnh phúc. Nhà mẹ Lê xác nhận tương lai đen tối của mười đứa trẻ mồ côi. Hai đứa trẻ với chi tiết cố
thức chờ con tàu chạy qua để xác nhận khát vọng ánh sáng và nhận rõ thêm cuộc đời tối tăm chưa có lối thoát.
Nhà nghiên cứu A.Chuđacốp nghiên cứu truyện của A.Sêkhốp và nhận thấy trong truyện
ngắn của Sêkhốp sự kiện không ít hơn trong truyện của bất cứ nhà văn nào, song người ta vẫn cho
rằng truyện của ông “không có truyện”. Đó là vì thông thường sự kiện lớn phải cho kết quả lớn, thay
đổi lớn, nhưng các sự kiện trong truyện ngắn của ông thì tuy có diễn ra nhưng không có kết quả,
không làm thay đổi gì cả. Hiện tượng “không có truyện” của ông đã nêu ra một sự kiện lớn của đời
sống, đó là quan niệm về sự bất biến, không đổi thay của thực tại. 3. Kết luận
Giới phê bình hiện đại đã nghiên cứu Nam Cao trên nhiều cách tiếp cận mới về phong cách,
thi pháp, ngôn ngữ, góp phần khơi sâu và khám phá những biểu hiện độc đáo, tài hoa trong phong
cách nghệ thuật của nhà văn; từ cách tạo dựng hoàn cảnh đến nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật
của Nam Cao…Khai thác vào những vỉa mới của giá trị, những người nghiên cứu cảm nhận được
tính văn xuôi trong phong cách nghệ thuật, trong văn Nam Cao, một thứ văn xuôi tự nhiên như lời ăn
tiếng nói hàng ngày mà soi kỹ lại thấy chữ nghĩa rất chỉnh, tiếng nói nhân vật và tiếng nói tác giả hòa
quyện, đan xen tạo nên một thế giới đa thanh, phức điệu mà chỉ có văn xuôi hiện đại mới có.
Trong luận văn này, người viết tìm hiểu về nghệ thuật tự sự trong mảng truyện ngắn, cụ thể là
qua tác phẩm “Giăng sáng”. Luận văn không quá đi sâu phân tích truyện ngắn này của ông. Người
viết nghĩ để làm sáng tỏ cái hay và độc đáo hay trong nghệ thuật tự sự của Nam Cao bằng lý thuyết tự
sự học thì cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu hiện nay về tài năng lớn này. Tài liệu tham khảo
[1]. Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945. [2]. Tuyển tập Nam Cao