Nghiên cứu Cảng hàng không - Marketing Hàng không | Học viện Hàng Không Việt Nam
Nghiên cứu Cảng hàng không - Marketing Hàng không | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Marketing Hàng không
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MARKETING CẢNG HÀNG KHÔNG Đề tài:
Nghiên cứu các cách để Cảng hàng không kết
nối với cộng đồng địa phương, thúc đẩy các mối
quan hệ tích cực và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội
Giảng viên hướng dẫn :
Cô Hoàng Thị Thị Kim Thoa Lớp học phần :
21ĐHQTC1 - 010100018501
Nhóm sinh viên thực hiện : 09
TP.Hồ Chí Minh – 2024 i BẢNG THÀNH VIÊN STT Họ và tên Mã số sinh viên Mức độ đóng góp 1 Trần Xuân Bắc 2153410386 100% Nguyễn Ngọc Đan 2 2153410374 100% Thùy 3 Nguyễn Thị Bảo Duy 2153410398 100% 4 Trần Xuân Nam 2153410388 100% 5 Trần Diễm Ngọc Hân 2153410137 100% ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................ Ngày....... T
. háng........Năm........... Ký tên iii LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Hoàng Thị
Kim Thoa – Giảng viên bộ môn Marketing Cảng hàng không, Học viện hàng không
Việt Nam. Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Marketing Cảng hàng không,
chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận
tình từ cô. Cô đã giúp chúng em hiểu rõ thêm về bản chất cũng như nhiều kiến thức
khác của môn học này qua những bài giảng quý báu để có cái nhìn sâu sắc và hoàn
thiện hơn về Marketing trong ngành Hàng không cụ thể là Cảng hàng không.
Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song thời lượng môn
học có lẽ quá ngắn nên khó có thể hiểu rõ và vận dụng hết những nguồn kiền thức đó
vì vậy bài tiểu luận này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sẽ
nhận được những ý kiến đóng góp của cô để bài tiểu luận của chúng em ngày càng
hoàn thiện hơn trong tương lai. Một lần nữa nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của cô Hoàng Thị Kim Thoa. Chúc cô có nhiều sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
TP. Hồ Chí Minh – 2024 iv MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................................................i
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.................................................................................................................1
1.1. Khái niệm..................................................................................................................................1
1.2. Tầm quan trọng của việc Cảng hàng không kết nối với cộng đồng địa phương..................1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG..................................................................................................................3
2.1. Các phương pháp để Cảng Hàng không kết nối với cộng đồng địa phương........................3
2.1.1 Tổ chức sự kiện cộng đồng..................................................................................................3
2.1.2 Tài trợ cho các chương trình giáo dục địa phương............................................................5
2.1.3 Hợp tác với các doanh nghiệp địa phương.........................................................................6
2.2. Thúc đẩy các mối quan hệ tích cực..........................................................................................7
2.2.1 Xây dựng mối quan hệ tương tác với cộng đồng................................................................7
2.2.2 Tạo cơ hội cho sự tham gia cộng đồng..............................................................................10
2.3 Đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội.........................................................................12
2.3.1 Tạo việc làm địa phương...................................................................................................12
2.3.2 Hỗ trợ phát triển cộng đồng..............................................................................................13
2.4 Khuyến nghị các biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ tích cực và đóng góp vào cộng động
địa phương.....................................................................................................................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................17 v DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ngày thanh niên hành động......................................................................................................3
Hình 2: Các thanh niên tình nguyện dọn vệ sinh...................................................................................4
Hình 3: Các thanh niên tình nguyện dọn vệ sinh...................................................................................4
Hình 4: Kỉ niệm 112 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 tại CHK Cam Ranh................................................4
Hình 5; Hoạt động lễ kỉ niệm diễn ra....................................................................................................5
Hình 6: CHK Đà Nẵng kí thoản thuận hợp tác với Đại Học Duy Tân...................................................5
Hình 7: Cảng HKQT Đà Nẵng đã trao tặng 50 phần quà với tổng giá trị gần 20 triệu cho các em học
sinh giỏi vượt khó trong học tập............................................................................................................6
Hình 8: Hoạt động tuyên truyền về pháp luật an ninh hàng không của CHK Đà Nẵng.........................6
Hình 9: Khai trương giai đoạn I khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng chuẩn Nhật đầu tiên của Việt Nam
- Yoko Onsen Quang Hanh - tại thành phố Cẩm Phả............................................................................7
Hình 10: Trang page chính của AVC.....................................................................................................8
Hình 11: Hỗ trợ các phần quà cho đồng bào hoàn cảnh khó khăn......................................................10
Hình 12: ACV trao tặng xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.....................................10
Hình 13: Ngành hội hiến máu GIỌT HỒNG ĐẤT MŨI lần thứ X - 2022............................................11
Hình 14: Lễ ra quân Thanh nien tình nguyện phục vụ Tết 2024 của Ban chấp hành Đoàn thanh niên
Cảng phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an của khẩu Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.........................11
Hình 15: Tuyến xe buýt điện E10 đi vào hoạt động ở CHK Nội Bài....................................................13
Hình 16: Phong trào Ngày Chủ Nhật Xanh.........................................................................................14 i
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Khái niệm
Cảng hàng không
Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và các công trình,
trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận tải hàng
không. Cảng hàng không có thể là cảng nội địa hoặc cảng quốc tế. Cảng hàng không
nội địa phục vụ các chuyến bay trong nước, còn cảng hàng không quốc tế phục vụ các
chuyến bay quốc tế và có các điểm kiểm tra biên giới, hải quan, kiểm dịch theo quy chuẩn quốc tế.
Cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phương là một nhóm người sống ở một địa điểm chung, có các giá
trị chung và sự gắn kết xã hội, là một phần của lãnh thổ quốc gia, có thể được chia
thành nhiều cấp khác nhau. Cộng đồng địa phương còn là nơi khởi nguồn và bảo vệ
các di sản văn hóa, đa dạng văn hóa và vốn xã hội của đất nước.
1.2. Tầm quan trọng của việc Cảng hàng không kết nối với cộng đồng địa phương
Phát triển kinh tế và địa phương: Cảng hàng không có thể đóng góp quan trọng
vào phát triển kinh tế địa phương. Việc kết nối với cộng đồng địa phương giúp tạo ra
cơ hội việc làm, thu hút du khách và khách hàng, và thúc đẩy các hoạt động thương
mại và du lịch trong khu vực. Điều này mang lại lợi ích tài chính và phát triển bền
vững cho cả cảng hàng không và cộng đồng địa phương.
Giao thông và liên kết vùng: Tạo ra một mạng lưới vận tải hàng không đồng bộ,
hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải, hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần phát triển kinh
tế và du lịch của một khu vực hoặc một quốc gia.
Giao tiếp và văn hóa: Việc cảng hàng không kết nối với cộng đồng địa phương
cũng mang lại lợi ích về giao tiếp và trao đổi văn hóa. Các tuyến bay quốc tế và quốc
nội cung cấp cơ hội cho người dân của cộng đồng địa phương để tiếp xúc với người 1
nước ngoài và khám phá các nền văn hóa khác nhau. Điều này có thể mở rộng kiến
thức, đa dạng hóa và thúc đẩy sự tôn trọng và sự hiểu biết giữa các quốc gia và cộng
đồng. Nổi bật trong mắt du khách muốn tìm kiếm trải nghiệm chân thực, cung cấp các
dịch vụ và sản phẩm có tính địa phương cao, tăng cường sức hấp dẫn của các điểm đến du lịch.
Bảo đảm quốc phòng, an ninh, duy trì chủ quyền và lợi ích quốc gia: Cảng hàng
không có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và an toàn cho cộng đồng địa
phương. Việc kết nối với cộng đồng địa phương giúp tạo ra một sự phối hợp chặt chẽ
giữa cảnh sát, lực lượng an ninh và các tổ chức địa phương để đảm bảo an toàn và bảo
vệ quyền lợi của người dân và du khách.
Trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường: Cảng hàng không cũng chịu trách
nhiệm xã hội và cần đảm bảo bảo vệ môi trường. Việc kết nối với cộng đồng địa
phương giúp cảng hàng không nhận biết và đáp ứng các vấn đề môi trường và xã hội
trong khu vực. Điều này bao gồm việc giảm thiểu tiếng ồn, khí thải, và tác động tiêu
cực lên môi trường, đồng thời đảm bảo sự bền vững và hài hòa với cộng đồng địa phương. 2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG
2.1. Các phương pháp để Cảng Hàng không kết nối với cộng đồng địa phương
2.1.1 Tổ chức sự kiện cộng đồng
Các cảng hàng không cũng tổ chức các sự kiện cộng đồng nhằm thể hiện trách
nhiệm xã hội của các cảng hàng không đối với địa phương và xã hội, góp phần nâng
cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề xã hội, đồng thời tạo mối liên hệ gắn bó
giữa các cảng hàng không với cộng đồng địa phương.
Ví dụ 1: Trong dịp tết dương lịch, tết nguyên đán và lễ hội xuân quý mão năm
2023 tại cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, để phát huy vai trò xung kích của lực
lượng thanh niên trong công tác xây dựng Cảng hàng không “Xanh – Sạch – Đẹp”,
hưởng ứng Ngày thanh niên cùng hành động chào mừng thành công của Đại hội đại
biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, Sáng
ngày 17/12, Đoàn thanh niên Cảng HKQT Cam Ranh đã tổ chức ra quân dọn dẹp vệ
sinh toàn bộ sân đỗ ô tô nhà ga T1.
Hình 1: Ngày thanh niên hành động 3 4
Hình 3: Các thanh niên tình nguyện dọn vệ sinh
Hình 2: Các thanh niên tình nguyện dọn vệ sinh
Ví dụ 2 : Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh tổ chức kỷ niệm 112 năm ngày quốc
tế phụ nữ 8/3 (08/03/1910 - 08/03/2023), BCH Công đoàn phối hợp cùng Ban Lãnh
đạo Cảng HKQT Cam Ranh tổ chức chương trình Gặp mặt đại diện chị em phụ nữ của
đơn vị nhân Kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, nhằm tuyên dương, khen
thưởng những thành tích đóng góp của tập thể cán bộ, nhân viên, lao động nữ đơn vị
trong những năm qua. Qua chương trình này, ban lãnh đạo HKQT Cam Ranh mong
muốn tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động nữ Cảng hàng không quốc tế Cam
Ranh tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình, phát huy tinh thần tích
cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc và sẵn sàng vượt qua
những khó khăn, thử thách cùng chung tay xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Cam
Ranh phát triển trong thời gian tới.
Hình 4: Kỉ niệm 112 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 tại CHK Cam Ranh 5
Hình 5: Hoạt động lễ kỉ niệm diễn ra
2.1.2 Tài trợ cho các chương trình giáo dục địa phương
Cảng hàng không tài trợ cho các chương trình giáo dục liên quan đến hàng không
và du lịch, cung cấp học bổng cho sinh viên địa phương để họ tiếp cận với ngành công nghiệp hàng không.
Ví dụ 1: Ngày 22/10/2020, Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng đã thỏa thuận ký
kết hợp tác với Đại học Duy Tân nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tiếp thu các được kiến
thức mới và trau dồi kỹ năng chuyên môn để có thể tiếp cận các vị trí việc làm tốt. Cụ
thể là Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng sẽ hỗ trợ Đại học Duy Tân trong việc: Phối
hợp với Khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Công nghệ thực hiện các đề tài nghiên
cứu khoa học; trao đổi nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn với sinh viên, kỹ thuật viên
và giảng viên nhằm nâng cao chất lượng học tập và công tác đào tạo thực hành cho
sinh viên tại trường; tạo điều kiện
cho sinh viên và giảng viên đến
tham quan, thực tập, làm việc bán
thời gian; cung cấp các thông tin
tuyển dụng, tạo cơ hội việc làm cho
sinh viên tại Đại học Duy Tân sau khi tốt nghiệp;…
Hình 6: CHK Đà Nẵng kí thoản thuận hợp tác với Đại Học Duy Tân 6
Ví dụ 2: Ngày 27/11/2023, Cảng HKQT
Đà Nẵng đã phối hợp với Ban giám hiệu
Trường THPT Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
tổ chức chương trình tuyên truyền Văn hoá
an toàn hàng không cho hơn 1.200 học sinh
nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ
Hình 7: Cảng HKQT Đà Nẵng đã trao tặng 50
biến kiến thức pháp luật về an ninh an toàn phần quà với tổng giá trị gần 20 triệu cho các em
hàng không, góp phần nâng cao nhận thức về học sinh giỏi vượt khó trong học tập.
văn hóa an toàn hàng không giai đoạn 2021-2030. Song, hoạt động này giúp các em sẽ
có những thông tin bổ ích khi di chuyển bằng phương tiện máy bay; nắm được những
hành vi gây mất an ninh, an toàn tại khu vực sân bay; đồng thời truyền tải thông điệp
cùng chung tay đảm bảo an toàn cho những chuyến bay đến với người thân, bạn bè và
gia đình của các em học sinh.
Thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ bằng những chương trình giáo dục kết nối
địa phương đã phần lớn hướng lĩnh
vực hàng không đến với cộng
đồng, công chúng một cái nhìn tốt
đẹp, hữu ích và gần an ninh, an
toàn hơn. Mặc khác, việc áp dụng
những quy định, quy tắc về an
toàn, an ninh hàng không cũng
được truyền tải rộng rãi hơn đối với
tất cả mọi người khi tham gia
phương tiện hàng không khi di chuyển.
Hình 8: Hoạt động tuyên truyền về pháp luật an ninh
hàng không của CHK Đà Nẵng
2.1.3 Hợp tác với các doanh nghiệp địa phương
Cảng hàng không hợp tác với các doanh nghiệp địa phương như khách sạn, nhà
hàng, và công ty du lịch để tạo ra gói dịch vụ hấp dẫn cho du khách và thúc đẩy phát
triển kinh tế cho cả cảng hàng không và các doanh nghiệp địa phương. 7
Ví dụ: Ngay từ khi bắt đầu đi vào khai thác Vân Đồn, chủ đầu tư Cảng hàng không
quốc tế Vân Đồn ngoài dành nhiều chính sách hỗ trợ cho các hãng hàng không, hãng
lữ hành khi mở tour, tuyến du lịch tới Quảng Ninh mà còn đưa ra những ưu đãi cho
khách du lịch trải nghiệm các dự án của tập đoàn tại Quảng Ninh khi đến sân bay Vân
Đồn như: Giảm giá vé 20-50% tại tổ hợp vui chơi giải trí hiện đại Sun World Halong
Complex; Khu nghỉ dưỡng Suối khoáng nóng Quang Hanh, Sun Premier Village Hạ
Long Bay… ưu đãi giá cho các sản phẩm khác trong hệ thống.
Sun Group hướng đến sự mới mẻ để thu hút khách du lịch đến Quảng Ninh. Tuy
nhiên, không chỉ du lịch theo mùa mà có thể đón một lượng khách lớn ở bất kỳ thời
điểm nào trong năm, góp phần khắc phục điểm yếu du lịch mùa vụ vốn đã kìm hãm sự
phát triển của vùng nhiều năm qua, đưa Quảng Ninh trở thành điểm du lịch hấp dẫn
bốn mùa, ngoài việc tăng doanh thu cho Cảng hàng không và thu nhập cho tỉnh bên
cạnh đó giúp gia tăng chi tiêu và tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương”.
Hình 9: Khai trương giai đoạn I khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng chuẩn Nhật đầu tiên của Việt Nam
- Yoko Onsen Quang Hanh - tại thành phố Cẩm Phả.
2.2. Thúc đẩy các mối quan hệ tích cực
2.2.1 Xây dựng mối quan hệ tương tác với cộng đồng
Cảng hàng không tạo ra một kênh giao tiếp mở và liên tục với cộng đồng, như một
trang web hoặc các cuộc họp thường kỳ, để lắng nghe ý kiến và phản hồi từ cư dân địa phương. 8
Ví dụ 1: Website chính thực hiện nay của tổng Công ty Cảng HK là
vietnamairport.vn. Đây là nơi Tổng cty cũng như các Cảng HK trực thuộc cập nhật,
thông cáo những tin tức mới nhất đến với công chúng.
Hình 10: Trang page chính của AVC
Ví dụ 2: Phiếu khảo sát chất lượng phục vụ
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sự hài lòng cho hành khách, tại các
CHK trực thuộc ACV đều có những mã QR được bố trí trong khu vực nhà ga hành
khách giúp hành khách có thể dễ dàng gửi những phản hồi cho Cảng 9
2.2.2 Tạo cơ hội cho sự tham gia cộng đồng
Cảng hàng không mở rộng chương trình tình nguyện cho cư dân địa phương để
tham gia vào các hoạt động như hướng dẫn du khách, hỗ trợ tại quầy thông tin, hoặc
tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ví dụ 1: Công đoàn - Đoàn Thanh niên ACV tổ chức chương trình an sinh xã hội
chủ đề “Xuân tình nguyện” năm 2024 tại biên giới Tây Nam của Tổ quốc
Ngày 12-14/1/2024 Công đoàn – Đoàn thanh niên ACV đa kết hợp cùng với các
khối cơ quan và các Cảng thực hiện chương trình “Xuân tình nguyện” năm 2024 tại 10
Huyện Tri Tôn, An Giang và Giang Thành, Kiên Giang vứ nhiều phần quà dành tặng
cho đồng bào, các em thiếu nhi có hoàn hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, tạo nên
một cái Tết ấm no cho đồng bào nhân dân.
Hình 11: Hỗ trợ các phần quà cho đồng bào hoàn cảnh khó khăn
Hình 12: ACV trao tặng xe đạp cho các em học sinh
có hoàn cảnh khó khăn
Ví dụ 2: Cảng hàng không Cà Mau tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện năm 2022
Nhân 132 năm ngày sinh cố chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 2/6/2022, BCH Công
đoàn và ĐTN Cảng hàng không Cà Mau đã phối hợp với ĐTN Radar thông tin và Đài
kiểm soát không lưu Cà Mau tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện. Phao trào hiến
máu là một việc làm ý nghĩa và cao đẹp, cho thấy truyền thống “Thương người như
thể thương thân” của CBNV Cảng HK Cà Mau với nhân dân Cà Mau.
Hình 13: Ngành hội hiến máu GIỌT HỒNG ĐẤT MŨI lần thứ X - 2022 11
Ví dụ 3: Lễ ra quân “Thanh niên tình nguyện hỗ trợ đơn vị dịp cao điểm tết năm
2024” tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
Cuối T12.2023, Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cảng phối hợp với Đoàn Thanh
niên Công an của khẩu Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Đoàn thanh niên Chi cục hải quan
sân bay Tân Sơn Nhất và Đoàn thanh niên Cảng vụ hàng không miền Nam tổ chức lễ
ra quân “Thanh niên tình nguyện phục vụ cao điểm tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024”.
Hình 14: Lễ ra quân Thanh nien tình nguyện phục vụ Tết 2024 của Ban chấp hành Đoàn thanh niên
Cảng phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an của khẩu Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
2.3 Đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội
2.3.1 Tạo việc làm địa phương
Cảng hàng không ưu tiên tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực từ cộng đồng địa
phương, tạo ra cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân trong khu vực.
Ví dụ: Việc tuyển dụng nhân sự trong tương lai của cảng hàng không quốc tế Long
Thành. Theo báo Đồng Nai thiết kế, sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ có 4
nhà ga rộng lớn và hiện đại, công suất tối đa 100 triệu hành khách/năm. Dựa trên thực
tế lao động ngành hàng không hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam, Viện Khoa học
hàng không Việt Nam đã đưa ra một vài con số dự báo về nhu cầu lao động khi sân
bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ cần đến khoảng 13,8 ngàn nhân lực tại chỗ để 12
phục vụ sân bay. Cụ thể như sau để đáp ứng nhu cầu vận hành của sân bay Long
Thành sẽ cần hơn 13,7 ngàn lao động. Trong đó, lao đô †ng trình độ trung cấp và cao
đẳng hơn 2,2 ngàn người, trình độ sơ cấp hơn 3,8 ngàn người, còn lại là trình độ đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ và lao động phổ thông. Đây là con số vô cùng lớn cho thấy Cảng
hàng không Long Thành sau khi được xây dựng và khánh thành trong tương lai gần sẽ
tạo điều kiện việc làm cho người dân vùng dự án hay người dân địa bàn tỉnh Đồng
Nai. Tuy nhiên, hiện tại nhân lực chuyên ngành hàng không hiện đang khá ít rơi vào
khoảng 44000 người tính đến tháng 8 năm 2023. Nên ưu tiên phát triển nguồn nhân
lực để phục vụ kịp thời với sự phát triển ngành hàng không. 13
2.3.2 Hỗ trợ phát triển cộng đồng
Cảng hàng không đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống vệ
sinh công cộng, hoặc các dự án xanh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng địa phương.
Ví dụ 1: Từ ngày 01/01/2024, Cảng HKQT Nội Bài chính thức có tuyến xe buýt
điện của Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus kết nối với Khu đô thị
Ocean Park (Hà Nội) nhằm phục vụ nhu cầu đi lại văn minh của hành khách.Theo đó,
tuyến xe buýt điện Khu đô thị Ocean Park - Sân bay Nội Bài với số hiệu tuyến E10 kết
nối sân bay Nội Bài với thủ đô Hà Nội và ngược lại có lộ trình tuyến chiều đi từ bãi đỗ
xe nhà ga quốc tế T2 (đón khách tại bãi đỗ xe nhà ga quốc tế P6) → cầu vượt đường
Võ Văn Kiệt → Quay đầu tại điểm mở đối diện Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế
Nội Bài → Bãi đỗ xe nhà ga nội địa T1 (đón khách tại bãi đỗ xe P2) → Võ Văn Kiệt
→ Võ Nguyên Giáp → Trường Sa → cầu Đông Trù → Lý Sơn → Nguyễn Văn Cừ →
Nguyễn Sơn → Hoàng Minh Đạo → Hồng Tiến → Cổ Linh → đường gom cao tốc Hà
Nội, Hải Phòng → Lý Thánh Tông → Khu đô thị Ocean Park.
Tuyến xe buýt điện E10 đi vào hoạt động mang tới thêm sự lựa chọn đa dạng cho
hành khách khu vực Gia Lâm, Long Biên (Hà Nội) hay huyện Văn Giang (Hưng Yên),
có nhu cầu di chuyển tới Cảng HKQT Nội Bài và hành khách từ khắp nơi trên thế giới
đến với Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm tải cho hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Hình 15: Tuyến xe buýt điện E10 đi vào hoạt động ở CHK Nội Bài 14