Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn | Tiểu luận công chúng báo chí truyền thông

Phản hồi là thông tin hoặc một sự trình bày ý kiến về điều gì đó, chẳng hạn như  một sản phẩm mới, mà có thể cho bạn biết rằng nó thành công hoặc được yêu thích.  Ở đây, phản hồi của sinh viên được hiểu là lời nói, thông tin chi tiết, và suy  nghĩ của sinh viên về dịch vụ, chất lượng của kênh Mạch Nguồn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-----

----
Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn
Họ và tên: Bùi Đức Ngọc – 2251070035
Lại Thủy Vy – 2251070058
Lớp: Truyền thông Quốc tế K42
Môn học: Công chúng Báo chí – Truyền thông
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thanh Vân
Lớp tín chỉ: BC02115
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................3
1. Tên đề tài: Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn
3
1.1. Phản hồi..................................................................................................3
1.2. Sự hứng thú.............................................................................................3
1.3. Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.........................................4
1.4. Kênh Mạch Nguồn..................................................................................4
2. Lý do thực hiện đề tài....................................................................................4
2.1. Lý do khách quan....................................................................................4
2.2. Lý do chủ quan........................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................5
3.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................6
4.1. Vấn đề lý luận cơ bản của đề tài..............................................................6
4.2. Phân tích thực trạng.................................................................................6
4.3. Các biện pháp thực hiện..........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7
5.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu...........................................................7
5.2. Lý do sử dụng phương pháp....................................................................7
5.3. Thực hiện khảo sát trên nền tảng.............................................................7
5.4. Mẫu..........................................................................................................8
5.5. Các bước thu thập và xử lý dữ liệu..........................................................8
6. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................8
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.....................................................................9
III. BẢNG HỎI.................................................................................................20
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................27
V. LỜI CẢM ƠN..............................................................................................28
3
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn.
1.1. Phản hồi:
Phản hồi là thông tin hoặc một sự trình bày ý kiến về điều gì đó, chẳng hạn
như một sản phẩm mới, mà có thể cho bạn biết rằng nó thành công hoặc được
yêu thích. Ở đây, phản hồi của sinh viên được hiểu là lời nói, thông tin chi tiết,
và suy nghĩ của sinh viên về dịch vụ, chất lượng của kênh Mạch Nguồn và trải
nghiệm chung của sinh viên khi theo dõi kênh Mạch Nguồn. Có được loại thông
tin này cho phép kênh phát triển và cải thiện theo thời gian.
1.2. Sự hứng thú:
Là thái độ mang hướng tích cực đặc biệt của một cá nhân đối với đối tượng,
thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng và sự
thích thú được thỏa mãn với đối tượng.
4
1.3. Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Những người đang theo học ở Học viện: (1) sinh viên đại học; (2) học viên
Cao học và (3) nghiên cứu sinh.
1.4. Kênh Mạch Nguồn:
Kênh youtube cập nhật những sự kiện nổi bật về văn hoá, chính trị, xã hội,
những bình luận chuyên sâu về những vấn đề nóng, những hình ảnh đẹp mang
dấu ấn Việt Nam nhằm góp một phần thắp lên lòng yêu nước, niềm tự hào dân
tộc
2. Lý do thực hiện đề tài
2.1. Lý do khách quan:
- Chính trị là vấn đề vô cùng quan trọng với cả một quốc gia và dân tộc.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển và hội nhập từ phương Tây, nhiều người
đã
và đang bị mất đi sự hứng thú với những kiến thức liên quan đến văn hóa
chính trị trong nước và lịch sử của chính nước nhà. Vậy nên chúng tôi nhận
5
thấy việc hiểu và khơi lại sự hứng thú của một cộng đồng sinh viên với chính
trị thông qua các kênh truyền thông là vô cùng cần thiết.
- Khái niệm truyền thông đã ra đời từ lâu, kèm theo đó là rất nhiều sự kiện
xảy ra và được ghi lại mà trong đó luôn hiện hữu những yếu tố liên quan đến
“truyền thông” và kèm theo là những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực mà nó
đem tới. Bản thân kênh Mạch Nguồn là một kênh truyền thông vậy nên cũng
sẽ nhận được những ảnh hưởng, phản hồi tích cực lẫn tiêu cực. Vậy nên cần
tìm hiểu xem những phản hồi đó là gì, là hứng thú hay không hứng thú, đặc
biệt
với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những người đầu tiên sẽ
được tiếp cận với những nội dung, thông tin mà kênh truyền tải. Ngoài giúp
chúng ta hiểu rõ thêm về “truyền thông” một lĩnh vực đang được đánh giá
cao trong thời đại 4.0 hiện nay, việc nghiên cứu này còn hỗ trợ trong việc đưa
ra những giải pháp để truyền thông một cách có ý nghĩa và hiệu quả hơn.
2.2. Lý do chủ quan:
- Sinh viên chúng tôi nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa của kênh Mạch
Nguồn: là một kênh Youtube thuộc quyền quản lý của Học viện và có sự đóng
góp công sức của đội ngũ cán bộ giáo viên, sinh viên trong Học viện. Kênh là
nơi cập nhật những sự kiện nổi bật về văn hoá, chính trị, xã hội; những hình
ảnh đẹp mang dấu ấn Việt Nam nhằm góp một phần thắp lên lòng yêu nước,
niềm tự hào dân tộc. Vậy nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu phản hồi và sự
hứng thú của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch
Nguồn để có thể xây dựng và phát triển hoàn thiện kênh hơn nữa, đưa kênh
Mạch Nguồn và những thông tin lịch sử, chính trị đến gần hơn với công chúng
nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn để có sự tổng quan chung về phản
hồi
của một cộng đồng sinh viên với kênh truyền thông của Học viện có nội dung
6
chính về tuyên truyền văn hóa chính trị của đất nước.
7
- Để xác định xem sinh viên có thấy hứng thú hay không? Nếu không/ có
thì ở mức độ nào? Sinh viên có phản hồi hay góp ý ra sao với kênh?
- Từ đó góp phần xây dựng và phát triển hoàn thiện kênh hơn nữa, đưa
kênh Mạch Nguồn đến gần hơn với công chúng nói chung và sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hứng thú và phản hồi của công
chúng nói chung và cộng đồng sinh viên nói riêng đối với một vấn đề
truyền thông (đặc biệt là về vấn đề chính trị).
- Đánh giá các nhân tố về mặt khách quan và chủ quan.
- Chỉ ra được nhân tố nào ảnh hưởng và tác động lớn nhất đến sự hứng
thú và phản hồi của sinh viên.
- Thu thấp được thông tin và ý kiến hữu ích từ bảng khảo sát.
- So sánh các kết quả thu thập được với kết quả của các nghiên cứu trước.
- Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả hoàn chỉnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Vấn đề lý luận cơ bản của đề tài:
- Vấn đề đặt ra: cần hiểu được mức độ hứng thú của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn và những phản hồi về kênh
của sinh viên.
- Phương pháp lý luận: phân tích và tổng hợp
4.2. Phân tích thực trạng:
- Kênh Mạch Nguồn hiện đang có khoảng gần 9.000 lượt đăng ký, với hơn
85.000 lượt xem trên tổng 28 video về chính trị, lịch sử.
- Mặc mới cho lên sóng video đầu tiên từ 18 tháng 04 năm 2022 (hơn
1 năm trước), nhưng kênh đã nhận được tương đối những phản hồi tích cực
từ công chúng, đặc biệt là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Những vấn đề chính trị được đề cập tới trên kênh Mạch Nguồn thường
những vấn đkhô khan so với thị hiếu của đa số công chúng - giới trẻ,
vậy
8
chúng ta cần tìm thêm giải pháp để có thể tạo thêm hứng thú cho công chúng
đối với nội dung thông tin đăng tải của kênh.
- Với tầm quan trọng của chính trị trong đời sống hiện nay, chúng ta vẫn cần
hoàn thiện và giúp kênh nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ công
chúng, đặc biệt là ý kiến phản hồi từ bộ phận sinh viên - tập thể mang trọng
trách chính trong việc xây dựng phát triển và gìn giữ đất nước trong tương lai.
- Hiện tại ta đang sống trong thời đại 4.0, sự hiện đại ngày càng phát triển,
việc lan truyền thông tin cũng theo đó mà dễ dàng thuận tiện hơn. Giới trẻ
chúng ta là bộ phận đã và đang nhanh chóng tiếp nhận sự đổi mới này, nên ta
cũng cần có trách nhiệm trong việc lan tỏa những vấn đề quan trọng của
quốc gia mà mọi người cần hiểu biết rõ.
4.3. Các biện pháp thực hiện:
Khảo sát, tìm thêm góp ý xây dựng từ cộng động xung quanh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu: Khảo sát bằng bảng hỏi.
5.2. Lý do sử dụng phương pháp:
+ Đối tượng tham gia khảo sát bằng bảng hỏi được ẩn danh tạo
nên tính khách quan, chân thực trong kết quả khảo sát.
+ Tiện lợi, nhanh chóng và tiếp cận được nhiều công chúng, đặc
biệt là công chúng quy mô lớn qua internet trong thời đại 4.0
+ Có đa dạng hình thức câu hỏi.
+ Kết quả phân tích rõ ràng theo thống kê số liệu.
5.3. Thực hiện khảo sát trên nền tảng:
Tạo bảng hỏi bằng google form và đăng tải trên facebook cá nhân, gửi
cho bạn bè,..
9
5.4. Mẫu:
+ Chọn mẫu: Đưa bảng hỏi tiếp cận khoảng 900 người với xác suất
cứ 3 người thì 1 người tham gia khảo sát bảng hỏi, vậy sẽ có
khoảng 300 kết quả khảo sát.
+ Tiếp cận mẫu: mẫu hòn tuyết lăn, bảng hỏi sẽ được đăng ở trên
Facebook cá nhân và chuyển tới những người quen, bạn bè để giới
thiệu cho người khác.
+ Quần thể nghiên cứu: sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền.
5.5. Các bước thu thập và xử lý dữ liệu:
+ Gửi bảng hỏi tới đối tượng tham gia khảo sát
+ Sử dụng phần mềm SPSS để thu thập và xử lý kết quả khảo sát
bảng hỏi.
+ Rút ra kết luận về phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn.
6. Câu hỏi nghiên cứu:
- Bạn có biết đến kênh youtube Mạch Nguồn không?
- Bạn có thấy hứng thú với kênh Mạch Nguồn không? Chấm điểm mức
độ hứng thú của bạn trên thang điểm 10?
- Bạn có phản hồi gì với kênh Mạch Nguồn hay các video của kênh?
- Bạn có đề xuất, góp ý gì để tăng sự hứng thú của sinh viên với kênh
Mạch Nguồn?
- Bạn có muốn giới thiệu kênh đến các mối quan hệ của mình không?
10
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Dưới đây là phần tổng quan nghiên cứu để chúng ta có cái nhìn bao quát về
những công trình nghiên cứu đã có trước đó cũng như tập hợp, liệt kê và xem
xét các tài liệu, thông tin có trong bài nghiên cứu về “Sự phản hồi và hứng thú
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch nguồn” nói
riêng và sự hứng thú đối với các kênh truyền thông nói chung. Những tài liệu,
trích dẫn
được đưa ra dưới đây là những kiến thức liên quan đến đề tài đã được công bố,
xuất bản trước đó dưới nhiều hình thức khác nhau: sách báo, tạp chí, luận văn,
nghiên cứu đi trước… Từ đó, chúng ta có thể phát hiện và chỉ ra những điểm nổi
bật, giá trị của các bài nghiên cứu, tài liệu liên quan có từ trước; nắm được cơ bản
khái niệm, vấn đề và phương pháp thực hiện nghiên cứu; tìm ra ưu điểm và hạn
chế của các bài nghiên cứu trước đó; hình thành ý tưởng và hướng phát triển, đưa
ra phương pháp giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
Đầu tiên, để bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, ta cần tìm hiểu về các phương
pháp thường dùng để tìm hiểu có mục đích. Trong nghiên cứu này, chúng tôi định
hướng tìm hiểu theo các phương pháp: nghiên cứu tài liệu (nghiên cứu các tài liệu,
sách báo, tạp chí có liên quan tới hứng thú của sinh viên đặc biệt là với các kênh
truyền thông nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài); phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi (xây dựng hệ thống bảng hỏi nhằm giải quyết nhiệm vụ chính của đề tài
là đánh giá thực trạng hứng thú của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền);
phương pháp quan sát (quan sát thực trạng sinh viên tham gia vào xây dựng và
tương tác với kênh Mạch nguồn) và cuối cùng là phương pháp thống kê toán học
(được dùng để xử lý số liệu điều tra và thấy được độ tin cậy của kết quả đã thu
thập)
Ngoài ra, quá trình tìm kiếm và lựa chọn các tài liệu liên quan đến chủ đề
nghiên cứu, bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng cũng vô cùng cần
thiết. Các cơ sở lý luận chính là vấn đề hạt nhân trong phần này. “Cơ sở” đề cập
đến hệ thống kiến thức căn bản và tổng quát mang tính học thuật về triết học. “Lý”
dùng để chỉ tư duy lý trí, sử dụng lý trí để phân tích và đánh giá sự việc, không
11
phải dự trên cảm tính. “Luận” nhắc đến các phương pháp suy luận logic dựa trên
những dữ kiện thu nhập được. Trong phần nghiên cứu của mình, chúng tôi đã
chọn ra được một vài cơ sở lý luận sau:
“Trường phái Tâm lý học truyền thông”. Theo đó ta biết rằng, tâm lý học
truyền thông là một nhánh của tâm lý học tập trung nghiên cứu tương tác giữa
hành vi con người – truyền thông – công nghệ. Ngày nay, các nhà tâm lý học
truyền thông nghiên cứu về các loại hình truyền thông, nhất là những loại hình
mới ra đời dựa trên sự phát triển không ngừng của công nghệ và tác động của nó
đến
tâm lý con người. Tâm lý học xã hội là ngành khoa học cơ bản hình thành và phát
triển từ cuối thế kỷ 19, chuyên nghiên cứu tác động của hoạt động xã hội và quá
trình nhận thức lên suy nghĩ của mỗi cá nhân, cũng như ảnh hưởng và mối quan hệ
của cá nhân đó với những người khác. Tâm điểm quan tâm của ngành tâm lý học
xã hội là người ta làm thế nào để hiểu và tương tác với những người khác. Thông
qua trường phái tâm lý học truyền thông, ta nghiên cứu được sự tương tác giữa
hành vi của sinh viên với kênh truyền thông Mạch nguồn và từ đó có thể phần nào
đề ra những giải pháp để đánh vào tâm lý, thu hút sự chú ý và “thúc giục” người
xem cần tương tác với nội dung và hình thức của sản phẩm truyền thông bằng
cách thả biểu cảm hoặc bình luận.
Tiếp đến là “Lý thuyết gieo cấy truyền thông”: Một lý thuyết xã hội học và
truyền thông để nghiên cứu những tác động lâu dài của các phương tiện truyền
thông, chủ yếu là truyền hình. Nó gợi ý rằng những người thường xuyên tiếp xúc
với phương tiện truyền thông trong thời gian dài có nhiều khả năng nhận thức
được thực tế xã hội của thế giới khi chúng được trình bày bởi các phương tiện
truyền thông mà họ sử dụng, điều này ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của họ.
Mô hình truyền thông đại chúng bao gồm ba loại phân tích. Loại phân tích thứ ba
là lý thuyết gieo cấy truyền thông là phân tích tu luyện được định nghĩa là các
cuộc khảo sát theo chiều dọc ý kiến của mọi người về một số đối tượng nhất định
với biến chính là mức độ tiếp nhận phương tiện truyền thông, từ đó kiểm tra tác
động của các phương tiện truyền thông đối với người tiếp cận. Trên thực tế, hình
ảnh và thông điệp tư tưởng được truyền tải bởi các phương tiện truyền thông đại
chúng ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức về thế giới thực. Mọi người càng sử
dụng nhiều phương tiện, nhận thức của họ càng thay đổi. Lý thuyết tu luyện nhằm
12
mục đích hiểu được việc tiếp xúc lâu dài với chương trình truyền hình, với các
mẫu thông điệp và hình ảnh lặp đi lặp lại của nó, có thể góp phần vào những giả
định chung của các cá nhân về thế giới xung quanh họ như thế nào. Ứng dụng lý
thuyết này vào nghiên cứu hứng thú với kênh Mạch nguồn, ta thấy được ảnh
hưởng từ nội dung kênh đến người xem, từ đó rút ra các ý tưởng, đề xuất để phát
triển và mở rộng kênh.
Còn có thể kể đến thêm “Lý thuyết phân tích (xét đoán) xã hội”: Khi nghiên
cứu vấn đề liên quan đến công chúng, đặc biệt là sự tác động qua lại, ta cần phân
tích, chia nhỏ nhóm công chúng - đối tượng ra thành những nhóm nhỏ với các thái
độ và nhận thức khác nhau. Trong nghiên cứu này, ta chia đối tượng thành 3
nhóm: có hứng thú/ bình thường/ không hứng thú. Những câu hỏi đặt ra là: Nhà
truyền thông nên ưu tiên thông điệp và tập trung ưu tiên trước hết cho nhóm có
thái độ nào? Nếu ưu tiên tập trung thông điệp cho nhóm có thái độ hứng thú, bình
thường hay không hứng thú thì những ưu điểm và hạn chế nào có thể có? Trong
ba nhóm thái độ trên đây, mỗi nhóm có những đặc điểm, thế mạnh và hạn chế
riêng. Riêng nhóm có thái độ bình thường có những ưu thế hơn hẳn và mang tính
đặc thù. Do vậy, để đạt được hiệu quả truyền thông, thông thường, người ta
thường
chuẩn bị các thông điệp ưu tiên trước hết nhằm vào các nhóm có thái độ bình
thường trước, để từ đó lôi kéo họ từ bình thường sang hứng thú, mặt khác, nhóm
có thái độ trung lập có khả năng làm mềm hóa thái độ của nhóm có thái độ không
hứng thú (hay chống đối), chuyển họ sang nhóm có thái độ trung lập và từ trung
lập có thể chuyển sang hứng thú. Đó cũng là lí do ta cần dùng đến bảng khảo sát
là một trong những phương thức để thu thập được thông tin, ý kiến của cộng đồng
với số lượng và chất lượng tốt nhất có thể. Từ những kết quả thu thập được, ta
có thể phần nào phân chia được 3 nhóm thái độ để phát triển của hoạt động
truyền thông và dự án của cả nhóm và đưa ra những chiến lược, đường lối phù
hợp nhất có thể để phát triển hoàn thiện toàn bộ chiến dịch truyền thông của
nhóm.
13
Để chứng thực rõ thêm về thực trạng những vấn đề đang tìm hiểu, chúng tôi
có tìm được những trích dẫn khá tiêu biểu nghiên cứu về nhiều mặt lĩnh vực.
Trong “Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý
luận của sinh viên khoa Giáo dục thể chất - Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp”
có viết “Hứng thú là thể hiện xúc cảm ở con người khi nhu cầu được đáp ứng. Do
đó việc thỏa mãn các hứng thú sẽ thúc đẩy các lỗ hổng trong kiến thức, làm cho
sự định hướng tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với cá nhân trở nên
đầy đủ và sâu sắc hơn. Nói cách khác, hứng thú là một cơ chế thúc đẩy thường
xuyên đối với sự nhận thức.
[…]
Hứng thú thúc đẩy sinh viên tích cực tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập.
Sự sáng tạo có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: Từ lòng khát khao hiểu biết
những tri thức mới đến việc tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo để mở rộng và
đào sâu tri thức, tiến tới việc tìm tòi ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Như vậy,
hứng thú học tập là điều kiện tất yếu để mỗi sinh viên phát huy vai trò tích cực và
tự giác của mình trong quá trình học tập” Qua luận văn, ta hiểu rõ hơn về sự hứng
thú và cách để hình thành sự hứng thú, thúc đẩy sinh viên tích cực tìm tòi, sáng
tạo, đóng góp để xây dựng kênh Mạch nguồn.
Trong Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 181-184; cô Lê Thị
Thu Hương trả lời phỏng vấn đóng góp ý kiến về “Một số biện pháp tạo hứng thú
14
học tập lịch sử cho học sinh theo hướng nâng cao hiệu quả bài học ở trường Phổ
thông”: “2.3. Các biện pháp tạo hứng thú học tập trong dạy học môn Lịch sử:
2.3.1. Xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng nhận
thức của học sinh:
Một bài học đảm bảo được tất cả các yếu tố như tính khoa học, tính lý
luận… nhưng không phù hợp với nhận thức của HS thì bài học đó không
đạt chất lượng. Việc GV xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng
nhận thức của HS chính là làm thế nào để trong cùng một lớp học, với việc
tổ chức các hoạt động học tập của GV, tất cả HS đều hiểu bài….
2.3.2. Xây dựng tình huống khởi động nhằm kích thích sự chú
ý, tính tò mò, nhu cầu học tập của học sinh ngay từ đầu:
Trong mỗi bài học, GV có thể sử dụng các biện pháp sư phạm để kích
thích động cơ học tập của HS đầu giờ học, trong suốt quá trình giải quyết
vấn đề nhận thức. Nhưng quan trọng và có tác dụng trước tiên là kích thích
sự chú ý, tính tò mò, nhu cầu học tập ngay từ đầu giờ học….
2.3.3. Sử dụng mẩu chuyện lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc
sự kiện, hiện tượng:
Những mẩu chuyện lịch sử vừa có tác dụng cung cấp kiến thức, vừa giúp
các em gắn được sự kiện, hiện tượng với các nhân vật tiêu biểu, điển hình.
Đặc biệt, những mẩu chuyện lịch sử thường có tính giáo dục rất cao. Khi
người kể nhập tâm vào câu chuyện sẽ khiến người nghe như được “sống”
cùng các nhân vật trong chuyện, giúp cho việc tìm tòi, khám phá kiến thức
diễn ra một cách tự nhiên mà HS lại hào hứng, thích thú….
2.3.4. Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh:
Những kiến thức lịch sử mà HS lĩnh hội phải được diễn giải bằng ngôn
ngữ, cách hành văn cách trình bày chứ không phải bằng những
công thức hay những con số khô khan.”
Kênh Mạch nguồn cũng là về đề tài lịch sử, chúng ta có thể dựa vào nghiên
cứu từ tạp chí này để tìm ra biện pháp thúc đẩy sự hứng thú đối với các vấn đề
lịch sử trên kênh.
Tuy nhiên, trước khi hướng đến tìm ra giải pháp để thúc đẩy sự hứng thú với
nội dung chính của kênh, ta cần hiểu về bản chất và tính chất của làm tăng sự hứng
15
thú của một cộng đồng nhất định. Trong “How build interest in Anyone about
Anything” của Braus có viết: “Interest beings situationally and moves to being
personal. Situational interest evaporates when the situation that caused it ends.
Situational interests or loosely rooted personal interests cannot survive criticism,
discouragement, and feedback (no matter how constructive). Once an interest is
personal it can begin to endure challenge and criticism. An interest that is
finally firmly rooted in a learner’s personality will be able to overcome great
obstacles.
1. The 1 Phase – Attention
st
…These are more sparkly examples of grabbing the attention on the
students, and we all recognize them for what they are: inspired teaching.
However, the tragedy is that even if a teacher can inspire the students’
attentions, they often do not even consider to the next three phases of
developing interest.
2. The 2 Phase – Agency – Power or “Why?”
nd
Immediately after grabbing the learner’s attention, we must anchor that
attention by affording the learner power and agency through the subject
matter learned. If agency is not involved, if a learner of any age does not get a
sense that they can do or achieve something with what they are learning, then
interest will vanish as soon as that class is over, maybe even before….
3. The 3 Phase – Encouraging Coach
rd
…Throughout this process, but especially during the encouragement
phase, and is critical. growth mindset improvement message language
If
ever as a learner walks the road to developing a personal interest, if it enters
their mind that they can never get the power that this subject matter will
afford them, they will abandon the road all together and focus their limited
energies and time on the agencies they can accomplish, such as becoming
cool or getting over 100 likes on each of their Instagram posts.
4. The 4 Phase – Challenging Coach
th
Once a learner has had sufficient time and encouragement to practice and gain
fluency in the power of a subject matter, then educators can develop interest
more by challenging the learner to go far and beyond what they’ve already
accomplished…
5. The 5 Phase – Peer Mentoring
th
In this phase the learner’s interest is already a fully fledged and independent
personal interest. The teacher and the learner become peers in commitment
and interest. The only difference is the teacher has more life experience, more
16
subject matter experience, or special coaching training to further challenge
and grow the learner. Similar to an idealized grad student advisor relationship,
or
17
the relationship between a principle investigator and their researchers, or the
relationship between two collaborating experts.”
mức độ hứng thú, ưa thích của mỗi chủ thể sẽ diễn ra tùy theo trải
nghiệm, suy nghĩ của mỗi cá nhân, nên việc có thể làm hài long tất cả mọi
người gần như là không thể. Tuy nhiên nếu thực hiện được những hoạt
động thu hút tâm lý, độ tập trung của con người thì ta sẽ đánh giá được
mức độ hứng thú một cách khách quan nhất và có thể đẩy mạnh thêm càng
nhiều lượt yêu thích.
Thêm vào đó, chúng tôi còn thử tìm kiếm đến những nghiên cứu nước ngoài
và tìm được một vài tài liệu bổ ích: “Research on Interest in Science: Theories,
Methods and Findings” (January 2011- International Journal of Science
Education). Trong đó có viết:
“There are different views about the relationship between the
concepts of attitude and interest. Some authors suggest using both concepts
synonymously (Schreiner, 2006; Schreiner & Sjøberg, 2004). Other
authors (e.g. Osborne et al., 2003) see attitude as the superordinate concept
and interpret interest as a specific form of attitude, characterized by a
certain object area. Gardner (1996, 1998) and other authors, however, point
out that both concepts can be clearly distinguished from one another. A
decisive difference arises with respect to the evaluation criteria that are the
focus. General, nonpersonal evaluation viewpoints are decisive for an
attitude towards a particular object, whereas the subjective value attached
to the knowledge about this object is important for interest. These two
evaluation aspects are independent of each other. It is, for example,
possible to have a pronouncedly negative attitude towards an issue (e.g.
racism), yet have a strong and enduring interest to understand this topic.”
→ Sự hứng thú là một trong những thái độ con người có thể có đối với
kênh truyền thông - mà thái độ của con người phụ thuộc vào mức độ hiểu
biết của con người đối với vấn đề truyền thông đó.
Với mục đích của nghiên cứu là về sự phản hồi và yêu thích của một cộng
đồng sinh viên, thì “phản hồi” cũng là một vấn đề quan trong cần được đào sâu.
“A model for the analysis of receiver responses to communication” - James Paul
Yarbrough - Iowa State University chính là phần tài liệu chúng tôi lựa chọn cho
quá trình tìm hiểu này:
“ At any response stage, the receiver has two or more possible
courses of action. If the alternatives are dichotomous (as in the initial
18
attention stages) failure to pass through the stage means the receiver is
eliminated from the communication situation until subjected to another set
of stimuli (or resubjected to the initial stimuli set). If multiple alternatives
are available at the response stage (as in the differential exposure,
comprehension, cognitive and affective acceptance and overt action
stages), then the receiver’s response at one stage will mediate his response
at subsequent stages. One measure of the impact of a communication
event is the degree to which the responses made by the potential audience
correspond to the responses desired by the sender”
→ Phản hồi được đưa ra bởi những khán giả tiềm năng tương ứng với phản
hồi người gửi mong muốn đều có ảnh hưởng lớn đến truyền thông.
Ngoải ra còn có tiểu luận đã nghiên cứu về sự phản hồi: “PHÂN TÍCH XU
HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIẢNG DẠY
KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG HÀN” cho biết rằng:
“Trong số các nghiên cứu tập trung về phản hồi đối với lỗi hình
thức. Park (2009) đã chứng minh hiệu quả của phản hồi trong việc giảm lỗi
ngữ pháp, Dong (2017) đã nghiên cứu hiệu quả của phản hồi trong việc sửa
lỗi liên từ khi viết tiếng Hàn thông qua bài tập đặt câu. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu tập trung vào các loại lỗi cụ thể hơn bao gồm Seol (2011) và
Kim (2014). Seol (2011) đã tiến hành thực nghiệm để tìm hiểu hiệu quả
của phản hồi trực tiếp và phản hồi siêu ngôn ngữ đối với việc tiếp thu trợ
từ chủ ngữ và trợ từ tân ngữ eul/reul. Kim (2014) đã so sánh ảnh hưởng của
việc phản hồi hay không đối với lỗi ngữ pháp -a/o ít- và -go it-. Trong khi
đó, Park M. (2013) tập trung vào phản hồi nội dung, đã đề xuất phương
pháp phản hồi khi dạy Viết tiếng Hàn bằng cách tập trung vào tính mạch
lạc của bài viết. Không giống như các nghiên cứu trên, Lee (2014) đã phân
đối tượng tham gia nghiên cứu thành nhóm phản hồi tập trung và nhóm
phản
hồi không tập trung rồi so sánh hiệu quả của hai nhóm. Trong đó, nhóm
phản hồi tập trung nhận phản hồi về năm loại lôi trợ từ, còn nhóm phản hồi
không tập trung nhận phản hồi đối với tất cả các lỗi ngữ pháp”
19
→ Tương tự như phản hồi trong nghiên cứu trên, kênh Mạch nguồn cũng
có nhiều dạng của sự phản hồi, từ mỗi phản hồi đó, ta rút ra được cách
khắc phục sao cho kênh Mạch nguồn được phát triển hoàn thiện hơn.
Về vấn đề phản hồi, trong sách “ABC về Nghiên cứu Truyền thông (phiên bản
thứ 2) của David Gill và Bridget Adams có cho thấy rằng: Thuật ngữ "phản hồi"
được lấy từ mạng ảo, một nhánh kỹ thuật liên quan đến các hệ thống tự điều tiết.
Hay ta có thể hiểu, ở dạng đơn giản nhất, phản hồi là hệ thống điều khiển tự ổn
định như thống đốc hơi nước Watt, điều chỉnh tốc độ của động cơ hơi nước hoặc
bộ điều chỉnh nhiệt độ của phòng hoặc lò nướng. Trong quá trình giao tiếp , phản
hồi đề cập đến một phản hồi từ người nhận mang đến cho người giao tiếp ý tưởng
về cách nhận được tin nhắn và liệu nó có cần được sửa đổi hay không. Nói đúng
ra, phản hồi tiêu cực không hàm ý 'xấu' và phản hồi tích cực 'tốt'. Phản hồi tích
cực khuyến khích bạn tăng những gì bạn đang làm, mà có thể mất kiểm soát (trên
sự phấn khích tại một bữa tiệc, chiến đấu hoặc có một hàng). Nếu bạn đang khóc,
phản hồi từ những người xung quanh có thể khiến bạn khô mắt và đặt trên khuôn
mặt dũng cảm (nếu phản hồi là tiêu cực) hoặc khóc một cách không rõ ràng (nếu
phản hồi là dương tính). Từ đó ta rút ra kết luận phản hồi là một trong những yếu
tố thiết yếu trong quá trình phát triển truyền thông nói chung và kênh Mạch nguồn
nói riêng.
Hay từ “Viết cho các học giả: Hướng dẫn thực hành để tạo ra cảm giác và
được nghe” của (Lynn P.Nygaard, Universitets Forlaget, 2008) ta có thể thấy rằng
phản hồi hữu ích nhất mà bạn có thể cung cấp cho ai đó (hoặc nhận được chính
mình) không phải là khuyến khích mơ hồ, cũng không chỉ trích, mà là đánh giá
trung thực về sản phẩm. Nói cách khác, 'Viết lại lời giới thiệu của bạn bởi vì tôi
không thích nó' không phải là hữu ích như 'Bạn bắt đầu nói rằng bạn muốn nhìn
vào xu hướng trong thiết kế nội thất chức năng, nhưng bạn dường như dành phần
lớn thời gian của bạn nói về việc sử dụng màu sắc giữa các nhà thiết kế Bauhaus.'
Điều này tạo cho tác giả không chỉ cái nhìn sâu sắc về những gì gây nhầm lẫn cho
người đọc, mà còn có một số lựa chọn để sửa nó: bạn có thể viết lại phần giới
thiệu hoặc tập trung vào các nhà thiết kế Bauhaus hoặc giải thích rõ hơn mối liên
20
hệ giữa thiết kế nội thất chức năng và nhà thiết kế Bauhaus. tái cấu trúc bài báo để
nói về các khía cạnh khác của thiết kế nội thất chức năng. Ứng dụng vào kênh
Mạch nguồn: những phản hồi trên kênh chủ yếu đang là những lời khen chung
chung hoặc những khẩu hiệu tự hào về nội dung lịch sử của kênh chứ chưa thực sự
có nhiều những góp ý chân thực về cách thức làm cho kênh tốt hơn ( ví dụ làm
cách nào để thúc đẩy những phản hồi mang tính góp ý cụ thể như vậy?)
Herbart (1776 – 1841) Nhà tâm lý học, nhà giáo dục học, nhà triết học, người
Đức đã sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ XIX.Trong luận
“Tổng quan các nghiên cứu về sự hứng thú”, ông đã đưa ra 4 mức độ của dạy học
đó là tính sáng tạo, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú và đặc biệt hứng
thú là yếu tố quyết định kết quả học tập của người học. J.Piaget (1896 – 1996), nhà
tâm lý học người Thụy Sĩ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và
giáo dục. Ông rất chú trọng đến hứng thú của học sinh, cho rằng “nhà trường kiểu
mới đòi hỏi phải hoạt động thực sự phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu
cầu và hứng thú cá nhân”. Ông nhấn mạnh cũng giống như người lớn trẻ em là
một thực thể mà hoạt động bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc nhu cầu. Nó
sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khêu gợi những động cơ
nội tại của hoạt động đó. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa
trên hứng thú, hứng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức năng động của sự
đồng hóa.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của nền
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc lan truyền thông tin ngày càng trở nên nhanh
chóng và thuận tiện hơn, trong bài viết “Tác động của phương tiện truyền thông
xã hội với các cuộc cách mạng màu trên thế giới” thuộc Tạp chí điện từ Lý luận
Chính trị đã cho chúng ta biết rằng phương tiện truyền thông xã hội được hiểu là
một hình thức truyền thông thông qua internet và các nền tảng, thiết bị truy cập
internet; mà qua đó, các cộng đồng người sử dụng được hình thành để tạo dựng,
chia sẻ và tương tác nội dung lẫn nhau. Do sự đa dạng của các dịch vụ truyền
thông xã hội hiện nay, nên rất khó đưa ra định nghĩa một cách chính xác.→ Khi
biết đến và sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông, việc lan truyền phát
| 1/30

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ -----  ----
Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn
Họ và tên: Bùi Đức Ngọc – 2251070035 Lại Thủy Vy – 2251070058
Lớp: Truyền thông Quốc tế K42
Môn học: Công chúng Báo chí – Truyền thông
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thanh Vân Lớp tín chỉ: BC02115 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................3
1. Tên đề tài: Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn
3
1.1. Phản hồi..................................................................................................3
1.2. Sự hứng thú.............................................................................................3
1.3. Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.........................................4
1.4. Kênh Mạch Nguồn..................................................................................4
2. Lý do thực hiện đề tài....................................................................................4
2.1. Lý do khách quan....................................................................................4
2.2. Lý do chủ quan........................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................5
3.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................6
4.1. Vấn đề lý luận cơ bản của đề tài..............................................................6
4.2. Phân tích thực trạng.................................................................................6
4.3. Các biện pháp thực hiện..........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7
5.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu...........................................................7
5.2. Lý do sử dụng phương pháp....................................................................7
5.3. Thực hiện khảo sát trên nền tảng.............................................................7
5.4. Mẫu..........................................................................................................8
5.5. Các bước thu thập và xử lý dữ liệu..........................................................8
6. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................8
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.....................................................................9
III. BẢNG HỎI.................................................................................................20
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................27
V. LỜI CẢM ƠN..............................................................................................28 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn.
1.1. Phản hồi:
Phản hồi là thông tin hoặc một sự trình bày ý kiến về điều gì đó, chẳng hạn
như một sản phẩm mới, mà có thể cho bạn biết rằng nó thành công hoặc được
yêu thích. Ở đây, phản hồi của sinh viên được hiểu là lời nói, thông tin chi tiết,
và suy nghĩ của sinh viên về dịch vụ, chất lượng của kênh Mạch Nguồn và trải
nghiệm chung của sinh viên khi theo dõi kênh Mạch Nguồn. Có được loại thông
tin này cho phép kênh phát triển và cải thiện theo thời gian. 1.2. Sự hứng thú:
Là thái độ mang hướng tích cực đặc biệt của một cá nhân đối với đối tượng,
thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng và sự
thích thú được thỏa mãn với đối tượng. 3 1.3.
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Những người đang theo học ở Học viện: (1) sinh viên đại học; (2) học viên
Cao học và (3) nghiên cứu sinh. 1.4. Kênh Mạch Nguồn:
Kênh youtube cập nhật những sự kiện nổi bật về văn hoá, chính trị, xã hội,
những bình luận chuyên sâu về những vấn đề nóng, những hình ảnh đẹp mang
dấu ấn Việt Nam nhằm góp một phần thắp lên lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
2. Lý do thực hiện đề tài 2.1. Lý do khách quan:
- Chính trị là vấn đề vô cùng quan trọng với cả một quốc gia và dân tộc.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển và hội nhập từ phương Tây, nhiều người đã
và đang bị mất đi sự hứng thú với những kiến thức liên quan đến văn hóa
chính trị trong nước và lịch sử của chính nước nhà. Vậy nên chúng tôi nhận 4
thấy việc hiểu và khơi lại sự hứng thú của một cộng đồng sinh viên với chính
trị thông qua các kênh truyền thông là vô cùng cần thiết.
- Khái niệm truyền thông đã ra đời từ lâu, kèm theo đó là rất nhiều sự kiện
xảy ra và được ghi lại mà trong đó luôn hiện hữu những yếu tố liên quan đến
“truyền thông” và kèm theo là những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực mà nó
đem tới. Bản thân kênh Mạch Nguồn là một kênh truyền thông vậy nên cũng
sẽ nhận được những ảnh hưởng, phản hồi tích cực lẫn tiêu cực. Vậy nên cần
tìm hiểu xem những phản hồi đó là gì, là hứng thú hay không hứng thú, đặc biệt
với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những người đầu tiên sẽ
được tiếp cận với những nội dung, thông tin mà kênh truyền tải. Ngoài giúp
chúng ta hiểu rõ thêm về “truyền thông” một lĩnh vực đang được đánh giá
cao trong thời đại 4.0 hiện nay, việc nghiên cứu này còn hỗ trợ trong việc đưa
ra những giải pháp để truyền thông một cách có ý nghĩa và hiệu quả hơn. 2.2. Lý do chủ quan:
- Sinh viên chúng tôi nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa của kênh Mạch
Nguồn: là một kênh Youtube thuộc quyền quản lý của Học viện và có sự đóng
góp công sức của đội ngũ cán bộ giáo viên, sinh viên trong Học viện. Kênh là
nơi cập nhật những sự kiện nổi bật về văn hoá, chính trị, xã hội; những hình
ảnh đẹp mang dấu ấn Việt Nam nhằm góp một phần thắp lên lòng yêu nước,
niềm tự hào dân tộc. Vậy nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu phản hồi và sự
hứng thú của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch
Nguồn để có thể xây dựng và phát triển hoàn thiện kênh hơn nữa, đưa kênh
Mạch Nguồn và những thông tin lịch sử, chính trị đến gần hơn với công chúng
nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn để có sự tổng quan chung về phản hồi
của một cộng đồng sinh viên với kênh truyền thông của Học viện có nội dung 5
chính về tuyên truyền văn hóa chính trị của đất nước. 6
- Để xác định xem sinh viên có thấy hứng thú hay không? Nếu không/ có
thì ở mức độ nào? Sinh viên có phản hồi hay góp ý ra sao với kênh?
- Từ đó góp phần xây dựng và phát triển hoàn thiện kênh hơn nữa, đưa
kênh Mạch Nguồn đến gần hơn với công chúng nói chung và sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hứng thú và phản hồi của công
chúng nói chung và cộng đồng sinh viên nói riêng đối với một vấn đề
truyền thông (đặc biệt là về vấn đề chính trị).
- Đánh giá các nhân tố về mặt khách quan và chủ quan.
- Chỉ ra được nhân tố nào ảnh hưởng và tác động lớn nhất đến sự hứng
thú và phản hồi của sinh viên.
- Thu thấp được thông tin và ý kiến hữu ích từ bảng khảo sát.
- So sánh các kết quả thu thập được với kết quả của các nghiên cứu trước.
- Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả hoàn chỉnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Vấn đề lý luận cơ bản của đề tài:
- Vấn đề đặt ra: cần hiểu được mức độ hứng thú của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn và những phản hồi về kênh của sinh viên.
- Phương pháp lý luận: phân tích và tổng hợp
4.2. Phân tích thực trạng:
- Kênh Mạch Nguồn hiện đang có khoảng gần 9.000 lượt đăng ký, với hơn
85.000 lượt xem trên tổng 28 video về chính trị, lịch sử.
- Mặc dù mới cho lên sóng video đầu tiên từ 18 tháng 04 năm 2022 (hơn
1 năm trước), nhưng kênh đã nhận được tương đối những phản hồi tích cực
từ công chúng, đặc biệt là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Những vấn đề chính trị được đề cập tới trên kênh Mạch Nguồn thường
là những vấn đề khô khan so với thị hiếu của đa số công chúng - giới trẻ, vậy 7
chúng ta cần tìm thêm giải pháp để có thể tạo thêm hứng thú cho công chúng
đối với nội dung thông tin đăng tải của kênh.
- Với tầm quan trọng của chính trị trong đời sống hiện nay, chúng ta vẫn cần
hoàn thiện và giúp kênh nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ công
chúng, đặc biệt là ý kiến phản hồi từ bộ phận sinh viên - tập thể mang trọng
trách chính trong việc xây dựng phát triển và gìn giữ đất nước trong tương lai.
- Hiện tại ta đang sống trong thời đại 4.0, sự hiện đại ngày càng phát triển,
việc lan truyền thông tin cũng theo đó mà dễ dàng thuận tiện hơn. Giới trẻ
chúng ta là bộ phận đã và đang nhanh chóng tiếp nhận sự đổi mới này, nên ta
cũng cần có trách nhiệm trong việc lan tỏa những vấn đề quan trọng của
quốc gia mà mọi người cần hiểu biết rõ. 4.3.
Các biện pháp thực hiện:
Khảo sát, tìm thêm góp ý xây dựng từ cộng động xung quanh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu: Khảo sát bằng bảng hỏi.
5.2. Lý do sử dụng phương pháp:
+ Đối tượng tham gia khảo sát bằng bảng hỏi được ẩn danh tạo
nên tính khách quan, chân thực trong kết quả khảo sát.
+ Tiện lợi, nhanh chóng và tiếp cận được nhiều công chúng, đặc
biệt là công chúng quy mô lớn qua internet trong thời đại 4.0
+ Có đa dạng hình thức câu hỏi.
+ Kết quả phân tích rõ ràng theo thống kê số liệu.
5.3. Thực hiện khảo sát trên nền tảng:
Tạo bảng hỏi bằng google form và đăng tải trên facebook cá nhân, gửi cho bạn bè,.. 8 5.4. Mẫu:
+ Chọn mẫu: Đưa bảng hỏi tiếp cận khoảng 900 người với xác suất
cứ 3 người thì 1 người tham gia khảo sát bảng hỏi, vậy sẽ có
khoảng 300 kết quả khảo sát.
+ Tiếp cận mẫu: mẫu hòn tuyết lăn, bảng hỏi sẽ được đăng ở trên
Facebook cá nhân và chuyển tới những người quen, bạn bè để giới thiệu cho người khác.
+ Quần thể nghiên cứu: sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền.
5.5. Các bước thu thập và xử lý dữ liệu:
+ Gửi bảng hỏi tới đối tượng tham gia khảo sát
+ Sử dụng phần mềm SPSS để thu thập và xử lý kết quả khảo sát bảng hỏi.
+ Rút ra kết luận về phản hồi và sự hứng thú của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch Nguồn.
6. Câu hỏi nghiên cứu: -
Bạn có biết đến kênh youtube Mạch Nguồn không? -
Bạn có thấy hứng thú với kênh Mạch Nguồn không? Chấm điểm mức
độ hứng thú của bạn trên thang điểm 10? -
Bạn có phản hồi gì với kênh Mạch Nguồn hay các video của kênh? -
Bạn có đề xuất, góp ý gì để tăng sự hứng thú của sinh viên với kênh Mạch Nguồn? -
Bạn có muốn giới thiệu kênh đến các mối quan hệ của mình không? 9
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Dưới đây là phần tổng quan nghiên cứu để chúng ta có cái nhìn bao quát về
những công trình nghiên cứu đã có trước đó cũng như tập hợp, liệt kê và xem
xét các tài liệu, thông tin có trong bài nghiên cứu về “Sự phản hồi và hứng thú
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với kênh Mạch nguồn” nói
riêng và sự hứng thú đối với các kênh truyền thông nói chung. Những tài liệu, trích dẫn
được đưa ra dưới đây là những kiến thức liên quan đến đề tài đã được công bố,
xuất bản trước đó dưới nhiều hình thức khác nhau: sách báo, tạp chí, luận văn,
nghiên cứu đi trước… Từ đó, chúng ta có thể phát hiện và chỉ ra những điểm nổi
bật, giá trị của các bài nghiên cứu, tài liệu liên quan có từ trước; nắm được cơ bản
khái niệm, vấn đề và phương pháp thực hiện nghiên cứu; tìm ra ưu điểm và hạn
chế của các bài nghiên cứu trước đó; hình thành ý tưởng và hướng phát triển, đưa
ra phương pháp giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
Đầu tiên, để bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, ta cần tìm hiểu về các phương
pháp thường dùng để tìm hiểu có mục đích. Trong nghiên cứu này, chúng tôi định
hướng tìm hiểu theo các phương pháp: nghiên cứu tài liệu (nghiên cứu các tài liệu,
sách báo, tạp chí có liên quan tới hứng thú của sinh viên đặc biệt là với các kênh
truyền thông nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài); phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi (xây dựng hệ thống bảng hỏi nhằm giải quyết nhiệm vụ chính của đề tài
là đánh giá thực trạng hứng thú của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền);
phương pháp quan sát (quan sát thực trạng sinh viên tham gia vào xây dựng và
tương tác với kênh Mạch nguồn) và cuối cùng là phương pháp thống kê toán học
(được dùng để xử lý số liệu điều tra và thấy được độ tin cậy của kết quả đã thu thập)
Ngoài ra, quá trình tìm kiếm và lựa chọn các tài liệu liên quan đến chủ đề
nghiên cứu, bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng cũng vô cùng cần
thiết. Các cơ sở lý luận chính là vấn đề hạt nhân trong phần này. “Cơ sở” đề cập
đến hệ thống kiến thức căn bản và tổng quát mang tính học thuật về triết học. “Lý”
dùng để chỉ tư duy lý trí, sử dụng lý trí để phân tích và đánh giá sự việc, không 10
phải dự trên cảm tính. “Luận” nhắc đến các phương pháp suy luận logic dựa trên
những dữ kiện thu nhập được. Trong phần nghiên cứu của mình, chúng tôi đã
chọn ra được một vài cơ sở lý luận sau:
“Trường phái Tâm lý học truyền thông”. Theo đó ta biết rằng, tâm lý học
truyền thông là một nhánh của tâm lý học tập trung nghiên cứu tương tác giữa
hành vi con người – truyền thông – công nghệ. Ngày nay, các nhà tâm lý học
truyền thông nghiên cứu về các loại hình truyền thông, nhất là những loại hình
mới ra đời dựa trên sự phát triển không ngừng của công nghệ và tác động của nó đến
tâm lý con người. Tâm lý học xã hội là ngành khoa học cơ bản hình thành và phát
triển từ cuối thế kỷ 19, chuyên nghiên cứu tác động của hoạt động xã hội và quá
trình nhận thức lên suy nghĩ của mỗi cá nhân, cũng như ảnh hưởng và mối quan hệ
của cá nhân đó với những người khác. Tâm điểm quan tâm của ngành tâm lý học
xã hội là người ta làm thế nào để hiểu và tương tác với những người khác. Thông
qua trường phái tâm lý học truyền thông, ta nghiên cứu được sự tương tác giữa
hành vi của sinh viên với kênh truyền thông Mạch nguồn và từ đó có thể phần nào
đề ra những giải pháp để đánh vào tâm lý, thu hút sự chú ý và “thúc giục” người
xem cần tương tác với nội dung và hình thức của sản phẩm truyền thông bằng
cách thả biểu cảm hoặc bình luận.
Tiếp đến là “Lý thuyết gieo cấy truyền thông”: Một lý thuyết xã hội học và
truyền thông để nghiên cứu những tác động lâu dài của các phương tiện truyền
thông, chủ yếu là truyền hình. Nó gợi ý rằng những người thường xuyên tiếp xúc
với phương tiện truyền thông trong thời gian dài có nhiều khả năng nhận thức
được thực tế xã hội của thế giới khi chúng được trình bày bởi các phương tiện
truyền thông mà họ sử dụng, điều này ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của họ.
Mô hình truyền thông đại chúng bao gồm ba loại phân tích. Loại phân tích thứ ba
là lý thuyết gieo cấy truyền thông là phân tích tu luyện được định nghĩa là các
cuộc khảo sát theo chiều dọc ý kiến của mọi người về một số đối tượng nhất định
với biến chính là mức độ tiếp nhận phương tiện truyền thông, từ đó kiểm tra tác
động của các phương tiện truyền thông đối với người tiếp cận. Trên thực tế, hình
ảnh và thông điệp tư tưởng được truyền tải bởi các phương tiện truyền thông đại
chúng ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức về thế giới thực. Mọi người càng sử
dụng nhiều phương tiện, nhận thức của họ càng thay đổi. Lý thuyết tu luyện nhằm 11
mục đích hiểu được việc tiếp xúc lâu dài với chương trình truyền hình, với các
mẫu thông điệp và hình ảnh lặp đi lặp lại của nó, có thể góp phần vào những giả
định chung của các cá nhân về thế giới xung quanh họ như thế nào. Ứng dụng lý
thuyết này vào nghiên cứu hứng thú với kênh Mạch nguồn, ta thấy được ảnh
hưởng từ nội dung kênh đến người xem, từ đó rút ra các ý tưởng, đề xuất để phát triển và mở rộng kênh.
Còn có thể kể đến thêm “Lý thuyết phân tích (xét đoán) xã hội”: Khi nghiên
cứu vấn đề liên quan đến công chúng, đặc biệt là sự tác động qua lại, ta cần phân
tích, chia nhỏ nhóm công chúng - đối tượng ra thành những nhóm nhỏ với các thái
độ và nhận thức khác nhau. Trong nghiên cứu này, ta chia đối tượng thành 3
nhóm: có hứng thú/ bình thường/ không hứng thú. Những câu hỏi đặt ra là: Nhà
truyền thông nên ưu tiên thông điệp và tập trung ưu tiên trước hết cho nhóm có
thái độ nào? Nếu ưu tiên tập trung thông điệp cho nhóm có thái độ hứng thú, bình
thường hay không hứng thú thì những ưu điểm và hạn chế nào có thể có? Trong
ba nhóm thái độ trên đây, mỗi nhóm có những đặc điểm, thế mạnh và hạn chế
riêng. Riêng nhóm có thái độ bình thường có những ưu thế hơn hẳn và mang tính
đặc thù. Do vậy, để đạt được hiệu quả truyền thông, thông thường, người ta thường
chuẩn bị các thông điệp ưu tiên trước hết nhằm vào các nhóm có thái độ bình
thường trước, để từ đó lôi kéo họ từ bình thường sang hứng thú, mặt khác, nhóm
có thái độ trung lập có khả năng làm mềm hóa thái độ của nhóm có thái độ không
hứng thú (hay chống đối), chuyển họ sang nhóm có thái độ trung lập và từ trung
lập có thể chuyển sang hứng thú. Đó cũng là lí do ta cần dùng đến bảng khảo sát
là một trong những phương thức để thu thập được thông tin, ý kiến của cộng đồng
với số lượng và chất lượng tốt nhất có thể. Từ những kết quả thu thập được, ta
có thể phần nào phân chia được 3 nhóm thái độ để phát triển của hoạt động
truyền thông và dự án của cả nhóm và đưa ra những chiến lược, đường lối phù
hợp nhất có thể để phát triển hoàn thiện toàn bộ chiến dịch truyền thông của nhóm. 12
Để chứng thực rõ thêm về thực trạng những vấn đề đang tìm hiểu, chúng tôi
có tìm được những trích dẫn khá tiêu biểu nghiên cứu về nhiều mặt lĩnh vực.
Trong “Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý
luận của sinh viên khoa Giáo dục thể chất - Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp”
có viết “Hứng thú là thể hiện xúc cảm ở con người khi nhu cầu được đáp ứng. Do
đó việc thỏa mãn các hứng thú sẽ thúc đẩy các lỗ hổng trong kiến thức, làm cho
sự định hướng tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với cá nhân trở nên
đầy đủ và sâu sắc hơn. Nói cách khác, hứng thú là một cơ chế thúc đẩy thường
xuyên đối với sự nhận thức. […]
Hứng thú thúc đẩy sinh viên tích cực tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập.
Sự sáng tạo có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: Từ lòng khát khao hiểu biết
những tri thức mới đến việc tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo để mở rộng và
đào sâu tri thức, tiến tới việc tìm tòi ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Như vậy,
hứng thú học tập là điều kiện tất yếu để mỗi sinh viên phát huy vai trò tích cực và
tự giác của mình trong quá trình học tập” Qua luận văn, ta hiểu rõ hơn về sự hứng
thú và cách để hình thành sự hứng thú, thúc đẩy sinh viên tích cực tìm tòi, sáng
tạo, đóng góp để xây dựng kênh Mạch nguồn.
Trong Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 181-184; cô Lê Thị
Thu Hương trả lời phỏng vấn đóng góp ý kiến về “Một số biện pháp tạo hứng thú 13
học tập lịch sử cho học sinh theo hướng nâng cao hiệu quả bài học ở trường Phổ
thông”: “2.3. Các biện pháp tạo hứng thú học tập trong dạy học môn Lịch sử:
2.3.1. Xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh:
Một bài học đảm bảo được tất cả các yếu tố như tính khoa học, tính lý
luận… nhưng không phù hợp với nhận thức của HS thì bài học đó không
đạt chất lượng. Việc GV xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng
nhận thức của HS chính là làm thế nào để trong cùng một lớp học, với việc
tổ chức các hoạt động học tập của GV, tất cả HS đều hiểu bài….
2.3.2. Xây dựng tình huống khởi động nhằm kích thích sự chú
ý, tính tò mò, nhu cầu học tập của học sinh ngay từ đầu:
Trong mỗi bài học, GV có thể sử dụng các biện pháp sư phạm để kích
thích động cơ học tập của HS đầu giờ học, trong suốt quá trình giải quyết
vấn đề nhận thức. Nhưng quan trọng và có tác dụng trước tiên là kích thích
sự chú ý, tính tò mò, nhu cầu học tập ngay từ đầu giờ học….
2.3.3. Sử dụng mẩu chuyện lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng:
Những mẩu chuyện lịch sử vừa có tác dụng cung cấp kiến thức, vừa giúp
các em gắn được sự kiện, hiện tượng với các nhân vật tiêu biểu, điển hình.
Đặc biệt, những mẩu chuyện lịch sử thường có tính giáo dục rất cao. Khi
người kể nhập tâm vào câu chuyện sẽ khiến người nghe như được “sống”
cùng các nhân vật trong chuyện, giúp cho việc tìm tòi, khám phá kiến thức
diễn ra một cách tự nhiên mà HS lại hào hứng, thích thú….
2.3.4. Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh:
Những kiến thức lịch sử mà HS lĩnh hội phải được diễn giải bằng ngôn
ngữ, cách hành văn và cách trình bày chứ không phải bằng những
công thức hay những con số khô khan.”
Kênh Mạch nguồn cũng là về đề tài lịch sử, chúng ta có thể dựa vào nghiên
cứu từ tạp chí này để tìm ra biện pháp thúc đẩy sự hứng thú đối với các vấn đề lịch sử trên kênh.
Tuy nhiên, trước khi hướng đến tìm ra giải pháp để thúc đẩy sự hứng thú với
nội dung chính của kênh, ta cần hiểu về bản chất và tính chất của làm tăng sự hứng 14
thú của một cộng đồng nhất định. Trong “How build interest in Anyone about
Anything” của Braus có viết: “Interest beings situationally and moves to being
personal. Situational interest evaporates when the situation that caused it ends.
Situational interests or loosely rooted personal interests cannot survive criticism,
discouragement, and feedback (no matter how constructive). Once an interest is
personal it can begin to endure challenge and criticism. An interest that is
finally firmly rooted in a learner’s personality will be able to overcome great obstacles. 1. The 1st Phase – Attention
…These are more sparkly examples of grabbing the attention on the
students, and we all recognize them for what they are: inspired teaching.
However, the tragedy is that even if a teacher can inspire the students’
attentions, they often do not even consider to the next three phases of developing interest.
2. The 2nd Phase – Agency – Power or “Why?”
Immediately after grabbing the learner’s attention, we must anchor that
attention by affording the learner power and agency through the subject
matter learned. If agency is not involved, if a learner of any age does not get a
sense that they can do or achieve something with what they are learning, then
interest will vanish as soon as that class is over, maybe even before….
3. The 3rd Phase – Encouraging Coach
…Throughout this process, but especially during the encouragement
phase, growth mindset and improvement message language is critical. If
ever as a learner walks the road to developing a personal interest, if it enters
their mind that they can never get the power that this subject matter will
afford them, they will abandon the road all together and focus their limited
energies and time on the agencies they can accomplish, such as becoming
cool or getting over 100 likes on each of their Instagram posts.
4. The 4th Phase – Challenging Coach
Once a learner has had sufficient time and encouragement to practice and gain
fluency in the power of a subject matter, then educators can develop interest
more by challenging the learner to go far and beyond what they’ve already accomplished…
5. The 5th Phase – Peer Mentoring
In this phase the learner’s interest is already a fully fledged and independent
personal interest. The teacher and the learner become peers in commitment
and interest. The only difference is the teacher has more life experience, more 15
subject matter experience, or special coaching training to further challenge
and grow the learner. Similar to an idealized grad student advisor relationship, or 16
the relationship between a principle investigator and their researchers, or the
relationship between two collaborating experts.”
 Vì mức độ hứng thú, ưa thích của mỗi chủ thể sẽ diễn ra tùy theo trải
nghiệm, suy nghĩ của mỗi cá nhân, nên việc có thể làm hài long tất cả mọi
người gần như là không thể. Tuy nhiên nếu thực hiện được những hoạt
động thu hút tâm lý, độ tập trung của con người thì ta sẽ đánh giá được
mức độ hứng thú một cách khách quan nhất và có thể đẩy mạnh thêm càng nhiều lượt yêu thích.
Thêm vào đó, chúng tôi còn thử tìm kiếm đến những nghiên cứu nước ngoài
và tìm được một vài tài liệu bổ ích: “Research on Interest in Science: Theories,
Methods and Findings” (January 2011- International Journal of Science
Education). Trong đó có viết:
“There are different views about the relationship between the
concepts of attitude and interest. Some authors suggest using both concepts
synonymously (Schreiner, 2006; Schreiner & Sjøberg, 2004). Other
authors (e.g. Osborne et al., 2003) see attitude as the superordinate concept
and interpret interest as a specific form of attitude, characterized by a
certain object area. Gardner (1996, 1998) and other authors, however, point
out that both concepts can be clearly distinguished from one another. A
decisive difference arises with respect to the evaluation criteria that are the
focus. General, nonpersonal evaluation viewpoints are decisive for an
attitude towards a particular object, whereas the subjective value attached
to the knowledge about this object is important for interest. These two
evaluation aspects are independent of each other. It is, for example,
possible to have a pronouncedly negative attitude towards an issue (e.g.
racism), yet have a strong and enduring interest to understand this topic.”
→ Sự hứng thú là một trong những thái độ con người có thể có đối với
kênh truyền thông - mà thái độ của con người phụ thuộc vào mức độ hiểu
biết của con người đối với vấn đề truyền thông đó.
Với mục đích của nghiên cứu là về sự phản hồi và yêu thích của một cộng
đồng sinh viên, thì “phản hồi” cũng là một vấn đề quan trong cần được đào sâu.
“A model for the analysis of receiver responses to communication” - James Paul
Yarbrough - Iowa State University chính là phần tài liệu chúng tôi lựa chọn cho quá trình tìm hiểu này:
“ At any response stage, the receiver has two or more possible
courses of action. If the alternatives are dichotomous (as in the initial 17
attention stages) failure to pass through the stage means the receiver is
eliminated from the communication situation until subjected to another set
of stimuli (or resubjected to the initial stimuli set). If multiple alternatives
are available at the response stage (as in the differential exposure,
comprehension, cognitive and affective acceptance and overt action
stages), then the receiver’s response at one stage will mediate his response
at subsequent stages. One measure of the impact of a communication
event is the degree to which the responses made by the potential audience
correspond to the responses desired by the sender”
→ Phản hồi được đưa ra bởi những khán giả tiềm năng tương ứng với phản
hồi người gửi mong muốn đều có ảnh hưởng lớn đến truyền thông.
Ngoải ra còn có tiểu luận đã nghiên cứu về sự phản hồi: “PHÂN TÍCH XU
HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIẢNG DẠY
KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG HÀN” cho biết rằng:
“Trong số các nghiên cứu tập trung về phản hồi đối với lỗi hình
thức. Park (2009) đã chứng minh hiệu quả của phản hồi trong việc giảm lỗi
ngữ pháp, Dong (2017) đã nghiên cứu hiệu quả của phản hồi trong việc sửa
lỗi liên từ khi viết tiếng Hàn thông qua bài tập đặt câu. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu tập trung vào các loại lỗi cụ thể hơn bao gồm Seol (2011) và
Kim (2014). Seol (2011) đã tiến hành thực nghiệm để tìm hiểu hiệu quả
của phản hồi trực tiếp và phản hồi siêu ngôn ngữ đối với việc tiếp thu trợ
từ chủ ngữ và trợ từ tân ngữ eul/reul. Kim (2014) đã so sánh ảnh hưởng của
việc phản hồi hay không đối với lỗi ngữ pháp -a/o ít- và -go it-. Trong khi
đó, Park M. (2013) tập trung vào phản hồi nội dung, đã đề xuất phương
pháp phản hồi khi dạy Viết tiếng Hàn bằng cách tập trung vào tính mạch
lạc của bài viết. Không giống như các nghiên cứu trên, Lee (2014) đã phân
đối tượng tham gia nghiên cứu thành nhóm phản hồi tập trung và nhóm phản
hồi không tập trung rồi so sánh hiệu quả của hai nhóm. Trong đó, nhóm
phản hồi tập trung nhận phản hồi về năm loại lôi trợ từ, còn nhóm phản hồi
không tập trung nhận phản hồi đối với tất cả các lỗi ngữ pháp” 18
→ Tương tự như phản hồi trong nghiên cứu trên, kênh Mạch nguồn cũng
có nhiều dạng của sự phản hồi, từ mỗi phản hồi đó, ta rút ra được cách
khắc phục sao cho kênh Mạch nguồn được phát triển hoàn thiện hơn.
Về vấn đề phản hồi, trong sách “ABC về Nghiên cứu Truyền thông (phiên bản
thứ 2) của David Gill và Bridget Adams có cho thấy rằng: Thuật ngữ "phản hồi"
được lấy từ mạng ảo, một nhánh kỹ thuật liên quan đến các hệ thống tự điều tiết.
Hay ta có thể hiểu, ở dạng đơn giản nhất, phản hồi là hệ thống điều khiển tự ổn
định như thống đốc hơi nước Watt, điều chỉnh tốc độ của động cơ hơi nước hoặc
bộ điều chỉnh nhiệt độ của phòng hoặc lò nướng. Trong quá trình giao tiếp , phản
hồi đề cập đến một phản hồi từ người nhận mang đến cho người giao tiếp ý tưởng
về cách nhận được tin nhắn và liệu nó có cần được sửa đổi hay không. Nói đúng
ra, phản hồi tiêu cực không hàm ý 'xấu' và phản hồi tích cực 'tốt'. Phản hồi tích
cực khuyến khích bạn tăng những gì bạn đang làm, mà có thể mất kiểm soát (trên
sự phấn khích tại một bữa tiệc, chiến đấu hoặc có một hàng). Nếu bạn đang khóc,
phản hồi từ những người xung quanh có thể khiến bạn khô mắt và đặt trên khuôn
mặt dũng cảm (nếu phản hồi là tiêu cực) hoặc khóc một cách không rõ ràng (nếu
phản hồi là dương tính). Từ đó ta rút ra kết luận phản hồi là một trong những yếu
tố thiết yếu trong quá trình phát triển truyền thông nói chung và kênh Mạch nguồn nói riêng.
Hay từ “Viết cho các học giả: Hướng dẫn thực hành để tạo ra cảm giác và
được nghe” của (Lynn P.Nygaard, Universitets Forlaget, 2008) ta có thể thấy rằng
phản hồi hữu ích nhất mà bạn có thể cung cấp cho ai đó (hoặc nhận được chính
mình) không phải là khuyến khích mơ hồ, cũng không chỉ trích, mà là đánh giá
trung thực về sản phẩm. Nói cách khác, 'Viết lại lời giới thiệu của bạn bởi vì tôi
không thích nó' không phải là hữu ích như 'Bạn bắt đầu nói rằng bạn muốn nhìn
vào xu hướng trong thiết kế nội thất chức năng, nhưng bạn dường như dành phần
lớn thời gian của bạn nói về việc sử dụng màu sắc giữa các nhà thiết kế Bauhaus.'
Điều này tạo cho tác giả không chỉ cái nhìn sâu sắc về những gì gây nhầm lẫn cho
người đọc, mà còn có một số lựa chọn để sửa nó: bạn có thể viết lại phần giới
thiệu hoặc tập trung vào các nhà thiết kế Bauhaus hoặc giải thích rõ hơn mối liên 19
hệ giữa thiết kế nội thất chức năng và nhà thiết kế Bauhaus. tái cấu trúc bài báo để
nói về các khía cạnh khác của thiết kế nội thất chức năng. Ứng dụng vào kênh
Mạch nguồn: những phản hồi trên kênh chủ yếu đang là những lời khen chung
chung hoặc những khẩu hiệu tự hào về nội dung lịch sử của kênh chứ chưa thực sự
có nhiều những góp ý chân thực về cách thức làm cho kênh tốt hơn ( ví dụ làm
cách nào để thúc đẩy những phản hồi mang tính góp ý cụ thể như vậy?)
Herbart (1776 – 1841) Nhà tâm lý học, nhà giáo dục học, nhà triết học, người
Đức đã sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ XIX.Trong luận
“Tổng quan các nghiên cứu về sự hứng thú”, ông đã đưa ra 4 mức độ của dạy học
đó là tính sáng tạo, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú và đặc biệt hứng
thú là yếu tố quyết định kết quả học tập của người học. J.Piaget (1896 – 1996), nhà
tâm lý học người Thụy Sĩ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và
giáo dục. Ông rất chú trọng đến hứng thú của học sinh, cho rằng “nhà trường kiểu
mới đòi hỏi phải hoạt động thực sự phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu
cầu và hứng thú cá nhân”. Ông nhấn mạnh cũng giống như người lớn trẻ em là
một thực thể mà hoạt động bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc nhu cầu. Nó
sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khêu gợi những động cơ
nội tại của hoạt động đó. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa
trên hứng thú, hứng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức năng động của sự đồng hóa.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của nền
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc lan truyền thông tin ngày càng trở nên nhanh
chóng và thuận tiện hơn, trong bài viết “Tác động của phương tiện truyền thông
xã hội với các cuộc cách mạng màu trên thế giới” thuộc Tạp chí điện từ Lý luận
Chính trị đã cho chúng ta biết rằng phương tiện truyền thông xã hội được hiểu là
một hình thức truyền thông thông qua internet và các nền tảng, thiết bị truy cập
internet; mà qua đó, các cộng đồng người sử dụng được hình thành để tạo dựng,
chia sẻ và tương tác nội dung lẫn nhau. Do sự đa dạng của các dịch vụ truyền
thông xã hội hiện nay, nên rất khó đưa ra định nghĩa một cách chính xác.→ Khi
biết đến và sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông, việc lan truyền phát 20