-
Thông tin
-
Quiz
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1995 - 2021 | Chuyên đề thực tập môn thống kê kinh tế
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1995 - 2021 | Tiểu luận môn thống kê kinh tế được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Thống kê trong kinh tế và kinh doanh 70 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1995 - 2021 | Chuyên đề thực tập môn thống kê kinh tế
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1995 - 2021 | Tiểu luận môn thống kê kinh tế được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Thống kê trong kinh tế và kinh doanh 70 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44919514
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THỐNG KÊ ----------
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP THỐNG KÊ KINH TẾ ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2021 Họ và tên : Vũ Thị Lan Mã sinh viên : 11192700 Lớp chuyên ngành
: Thống kê kinh tế 61B Giảng viên hướng dẫn
: TS. Phạm Thị Mai Anh Hà Nội, 2023 lOMoAR cPSD| 44919514 MỤC LỤC MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ TĂNG . 5
TRƯỞNG KINH TẾ ......................................................................................................................... 5
1.1. Lý luận chung về du lịch và tăng trưởng kinh tế ........................................ 5
1.1.1. Du lịch ........................................................................................................ 5
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................. 10
1.1.3. Các mô hình lý thuyết trong tăng trưởng kinh tế ..................................... 12
1.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế .............. 18
1.2.1. Mối quan hệ giữa Tăng trưởng kinh tế và Du lịch................................... 18
1.2.2. Mối quan hệ giữa Tăng trưởng kinh tế và Độ mở kinh tế ....................... 19
1.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất của chuyên đề ............................................ 21
1.3. Phương pháp thống kê nghiên cứu tác động của du lịch đến tăng
trưởng ................................................................................................................... 24
kinh tế tại Việt Nam ............................................................................................. 24
1.3.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 24
1.3.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian .................................................. 24
1.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu .................................................................... 34
1.4.1. Lựa chọn biến phân tích ........................................................................... 34
1.4.2. Xây dựng mô hình ................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH TỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH ............................................................................................................................................... 36
TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2021 ................................................................................... 37
2.1. Khái quát chung về du lịch và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai
đoạn ...................................................................................................................... 37
1995-2021 .............................................................................................................. 37
2.1.1. Khái quát chung về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995-
2021 .................................................................................................................... 37 lOMoAR cPSD| 44919514
2.1.2. Khái quát biến động khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2021 38
2.1.3. Khái quát biến động chung về Vốn đầu tư, số lao động và độ mở kinh tế ở
Việt Nam giai đoạn 1995-2021 .......................................................................... 39
2.2. Đánh giá tác động của Du lịch đến Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai
đoạn 1995-2021 .................................................................................................... 41
2.2.1. Giới thiệu chung về dữ liệu nghiên cứu ................................................... 41
Cấu trúc bộ dữ liệu gốm các biến như sau: ........................................................ 41
2.2.2. Đánh giá tác động của Du lịch đến Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai
đoạn 1995-2001 ................................................................................................. 43
2.3. Nhận xét, kiến nghị ....................................................................................... 51
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 53
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 59 lOMoAR cPSD| 44919514
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Tên dầy đủ Tên viết tắt 1
Mô hình Vector hiệu chỉnh phương sai VECM
( Vector Error Correction Model ) 2
Mô hình Vector tự hồi quy (Vector VAR Autoregressive Models) 3
Mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL
( Autoregressive Distributed Lag ) 4
Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error ECM Correction Model) 5
Tổng sản phẩm quốc nội GDP 6 Độ mở kinh tế OP 7 Khách du lịch quốc tế TR 8 Số lao động L 9 Vốn đầu tư K
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu.....................................................21
Bảng 1.2. Mô tả biến nghiên cứu........................................................................34
Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu.......................................40
Bảng 2.2. Kết quả thống kê mô tả.......................................................................41
Bảng 2.3: Kết quả kiểm định Dickey - Fuller mở rộng (ADF - Augumented
Dickey - Fuller)..................................................................................43
Bảng 2.4: Kết quả xác định độ trễ tối ưu cho mô hình........................................44
Bảng 2.5: Kết quả Kiểm định đồng liên kết Unrestricted Cointegration Rank Test....45
Bảng 2.6: Kết quả Kiểm định đồng liên kết Unrestricted Cointegration Rank Test
(Maximum Eigenvalue).....................................................................45 lOMoAR cPSD| 44919514
Bảng 2.7. Kết quả kiểm định Granger.................................................................46
Bảng 2.8: Kết quả ước lượng mô hình VECM....................................................47
Bảng 2.9:Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan LM test..........................48
Bảng 2.10 :Jarque-Bera test.................................................................................49
Bảng 2.11: Skewness test....................................................................................50
Bảng 2.12: Kurtosis test.....................................................................................50 DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Phân loại các loại hình du lịch...............................................................8
Hình 1.2. Giới hạn của sự tăng trưởng................................................................13
Hình 1.3. Sơ đồ Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp phân tích.............................26
Hình 1.4: Sơ đồ mô hình nghiên cứu của chuyên đề...........................................35
Hình 2.1. Biến động GDP Việt Nam giai đoạn 1995- 2021.................................36
Hình 2.2. Biến động lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2021...37
Hình 2.3. Biến động vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1995-2021......................38
Hình 2.4: Biến động số lao động ở Việt Nam giai đoạn 1995- 2021...................39
Hình 2.5. Biến động độ mở kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2021....................39
Hình 2.6: kết quả kiểm định nghiệm đa thức đặc trưng AR.................................49 lOMoAR cPSD| 44919514 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế luôn được xem là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của bất kì quốc gia nào trên thế giới, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân
cư, an sinh xã hội,phát triển văn hóa, giáo dục,.... Vì vậy, trong suốt những thập
kỷ qua, các nhà kinh tế học trên thế giới đã nghiên cứu, tranh luận để tìm kiếm câu
trả lời xoay quanh vấn đề tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung và tăng trưởng
kinh tế ở mỗi quốc gia nói riêng. Tất cả những nghiên cứu, tranh luận đó chỉ để
làm rõ ba câu hỏi chính: “Tại sao lại có sự khác biệt giàu nghèo giữa các quốc
gia?”, “Tai sao quá trình tang trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia lại khác nhau?”,
“Nguyên nhân của sự khác biệt đó là gì?”. Ba câu hỏi tưởng chừng như đơn giản
nhưng lại là cốt yếu của vấn đề xoay quanh tăng trưởng kinh tế.
Trong cấu thành tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, bao gồm đóng góp
của nhiều thành phần ví dụ như vốn, lao động và các ngành dịch vụ. Trước kia,
khi đời sống vật chất còn thiếu thốn, đời sống tinh thần của con người ít được quan
tâm đến. Tuy nhiên, sự phát triển cấp tiến về kinh tế xã hội ngày nay cũng kéo theo
nhu tham gia các hoạt động giải trí tăng cao. Vì vậy, du lịch được ví như ngành
công nghiệp không khói và đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia. Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang đáp ứng các nhu cầu về nghỉ dưỡng,
tham quan điểm đến, các nhu cầu khác của con người và trở thành một trong những
nhu cầu cấp thiết trong xã hội hiện nay. Trước đại dịch, ngành du lịch đã là một
trong những điểm sáng nổi bật của nền kinh tế ở một số quốc gia như Thái Lan,
Singapore,... Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn sự tăng trưởng
của du lịch Việt Nam.Thời điểm đại dịch bùng nổ, nhiều quốc gia thực hiện giãn
cách xã hội và đóng cửa hàng không cũng làm cho ngành du lịch chịu tác động
nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư trong nước.
Về khía cạnh lý thuyết, du lịch được coi là một trong những yếu tố quan
trọng giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cũng là ngành dịch vụ phát triển nhanh
nhất cũng như quy mô lớn nhất (Chor Foon Tang et al, 2014). Đầu tiên phải kể đến
hoạt động du lịch thu hút số lượng lớn người lao động, tạo ra công ăn việc làm, từ
đó giúp người lao động có thêm nguồn thu, nâng cao thu nhập. Hoạt động du lịch
có thể tạo ra công việc trực tiếp cho các cư dân địa phương hay thu nhập gián tiếp 1
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
thông qua việc cho thuê mặt bằng, phương tiện,... phục vụ nhu cầu của du khách.
Tiếp theo, du lịch sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng mới và tăng tính cạnh tranh
của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Phát triển, đổi mới cơ
sở hạ tầng chính là đòn bẩy giúp kích cầu du lịch. Vì vậy, ngày càng nhiều nhà đầu
tư lớn mạnh tay xây dựng cơ sở hạ tầng ở một loạt điểm du lịch trọng điểm như
VinGroup, SunGroup, FLC,... Thêm nữa, du lịch được xem là một phương tiện
hữu ích để khuyếch tán kiến thức công nghệ, thúc đẩy phát triển và tích lũy vốn
con người. Bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu, kết nối giữa các cá thể, giữa
các cộng đồng với hệ tư tưởng không hoàn toàn đồng nhất. Du lịch giúp con người
ta rút ngắn khoảng cách khác biệt về văn hóa, tri thức. Cuối cùng, việc phát triển
du lịch sẽ giúp các quốc gia thu về một lượng ngoại tệ đáng kể. Qua đó, giảm thiểu
áp lực thanh toán hàng hóa nhập khẩu phục vụ trong sản xuất và tiêu dùng.
Từ những bối cảnh trên, dẫn đến nhu cầu cần thiết làm sáng tỏ tác động
thực sự của du lịch đến tăng trưởng kinh tế với mẫu dành cho Việt Nam. Đây cũng
là động lực để tác giả thực hiện bài nghiên cứu này với kì vọng đóng góp thêm cho
học thuật cũng như làm rõ nét hơn về nền kinh tế nước nhà trong bối cảnh mới của thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Xác định mối quan hệ giữa du lịch và
tăng trưởng kinh tế đồng thời đánh giá mức độ tác động của du lịch tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời bài nghiên cứu cũng chi tiết hóa , bổ sung thêm cho
lý thuyết về sự tác động của Du lịch lên Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Du lịch và Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có gì khác so với thế giới?
- Những nhân tố đo lường Du lịch, Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là gì?
- Chiều hướng tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là như thế nào?
- Tại Việt Nam, mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế có tác động
tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đó không?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mức độ tác động của Du lịch đến Tăng trưởng kinh tế 2
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu chỉ sử dụng các chỉ tiêu khách du lịch
quốc tế để đo lường Du lịch và tốc độ tăng GDP để đo lường Tăng trưởng kinh tế
trên phạm vi lãnh thổ quốc gia Việt Nam giai đoạn 1995-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dựng nguồn dữ liệu thứ cấp, thu thập từ các nguồn uy
tín, chính thống: World Bank, Tổng cục Thống Kê, Tổng cục Du lịch, các bài
nghiên cứu trên tạp chí khoa học, tạp chí kinh tế,… về các đại lượng được nghiên
cứu trong bài báo cáo của tôi ở Việt Nam giai đoạn 1995- 2021. Các phương pháp
nghiên cứu sử dụng trong bài báo cáo:
4.1. Phương pháp phân tích định tính
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính thông qua tổng quan các
bài nghiên cứu trong và ngoài nước qua đó làm rõ các khái niệm, lý thuyết liên
quan đến các chỉ tiêu đo lường Du lịch, Tăng trưởng kinh tế cũng như mối liên hệ giữa hai chỉ tiêu này.
4.2. Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng trong bài gồm hai phương
pháp: Thống kê mô tả và Phân tích chuỗi thời gian. Cụ thể như sau:
Thống kê mô tả sử dụng nhằm phân tích, đánh giá tổng quan về các nhân
tố, đánh giá chất lượng bộ dữ liệu, xử lý các quan sát có khả năng gây ảnh hưởng
đến kết quả phân tích ( missing, outline…).
Phương pháp phân tích chuỗi thời gian: Thông qua kiểm tra tính dừng, mối
quan hê đồng liên kết và căn cứ vào đặc điểm của bộ dữ liệu, tôi có thể chọn một
trong các phương pháp sau để tiến hành phân tích: Phương pháp Vector tự hồi quy
(VAR), phương pháp Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) hay phương pháp Vector
hiệu chỉnh phương sai (VECM) . Trong phạm vi chuyên đề, tác giả kì vọng phương
pháp Vector hiệu chỉnh phương sai (VECM) sẽ được lựa chọn bởi các yếu tố sau:
- Mô hình VECM là mô hình mở rộng của mô hình VAR nhằm đánh giá tác
động của các chính sách kinh tế vĩ mô lên tăng trưởng kinh tế, khắc phục
được một số khiếm khuyết mà mô hình VAR còn thiếu hụt. Do đó, khi phân
tích thực nhiệm mối quan hệ tương quan lâu dài giữa các tham
số, Phương pháp Vector hiệu chỉnh phương sai tốt hơn so với những phương pháp trước đây: 3
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
+ Mô hình VECM cho phép đánh giá mối quan hệ trong cả ngắn hạn và dài
hạn giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
+ Mô hình VECM cho phép thực hiện nghiên cứu trên cả chuỗi dữ liệu dừng
và không dừng với các sai phân bậc khác nhau
+ Mô hình VECM khắc phục được nhược điểm của hồi quy giả mạo trong hồi
quy đa nhân tố dữ liệu chuỗi thời gian khi tất cả các biến dừng ở sai phân
bậc 1 và có đồng liên kết.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài nội dung phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề sẽ có kết cấu gồm hai chương như sau:
- Chương 1: Cở sở lý luận chung về ảnh hưởng của Du lịch đến Tăng trưởng kinh tế.
- Chương 2: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Du lịch đến Tăng trưởng kinh tế. 4
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Lý luận chung về du lịch và tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Du lịch a. Khái niệm
Từ lâu, thuật ngữ "du lịch" đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng
ngày, trong văn chương, sách vở và các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy
nhiên, khải niệm “du lịch” cũng mang những đặc điểm khác nhau qua từng giai
đoạn phát triển khác nhau của xã hội. Do đó, nó ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn.
Có thể hiểu, du lịch là một hiện tượng. Trước thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX,
du lịch vẫn được coi là một đặc quyền mà người nghèo không dám nghĩ tới, chỉ có
tầng lớp thượng lưu và giàu có của xã hội mới có điều kiện hưởng thụ. Đó được
coi là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội trước kia. Hiện tại,
việc đi du lịch đã được bình thường hoá, nó được coi là một yếu tố góp phần cải
thiện, làm phong phú hơn đời sống tinh thần và thế giới quan của con người.
Năm 1963, tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa, du lịch bao
gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn. Định nghĩa này cũng áp dụng cho mục đích hành nghề và những mục đích
khác, kéo dài trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi
trường sống định cư. Nhưng nó không bao gồm những người đi du hành với mục
đích là kiếm tiền hoặc đầu tư.
Du lịch kết hợp nhiều yếu tố khác nhau là do sự phụ thuộc lẫn nhau của các
hoạt động cần thiết để tạo thành sản phẩm du lịch tổng thể. Tổ chức Du lịch Thế
giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa trình bày tại Hội nghị về
Du lịch và Lữ hành quốc tế vào năm 1963 tại Rome. Định nghĩa này được chấp
nhận như là định nghĩa về du lịch nói chung. Theo đó, du lịch được xác định là các
hoạt động được thực hiện bởi các cá nhân trong chuyến đi và kết hợp với lưu trú Downloaded by
Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
tại những nơi nằm ngoài nơi cư trú bình thường của họ trong thời gian liên tục
không quá một năm, vì mục đích giải trí, kinh doanh và những hoạt động khác
(Naudé & Saayman, 2004). Ngoài ra, khách thăm quan được định nghĩa là bất kỳ
ai đến thăm một quốc gia hoặc khu vực khác với nơi cư trú của họ, vì bất kỳ động
cơ nào mà không thực hiện một hoạt động được trả công tại nơi đã đến thăm. (Naudé & Saayman, 2004).
Trong Luật Du lịch (2005) của Việt Nam, khái niệm du lịch được mô tả là
các hoạt động liên quan đến việc đi xa khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người
với mục đích đáp ứng nhu cầu khám phá, tham quan, giải trí, thư giãn và nghỉ
dưỡng trong một thời gian nhất định.
Với các quan niệm này, du lịch mới chỉ giải thích ở hiện tượng đi du lịch,
tuy nhiên, đây cũng là một khái niệm cơ sở để xác định lượng khách du lịch và
làm cơ sở để cấu thành vấn đề du lịch sau này.
Để có một cái nhìn bao quát về hoạt động du lịch, ta cần xem xét đầy đủ
các chủ thể tham gia vào nó. Qua đó, hiểu được bản chất của du lịch một cách đầy
đủ. Cụ thể, các chủ thể đó bao gồm: - Khách du lịch
- Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ du lịch - Chính quyền sở tại - Dân cư địa phương
Theo cách tiếp cận này, du lịch có thể được hiểu là tổng hợp các tác động
qua lại giữa khách du lịch, các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và cộng đồng địa
phương trong quá trình chào đón và đón tiếp khách du lịch. Tuy nhiên, định nghĩa
này có thể được chia thành ba yếu tố chính, bao gồm: (1) du lịch là việc di chuyển
trong một khoảng thời gian nhất định, bắt đầu từ điểm xuất phát và kết thúc tại
điểm xuất phát. (2) du lịch là một chuyến đi đến một địa điểm cụ thể, bao gồm
việc sử dụng các dịch vụ như lưu trú và ăn uống, cũng như tham gia các hoạt động
nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách tại địa điểm đó. (3) Chuyến đi có thể có nhiều
mục đích riêng biệt hoặc kết hợp với nhau, ngoại trừ mục đích để định cư và làm
việc tại địa điểm đó.
Với những định nghĩa đã nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật về ngành du lịch như sau:
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
Đầu tiên, du lịch là hoạt động đa dạng hóa về loại hình công việc cho người
lao động. Bằng cách cung cấp các dịch vụ tham quan và nghỉ dưỡng cho du khách,
du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra những sản phẩm đa dạng không
giống nhau. Điều này có nghĩa là, khách hàng có thể tìm thấy các dịch vụ ngay lập
tức để thỏa mãn nhu cầu của họ, chứ không phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn cố định nào.
Thứ hai, du lịch gắn liền với phát triển kinh tế. Cùng với việc cuộc sống
của con người được ngày càng cải thiện, nhu cầu tham gia vào các hoạt động giải
trí, thư giãn tinh thần cũng gia tăng. Đáng chú ý, du lịch đã trở thành một ngành
kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia.
Thứ ba, hoạt động du lịch bị tác động của các quy luật tất định, bao gồn
những quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế- xã hội, quy luật tâm lý của con người,...
có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến du lịch. Cụ thể như sau:
- Quy luật tự nhiên: Đây là quy luật có tác động mạnh mẽ nhất đến
hoạt động kinh doanh du lịch. Ví dụ như các điểm du lịch ven biển
thường thu hút khách du lịch vào mùa hè nhiều hơn trong khi vào
mùa bão thì hầu như không có khách du lịch.
- Quy luật kinh tế- xã hội: Quy luật này có ảnh hưởng trực tiếp đến
các hoạt động kinh doanh trong ngành. Vì nó ảnh hưởng đến nhu cầu
và khả năng chi trả của khách hàng, điều này làm thay đổi các yếu tố trong việc kinh doanh.
- Quy luật tâm lý con người: Đây là quy luật mà bất kì cá nhân, tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch đều phải chú trọng nếu muốn
mang lại lợi nhuận cao nhất. Thực tế, các doanh nghiệp thường dựa
trên sự phân tích các đặc điểm về tâm lý, nhân khẩu học của đối
tượng khách hàng để đưa ra sản phẩm dịch vụ đến gần hơn với họ.
b. Phân loại các loại hình du lịch
Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách là hết sức đa dạng, phong phú.
Chính vì vậy, cần tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa các
sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn sự lựa chọn và đáp ứng nhu cầu cho khách du
lịch một cách tốt nhất. Downloaded by
Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
Hình 1.1. Phân loại các loại hình du lịch
Nguồn: Tác giả tổng hợp c. Khách du lịch
Có nhiều quan niệm khác nhau về khách du lịch, tương tự như khái niệm
du lịch. Định nghĩa ban đầu được đưa ra tại Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, trong đó
khách du lịch được định nghĩa là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn,
được gọi là "Faire le grand tour". Cuộc hành trình lớn mà chúng ta đang xem xét
ở đây bắt đầu từ Paris và kéo dài đến khu vực Đông Nam của nước Pháp. Nếu nhìn
vào bản chất của khái niệm du lịch, chúng ta có thể xác định khách du lịch dựa
trên các hoạt động của họ, du khách là những người có các các hoạt động liên quan
đến một kỳ nghỉ xa và rời khỏi nơi cư trú thường xuyên ít nhất một đêm (Leiper,
1979). Theo một quan điểm khác, khách du lịch có thể được coi là những người
tiêu dùng các tài nguyên du lịch ở những điểm đến của họ thông qua các hoạt động
sử dụng tài nguyên đó. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động của khách du lịch đều không
bao gồm việc kiếm tiền tại nơi họ đến.
Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã đưa ra các quy định định nghĩa và phân
loại về khách du lịch. Theo đó, khách du lịch được xác định là những người đi du
lịch hoặc kết hợp với mục đích khác, ngoại trừ trường hợp đi làm việc hoặc học
tập để kiếm thu nhập tại nơi đến. Đồng thời, khách du lịch bao gồm các loại khách
như khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra
nước ngoài. Cụ thể, khách du lịch được phân loại thành ba loại như sau: (1) khách
du lịch nội địa bao gồm các công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú
tại Việt Nam, đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam; (2) khách du lịch quốc tế là những
người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam để du
lịch; (3) khách du lịch đi ra nước ngoài là các công dân Việt Nam và người nước
ngoài đang cư trú tại Việt Nam đi du lịch đến các quốc gia khác.
Theo Tạp chí Du lịch Quốc tế “số lượng khách du lịch quốc tế là chỉ tiêu
quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của ngành du lịch. Nó cho thấy mức độ
hấp dẫn của một quốc gia hoặc khu vực đối với khách du lịch quốc tế và đóng góp
của ngành du lịch vào nền kinh tế của đất nước đó.” Tạp chí Kinh tế và Dự báo
(2018), tạp chí Khoa học Công nghệ (2019) đồng kết luận rằng chỉ tiêu khách quốc
tế đại diện cho sự phát triển của ngành du lịch và có ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương. Downloaded by
Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra điều tương tự. Các nghiên cứu của Song
et al. (2015) tại Hàn Quốc, Dwyer et al. (2016) tại Úc, Li et al. (2017) tại
Trung Quốc, Kim & Lee (2018) tại Hàn Quốc, Nguyễn Thị Thanh Huyền & Đỗ
Thị Thanh Huyền (2019) đều xem xét lượng khách quốc tế là một chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá tình hình phát triển du lịch của một quốc gia.
Lượng khách du lịch quốc tế đến thăm một quốc gia càng nhiều thì chứng
tỏ ngành du lịch của quốc gia đó càng phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của
quốc gia đó càng lớn. Ngoài ra khách du lịch quốc tế cũng đóng góp vào việc tăng
cường giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, giúp thúc đẩy sự phát triển của các
ngành kinh tế liên quan đến du lịch như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển hành
khách, thương mại, dịch vụ và giải trí. Hơn thế nữa, chỉ tiêu lượng khách quốc tế
cũng giúp các nhà quản lý du lịch địa phương đưa ra các chiến lược phát triển du
lịch phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Từ đó, gia tăng sức hấp dẫn của quốc
gia đó với bạn bè quốc tế.
Tóm lại, chỉ tiêu khách quốc tế được coi là chỉ tiêu đại diện cho du lịch vì
nó cho thấy mức độ phát triển của ngành du lịch trong một quốc gia hoặc khu vực
và đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của đất nước đó.
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế a. Khái niệm
Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được coi là một trong những vấn đề cốt
lõi trong lý luận về phát triển kinh tế. Thực tế, việc nghiên cứu về tăng trưởng kinh
tế đã được đẩy mạnh và hoàn thiện hơn qua các năm. Các nghiên cứu về tăng
trưởng kinh tế đã chấp nhận rằng tăng trưởng và phát triển không tương đương,
tuy nhiên tăng trưởng được coi là một yếu tố cần thiết và tiên quyết cho sự phát
triển. Có một nhận thức chính xác về tăng trưởng kinh tế, cùng với việc áp dụng
hiệu quả những kinh nghiệm từ nghiên cứu và hoạch định chính sách, là yếu tố
cực kỳ quan trọng trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng trưởng
kinh tế là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới,
và được coi là chỉ số chính đo lường sự tiến bộ của mỗi giai đoạn phát triển của
một quốc gia.. Việc này đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang trong quá
trình phát triển như Việt Nam, bởi vì nó giúp cho họ có thể đạt được mục tiêu của
mình và tiếp tục hội nhập với các nước phát triển.
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm đa dạng được định nghĩa khác nhau
bởi các nhà kinh tế khác nhau. Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế được
xác định bằng sự thay đổi trong sản lượng đầu ra, chi tiêu hoặc thu nhập của người
dân trong một quốc gia cụ thể. Simon Kuznet (1996) miêu tả tăng trưởng kinh tế
như là sự gia tăng bền vững của sản lượng bình quân đầu người.
Tuy nhiên, theo Blanchard (2000), tăng trưởng kinh tế được coi là tổng giá trị sản
phẩm quốc nội (GDP) được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Theo
Soubbotina (2001), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng
của một nền kinh tế. Tóm lại, tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) trong một nền kinh tế
trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tính
bằng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm
vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là một năm tài chính.
Sự tăng trưởng này được thể hiện qua quy mô và tốc độ tăng trưởng, được
đo lường bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tốc độ tăng
trưởng). Quy mô tăng trưởng phản ánh mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, còn
tốc độ tăng trưởng mang ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh tốc độ gia tăng
nhanh hay chậm giữa các thời kỳ khác nhau. Trong nền kinh tế, thu nhập có thể
biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Bản chất của sự phát triển kinh tế là phải
đảm bảo sự tăng trưởng về mặt sản xuất và tăng trưởng về mặt sản lượng trên đầu người.
b. Các tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế
Việc áp dụng chỉ tiêu GDP thông qua sử dụng tiền tệ là một cách tổng hợp
hiệu quả để đo lường kết quả sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Phương pháp
này đem lại sự đa dạng về chủng loại, mục đích sử dụng và chất lượng của đầu ra
kinh tế, tạo nên một công cụ hữu hiệu để đánh giá sức mạnh và sự phát triển của một quốc gia.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được định nghĩa tổng giá trị của tất cả
các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bởi các nguồn lực sản xuất tại
một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Để đo lường GDP, có thể sử dụng một
trong ba cách phổ biến sau:
- Trước hết, ta có thể nói về phương pháp sản xuất, hay còn biết đến với tên
gọi khác là phương pháp tăng trưởng kinh tế. Đây là phương pháp tính toán Downloaded by
Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
GDP bằng cách tính giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp trong nền
kinh tế. Giá trị gia tăng có thể được tính bằng cách trừ đi giá trị tất cả các
hàng hóa và dịch vụ đã được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh
nghiệp, từ tổng sản lượng sản phẩm.
- Thứ hai, phương pháp thu nhập đo lường GDP không chỉ dựa trên giá trị
của hàng hóa mà còn căn cứ vào thu nhập sản xuất được tạo ra trong quá
trình sản xuất hàng hóa.: GDP = w + i + R + Pr + Te Trong đó: w: thu nhập
từ tiền công, tiền lương i: tiền lãi nhận được từ doanh nghiệp cho vay tiền
R: thuê đất đai, tài sản Pr: lợi nhuận
Te: thuế gián thu mà chính phủ nhận được
- Phương pháp thứ ba trong việc đo lường GDP là sử dụng các thông tin từ
hoạt động chi tiêu để mua các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Tổng giá trị
của tất cả hàng hóa bán ra phải bằng tổng số tiền được chi để mua chúng.
Do đó, tổng số chi tiêu để mua các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng phải
bằng tổng giá trị của GDP: GDP= C + I + G + X - M Trong đó:
C: các khoản chi tiêu của hộ gia đình cho hàng hóa dịch vụ
I: tổng đầu tư của khu vực tư nhân
G: chi tiêu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ X- M: xuất khẩu ròng
1.1.3. Các mô hình lý thuyết trong tăng trưởng kinh tế
Qua mỗi thời kì kinh tế đổi thay, các lý thuyết và mô hình kinh tế được
nghiên cứu và cải tiến theo từng thời kì khác nhau. Những lý thuyết, mô hình kinh
tế có vai trò quan trọng, nó là nền tảng, mô tả những quan điểm căn bản nhất về
sự phát triển của kinh tế qua từng giai đoạn thông qua các biến số và mối liên hệ
giữa chúng. Vì vậy, các lý thuyết và mô hình kinh tế luôn luôn phát triển và hoàn
thiện trên cơ sở kế thừa, sáng tạo dựa trên các quan điểm trước đó để phù hợp với
sự tăng trưởng của nền kinh tế thời đại.
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
Dưới đây là một số mô hình tăng trưởng kinh tế kinh điển được tác giả tổng
hợp và xem xét đưa vào mô hình:
a. Mô hình tăng trưởng của David Ricardo ( trường phái Cổ Điển)
Trường phái cổ điển xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 17 và phát triển
mạnh mẽ nhất vào thế kỉ 18 đến nửa cuối thế kỉ 19. Trong đó, có thể kể đến hai
học giả tiêu biểu đó là Adam Smith (1723- 1790) và David Ricardo (1772- 1823).
Adam Smith là một nhà kinh tế chính trị học, được coi là người tiên phong trong
lý luận về phát triển kinh tế với tác phẩm tiêu biểu "Của cải của các dân tộc"
(1775). Theo quan điểm của ông, sử dụng lao động vào những hoạt động mang
tính chất hiệu quả và có ích chính là nguồn gốc tạo ra giá trị xã hội. Số lượng lao
động “hữu ích và hiệu quả" cùng với năng suất lao động của họ phụ thuộc vào
lượng tư bản tích lũy. Adam Smith cho rằng sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định
đến tăng trưởng kinh tế và đưa ra hai học thuyết cơ bản là thuyết "Giá trị lao động"
và thuyết "Bàn tay vô hình".
Kế thừa quan điểm của Adam Smith và T.H Malthus, David Ricardo đã
viết lên học thuyết của riêng mình - “Mô hình tăng trưởng của Ricardo”. Học
thuyết này đã đưa tên tuổi ông trở thành kinh điển- nhà kinh tế học xuất sắc nhất
của trường phái Cổ điển. Theo Ricardo, có ba yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh
tế, bao gồm lao động ( L), vốn (K), và tài nguyên (R ). Trong đó, tài nguyên là yếu
tố quan trọng nhất. Tài nguyên chính là giới hạn của tăng trưởng. Theo ông, việc
sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ hơn sẽ gây ra sự
gia tăng của giá lương thực, thực phẩm, làm tăng tiền lương danh nghĩa và lợi
nhuận tư bản giảm xuống. Khi (R ) đạt đến điểm dừng tại (Ro) và (Y) đạt sản
lượng tối đa thì tăng trưởng cũng đạt đến giới hạn. Downloaded by
Trang Thu (htttc1k21@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44919514
Hình 1.2. Giới hạn của sự tăng trưởng
Nguồn: tác giả tổng hợp
Lúc này, nền kinh tế được phân chia làm hai khu vực: khu vực một - nông
nghiệp trì trệ tuyệt đối và khu vực hai là khu vực công nghiệp. Có thể thấy, chưa
đến điểm dừng (Ro) thì tích lũy cho khu vực công nghiệp mới là yếu tố quyết định tăng trưởng.
Có thể khái quát lý luận của Ricardo như sau: Tăng trưởng chủ yếu phụ
thuộc vào quá trình tích lũy, và việc tích lũy lại phụ thuộc vào lợi nhuận, trong khi
lợi nhuận tỷ lệ thuận với chi phí sản xuất lương thực, và chi phí sản xuất lương
thực lại phụ thuộc vào nguồn đất đai. Do đó, đất đai là yếu tố giới hạn đối với sự phát triển kinh tế.
b. Mô hình tăng trưởng Cobb- Douglas (Tân cổ điển)
Vào thời điểm cuối thế kỉ 19, trường phái tân cổ điển ra đời nhằm thích ứng
với sự bùng nổ của khoa học - kỹ thuật và những phát minh đột phá tiên tiến, từ
đó đã gây ra những sự thay đổi to lớn trong quy trình sản xuất. Marshall (1842-
1924) được xem là nhân vật hàng đầu của trường phái này với tác phẩm "Các
nguyên lý về kinh tế học" (1980).
Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, các yếu tố tác động tới tăng trưởng
kinh tế bao gồm: Lao động (L), Vốn (K), Tài nguyên thiên nhiên (R ) và Khoa
học- Công nghệ (T). Trong đó, K, L và R thuộc nhóm các yếu tố tăng trưởng theo
chiều rộng, T thuộc nhóm yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu.
Những nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng lý giải sự gia tăng của nền kinh
tế thông qua hàm sản xuất, trong đó bác bỏ định kiến rằng sản xuất yêu cầu một tỉ
lệ nhất định giữa lực lượng lao động và vốn. Họ cho rằng sự tiến bộ công nghệ
góp phần tăng cường sự kết hợp giữa lao động và vốn trong quá trình phát triển
kinh tế. Vì vậy, có nhiều cách tiếp cận để gia tăng năng suất kinh tế, tùy thuộc vào
điều kiện phát triển của từng quốc gia và ứng dụng các công nghệ phù hợp.
Trường phái Tân cổ điển đã kế thừa và phát triển mô hình tăng trưởng của
phái Cổ điển nhưng đồng thời cũng bác bỏ một số quan điểm. Theo quan điểm của
họ, sản xuất trong một trạng thái định sẽ được yêu cầu một mức độ nhất định của
lao động và vốn. Vốn có thể thay thế công nhân và quá trình sản xuất có thể sử
dụng nhiều phương pháp và các yếu tố đầu vào khác nhau. Ngoài ra, tiến bộ khoa
học - kỹ thuật được xem là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Downloaded by Trang Thu (htttc1k21@gmail.com)