-
Thông tin
-
Quiz
Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ Logistics - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam tham gia WTO và ký kết các hiệp địnhthương mại tự do với hơn 50 nước thì trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau ngàycàng trở nên quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Vận hành dịch vụ Logistics 54 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ Logistics - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam tham gia WTO và ký kết các hiệp địnhthương mại tự do với hơn 50 nước thì trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau ngàycàng trở nên quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Vận hành dịch vụ Logistics 54 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & ĐÔ THỊ
BÁO CÁO DỰ ÁN NHÓM
HỌC PHẦN: VẬN HÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN AIRSEA GLOBAL.
Giảng viên hướng dẫn : TS.Đồng Thị Vân Hồng Lớp học phần : 30BUA095_Logistics D2020 N03
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4 1. Nguyễn Bá Dương 220001298
2. Đào Thị Lệ Quyên 220001353 3. Đỗ Vân Anh 220001279 4. Hoàng Quốc Việt 220001371
Hà Nội, tháng 11 – 2022 Mục Lục
Lời mở đầu........................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA DOANH
NGHIỆP............................................................................................................................6
1 .1 Tổng quan về Logistics và Định nghĩa logistics...................................................6
1.2. Phân loại logistics..................................................................................................6
1.2.1: Phân loại theo hình thức..................................................................................6
1.2.2. Phân loại theo quá trình..................................................................................7
1.2.3. Phân loại theo đối tượng hàng hóa..................................................................8
1.3. Tổng quan về dịch vụ Logistics..............................................................................8
1.3.1: Khái niệm dịch vụ Logistic..............................................................................8
1.3.2: Vai trò của dịch vụ Logistics...........................................................................8
1.3.3: Các Nhân Tố ảnh hưởng đến dịch vụ Logistics...........................................10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS
TẠI CÔNG TY AIRSEA GLOBAL...............................................................................12
2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp AIRSEA Global...........................................12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................12
2.1.2. Giới thiệu chung............................................................................................13
2.1.3 Sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn......................................................................14
2.1.4. Giới thiệu cơ cấu tổ chức...............................................................................14
2.1.5. Phân tích tình hình kinh doanh.....................................................................15
2.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại DN :....................................................16
2.2.1. Dịch vụ xin giấy phép xuất nhập khẩu.........................................................16
2.2.2. Dịch vụ hải quan.............................................................................................17
2.2.3. Dịch vụ giao nhận quốc tế..............................................................................17
2.3. Quy trình, các bước cung cấp dịch vụ Logistics tại DN :...................................17
2.3.1. Dịch vụ xin giấy phép tại Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam............17
2.3.2. Dịch vụ hải quan tại Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam....................18
2.3.3. Dịch vụ giao nhận quốc tế..............................................................................20
2.4. Phân tích hoạt động cung cấp dịch vụ Logistics của DN..................................23
2.4.1. Đánh giá dựa trên Doanh thu:.......................................................................23
2.4.2. Đánh giá dựa trên khối lượng giao nhận hành hóa từ năm 2019 đến 202124
2.4.3. Đánh giá sao của khách hàng........................................................................25
2.5. Các yếu tố nội tác và ngoại tác đến hoạt động doanh nghiệp............................26
2.5.1. Yếu tố bên trong :...........................................................................................26
2.5.2.Yếu tố bên ngoài..............................................................................................27
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS.............................................................................29
3.1. Đánh giá mức độ hiệu quả, thành công đạt được...............................................29
3.2. Hạn chế..................................................................................................................30
3.2.1.Về công nghệ , kỹ thuật:.................................................................................30
3.2.2.Về nguồn nhân lực...........................................................................................30
3.2.4.Về chất lượng dịch vụ.....................................................................................30
3.2.5.Lĩnh vực hoạt động của công ty còn hẹp.......................................................30
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ logistics
cho AIRSEA Global.....................................................................................................30
3.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin :....................................................................30
3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:..........................................................31
3.3.3. Mở rộng và phát triển thị trường:................................................................32
3.3.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ.........................................................................32
3.3.5. Giải pháp về chi phí.......................................................................................33
Kết luận...........................................................................................................................34
Tài liệu tham khảo:.........................................................................................................35 Lời mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam tham gia WTO và ký kết các hiệp định
thương mại tự do với hơn 50 nước thì trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau ngày
càng trở nên quan trọng. Cùng với đó, dịch vụ logistics ngày càng phát triển, bất kể sản
phẩm, dịch vụ nào đang được cung cấp hiện nay cũng có sự tham gia một hoặc nhiều họat
động trong chuỗi dịch vụ logistics.
Trong cơ chế thị trường với nền kinh tế mở và đang từng bước hội nhập kinh tế
quốc tế, hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế làm cầu nối giữa nền kinh tế Việt Nam
và kinh tế thế giới, góp phần thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động xã hội và tăng thu
nhập quốc dân nhờ lợi thế cạnh tranh hàng hóa với nước ngoài. Chúng ta không chỉ cạnh
tranh về chất lượng sản phẩm mà còn cạnh tranh về tốc độ, dịch vụ đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.Theo số liệu thống kê VN thì tính đến năm 2022, tại VN có khoảng 4000-
4500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics. Việt Nam đứng đầu trong các
nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được FMC cấp
phép, sau đó là Singapore 53, Malaysia 15, Philippine 13 và Indonesia 12. Ngành kinh tế
VN cũng không nằm ngoài dòng phát triển của kinh tế thế giới. Mục tiêu của Việt Nam là
tới năm 2025, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt từ 15-20%, điều này không chỉ tạo
điều kiện phát triển mà còn là những thách thức mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics phải đối mặt như: Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics còn nghèo nàn và thiếu
đồng bộ, làm hạn chế sự phát triển, dẫn đến chi phí logistics ở VN cao hơn nhiều so với
các nước khác, doanh nghiệp logistics quy mô còn nhỏ, hoạt động thiếu tính chuyên
nghiệp, thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, môi trường pháp luật còn nhiều bất cập, sự
khác nhau về hệ thống pháp luật, thông quan hàng hóa,.. đều gây ra những trở ngại cho
doanh nghiệp trong hoạt động logistics.
Nắm bắt được tình hình và xu thế phát triển của nền kinh tế, nhiều công ty lớn nhỏ
ở VN đã đầu tư vào loại hình kinh doanh logistics. Hoạt động này ngày càng mở rộng góp
phần vào sự phát triển của đất nước. Trong quá trình tìm hiểu chúng em thấy Công ty cổ
phần Airseaglobal– Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ
logistics, công ty đã có mặt trên thị trường này từ khi còn là lĩnh vực khá mới mẻ đối với
VN. Qua chặng đường phát triển, Airseaglobal đã trở nên ngày càng vững mạnh, khẳng
định được vị thế của mình và đưa thương hiệu Airseaglobal Việt Nam lên tầm thế giới.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty chúng em nhận thấy một số
vấn đề mà công ty còn tồn tại cản trở sự phát triển của dịch vụ Logistics tại Công ty.
Chính vì thế, chúng em chọn đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ Logistics
tại công ty cổ phần Airseaglobal VN”. Mục tiêu nghiên cứu của chúng em lần này nhằm
phân tích thực trạng cũng như đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ Logistics tại
công ty Airdeaglobal ngày một lớn mạnh hơn.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP
1 .1 Tổng quan về Logistics và Định nghĩa logistics
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Logistics, tuy nhiên Logistics cần được hiểu cả
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, Logistics được hiểu như một quá trình tác
động từ giai đoạn sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Logistics sẽ gắn liền cả quá trình nhập nguyên vậtliệu đầu vào cho quá trình sản xuất, sản
xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233), lần đầu tiên khái niệm về dịch
vụ Logistics Được đưa vào luật, quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại,
theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ Logistics Được phiên
âm theo tiếng Việt là dịch vụ lo-gi-stic”.
Ở Việt Nam, Luật thương mại 2005 lần đầu tiên đưa ra định nghĩa cho dịch vụ
Logistics nhưng không nhắc lại khái niệm Logistics. Vì vậy, cần nhìn nhận Logistics trên
cả hai góc độ: vĩ mô và vĩ mô, nên xem Logistics thuần tuý là một khoa học và Logistics
chính là lĩnh vực quan trọng của phát triển kinh tế quốc gia. 1.2. Phân loại logistics
1.2.1: Phân loại theo hình thức
1PL: First Party Logistics hay Logistics tự cấp.
Ở nhóm đầu tiên này, đa phần 1PL được áp dụng ở các công ty tự tổ chức và thực
hiện các hoạt động logistics, là một trong những nguồn thu chính cũng như tăng doanh
thu và tiết kiệm chi phí.
Trong đó, hầu như mọi khâu liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa xuất
nhập khẩu đều do công ty tự cung cấp: phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và
các nguồn lực khác bao gồm cả con người để hoàn thành chu kỳ Logistics.
2PL: Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai
2PL là một hình thức thuê dịch vụ từ bên thứ 2 của công ty xuất nhập khẩu mà ở
đó, các công ty bên thứ 2 này chỉ đảm nhận 1 khâu trong chuỗi Logistics. Nói nôm na,
2PL là việc kiểm soát các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan và thanh toán.
3PL: Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng
Đây là một hình thức thay mặt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các
dịch vụ logistics trong từng khâu nhỏ trong chuỗi Logistics như: thay mặt cho người gửi
hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chưng từ giao nhận - vận tải và vận
chuyển nội địa hay thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hành hóa và
đưa hàng đến nơi đã quy ước.
4PL: Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà
cung cấp logistics chủ đạo – LPL.
Đây là phần quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp bao gồm quản lý
nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát. Bên cạnh đó, 3PL được bao gồm trong 4PL để
thiết kế chiến lược, xây dựng và thực hiện chuỗi phân phối cho đơn vị khách hàng một
cácnh linh hoạt mà không đơn giản chỉ liên quan đến chuỗi cung ứng.
Trong 4PL, công ty hoặc tổ chức đại diện sẽ được ủy quyền của khách hàng với vai
trò quản lý, tập chung cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng và
Logistics. Do vậy, 4PL đang ngày càng trở thành một trong những vị trí chủ chốt trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5PL: Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm
5PL là dịch vụ logistic phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành cho Thương mại
điện tử. 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp
thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử.
Điểm đặc trưng của 5 PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống
quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên
quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin..
1.2.2. Phân loại theo quá trình.
Phân loại theo giai đoạn thì logistics sẽ có 3 loại:
Logistics đầu vào (inbound logistics) là những hoạt động bảo đảm cung cấp
nguyên liệu thô (nhân lực, thiết bị, vật tư. ..) một cách tôi ưu cả về địa điểm lẫn thời gian
và chi phí trong quá trình vận chuyển.
Logistics đầu ra (outbound logistics) là những hoạt động để đưa sản phẩm đến với
người sử dụng một cách tối ưu nhất về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Logistics ngược hay thường gọi là logistics cuối (reverse logistics) là hoạt động
vận chuyển những phụ phẩm, phế liệu, chất thải, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
phát sinh từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đưa về nơi tái chế hoặc bảo quản.
1.2.3. Phân loại theo đối tượng hàng hóa.
Logistics FMCG (FMCG logistics) là quá trình logistics của các mặt hàng tiêu
dùng có thời gian sử dụng ngắn như quần áo, giày dép, thực phẩm, v.v.
Logistics ngành ô tô (Automative logistics) là quá trình Logistics phục vụ cho ngành ô tô
Logistics hóa chất ( Chemical Logistics) là quá trình Logistics cho ngành hóa chất,.
1.3. Tổng quan về dịch vụ Logistics
1.3.1: Khái niệm dịch vụ Logistic
Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại cung cấp các dịch vụ phụ như vận tải,
bốc dỡ, kho hàng và những dịch vụ có liên quan đối với hàng hoá được sắp xếp hợp lí và
khoa học để bảo đảm việc phân phối, lưu thông hàng hoá trở nên nhanh, thuận tiện, an
toàn theo kịp yêu cầu của thị trường.
Theo Điều 233, Luật Thương mại 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,
theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên
âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Trong hoạt động thương mại: Logistics được định nghĩa là quá trình vận chuyển
nguyên vật liệu, thành phẩm theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành một cách có hệ
thống và chính xác, được giám sát thường xuyên để giảm các chi phí về thời gian.
1.3.2: Vai trò của dịch vụ Logistics
Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối :
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí
lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ
và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trên thị
trường thương mại quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. Vận tải có nhiệm
vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống
kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-
9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ
logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác
phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông.
Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải
giao Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so
với hoạt động vận tải giao nhận thông thường. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận
tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ.
Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm
có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có
thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng
yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Người vận tải
giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của
khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider).
Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các
doanh nghiệp vận tải giao nhận.
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn
đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan
tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm
của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa
chứng từ trong kinh doanh quốc tế.
Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy
tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt
giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD. Theo tính toán của
các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn
cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các
hoạt động buôn bán quốc tế.
Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều
các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức
do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ
thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng
trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.
1.3.3: Các Nhân Tố ảnh hưởng đến dịch vụ Logistics
Các nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ Logistics được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Logistics
Cơ sở hạ tần giao thông vận tải
Cảng thông quan nội địa
Hệ thống thông tin truyền thông
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Logistics được coi là những yếu tố ảnh hưởng lớn lên tất cả
các hoạt động của hệ thống dịch vụ Logistics tại thời kì đầu của quá trình phát triển. Hoạt
động Logistics sẽ không thể phát triển nếu không có sự tham gia của nhóm yếu tố nầy
Nhóm 2: Nguồn lực về tài chính
Toàn cầu hoá nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn lên việc hình thành của hề thống dịch
vụ Logistics. Hoạt động của hệ thống Logistics không bị ràng buộc bởi khoảng cách địa
lý giữa các nước nhưng muốn thành một nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp
và mở rộng thị trường thì tiềm lực về tài chính trong ngành Logistics sẽ là một trong
nhiều những yếu tố gây ra sự phân tầng và giới hạn tương đối của việc kinh doanh dịch vụ Logistics.
Nhóm 3: Khuôn khổ pháp luật, hệ thống thể chế, chính sách quản l hoạt động và phát triển dịch vụ Logistics
Hoạt động của hệ thống dịch vụ Logistics diễn ra mang tỉnh toàn cầu nên hoạt
động của hệ thống dịch vụ Logistics của quốc gia phải chịu ràng buộc trong các mối quan
hệ phức tạp đan xen và sự điều chỉnh không những của luật pháp quốc gia mà còn cả luật
pháp quốc tế. Lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia được thực hiện trong môi trường tự
do hóa thương mại, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tiếp cận thị trường trên cơ sở không
phần biệt đối xử và hướng tới cạnh tranh công bằng. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tất
yếu dẫn đến hoạt động Logistics của quốc gia phải tiếp cận và tham gia vào chuỗi
Logistics toàn cầu. Do vậy hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế sẽ tạo môi trường, hành
lang cho dịch vụ Logistics hoạt động phát triển và hội nhập theo một trật tự kỷ cương nhất
định phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế
Nhóm 4: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics
Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế trường. Trong bối cảnh này, sức mạnh của
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics không những được đánh giá bởi chính năng lực
cốt lõi của mình như nguồn nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, hệ thống quản trị ... mà còn
điều quan trọng hơn nữa là phải biết đứng trong cuộc so sánh cạnh tranh giữa nhiều bên
với nhau. Đạt dược vị trí cạnh tranh tốt trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh
nghiệp. Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ Logistics ở nước ta
đang phải đối đầu và ngày càng gay gắt với nhiều tập đoàn mạnh có sức cạnh tranh lớn,
bề dầy kinh nghiệm cùng tiềm lực tài chính dồi dào bên cạnh mạng lưới đại lý dày đặc, hệ
thống kho vận chuyên dùng, cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến, trình độ tổ chức quản trị
cao, cung cấp dịch vụ khép kín toàn cầu đã và đang từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh
thị trường nước ta như các tập đoàn NYK Logistics, APL, Mitsui OSK. .. Do vậy xác định
được lợi thế cạnh tranh để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Logistics có thể coi là yếu tố sống còn của sự tăng trưởng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS
TẠI CÔNG TY AIRSEA GLOBAL.
2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp AIRSEA Global.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Hình 1 : Logo của Airseaglobal
Airseaglobal Group (Tiền thân là công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam) được
thành lập ngày 13/05/2011 tại Hà nội, được định hướng trở thành tập đoàn kinh tế tư
nhân đầu tiên của Việt Nam trong ngành công nghiệp dịch vụ Logistics phụ trợ cho các
công ty Thiết bị y tế, Thực phẩm chức năng và Mỹ phẩm. Năm 2020, công ty đổi tên
thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Airseaglobal và phát triển mở rộng với hơn 2300 khách hàng trên cả nước.
Qua nhiều năm phát triển, công ty đã mở rộng quy mô. Đến tháng 10/2013, công ty
đã có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12/2014, công ty đã có thêm
văn phòng đại diện tại Hải Phòng.
Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam được hình thành và phát triển dựa trên nền
tảng và kiến thức của các lãnh đạo với nhiều năm kinh nghiệm ở các công ty trong và
ngoài nước trong lĩnh vực giao nhận Logistics. Công ty đã hoạt động được khoảng hơn 10
năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trở thành một trong
những công ty top đầu về cung cấp dịch vụ nhập khẩu thiết bị y tế, cụ thể là chuyên cung
cấp các dịch vụ Logistics như dịch vụ vận tải - giao nhận hàng hóa quốc tế, vận tải - giao
nhận hàng hóa nội địa, làm thủ tục thông quan hàng hóa, xin giấy phép xuất nhập khẩu
hàng hóa, giấy phép chuyên ngành cụ thể mặt hàng là hàng trang thiết bị y tế (hàng máy
móc thiết bị y tế, vật tư tiêu hao).
Tính đến thời điểm hiện tại năm 2022, số lượng nhân viên chính thức của công ty
là hơn 70 người làm việc tại trụ sở chính Hà Nội, cùng với đó là sự phát triển hai đại lý ở
TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng với 30 nhân viên chuyên chạy thủ tục hải quan, và sự hợp
tác với các đối tác chiến lược tại nhiều tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Bình,
Nam Định,... Với mạng lưới hoạt động ở hầu hết các tỉnh có vị thế chiến lược và kinh tế
lớn cùng sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, Airseaglobal dần khẳng định được
vị thế của mình, phục vụ hiệu quả, chuyên nghiệp, uy tín đem lại lòng tin rất lớn cho các
khách hàng qua việc cung cấp chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn với giá cạnh tranh,
liên tục đổi mới và tạo ra sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ. Airseaglobal còn có
quan hệ tốt và là đối tác thường xuyên với hầu hết các hãng tàu, hãng hàng không lớn trên
thế giới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn giá cước cạnh tranh cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh.
2.1.2. Giới thiệu chung
Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam (Vietnam Airseaglobal Joint Stock
Company) được hình thành ngày 15 tháng 3 năm 2011 theo Luật Doanh nghiệp và được
phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0105308539 ngày 13/05/2011 với loại hình là công ty
TNHH. Ngày 05/03/2019, đăng ký thay đổi lần 6 với loại hình là công ty cổ phần. Tính
đến nay, công ty đã thành lập được gần 11 năm.
Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phẩn Airseaglobal Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: AIRSEAGLOBAL CO, LTD
Trụ sở chính: A9/4 TT Mỏ Địa Chất, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Văn phòng kinh doanh: P2412, Tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Phường
Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Thành Tân
Website: http://airseaglobalgroup.com.vn Mã số thuế: 0105308539 Tel: 04.6269.7222
Loại hình công ty: Công ty cổ phần
Lĩnh vực hoạt động: Là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực Logistics
Ngành kinh doanh: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải, mã ngành H5229
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AIRSEAGLOBAL, một thành viên của Hệ
thống đại lý Toàn Cầu WCA - World Largest and most Powerful network of Independent
freight Forwarder, ID thành viên: 73213 đã trở thành một thương hiệu logistics tin cậy,
cung cấp các dịch vụ cụ thể như sau:
Vận tải hàng hóa (Đường hàng không / Đường biển / Vận tải đường bộ /
Vận tải đa phương thức)
Các chứng từ thông quan, xuất nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu chuyên ngành: Thiết bị y tế, Thuốc, Mỹ phẩm, Thực
phẩm chức năng, Phụ tùng ô tô & Máy móc
Các giải pháp chuỗi cung ứng khác
2.1.3 Sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn
Tư tưởng cốt lõi: Airseaglobal luôn mang tư tưởng cốt lõi là tạo ra những sản phẩm
chất lượng số 1 thị trường với mục tiêu cốt lõi: Vươn tới mục tiêu cốt lõi chiếm 30% thị
phần TBYT trên cả nước vào cuối năm 2023.
• Sứ mệnh với khách hàng: Airseaglobal luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt
nhất sứ mệnh với khách hàng và không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ để đem tới chất
lượng dịch vụ ngày càng cao cho quý doanh nghiệp.
• Sứ mệnh với Xã hội: Airseaglobal đóng góp một phần nhỏ để giúp xã hội trở nên
tốt đẹp hơn. Từ chủ tịch, giám đốc, trưởng phòng và từng nhân viên đã trích một phần
doanh thu của mình để chung tay đẩy lùi dịch Covid và ủng hộ Đồng bào lũ lụt miền trung
• Sứ mệnh với nhân viên: Airseaglobal đặc biệt quan tâm tới sứ mạng đối với nhân
viên, họ là bộ xương và dòng máu của công ty. Airseaglobal tập trung đào tạo để giúp
từng nhân viên có thể phát triển bản thân và gia tăng thu nhập. Ngoài ra, Airseaglobal
cũng tạo ra môi trường vui chơi giải trí và gắn kết nhân viên của các phòng ban. Với
phương châm Work hard, Play hard, công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động du lịch,
teambuilding, nhằm giải tỏa căng thẳng và đem lại những ký ức vui vẻ cho từng cá nhân mỗi nhân viên.
2.1.4. Giới thiệu cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức củа công ty bао gồm:
- Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Thành Tân là người đại diện của công ty, tổ chức
xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, quy chế làm
việc, chế độ đãi ngộ, hợp đồng kinh tế và sử dụng vốn của công ty, đồng thời lên kế hoạch
đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh để duy trì và tiếp cận khách hàng.
- Giám đốc điều hành: Ông Đỗ Xuân Sơn là người đại diện trước pháp luật của
công ty, điều hành toàn bộ hoạt động khối hành chính văn phòng.
- Phòng Quan hệ đại lý (Agent – Pricing Deparrtment): Làm việc với đại lí nước
ngoài, đàm phán giá cả với Nhà cung cấp; Vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về
- Рhòng Chứng từ - Dịch vụ khách hàng (Custоmer Services Deраrtment): Quản
lý, lưu trữ chứng từ và các công văn, chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan, các loại công văn cần
thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công việc được giao. Thường xuyên theo
dõi quá trình làm hàng, liên lạc với khách hàng để thông báo thông tin lô hàng.
- Рhòng Vận hành (Орerаtiоn Deраrtment): Thực hiện tất cả các nội dung công
việc trong hoạt động kinh doanh XNK từ khi nhận chứng từ đến khi nhập hàng về kho của
doanh nghiệp đăng ký làm dịch vụ, giải quyết mọi vướng mắc của khách hàng một cách
nhanh gọn và dứt điểm cho từng lô hàng.
- Рhòng Kế tоán (Аccоunting Deраrtment): Phụ trách công việc thu chi của công
ty, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các số liệu chính xác định
kỳ, theo dõi và tổ chức cho hoạt động kinh doanh liên tục và hiệu quả, chi tạm ứng cho
nhân viên giao nhận hoàn thành công tác.
- Рhòng Kinh dоаnh (Sаles Deраrtment): Đây là bộ phận trung tâm đầu não quan
trọng, nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu XNK của khách
hàng, chào giá các dịch vụ của công ty, tư vấn cho khách về các loại thủ tục, giấy phép
liên quan đến hàng hóa khi nhập; đàm phán với các hãng tàu, hãng hàng không để có giá
cước tốt nhất cho khách…Sau đó báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận.
2.1.5. Phân tích tình hình kinh doanh
Dоаnh thu và lợi nhuận từ hоạt động kinh dоаnh dịch vụ giао nhận hàng hóа quốc
tế năm sаu luôn cао hơn năm trước. Dоаnh thu từ dịch vụ giао nhận hàng hóа quốc tế củа
công ty cổ phần Аirseаglоbаl luôn giữ được tốc độ tăng trưởng khá đều đặc biệt là trоng
mảng giао nhận hàng hóа XNK bằng đường hàng không. Với tình hình cạnh trаnh trоng
lĩnh vực giао nhận hàng hóа ngày càng gаy gắt như hiện nаy thì việc tỷ suất lợi nhuận
luôn giữ được tốc độ tăng trưởng đều như vậy là một dấu hiệu tích cực, đáng ghi nhận
trоng việc công ty đаng dần nâng cао được khả năng cạnh trаnh.
Kết quả đó được phản ánh qua kết quả hoạt động của Công ty trong những năm gần đây (2019 –2021)
Đơn vị: VNĐ (nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh) Mã Chỉ tiêu số Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019
1. Doanh thu bán hàng và cung 01
177,068,297,585 171,910,968,529 160,570,986,706 cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0 3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ(10 = 01-02) 10
177,068,297,585 171,910,968,529 160,570,986,706 4. Giá vốn hàng bán 11
126,623,218,749 125,369,523,514 117,567,438,905
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (20 = 10- 11) 20
50,445,078,836 46,541,445,015 43,003,547,801
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 9,245,452,995 8,560,604,625 7,861,077,002 7. Chi phí tài chính 22 125,998,940 1,574,986,749 1,848,513,388
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 0
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24
18,968,110,640 18,238,567,923 16,843,652,620
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21- 22-24) 30
40,596,422,251 35,288,494,968 32,172,458,795 10. Thu nhập khác 31 410,583,640 342,153,033 872,163,221 11. Chi phí khác 32 302,392,798 274,902,544 686,722,725
12. Lợi nhuận khác (40 = 31- 32) 40 108,190,841 67,250,489 185,440,496
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50
40,704,613,092 35,355,745,457 32,357,899,291 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 8,059,513,392.23 8,100,966,841 7,284,179,031
2.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại DN :
2.2.1. Dịch vụ xin giấy phép xuất nhập khẩu
Với nhiều mặt hàng đặc thù, đặc biệt sẽ có những yêu cầu và tiêu chuẩn cao, khắt
khe. Bên cạnh đó, việc hàng năm thay đổi luật pháp cũng khiến cho việc xin giấy phép
phải thay đổi. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.
Airseaglobal cung cấp dịch vụ xin giấy phép xuất nhập khẩu giúp cho khách hàng
dễ dàng trong việc buôn bán trao đổi hàng hóa quốc tế.
2.2.2. Dịch vụ hải quan
Dịch vụ hải quan chính là những hoạt động của các công ty chuyên về dịch vụ
Logistics đưa ra nhằm giúp thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc một phương tiện
vận tải vào một quốc gia khác một cách thuận lợi nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Airseaglobal tự hào là top 3 bên khai hải quan mạnh nhất trong lĩnh vực nhập khẩu
hàng không trên sân bay Nội Bài và là Top 50 doanh nghiệp kinh doanh Logistics tốt nhất Việt Nam.
2.2.3. Dịch vụ giao nhận quốc tế
Theo luật thương mại Việt Nam, hoạt động “ Giao nhận hàng hóa là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ
chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.”
Airseaglobal với hành trình nhiều năm kinh nghiệm, mạng lưới rộng khắp địa cầu
sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao nhận hàng hóa an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm và chuyên nghiệp.
2.3. Quy trình, các bước cung cấp dịch vụ Logistics tại DN :
2.3.1. Dịch vụ xin giấy phép tại Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam
( Nguồn : phòng kinh doanh )
Hình 2.1 : Quy trình xin giấy phép xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng từ bộ phận sale.Nhân viên sẽ giải đáp các
thắc mác và tư vấn cho khách hàng.
Bước 2: Khảo sát sơ bộ các giấy tờ hiện có. Nhân viên sẽ nghiên cứu và tìm giải
pháp giải quyết vấn đề của khách hàng.
Bước 3: Thống nhất giải pháp và ký hợp đồng. Tiến hành trao đổi một loạt các yêu
cầu điều kiện , chi phí và đi đến ký kết hợp đồng.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ. Thực hiện các hoạt động hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép
xuất/nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp.
Bước 5: Nộp hồ sơ. Đại diện doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đã hoàn thiện tại cơ quan có thẩm quyền .
Bước 6: Trả giấy phép cho doanh nghiệp. Sau khi quá trình xin giấy phép XNK
hoàn thiện, bất kỳ rác rối phát sinh công ty cam kết hỗ trợ tư vấn và giải quyết.
2.3.2. Dịch vụ hải quan tại Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam
a) Dịch vụ hải quan hàng xuất khẩu bằng đường hàng không Air Export
Đối với dịch vụ hải quan hàng xuất khẩu bằng đường hàng không Air Export,
Airseaglobal thực hiện theo 5 bước sau :
( Nguồn : PGĐ Nguyễn Mạnh Cường )
Hình 2.2 :Sơ đồ Dịch vụ hải quan xuất khẩu bằng đường hàng không
Bước 1: Tiếp nhận thông tin về hàng hóa
Bộ phận Customer service sẽ giao dịch trao đổi với khách hàng để lấy thông tin
hàng hóa và đàm phán cước vận chuyển.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan và liên hệ phương tiện vận chuyển hàng ra cảng hàng không.
Nhân viên sẽ liên lạc để lấy thông tin của khách hàng để khai hải quan điện tử. Rồi
gửi tờ khai cho doanh nghiệp xác nhận rồi gửi đăng ký lên hệ thống hải quan điện tử phân
luồng và sẽ sảy ra ba trường hợp sau :
- Luồng xanh được phân chia thành 2 đó là: luồng xanh không điều kiện và luồng
xanh có điều kiện. Đối với luồng xanh không điều kiện thì hàng đã được thông quan. Khi
hàng hóa được hệ thống phân loại theo luồng xanh thì nhân viên của Operation sẽ không phải thực hiện
Đối với luồng xanh có điều kiện thì phải thực hiện thêm một vài yêu cầu khác và giấy tờ bổ sung.
- Luồng vàng thì nhân viên Operation phải đến doanh nghiệp doanh nghiệp để thu
thập thêm một số giấy tờ và làm thêm một số thủ tục.
- Luồng đỏ thì nhân viên cần phải xuất trình hồ sơ giấy tờ và thực hiện bóc hàng
kiểm tra thực tế. Trong quá phát sinh vấn đề, doanh nghiệp gửi hàng sẽ chịu toàn bộ trách nghiệm.
Sau đó, bộ phận Operation sẽ chuẩn bị phương tiện để vận chuyển hàng hóa ra cảng.
Bước 3: Chuẩn bị tem và phiếu cân
Chuẩn bị tem và phiếu cân: đảm bảo chính xác các thông tin trên phiếu cân đối
chiếu với Checklist như tên số hiệu chuyến bay chính xác, điểm đến chính xác,địa chỉ của đại lý nước ngoài…
Bước 4: Làm hàng tại sân bay
Nhân viên sẽ nhận hàng từ lái xe, đối chiếu và kiểm tra tình trạng hàng hóa với
Checklist. Sau đó, nhân viên kho hàng tiến hành đo kích thước và ghi kích thước vào
phiếu cân sau . Sau đó hàng hóa được kiểm tra và nhập vào kho.
Bước 5: Làm thủ tục in vận đơn HAWB và gửi thông báo cho đại lý nhận hàng.
Nhận phiếu cân hàng hóa sau đó nhập số. Kiểm tra các thông tin và in vận đơn.
Sau đó gửi thông báo cho đại lý nhận hàng.
b) Dịch vụ hải quan hàng nhập khẩu bằng đường hàng không- Air import
( Nguồn : Phòng kinh doanh )
Hình 2.3: Dịch vụ hải quan hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
Trường hợp 1: AIRSEA là người đứng tên trong ô consignee trên MAWB
Bước 1: Nhận thông báo hàng đến từ đại lý giao nhận nước ngoài
Thông báo hàng hóa đến sẽ được các đại lý bên nước ngoài gửi tới bộ phận
Customer Service của công ty.
Bước 2: Thực hiện làm hàng
Sẽ có hai trường hợp một là khách hàng tự nhận hàng tại cảng Nội Bài: bộ phận
CUS sẽ phát hành D/O cho người đại diện của công ty khách hàng đi lấy hàng.
Trường hợp hai là AIRSEA được ủy thác đi nhận hàng: nhân viên vủa công ty sẽ đi
lấy hàng đồng thời sẽ làm nhiệm vụ vận chuẩn bị phương tiện vận tải để giao nhận hàng tại cảng.
Trường hợp 2: AIRSEA không đứng tên trên ô consignee trên MAWB
Nếu trên ô consignee là tên một Forwarder khác thì AIRSEA sẽ phải cử người đến
văn phòng của Forwarder đó để lấy D/O đồng thời là giấy giới thiệu của chủ hàng nhận để đi nhận hàng.
2.3.3. Dịch vụ giao nhận quốc tế
2.3.3.1. Dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường hàng không
(Nguồn : Phòng vận hành Airseaglobal)
Hình 2.4: Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
Bước 1. Nhận chứng từ
Bộ phận sale sẽ tiếp nhận bộ chứng từ khách giao để thực hiện việc khai báo.