Nghiệp vụ kiểm sát - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Nghiệp vụ kiểm sát - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Một số kỹ năng và giải pháp kiểm sát việc
giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về ma
túy của VKSND tỉnh Quảng Ninh 05/10/2016 04:30 ( kiemsat.vn)
Kiểm sát tốt việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm nói
chung và tội phạm ma túy nói riêng sẽ quyết định chất
lượng thực hành quyền công tố, kiếm sát điều tra, kiểm sát
xét xử, những bước quan trọng để có thể khẳng định có
hay không có hành vi phạm tội xảy ra, người nào thực hiện
hành vi phạm tội, tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi
phạm tội đó gây ra như thế nào.
Qua công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về ma túy thời gian
qua, VKSND tỉnh Quảng Ninh nhận thấy có một số khó khăn và vướng mắc, như: Trên
thực tế, thông tin do Cơ quan điều tra trực tiếp tiếp nhận chủ yếu theo dạng nguồn
tin quần chúng nhân dân, nhưng không có danh tính địa chỉ rõ ràng; mặt khác, người
báo tin, tố giác hầu hết đều không được tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội mà
mình báo tin, tố giác, chi là phỏng đoán dựa trên dấu hiệu bản thân quan sát thấy
nên không có những thông tin xác thực của người tố giác.
– Tội phạm ma túy là loại tội phạm mà người phạm tội thường chì có những người
thực hiện tội phạm với nhau biết, nên vụ án sẽ không có nhân chứng, người bị hại do
đó những người liên quan sẽ không trực tiếp biết và nắm rõ vụ việc để tố cáo những hành vi đó.
– Ngoài các vụ việc bắt quả tang thu giữ vật chứng thì các dấu vết vật chất của tội
phạm ma túy hầu như không có. Đó là đặc thù cùa loại tội phạm này khiến cho công
tác xử lý và xác minh vô cùng khó khăn trong cấu thành của tội phạm này luôn phải
chỉ rõ về yếu tố định loại và định lượng để xác định tính chât mức độ của hành vi
phạm tội. Tại địa phương còn xuất hiện một số loại ma tuý tổng hợp mới núp dưới
dạng thuốc chữa bệnh, nước giải khát như Đông trùng hạ thảo, Nước vui, Trà sữa…
gây khó khăn trong vịệc phát hiện, xử lý.
– Thông tư liên tịch số 06 về hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật TTHS về tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và Quy chế số 422
ngày 17/10/2014 của Viện trưởng VKSNDTC không đề cập giải quyết một số khó khăn
vướng mắc khi thực hiện công tác này, như: Chưa quy định việc tạm đình chỉ giải
quyết tin báo tố giác tội phạm đối với trường hợp hết thời hạn nhưng chưa có đủ tài
liệu chứng cứ để chứng minh có hay không có hành vi thực hiện tội phạm xảy ra hay
không và việc phục hồi khi lý do tạm đình chỉ không còn được quy định.
– Với quy định của pháp luật hiện nay, Viện kiểm sát chưa thể nắm và quản lý đầy đủ
số tố giác, tin báo về tội phạm được CQĐT tiếp nhận, giải quyết do trên thực tế Cơ
quan điều tra vẫn tiếp nhận theo nhiều kênh thông tin khác nhau như: Qua điên
thoại, báo chí, trực ban hình sự…. và theo công tác nghiệp vụ khác, vẫn còn một số
trường hợp Cơ quan điều tra tiến hành xác minh nhưng không vào sổ để tránh bị
kiểm tra, giám sát, nhưng chỉ khi có khiếu nại về việc giải quyết của người có liên
quan Viện kiểm sát mới có thể nắm bắt về vụ việc. Mặt khác, lực lượng cán bộ Công
an xã, thị trấn còn nhiều hạn chế trong nắm và tìm hiểu các quy định của Bộ luật
TTHS, BLHS và các văn bản hướng dẫn nên khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
trong nhiều trường hợp, đánh giá sự việc không đúng với bản chất, tự mình tiến hành
xác minh, giải quyết, dẫn đến xử lý hành chính đối với một số trường hợp có dấu hiệu phạm tội.
Từ thực tế nêu trên, để giải quyết khó khăn, vướng mắc cũng như góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tin báo về tội
phạm ma túy nói riêng, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra một số kỹ năng và giải như sau:
Một là, về kỹ năng kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về ma túy
– Phải nắm chắc các quy định của Bộ luật TTHS và các văn bản có liên quan đến công
tác giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố trong án ma túy.
– Kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận tin báo của Cơ quan điều tra, đặc biệt là các thông
tin nặc danh liên quan đến loại tội phạm này, vì loại tội này không liên quan và xâm
phạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân và tâm lý sợ bị trả thù cũng như tính
chính xác không cao của việc tố giác do không phải là người chứng kiến trực tiếp mà
chỉ bằng quan sát thông qua biểu hiện nghi vấn đối với những người có hành vi liên quan đến ma túy.
– Khi có những thông tin về tội phạm ma túy thì cần phối hợp với Cơ quan điều tra, để
phân loại và xử lý kịp thời; đặc biệt là những vụ việc phức tạp, mang tính ổ nhóm,
liên tỉnh, xuyên quốc gia …
– Kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan
điều tra, bảo đảm kịp thời, khách quan, toàn diện và triệt để. Trong quá trình Điều tra
viên tiến hành xác minh, Kiểm sát viên phải thường xuyên bám sát tiến độ và kết quả
xác minh, kịp thời đề ra các yêu cầu xác minh để Điều tra viên thực hiện.
– Tiến hành nắm tin tại các đơn vị đã ký quy chế phối hợp trong việc giải quyết tin
báo, tố giác tội phạm như tại Công an các xã trên địa bàn, các Đồn biên phòng Hải
quan, Kiểm lâm… để chủ động thông tin, kiểm sát chặt chẽ và triệt để.
– Hàng tuần phải đối chiếu, phân loại cùng Điều tra viên các tố giác, tin báo tội phạm
thuộc thẩm quyền để thụ lý giải quyết, những tin không thuộc thẩm quyền phải
chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hàng tháng phải kiểm tra toàn bộ tin báo,
tố giác tội phạm đã thụ lý trong tháng để chốt số liệu và báo cáo.
– Xây dựng mối quan hệ phối hợp tốt với Cơ quan điều tra cùng cấp và các cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đảm bảo mọi tố giác, tin
báo tội phạm đều được thông báo kịp thời đến Viện kiểm sát.
Hai là, một số giải pháp kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về ma túy :
– Tăng cường việc nắm thông tin từ người dân thông qua các hình thức hiện đại như
Internet, các mạng xã hội để từ đó tiến hành rà soát xác minh. Do sự phát triển của
công nghệ thông tin nên việc có các kênh này sẽ khiến cho người dân nhanh chóng
và dễ dàng hơn trong việc cung cấp cho cơ quan chức năng.
– Để tránh việc bỏ lọt tin báo và đảm bảo việc phân loại, giải quyết kịp thời các tin
báo thì Viện kiểm sát các cấp cần chủ động tìm nguồn tiếp nhận tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố để tiếp nhận và đối chiếu nguồn tin, không đươc coi
việc nắm bắt thông qua Cơ quan điều tra là phương thức duy nhất; phối hơp chặt chẽ
với cơ quan Thanh tra, Thuế, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, thông qua phương tiện
thông tin đại chúng… để nắm bắt tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Ký Quy chế phối hợp chặt chẽ với Liên ngành tư pháp địa phương, các Cơ quan có
trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tin báo, đặc biệt là Công an cấp xã, phường, thị
trấn trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo. Qua việc thực hiện Quy chế phối hợp, với
công an cấp xã, Viện kiểm sát sẽ nắm chắc số lượng, nội dung tố giác, tin báo tội
phạm tại các xã, nắm được toàn bộ số lượng tin báo đã chuyển lên Công an cấp
huyện. Trên cơ sở đó tiến hành kiểm sát tại Công an cấp huyện đem lại hiệu quả cao,
tránh việc bỏ lọt tội phạm hay tình trạng giấu tin và tranh việc đưa các tin vi phạm
hành chính vào thụ lý tin báo về tội phạm.
– Mỗi Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải nhận thức đúng đắn về đối tượng, phạm vi, nội
dung của công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố. Cần nhận thức đầy đủ các chức năng pháp lý của Viện kiểm sát khi
kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tín báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Đây là một vấn đề quan trọng, có tác dụng định hướng tư tưởng, hành động cho Kiểm
sát viên khi thực hiện công tác này. Việc xác định đúng nội dung, phạm vi các chức
năng nêu trên sẽ tạo điều kiện cho Kiểm sát viên thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách chủ động.
– Kiểm sát viên phải thường xuyên cập nhật các thông tin về tiến độ xác minh tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kịp thời đưa ra các yêu cầu xác minh
khi cần thiết. Đây là một yếu tố cơ bản để bảo đảm kiểm sát chặt chỗ việc tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đồng thời bảo đảm tăng
cường trách nhiệm công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Viện kiểm sát các cấp cần chú trọng tổng kết thực tiễn, xây dựng chuyên đề, tổ
chức tập huấn công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Thông qua đó
thảo luận, phổ biến những biện pháp, kinh nghiệm công tác, giúp cán bộ, Kiểm sát
viên nắm vững kiến thức chuyên môn, tích cực, chủ động nâng cao chất lượng công tác./.