Ngiên cứu hoạt động quản lí thông tin trong mua hàng của TH True Milk | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Ngiên cứu hoạt động quản lí thông tin trong mua hàng của TH True Milk của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 35 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
BÀI DỰ ÁN: FHD3 – QUẢN TRỊ MUA HÀNG TOÀN CẦU
TÊN DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG MUA HÀNG CỦA TH TRUE MILK
Lớp : 30BUA112_Logistics 2020 N02 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
1. Lê Thu Thùy 220001362
2. Trần Thị Thanh Phương 220001383
3. Đỗ Vân Anh 220001279
Nguyễn Đức Hùng 220001315
Lê Thị Hương 220001381
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Hương Giang
Hà Nội, tháng 04/2023
MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY SỮA TH TRUE MILK 9
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG CHO CÔNG TY TH TRUE MILK 25
KẾT LUẬN 31
NHẬT KÍ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 33
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Bảng 2.1. | Kết quả kinh doanh năm 2020 – 2022 | 13 | |||||||||||||
Bảng 2.2. | Thông tin cơ bản cần thu thập của doanh nghiệp | 17 | |||||||||||||
Hình 2.1. | Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TH True Milk | 11 | |||||||||||||
Hình 2.2. | Sơ đồ quản lý thông tin mua hàng của doanh nghiệp | 14 | |||||||||||||
Hình 2.3. | Tác dụng của | hệ | thống | CRM | của | TH | True | Milk | đối | với | quản | trị 17 | |||
khách hàng |
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp, công ty phải đưa ra được những chiến lược về sản phẩm tốt nhất có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Để đáp ứng được điều đó thì các hoạt động liên quan đến tạp nguồn và mua hàng ngày càng được chú trọng. Tạo nguồn hàng và mua hàng ngày càng được chú trọng. Quản trị mua hàng là nghiệp vụ đầu tiên mở đầu cho hoạt động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của một doanh nghiệp trong việc kịp thời cung ứng trên thị trường khi có nhu cầu từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, điều quan trọng là phải giảm thiểu chi phí phát sinh trong kinh doanh, sử dụng hiệu quả vốn và tạo điều kiện để doanh nghiệp đó luôn có nguồn hàng ổn định, cung ứng cho các đơn vị kinh doanh, mà muốn làm được điều đó thì bắt buộc các doanh nghiệp phải quản lý tốt hoạt động mua hàng.
Những năm gần đây, năng lực sản xuất và chế biến sữa của Việt Nam đã có những bước tiến bộ phát triển, diện tích chăn nuôi bò sữa của nước ta đã tăng mạnh. Nhiều nhà máy chế biến sữa trong nước cũng được xây dựng trên phạm vi cả nước có quy mô công nghiệp với tổng công suất chế biết mỗi năm hơn trăm triệu lít sữa. Như ta đã biết sữa là một trong những mặt hàng có khối lượng suất khẩu cũng như kinh ngạch xuất khẩu tăng mạnh thị trường sữa có nhiều xu hướng trái ngược nhau, điều đó đã khiến doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép và cạnh tranh rất nhiều. Chính vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách làm sao duy trì được hoạt động kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp phát triển đi lên. Điều này đòi hỏi thực hiện tốt hoạt động quản trị mua hàng là rất cần thiết
Công ty TH True Milk là công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản xuất và xuất khẩu sữa hàng đầu Việt Nam. Với lĩnh vực kinh doanh đó, đòi hỏi công ty phải thực hiện tốt công tác quản trị mua hàng nhằm đáp ứng tốt các đơn hàng cà phê số lượng lẫn chất lượng, giải quyết nhanh những sự cố về nguồn hàng và thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác. Mặt khác ngành công nghiệp sản xuất sữa ngày càng phát triển khi nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này ngày càng gia tăng và nhiều nhà máy chế biến sữa đã ra đời. Do đó công tác mua hàng lại càng được chú trọng nhằm phát huy năng lực sản xuất, chế biến sữa của công ty, đồng thời có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thị trường. Để làm được điều đó, công ty cần có chính sách tạo nguồn hàng tối ưu để nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến sản phẩm so với doanh nghiệp khác. Qua đó đề suất những giải pháp tốt nhất cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chính vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống thông tin trong mua hàng tại Công ty Th True Milk”
2
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP
KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA MUA HÀNG VÀ MUA HÀNG TOÀN CẦU
Khái niệm về mua hàng
Mua hàng là tập hợp các hoạt động nhằm tạo lập lực lượng vật tư nguyên liệu hàng hoá cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất, dự trữ và bán hàng để tổng chi phí được tối ưu nhất. Về cơ bản hoạt động mua hàng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp sản xuất nói riêng và trên phạm vi của mỗi chuỗi cung ứng nói chung.
Khái niệm về mua hàng toàn cầu
Mua hàng toàn cầu là hoạt động tìm kiếm và có được hàng hóa, dịch vụ và các tải nguyên khác về quy mô có thể trên toàn thế giới, để tuân thủ nhu cầu của công ty và nhằm tiếp tục và nâng cao hiện tại vị trí cạnh tranh của công ty.
Mua hàng toàn cầu liên quan đến việc phối hợp và tích hợp một mạng lưới rất phức tạp của các mặt hàng và vật liệu, quy trình, thiết kế, công nghệ và nhà cung cấp trên toàn thế giới các địa điểm mua hàng, kỹ thuật và vận hành trên toàn thế giới (Lysons and Farrington, 2006).
Chức năng mua hàng và mua hàng toàn cầu
Mua hàng nhằm tạo tiền đề vật chất cho hoạt động bán hàng: Các doanh nghiệp muốn bán hàng ra thị trưởng thì phải có tiền đề vật chất tức là phải có yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào chính là hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp.
Mua hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có hàng hoá trong tay từ đó bán ra thị trường.
Mua hàng đảm bảo có đủ lượng hàng bán ra cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ.
Mua hàng góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho Doanh nghiệp, cân bằng dòng cash flow - huy động được các nguồn tín dụng của nhà cung cấp.
Mua hàng toàn cầu trở thành nguồn cung cấp chiến lược cho các MNCs. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phần lớn các quốc gia nghèo và đang phát triển đều thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế để thu hút đầu tư từ nước ngoài. Đặc thù của các quốc gia thu hút đầu tư là có lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ và nguồn cung đầu vào phong phú, giá cả hợp lý. Bởi vậy, các công ty đa quốc gia (MNC) thường có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh đến các thị trường tiềm năng kia và đã trở thành chiến lược chung.
Mua hàng toàn cầu đảm bảo đáp ứng nhu cầu về đầu vào cho doanh nghiệp trên quy mô và phạm vi lớn hơn. Rõ ràng, khi thực hiện mua hàng toàn cầu thì doanh nghiệp
3
có nhiều sự lựa chọn về các nhà cung cấp hơn, do vậy có thể mua hàng với quy mô và số lượng lớn hơn, nguồn gốc hàng hóa cũng có phạm vi rộng hơn.
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ THÔNG TIN
Khái niệm
Quản lý thông tin (IM) là việc thu thập và quản lý thông tin từ một hoặc nhiều nguồn và phân phối thông tin đó cho một hoặc nhiều đối tượng. Điều này đôi khi liên quan đến những người có cổ phần hoặc quyền đối với thông tin đó. Quản lý có nghĩa là tổ chức và kiểm soát cấu trúc, xử lý và phân phối thông tin.
Đặc điểm cơ bản
Tính toàn diện: Quản lý thông tin đòi hỏi sự xem xét và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó không chỉ tập trung vào một loại thông tin duy nhất mà bao gồm nhiều loại thông tin khác nhau như dữ liệu khách hàng, thông tin sản phẩm, thông tin về thị trường,… Tính toàn diện giúp đảm bảo rằng các khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh được đề cập và đánh giá một cách đầy đủ.
Tính liên tục: Quản lý thông tin không chỉ là một quá trình một lần mà là một quá trình liên tục và thường xuyên. Điều này bởi vì thông tin luôn thay đổi và cập nhật theo thời gian, và doanh nghiệp cần duy trì tính chính xác và hiện đại của thông tin. Quản lý thông tin liên tục giúp đảm bảo rằng thông tin được cập nhật và sử dụng theo nhu cầu của tổ chức.
Tính hệ thống: Quản lý thông tin đòi hỏi việc tổ chức thông tin thành các hệ thống có cấu trúc. Điều này đảm bảo rằng thông tin có thể được tìm kiếm, truy xuất và sử dụng một cách hiệu quả. Các hệ thống này bao gồm các quy tắc, quy trình và công cụ để tổ chức thông tin, bao gồm cách lưu trữ, phân loại, và sắp xếp thông tin.
Tính linh hoạt trong quản lý thông tin cho phép tổ chức thích nghi với các yêu cầu và thay đổi trong môi trường kinh doanh. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong việc thu thập, xử lý và phân phối thông tin, cũng như khả năng thay đổi hệ thống thông tin để đáp ứng nhu cầu mới.
Tính đáng tin cậy: Quản lý thông tin cần đảm bảo tính đáng tin cậy của thông tin. Điều này đòi hỏi việc kiểm tra và xác thực thông tin từ các nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác và tin cậy. Thông tin không đáng tin cậy có thể dẫn đến quyết định sai lầm và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Tính bảo mật: Quản lý thông tin cần đảm bảo tính bảo mật của thông tin. Điều này áp dụng đặc biệt cho các thông tin nhạy cảm như thông tin về khách hàng, thông tin tài chính, bí mật công nghệ, v.v. Quản lý thông tin cần có các biện pháp bảo mật để đảm bảo rằng thông tin chỉ được truy cập bởi những người có quyền truy cập và ngăn chặn truy cập trái phép.
4
Tính tiện ích: Quản lý thông tin cần tạo ra giá trị và tiện ích cho tổ chức. Thông tin được xử lý và sử dụng một cách hợp lý để hỗ trợ quyết định, tạo ra kiến thức và hiểu biết, cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận và cá nhân trong tổ chức. Tính tiện ích giúp cải thiện hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động kinh doanh.
Tổng quan, quản lý thông tin là quá trình tổ chức, xử lý và phân phối thông tin để hỗ trợ quyết định và hoạt động kinh doanh. Nó có các đặc điểm cơ bản như tính toàn diện, tính liên tục, tính hệ thống, tính linh hoạt, tính đáng tin cậy, tính bảo mật và tính tiện ích. Hiểu và áp dụng những đặc điểm này sẽ giúp tổ chức quản lý thông tin một cách hiệu quả và nâng cao hiệu suất hoạt động.
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ CHIẾN LƯỢC VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG MUA HÀNG
Đặc điểm cơ bản của quản lý thông tin trong mua hàng
Mức độ liên quan: Đảm bảo rằng thông tin được trình bày có liên quan đến vấn đề hiện tại. Đôi khi thông tin có liên quan trong một bối cảnh cụ thể chứ không phải trong một bối cảnh khác.
Dễ hiểu: Điều quan trọng là các bên liên quan có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa và cách giải thích thông tin được trình bày. Tính dễ hiểu đạt được thông qua nội dung và cách trình bày.
Độ tin cậy: Các bên liên quan phụ thuộc vào thông tin này, vì vậy thông tin cần trung thực, chính xác, minh bạch và nhất quán. Thông tin phải từ các nguồn không gây hiểu nhầm, vì vậy hãy đánh giá nghiêm túc các nguồn dữ liệu của bạn để đảm bảo không có sai lệch. Và đánh giá khả năng xảy ra lỗi, vì thông tin phải có lỗi không quá hợp lý. Một số nguồn dữ liệu, đặc biệt là nguồn thứ cấp, có một mức độ lỗi cố hữu trong đó. Nhà phân tích phải xác định xem nó có hợp lý hay không.
Tính minh bạch: đề cập đến việc cởi mở về nguồn thông tin và phương pháp được sử dụng để thu thập và xử lý thông tin. Đừng quên trích dẫn các nguồn thông tin thứ cấp. Và tính nhất quán là kết quả của việc áp dụng các định nghĩa, công thức và phương pháp giống nhau để các bên liên quan không gặp phải sự biến động do các phương pháp khác nhau.
Ý nghĩa: Thông tin quản lý hữu ích tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định có tác động. Trang tổng quan chỉ giám sát một số chỉ số vì các chỉ số đó tương quan chặt chẽ với hiệu suất. Hiểu những động lực có tác động mạnh nhất đến doanh nghiệp và hướng sự chú ý đến những động lực đó và đảm bảo không dành sự chú ý cho những động lực không có tác động.
Kịp thời: Thông tin quản lý hữu ích có sẵn để hỗ trợ nhịp quyết định. Nếu các quyết định mang tính thực thi và hành động có thể phù hợp, thì thông tin phải được cung cấp theo thời gian tương đối thực, chẳng hạn như hàng giờ hoặc hàng ngày. Nếu các
5
quyết định mang tính chiến thuật hoặc chiến lược, thông tin có thể được cung cấp hàng tuần hoặc hàng tháng.
Hành động theo định hướng: Thông tin quản lý tồn tại để hỗ trợ việc ra quyết định quản lý. Thông tin được trình bày trong bối cảnh có nhiều hướng hành động và thông tin hữu ích tạo điều kiện cho sự hiểu biết về các lựa chọn.
1.3.2 Chiến lược quản lý thông tin trong hoạt động mua hàng
Chiến lược quản lý thông tin là một tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp điều chỉnh các hoạt động quản lý thông tin của mình và đáp ứng các yêu cầu của khuôn khổ quản trị thông tin. Một số chiến lược quản lý thông tin các nhà quản lý có thể áp dụng:
Xác định các thông tin cần thiết: Để quản lý thông tin hiệu quả, bạn cần xác định các thông tin cần thiết cho quá trình mua hàng, bao gồm thông tin về nhà cung cấp, sản phẩm, giá cả, đơn đặt hàng, vận chuyển, hải quan, thanh toán và các tài liệu liên quan khác.
Tạo hệ thống quản lý thông tin: Tạo ra một hệ thống quản lý thông tin đơn giản và dễ sử dụng, bao gồm các phần mềm quản lý thông tin, tệp tin và bảng tính. Hệ thống này sẽ giúp bạn tổ chức và truy cập các thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Cập nhật thông tin thường xuyên: Thông tin về mua hàng toàn cầu thường xuyên thay đổi, vì vậy cập nhật thông tin thường xuyên là rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng các thông tin được cập nhật và truy cập dễ dàng cho các thành viên trong nhóm mua hàng của bạn.
Sử dụng các công cụ công nghệ: Sử dụng các công cụ công nghệ hiện đại như phần mềm quản lý mối quan hệ với khách hàng (CRM), phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và hệ thống quản lý vận chuyển (TMS) để giúp quản lý thông tin mua hàng toàn cầu một cách hiệu quả hơn.
Đảm bảo bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin là rất quan trọng trong quá trình mua hàng toàn cầu. Hãy đảm bảo rằng các thông tin được lưu trữ và truyền tải một cách an toàn, bảo vệ chúng khỏi các rủi ro bảo mật và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin.
Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về quản lý thông tin và các công cụ liên quan là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng nhân viên của bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để quản lý thông tin mua hàng toàn cầu một cách hiệu quả và tránh được các sai sót không đáng có.
Thiết lập quy trình quản lý thông tin: Thiết lập quy trình quản lý thông tin rõ ràng và đơn giản giúp đảm bảo các thông tin được quản lý một cách hiệu quả. Hãy đảm bảo rằng các quy trình được tuân thủ đúng đắn và được cập nhật thường xuyên để đáp ứng các yêu cầu và thay đổi của môi trường mua hàng toàn cầu.
6
Tạo liên kết với nhà cung cấp: Tạo liên kết với nhà cung cấp là rất quan trọng trong quá trình quản lý thông tin mua hàng toàn cầu. Hãy đảm bảo rằng bạn có các thông tin liên quan đến nhà cung cấp và thiết lập liên lạc thường xuyên để cập nhật thông tin và đối thoại về các vấn đề liên quan đến mua hàng.
Thực hiện đánh giá và đánh giá hiệu quả: Thực hiện đánh giá và đánh giá hiệu quả của các quy trình quản lý thông tin mua hàng toàn cầu để đảm bảo rằng các quy trình đang hoạt động hiệu quả. Hãy đưa ra các cải tiến và điều chỉnh cần thiết để cải thiện quá trình quản lý thông tin mua hàng của bạn
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG MUA HÀNG TOÀN CẦU
Kinh tế toàn cầu: Sự phát triển của kinh tế toàn cầu đã tạo ra sự cạnh tranh và tăng đòn bẩy cho việc quản lý thông tin trong mua hàng toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp phải nhanh chóng và chính xác trong việc thu thập và phân tích thông tin về giả cả, sản phẩm, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh
Nhà cung cấp: Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mua hàng của doanh nghiệp vì nếu lựa chọn không đúng nhà cung cấp sẽ không đảm bảo khả năng mua hàng của doanh nghiệp, không đảm bảo được số lượng hàng bán ra. Bởi đối với doanh nghiệp thương mại thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Mỗi mặt hàng có thể có một hoặc nhiều nhà cung ứng. Trong trường hợp như vậy sẽ có sự cạnh tranh của các nhà cung ứng.
Ngôn ngữ và văn hóa: Trong mua hàng toàn cầu, việc quản lý thông tin trở nên phức tạp hơn vì có sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa giữa các quốc gia và khu vực khác nhau. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ và có hiểu biết về các văn hóa khác nhau để tránh hiểu nhầm hoặc gặp sự cố trong quá trình quản lý thông tin
Luật pháp: Mua hàng toàn cầu liên quan đến nhiều quy định pháp luật, ví dụ như các thỏa thuận thương mại tự do và các quy định về xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc quản lý thông tin phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý.
Vốn: Là điều kiện tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là trong mua hàng. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác mua hàng của doanh nghiệp. Khi có vốn đầy đủ thì hoạt động mua hàng được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tránh tình trạng dây dưa trong mua hàng, giảm được chi phí trong khâu mua. Mặt khác việc đảm bảo tiền vốn cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp chớp được các cơ hội trong các thương vụ kinh doanh.
Nhân viên mua hàng: Trong hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại hành vi dễ sai lầm nhất là mua hàng. Mua không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc mua hàng phụ thuộc rất nhiều
7
vào hoạt động của con người. Cho nên việc tuyển chọn nhân viên làm công tác thu mua là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không thể giao hàng tuỳ ý cho bất cứ ai và ai mua cũng được mà doanh nghiệp phải có sự lựa chọn. Nhân viên mua hàng phải có đủ kiến thức, có khả năng giao tiếp, năng động và tỉnh táo
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng: Doanh nghiệp mua hàng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng vì trong mọi hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn lấy khách hàng làm nhân vật trung tâm, nhu cầu của khách hàng sẽ là mục tiêu để doanh nghiệp xây dựng nên kế hoạch mua hàng cho nên nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng đến quá trình mua hàng như: sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng sẽ làm tốc độ bán hàng biến đổi dẫn đến sự biến đổi trong mua hàng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đó là cơ sở phản ánh thực lực của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại tạo điều kiện tốt trong mua hàng bởi nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại. Chẳng hạn như với phần mềm quản lý mua hàng thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin, có nhiều cơ hội chớp lấy thời cơ để mua được hàng nhanh hơn, tốt hơn … điều đó làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng nếu cơ sở vật chất của doanh nghiệp mà kém sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của mình.
Quản lý rủi ro: Trong quá trình mua hàng toàn cầu, các doanh nghiệp cần phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro về chất lượng sản phẩm, rủi ro về giá cả, rủi ro về vận chuyển và rủi ro về tình trạng pháp lý. Do đó, việc quản lý thông tin để đánh giá và giảm thiểu các rủi ro này cũng là một yếu tố quan trọng. Hoạt động quản lý thông tin trong mua hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm nguồn cung cấp thông tin, quy trình đánh giá nhà cung cấp, quản lý thông tin về đơn đặt hàng, quản lý thông tin về thanh toán, quản lý thông tin về hiệu suất nhà cung cấp, công nghệ thông tin và hệ thống quản lý thông tin, và quản lý rủi ro thông tin. Để đảm bảo quản lý thông tin hiệu quả trong hoạt động mua hàng, các tổ chức cần xác định các yếu tố này và áp dụng các biện pháp và công cụ tương ứng để thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin một cách hợp lý và đáng tin cậy. Các công nghệ và hệ thống quản lý thông tin hiện đại cung cấp sự hỗ trợ quan trọng trong việc quản lý thông tin trong mua hàng, giúp tăng cường khả năng ra quyết định, cải thiện hiệu suất và hiệu quả hoạt động, và giảm thiểu rủi ro liên quan đến thông tin.
8
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY SỮA TH TRUE MILK
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH
Giới thiệu chung
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH
- Tên tiếng anh: TH Joint Stock Company
- Tên viết tắt: TH True Milk.
- Trụ sở chính: Xã Nghi Sơn, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An.
- Lĩnh vực hoạt động: Chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ sữa tươi tiệt trùng.
Theo số liệu thống kê thì công ty sữa TH đã chiếm đến xấp xỉ 30% thị phần về sữa và các sản phẩm liên quan tính đến tháng 03/2021 từ những kênh như bán lẻ và bán buôn cũng như chất lượng sản phẩm đã khẳng định vị thế đứng thứ 2 trên 10 doanh nghiệp thực phẩm uy tín năm 2020.
Ý nghĩa của logo và khẩu hiểu từ TH: Với slogan “Thật sự Thiên nhiên” đã nhắn nhủ tới người tiêu dùng những sản phẩm từ TH sẽ là những gì tinh túy nhất từ thiên nhiên được gói gọn trong từng sản phẩm của công ty: tươi ngon bổ dưỡng chất lượng và thân thiện với môi trường giúp bảo vệ người tiêu dùng một cách tối ưu đem lại những giá trị cao quý nhất cũng như logo thể hiện tên tập đoàn TH và ngôi sao vàng 5 cánh để thể hiện chất lượng.
Lịch sử hình thành và phát triển.
Được thành lập chính thức vào ngày 24/02/2009. Với sự tư vấn tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Trước đó công ty đã được xây dựng từ năm 2008 và được chính đi vào hoạt động đầu tiên từ năm 2009 bắt đầu nhập khẩu giống bò từ Isarel và công nghệ chăn nuôi từ New Zealand.
Ngày 14/05/2010 là ngày làm lễ khởi công xây dựng nhà máy sữa TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An với tổng mức đầu tư lên đến 1,2 tỉ USD. Ngày 26/12/2010 là lễ ra mắt sản phẩm sửa tươi sạch TH True Milk đánh dấu cột mốc sản phẩm chính thức đến tay người tiêu dùng.
Tập đoàn chính thức khai trương cửa hàng sửa đầu tiên tại hà nội vào ngày 26/05/2011 và tiếp tục ngày 30/08 sau đó khai trương cửa hàng tại TP.HCM. Ngày 15/10/2011, Công ty cổ phần sữa TH đã vinh dự được trao tặng giấy chứng nhận “Nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam - Golden Trust Supplier 2011” do Viện doanh nghiệp Việt Nam trao tặng. Kế đó là chứng chỉ “Nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam” khẳng
9
định thước đo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty mang đến cho người tiêu dùng
Năm 2012: Công ty tham gia hội thảo quốc tế về sữa và lễ ra mắt bộ sản phẩm mới về sữa tươi sạch tiệt trùng bổ sung dưỡng chất vào ngày 27/11/2012.
Ngày 09/07/2013 khởi công nhà máy sữa tươi sạch TH ( Giai đoạn I ) với trang trại bò sữa hiện đại nhất, quy mô công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á đồng thời công bố doanh thu vượt trội đạt hơn 3000 tỷ đồng.
Vào ngày 21/02/2016 TH đã đạt 3 giải thưởng tại hội chợ Quốc tế Gulfood Dubai cùng năm đó vào tháng 5 công ty khởi công nhà máy đầu tiên vượt qua biên giới Việt Nam tại tỉnh Kaluga Liên Bang Nga. Ngày 19/10/2016 nhận giải trang trại bò sữa tốt nhất Việt Nam do tổ chức Vietstock trao tặng.
Năm 2017: Khởi công động thổ dự án chăn nuôi và chế biến tại Hà Giang và Phú Yên lần lượt vào tháng 11 và 12.
Năm 2020: TH được tôn vinh lần thứ 3 là Thương hiệu quốc gia vào ngày 25/11 đồng thời lọt Top 2 trong 10 công ty thực phẩm uy tín vào năm 2020 nhóm ngành các sản phẩm từ sữa.
Năm 2021: Tập đoàn đã đón 1620 con bò sữa giống cao cấp từ HF Mỹ về trang trại bò tại Nghệ An rồi hoàn tất kế hoạch tổng số lượng 4500 con vào ngày 9/1/2021.
Danh mục sản phẩm của TH
- TH True Milk: Dòng sản phẩm mang lại doanh thu chính của TH có thể kể đến như: sữa tươi tiệt trùng; sữa tươi Topkid; sữa từ các loại hạt và hiện nay tùy thuộc vào mục đích sử dụng TH đã phân chia làm 3 mẫu cơ bản là: Nguyên chất; ít đường và có đường.
- TH True Yogurt : Cũng là một dòng sản phẩm không kém phần hấp dẫn là các sản phẩm sữa chua với đa dạng các hương vị tự nhiên từ trái cây cam, dâu, dưa leo,…cũng với đó là sữa chua không đường, ít đường, sữa chua uống, sữa chua uống men sống.
- Kem TH: Mới đây công ty cũng đã cho ra mắt các sản phẩm giải khát vào mùa hè là kem tập trung vào nhu cầu của người dân vào mùa hè đa dạng mẫu mã như : kem ốc quế; kem hộp; kem que;…
- Nước ép TH: Để phục vụ người tiêu dùng gần hơn tới các sản phẩm từ thiên nhiên TH đã phát triển một sản phẩm không có chứa thành phần là sữa và nhận được nhiều phản ánh tích cực từ người tiêu dùng đó là các sản phẩm nước ép.
Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị - định hướng, mục tiêu phát triển
Tầm nhìn: Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới. Tập đoàn TH quyết tâm trở thành
10
thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào.
Sứ mệnh: Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.
Định hướng, mục tiêu phát triển: Tiến hành dự án chăn nuôi bò sữa trong chuồng trại tập trung và chế biến sữa với quy mô 1,2 tỷ USD với 137.000 con bò sữa trên 37.000 ha đất. Khi hoàn thành sẽ đáp ứng 50% nhu cầu sản phẩm sữa của thị trường sữa trong nước, trở thành nhà cung cấp sữa sạch và sữa tươi tiệt trùng hàng đầu Việt Nam
Sơ đô cơ cấu tổ chức của công ty
Đại Hội Đồồng Cổ Đồng
Tổng Giám Đồcố
Ban Kiểm Soát
Hội Đồnồ g Quản Trị
PTGĐ Tài
chính
PTGĐ Nhân sự
BP. Đào
tạo
BP. Nhân
sự
PTGĐ Vồốn và XDCB
PTGĐ
Thương mại
BP. Kinh
doanh
BP.
Marketing
BP. Mua
hàng
BP. vật tư
BP.Sản xuâốt
PTGĐ Sản
xuâốt và vật tư
PTGĐ Trang Trại | |
BP Quản lý vật nuồi BP.Quản lý trồnồ g trọt BP.Quản |
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TH True Milk
lý thức ăn
Cùng với sự phát triển vượt bậc để vươn lên thành một trong những doanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam được người dân tin tưởng lựa chọn qua hệ thống tổ chức khoa học cũng như ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm nhiệt huyết muốn xây dựng và
11
phát triển với mục tiêu mang đến những giá trị đích thực cho người tiêu dùng và bộ máy đó được tổ chức bao gồm:
- Đại hội cổ đông: Là những người có quyền lực cao nhất quyết định đến những chính sách thay đổi và đường lối cho công ty.
- Ban kiếm soát: Giám sát hoạt động của Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại Hội cổ đông về những công việc liên quan đến giám sát và các nhiệm vụ được giao.
Phó tổng giám đốc Sản xuất: Theo dõi giám sát tình hình sản xuất tại công ty, đảm bảo về yếu tố máy móc kĩ thuật, Thực trạng nguyên vật liệu đầu vào. Thực hiện nghiên cứu đánh giá để đổi mới sản phẩm cũng như phản ánh lại về nguồn nguyên liệu đầu vào với những ý tưởng về sản xuất những sản phẩm mới cũng như đưa ra quy trình sản xuất bảo quản tối ưu nhất
Phó tổng giám đốc Thương mại: Chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh thương mại cho thương hiệu sữa TH. Xây dựng một hệ thống chăm sóc khách hàng, chế độ hậu mãi chuyên nghiệp, bảo hành nếu sản phẩm xảy ra lỗi từ nhà sản xuất. Tham gia, tìm kiếm những sự kiện, hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh công ty cũng như các triển lãm về sữa nhằm hướng đến nhiều hơn các tệp khách hàng và truyền thông về các sản phẩm mới.
PTGD Vốn và Xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lý ngân sách của công ty đảm bảo rằng các khoản đầu tư vào các dự án mới có khả năng sinh lời cao, phân bố hiệu quả tài nguyên.
PTGD Nhân sự: Có trách nhiệm quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên tại công ty bao gồm đánh giá, đào tạo, phát triển, tuyển dụng. Luôn cần phải đảm bảo rằng công ty có đủ số lượng và chất lượng nhân viên cần thiết đáp ứng toàn bộ các hoạt động tại công ty.
PTGD Trang trại: Với cương vị là một phó tổng giám đốc trang trại thì sẽ có
những nhiệm vụ sau lập kế hoạch sản xuất về các giám sát thức ăn cho bò, điều kiện chuồng trại, phân bổ nguồn lực tài chính cho trang trại.
Ngoài ra còn những vị trí như giám đốc vật tư có vai trò tìm kiếm nhà cung cấp về nhưng nguyên vật liệu mà công ty cần để sản xuất. Giám đốc quản lý thức ăn cho đàn bò, giám đốc quản lý trồng trọt phụ trách đảm bảo thức ăn cho đàn bò cũng như các trái cây dành làm hương vị cho các sản phẩm khác của TH, Giám đốc quản lý vật nuôi với nhiệm vụ giám sát đàn bò, vật nuôi của trang trại.
Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty
Dù xuất hiện trên thị trường thời gian chưa lâu, nhưng TH True Milk ngày càng chứng tỏ được sự vượt trội của mình trên phân khúc sữa Việt Nam. Công ty đã giới thiệu ra thị trường với trên 70 sản phẩm dựa theo nền tảng sữa tươi. Mục tiêu của doanh nghiệp là luôn hướng tới các sản phẩm sạch, đồ uống sạch cho người tiêu dùng.
12
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TH TrueMilk (2020-2022)
Chỉ tiêu | ĐVT: Triệu đồng | So sánh | |||
2020 | 2021 | 2022 | 2021/2020 | 2022/2021 | |
Doanh thu | 40.193, 3 | 42.487, 7 | 45.986, 9 | 105,7 | 108,2 |
Chi phí | 38.090, 1 | 39.408, 0 | 42.487, 2 | 103,5 | 107,8 |
Lợi nhuận trước thuế | 2.103,2 | 3.079,6 | 3.499,6 | 146,5 | 113,6 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp | 525,8 | 769,9 | 874,9 | 146,5 | 113,6 |
Lợi nhuận sau thuế | 1.578,4 | 2.310,7 | 2.625,7 | 146,5 | 113,6 |
(Nguồn: Trích báo cáo KQHĐKD, Phòng kế toán Công ty TH TrueMilk các năm 2020, 2021 và 2022)
Theo số liệu đo lường về thị trường bán lẻ tính đến tháng 11/2022, sữa TH True Milk tăng trưởng gần 22% về sản lượng và 30% về doanh thu. Tính đến hiện tại, TH True Milk đã đạt tới 40 % dung lượng thị trường trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ thành thị.
Kể từ 2017, doanh nghiệp đã có những bước nhảy vọt như:
Lãi ròng đạt 319 tỷ đồng năm 2020, năm 2021 đạt 450 tỷ. Trong vòng 4 năm từ 2014 – 2018, doanh nghiệp đã tăng lãi ròng lên tới 15 lần. Năm 2022, Công ty TH đã cán mốc doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng, vượt nhanh hơn lộ trình mà ban lãnh đạo đã đặt ra. Thành tích này có được nhờ sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động kinh doanh của sản phẩm sữa tươi của sản phẩm sữa tươi. Số lượng sữa nội địa sau 10 năm đã tăng đáng kể. Từ đó giúp giảm con số nhập khẩu sữa bột về pha lại từ 92% của năm 2008 xuống còn hơn 60% ở thời điểm hiện tại.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA TH TRUE MILK
Mặt hàng mua hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp
Mặt hàng mua
a, Giống bò
Đàn bò Của TH được nhập khẩu từ New ZeaLand . Đây là đất nước chăn nuôi bò sữa lớn nhất thế giới . Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác chọn giống, TH còn nhập khẩu những giống bê từ các nước như Mỹ, Úc, Canada,… Đây là những giống bò được thụ tinh từ những nguồn giống tốt nhất thế giới, đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đàn bò này thuộc đẳng cấp cao vì nguồn gen quý được chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng, chúng được nhập khẩu từ các nước nổi tiếng về chăn nuôi bò sữa như Úc, Canada, New Zealand với hệ nòi giống tiêu chuẩn trong sức khỏe sinh sản. Để chủ động phát triển đàn bò trong những năm sắp tới, TH tiếp tục nhập tinh bò HF thuần cao sản đạt các chuẩn
13
quốc tế cao nhất về tiêu chí bò sữa. Do áp dụng công nghệ thụ tinh giới tính bò của Mỹ nên tỷ lệ bò đẻ bê cái đã đạt đến 95%.
b, Bao bì
Hiện nay, TH chỉ sử dụng bao bì được nhập khẩu của 2 thương hiệu lớn là Tetra của Thuỵ Điển và SIG Combibloc của Đức; cả hai loại bao bì này đều được sản xuất và kiểm duyệt trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế giới. Hiện nay, TH dùng song song hai loại bao bì của hai hãng nêu trên nhưng đều tương đồng về hình ảnh, nội dung trên bao bì, giá cả và chất lượng bao bì trong việc bảo quản sữa, thể tích thực, chất lượng sản phẩm và hoàn toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên bao bì của sữa ngoài logo của TH còn có logo của 2 nhà cung cấp bao bì
c, Đường
TH chiến thắng 20 nhà thầu quốc tế, chính thức sở hữu Tate & Lyle. Nhà cung cấp mà doanh nghiệp tiến hành thu mua. Nhà máy Đường Nghệ An Tate & Lyle, thuộc Tập đoàn Tate&Lyle (Anh), được xây dựng tại Nghệ An cách đây 15 năm, với thương hiệu đường Mely. Ngày 20/4/2011, Tập đoàn TH đã nhận chuyển nhượng quyền sở hữu Công ty Mía đường Nghệ An Tate & Lyle từ tập đoàn mía đường lớn nhất Anh quốc. Việc sở hữu nhà máy sản xuất đường Tate & lyle nhằm phục vụ cho sản xuất sữa của TH true Milk
Việc cung ứng các nguyên vật liệu sữa tươi: TH true milk xây dựng hẳn một hệ thống trang trại chăn nuôi khép kín để cung cấp cho chính nhà máy chế biến sữa của mình
Nhà cung cấp chính của TH True Milk
Nhà cung cấp chính của TH True Milk bao gồm các nhà cung ứng 3 loại nguyên vật liệu chính là Giống bò, Bao bì, Đường,…
a, Nhà cung cấp giống bò
Đối với việc cung ứng nguyên vật liệu sản xuất sữa TH đã cho đầu tư và xây dựng hẳn một hệ sinh thái bao gồm trang trại nuôi bò, trang trại trồng công, vào các quần thể ao hồ… phục vụ cho việc chăn nuôi bò khép kín tại trang trại TH, Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An, Khi mới thành lập số lượng bò ít ỏi được nhập khẩu về từ Isael cho đến nay đã lên đến 45.000 con luôn được nuôi dưỡng theo quy trình sạch và an toàn tiêu chuẩn Châu Âu. Toàn bộ quy trình này đều được vận hành và quản lý bằng hệ thống máy móc nhập khẩu đảm chất lượng sữa thu hoạch được đạt chất lượng tốt nhất. Giống bò được nhập khẩu là giống bò HF với quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc kết hợp với chế độ dinh dưỡng tốt được áp dụng khép kín ngay trong chính trang trại của TH; vì vậy sản lượng sữa mỗi con bò trong ngày có thể đạt từ 30 – 40 lít sữa gấp đôi những con bò được chăn nuôi bình thường, đưa tổng lượng sữa có thể cung cấp trong ngày của trang trại lên tới xấp xỉ 400 – 450 tấn sữa tươi/ngày và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa trong những năm sắp tới.
14
Những công nhân tham gia vào quy trình chăn nuôi bò cũng được tuyển dụng kỹ lưỡng và tham gia huấn luyện từ các chuyên gia đến từ Isael, đội ngũ kỹ sư đạt trình độ cao thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo chuyên nghiệp ở các nước có ngành công nghiệp sữa nổi tiếng như New Zealand, Úc, Canada. Mô hình chăn nuôi bò luôn được đảm bảo khép kín tạo nên một chuỗi mắt xích hoàn hảo trong dây chuyền sản xuất sữa của TH True Milk.
b, Nhà cung cấp bao bì
Sau 13 năm ra mắt thị trường (sản phẩm đầu tiên sữa tươi sạch TH True Milk ra mắt năm 2010) các sản phẩm của TH true Milk đã được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích. Bên cạnh yếu tố chất lượng sữa thì yếu tố về bao bì, quy cách đóng gói của TH cũng rất được lòng người tiêu dùng. Sản phẩm được đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng gồm có 6 lớp ở môi trường hoàn toàn vô trùng; với mỗi lớp là một công dụng chuyên biệt. Các sản 9 phẩm được cung ứng thì vô cùng an toàn và có thể sử dụng tới 6 tháng mà không cần chất bảo quản và giữ lạnh. Hiện nay, TH chỉ sử dụng bao bì được nhập khẩu của 2 thương hiệu lớn là Tetra của Thuỵ Điển và SIG Combibloc của Đức; cả hai loại bao bì này đều được sản xuất và kiểm duyệt trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế giới. Hiện nay, TH dùng song song hai loại bao bì của hai hãng nêu trên nhưng đều tương đồng về hình ảnh, nội dung trên bao bì, giá cả và chất lượng bao bì trong việc bảo quản sữa, thể tích thực, chất lượng sản phẩm và hoàn toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên bao bì của sữa ngoài logo của TH còn có logo của 2 nhà cung cấp bao bì.
c, Nhà cung cấp đường
Đường chính là một trong những nguồn nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất của TH, việc có được sự đảm bảo ổn định của nguồn cung chính là một yếu tố quyết định tính liên tục trong quy trình vận hành của nhà máy. Vì vậy TH đã nhanh tay mua lại cả một nhà máy sản xuất đường của công ty Tate&Lyle (tại Nghĩa Đàn, Nghệ An) ngay khi doanh nghiệp này có ý định bán lại nhà máy đường; tỉnh Nghệ An cũng vô cùng ủng hộ với quyết định này. Tránh việc nhà máy bị doanh nghiệp quốc tế thu mua, thất thoát nguồn vốn của nhà nước; TH không chỉ tạo dựng được hình ảnh tốt trong mắt nhà nước mà còn có cho mình thêm một nguồn thu nhập từ các đối tác muốn mua nguyên liệu sản xuất. Phải nói rằng TH không chỉ là một doanh nghiệp hiện đại là còn là một nhà đầu tư với tầm nhìn chiến lược.
Hoạt động quản lí thông tin tại Th True Milk
Quản lý hàng hóa của TH true Milk có hai thủ tục là nhập nguyên vật liệu, di chuyển nguyên vật liệu nội bộ và xuất hàng hoàn thành. Mỗi thủ tục sẽ bao gồm sự hợp tác của một số bộ phận trong doanh nghiệp và sự hợp tác giữa doanh nghiệp với phía các nhà cung cấp.
15
Lập kế hoạch
sản xuất
Mua NVL sản
xuất
Nhập hàng hóa từ
nhà cung cấp
Kiểm tra chất
lượng
Nhập dữ liệu
vào hệ thống
Kiểm tra số lượng
Hình 2.2: Sơ đồ quản lý thông tin mua hàng của doanh nghiệp
Phòng kế hoạch sản xuất và ban giám đốc sẽ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở mục tiêu và mục tiêu của từng năm. Phòng kế hoạch sản xuất sẽ phân phối chi tiêu cho các xí nghiệp trên cơ sở kế hoạch sản xuất hàng năm. Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với các biến số sản xuất sẵn có, duy trì nó một cách thường xuyên và kịp thời, và thích ứng ngay với các biến động của thị trường như cung, cầu, điều kiện kinh tế, giá cả, v.v.
Mua nguyên vật liệu sản xuất
Bộ phận mua hàng sẽ phụ trách việc lập kế hoạch mua nguyên vật liệu. Bộ phận mua hàng sẽ sử dụng các đơn đặt hàng của khách hàng do bộ phận bán hàng nhận được và gửi đến thống kê kho hàng ngày để xác định nguyên liệu thô nào dưới mức tồn kho an toàn cuối cùng. Theo khả năng tiếp nhận hàng tồn kho của kho và mức độ ưu tiên của các mặt hàng trong kho: sản phẩm nào cần nhập để phục vụ cho việc xúc tiến bán hàng trong thời gian tới để xây dựng chiến lược tồn kho nguyên vật liệu?
Nhận hàng từ nhà cung cấp
Kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu sau đó sẽ được gửi đến bộ phận điều phối (cụ thể là điều phối nguyên vật liệu) để bộ phận này điều phối xe tải của Th True Milk đến lấy hàng hoặc sắp xếp thời gian để xe giao hàng của nhà cung cấp có thể đến nơi mà không gây ùn tắc.
Kiểm tra Số lượng và Chất lượng
Khi các sản phẩm được chuyển đến nhà máy từ các nhà cung cấp, bộ phận an ninh sẽ xác minh số lượng ban đầu. Sau đó, nguyên liệu đầu vào sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng kiểm tra để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đáp ứng các tiêu chí đã thiết lập trước.
Nhập dữ liệu vào hệ thống quản lý kho
Khi các tiêu chí được thỏa mãn, các mặt hàng sẽ được nhập vào kho, tại đây thủ kho và nhân viên kho sẽ kiểm tra số lượng và sắp xếp từng loại nguyên vật liệu vào vị trí cần thiết. Đồng thời, nó sẽ nhập dữ liệu tồn kho nguyên vật liệu vào hệ thống máy tính để kích hoạt xác minh thông tin.
16
Các ứng dụng CNTT mà TH đang dùng để quản lí thông tin
TH Milk đã quyết định thay đổi quy trình bán hàng và phân phối đã lỗi thời của mình bằng cách khai thác công nghệ Đám mây.
Ban đầu, họ ký hợp đồng với công ty Zed-Sales để sử dụng phần mềm quản lý phân phối và bán hàng của công ty này. Năm 2013, TH Milk quyết định đầu tư vào nền tảng Acumatica Cloud ERP. Đây là Một cơ sở dữ liệu duy nhất, được lưu trữ trên đám mây riêng của TH Milk, sẽ cung cấp thông tin tích hợp, theo thời gian thực cho tất cả nhân viên, nhà phân phối và nhân viên bán hàng của TH Milk. API mở của Acumatica cho phép TH Milk tích hợp hệ thống mới với hệ thống SAP hiện tại. Giao diện thân thiện với người dùng, dựa trên web và có thể tùy chỉnh giúp người dùng dễ dàng chấp nhận. Acumatica cho phép số lượng người dùng không giới hạn, vì vậy sự phát triển trong tương lai của mạng lưới phân phối của TH Milk sẽ không bị cản trở bởi các chi phí không lường trước được cho mỗi người dùng. Với sự hỗ trợ từ một đối tác Vàng của Acumatica, TH Milk đã triển khai phiên bản Enterprise của bộ phần mềm Quản lý phân phối và Tài chính Acumatica lên đám mây riêng của mình.
Khả năng hiển thị thời gian thực
Hệ thống Acumatica của TH Milk đi vào hoạt động vào tháng năm 2013 với 11 nhà phân phối; đến tháng 6 năm 2014, tất cả 180 nhà phân phối đều đã sử dụng.
1.000 nhân viên bán hàng đã được đào tạo và trang bị máy tính bảng để họ có thể bán hàng từ bất cứ đâu. Với ứng dụng AiM (All-in-Mobile) của đối tác triển khai và tận dụng phạm vi phủ sóng 3G trên toàn quốc, các thiết bị di động đã mang đến khả năng tự động hóa lực lượng bán hàng theo thời gian thực cho các nhân viên bán hàng của TH Milk, được tích hợp hoàn toàn với Acumatica.
Giờ đây, mỗi buổi sáng, nhân viên bán hàng sẽ đồng bộ hóa dữ liệu bán hàng của họ với máy chủ của TH Milk thông qua ứng dụng AiM. Điều này cho phép họ nhận thông tin mới về giá cả, khuyến mại mà không cần mất 30-60 phút để cập nhật thông tin như trước đây. Họ cũng có được thông tin mua hàng cụ thể cho từng cửa hàng, cho phép họ giới thiệu đúng sản phẩm và số lượng cho từng nhà bán lẻ. Sau khi đơn hàng được xác nhận, nhân viên bán hàng sẽ nhập chúng trên ứng dụng AiM. Các đơn đặt hàng ngay lập tức được chuyển đến máy chủ của TH Milk. Thay vì phải đợi đến cuối ngày mới chuyển tiếp đơn hàng, TH Milk giờ đây có thể theo dõi mọi đơn hàng mới theo thời gian thực.
Một lợi ích bổ sung là thông tin tình báo tăng lên: khi nhân viên bán hàng phát hiện sản phẩm của đối thủ cạnh tranh được bán hoặc trưng bày, họ sẽ thông báo cho TH Milk chỉ bằng một cái chạm tay. Bây giờ, với nền tảng Acumatica trên web, , TH Milk biết số lượng sản phẩm mà các nhà bán lẻ đang bán và lượng hàng tồn tại các đại lý và kho của
17
nhà phân phối. Khả năng hiển thị thời gian thực này cho phép lập kế hoạch sản xuất chính xác hơn và giúp tối ưu hóa chi phí hàng tồn kho trên toàn quốc.
Kiểm soát tốt hơn lực lượng bán hàng lưu động
Nhân viên bán hàng cũng tải xuống kế hoạch lộ trình bán hàng hàng ngày của họ thông qua ứng dụng AiM. Với Acumatica, các giám sát bán hàng của TH Milk có thể giám sát trực tuyến các hoạt động của nhân viên bán hàng, xem những cửa hàng nào đã được ghé thăm và xem các đơn đặt hàng đã thực hiện. Điều này cho phép người giám sát xác định nhân viên bán hàng nào cần trợ giúp nhiều hơn để đạt được mục tiêu của họ.
Hệ thống CRM của TH true Milk
CRM (Customer Relationship Management - quản lý quan hệ khách hàng) có thể được hiểu là một thuật ngữ xác định cách các doanh nghiệp tham gia với khách hàng của họ và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Nó cho phép doanh nghiệp thu thập, phân tích, chỉnh sửa và lưu trữ thông tin về khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại.
Sales
Marketing
Customer service
CRM = Customer Relationship Management
Hình 2.3: Tác dụng của hệ thống CRM của TH True Milk đối với quản trị khách hàng
Các khách hàng các nhân
Khách hàng lẻ
IT
Siêu thị
Nhà phân phồối
Khách hàng của TH gồm 2 loại
Đại lý
Người tiêu dùng cuối: Là khách hàng sẽ tiêu thụ sản phẩm của công ty , có nhu cầu sử dụng và monmg muốn được thỏa mãn nhu cầu
Khách hàng tổ chức: Là nhà phân phối bán buôn, bán lẻ sử dụng sản phẩm cuat công ty để phân phối sản phẩm
Nhận diện khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống thông tin giúp điều hành việc kinh doanh, và để nhận diện được cụ thể nhất đối tượng khách hàng,
18
hệ thống phần mềm quản trị khách hàng của Th True Milk ngoài việc cần thu thập được những thông tin cơ bản về phía khách hàng thì cần thu thập các dữ liệu như sau:
Bảng 2.2: Thông tin cơ bản cần thu thập của doanh nghiệp
Khách hàng cá nhân | Khách hàng tổ chức |
Thông tin nhân khẩu học | Thông tin mô tả: tên khách hàng, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website,… |
Thông tin | Thông tin giao dịch doanh thu |
Thông tin phản hồi từ những tác động Marketing , khó khă, yêu cầu, mong muốn của khách hàng | |
Thông tin cơ bản về khả năng tài chính | Thông tin họ tên, chức vụ, ngày sinh |
Loại sản phẩm sử dụng và tương tác | Loại sản phẩm sử dụng và tương tác |
Đầu tiên là quản lý mua hàng (Purchase Control): Dựa vào những thông tin về doanh thu, lượng hàng tiêu thụ của tháng trước, quý trước và thời gian hiện tại của năm ngoái hệ thống và bộ phận hoạch định chiến lược sẽ có những chiến lược kế hoạch quản lý mua hàng, hay ra bản đề xuất trình tới ban lãnh đạo công ty để có thể dự trù mua nguyên vật liệu sản xuất kịp tiến độ. Ngoài ra hệ thống này còn giúp TH quản lý và theo dõi tình trạng những đơn hàng đã xuất xưởng, theo dõi công nợ từ nhà cung cấp hoặc nhà phân phối lập thành một bản báo cáo nhập xuất hàng theo tháng, quý và năm.
Quản lý bán hàng (Sales Control): Khi một đơn hàng xuất hiện từ một khách hàng mới hoặc một nhà phân phối muốn hợp tác với công ty hệ thống sẽ ghi nhận và lập tức gửi một bản báo giá đến khách hàng, ngoài ra hệ thống sẽ còn ghi nhận doanh thu, khả năng quay vòng hàng tồn kho từ cả nhà phân phối đến nhà bán lẻ để lưu trữ trên hệ thống máy chủ tại công ty từ đó biết được nhu cầu hiện tại của thị trường đang như thế nào từ đó có quyết định tăng năng suất hay giảm.
Quản lý hàng tồn kho (Stock Control): Hàng hóa sau khi đã hoàn thiện được đưa vào và ra khỏi kho đều được ghi nhận cẩn thận mẫu mã, ngày sản xuất, ngày nhập kho, rời kho đều được bộ phận kho cập nhật liên tục trên hệ thống để ban quản lý có thể theo dõi hạn sử dụng cũng như số ngày hàng hóa đã ở trong kho
Đưa ra những chiến lược lập kế hoạch sản xuất (Production Planning): Dựa vào thông tin từ nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà cung cấp hệ thống sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý hoạch định những thông tin và chiến lược phù hợp để có thể ra quyết định dự trữ hay cần thêm lượng hàng cung cấp đáp ứng cho những hoạt động sản xuất sắp tới.
- Việc ứng dụng hệ thống ERP giúp TH xây dựng một cầu nối cho luồng thông tin
được chạy thông suốt cả chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ, mọi thay đổi dù là nhỏ nhất cũng sẽ được hệ thống ghi nhận và so sánh để phục vụ sản xuất cũng như dự trữ cho TH.
19
Phân tích hoạt động quản lý thông tin của TH True Milk
TH true milk đang đứng ở vị trí nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng với hình thức kinh doanh bán buôn và bán lẻ qua đa kênh trực tiếp cũng như gián tiếp.
Đây là mô hình mô tả một quá trình thông tin khi tiếp cận khách hàng:
Đầu tiên bộ phận tư vấn sẽ nhận được yêu cầu muốn mua hàng của khách hàng, sau đó sẽ là quá trình trao đổi cũng như nhân viên hỗ trợ sẽ giải đáp những thắc mắc và nhu cầu của khách hàng.
Tới đây sẽ có hai trường hợp là khách hàng quyết định không mua hàng thì sẽ đưa ra những lý do hoặc nhu cầu chưa được đáp ứng, hệ thống sẽ ghi nhận những yêu cầu chưa được đáp ứng này và hướng đến cách giải quyết trong tương lai. Trường hợp thứ hai yêu cầu của khách hàng được đáp ứng nhân viên tư vấn sẽ ghi lại những yêu cầu về hàng hóa như số lượng, mẫu mã, ngày giao hàng lên hệ thống từ đó thông tin đến bộ phận sản xuất và bộ phận kho nếu số lượng và mẫu mã trong kho đủ đáp ứng thì sẽ hẹn với khách hàng những ngày làm việc kế tiếp, còn nếu số lượng lớn hơn mức đó thì thông tin sẽ được chuyển đến bộ phận sản xuất và thu mua để có thể làm kịp tiến độ hàng hóa và giao đến cho khách hàng. Cuối cùng nếu số lượng hàng cần thời gian sản xuất thì sẽ thông tin lại cho khách hàng và hai bên sẽ thỏa thuận lại ngày giao hàng sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng cũng như năng lực sản xuất của nhà máy.
Ở vị trí là nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng việc tiếp cận dòng thông tin nhanh, đầy đủ và chính xác được ban lãnh đạo của TH hướng đến và là ưu tiên hàng đầu. Với quy mô và lượng sản xuất lớn việc nắm bắt được thông tin về dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là điều tối quan trọng cần phải cân đối giữa nhu cầu về sản phẩm của khách hàng để có thể thông tin đến với nhà cung cấp từ đó ra những quyết định thu mua nguyên vật liệu phù hợp và kịp thời.
Hầu hết những công ty sữa hàng đầu như Th True Milk hay TH đều tự chủ nguyên liệu chính của họ là sữa bằng những trang trại được đầu tư bài bản với hệ thống gần 10 nông trại và hơn 80000 con bò có xuất xứ từ New Zealand ngoài ra công ty còn thu mua từ những trang trại bò sữa từ những thương lái và những hộ nông dân chăn nuôi bò để luôn đảm bảo dây truyền sản xuất được đảm bảo nhất. Thông tin từ nhà bán lẻ, Hệ thống phân phối và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty đều cung cấp dòng thông tin như nhu cầu đang tăng cao để có chiến lược thu mua cũng như dự trù sản xuất. Để đảm bảo nguồn cung luôn đáp ứng được xuyên suốt không bị gián đoạn TH còn hỗ trợ thêm
những hộ nông dân nuôi bò về chia sẻ những kinh nghiệm chăn nuôi bò, cách thu hoạch
20
cũng như bảo quản để chất lượng sữa luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất dựa vào dòng chảy thông tin mà doanh nghiệp đã xây dựng được chuyền đạt đến người dân chăn nuôi bò.
Ngoài ra ở những trang trại mà do chính TH quản lý cũng là nguồn cung cấp sữa chính cho nhà máy thì việc đáp ứng thức ăn cho bò sữa cũng được quan tâm khi mà những nguyên liệu đầu vào khá đa dạng như: Cỏ khô; cám; tấm sắn; Đậu tương; Các loại Vitamin và khoáng chất được thêm vào thức ăn của bò sữa…Việc cung cấp thức ăn cho bò cũng đòi hỏi một số lượng tương đối nhà cung cấp đòi hỏi luồng thông tin cần xuyên suốt nhanh chóng và chính xác để mang tới nguồn thức ăn cho số lượng lớn bò nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Mức độ ưu tiên trong quản lý dòng thông tin của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp luôn có rất nhiều nguồn thông tin có tính quan trọng từ cao đến thấp việc quản lý dòng thông tin cũng như đảm bảo rằng những thông tin quan trọng luôn được đưa đến đúng người, đúng bộ phận đúng thời điểm luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp quan tâm trong đó có cả TH khi mà doanh nghiệp bản thân là một doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Những thông tin quan trọng như thông tin về khách hàng lớn, đối tác, Thông tin tài chính, thông tin về nhà cung cấp, thông tin tài chính, thông tin về quy trình nguyên liệu sản xuất… Là những thông tin quan trọng được lưu chuyển nội bộ như những thông tin về nhà cung cấp, quy trình sản xuất sẽ được ban lãnh đạo cũng như một bộ phận nhỏ cán bộ công nhân viên biết được. Còn đối với những thông tin về khách hàng, số lượng hàng được đặt trước, địa điểm giao hàng cũng như ngày khách hàng cần sẽ được lưu chuyển nhanh chóng cũng như được xử lý một cách tối ưu nhất.
Sự ưu tiên về sau đó sẽ được dành cho những thông tin có tính mang tính quảng bá như: Cập nhật sản phẩm mới, Tin tức về doanh nghiệp, các chính sách hợp tác hay tài chợ cho một chiến dịch gây quỹ. Vì những thông tin này có tính chất mang tính marketing nhiều hơn đến khách hàng. Về thông tin ra một sản phẩm mới thì còn phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm đó sử dụng cho mục đích nào, phù hợp với tệp khách hàng nào cũng như sử dụng tiêu thụ nhiều nhất vào mùa nào trong năm do đó những thông tin này có thể cần những thời điểm thích hợp để doanh nghiệp công bố ra thị trường để đạt được hiệu quả nhất. Còn những thông tin như hợp tác, là nhà tài chợ cho các chiến dịch, hội chợ chỉ nhằm mục đích củng cố niểm tin của người tiêu dùng với TH.
Trong tổng thể mức độ ưu tiên sẽ còn được đánh giá theo mức độ ưu tiên tùy theo từng thời điểm cũng như hoàn cảnh mà thông tin đó xuất hiện, nhưng những thông tin về đơn đặt hàng cũng như nhu cầu thị trường đang thiếu hay thừa nguồn cung là những thông tin mà luôn được sự ưu tiên của một doanh nghiệp sản xuất ở đây là TH.
21
Các yếu tố nội tác và ngoại tác động đến hoạt động quản lý thông tin trong mua hàng của TH True Milk
a, Yếu tố bên trong:
Một số yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động đến dòng thông tin có thể kể đến
như:
Chiến lược kinh doanh của TH: Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực cũng như hoạch định
chiến lược mà những dòng thông tin có tính bảo mật và ưu tiên khác nhau theo từng mức độ, thời gian cần để xử lý và quá trình lưu trữ. Như TH true milk là một doanh nghiệp sản xuất thì những thông tin như quy trình sản xuất, thông tin khách hàng, đối tác sẽ là những thông tin được bảo mật, còn những thông tin như đơn đặt hàng, thời gian giao hàng, số lượng và mẫu mã… là những thông tin được ưu tiên xử lý ngay khi nhận được từ những phòng ban khác và từ nhà bán lẻ, nhà phân phối
Quy trình tổ chức và văn hóa tại doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có những sự tổ chức, quy trình nội bộ riêng nên có những khó khăn và thuận lợi khác nhau tùy thuộc vào mô hình mà TH xây dựng cũng như vận hành.
Công nghệ: Công nghệ luôn được đánh giá là bàn đạp cho bất kì doanh nghiệp nào muốn có được sự phát triển vượt bậc. Ở đây TH cũng chú trọng vào phát triển công nghệ cũng như ứng dụng những phần mềm vào quản lý kiểm soát cũng như hoạch định chiến lược cho công ty ngoài triển khai hệ thống ERP công ty cũng đã đưa vào một số phần mềm như quản lý kho hệ thống cho ăn, dọn rửa chuồng trại bò sữa tự động. Đây là một yếu tố góp phần không nhỏ vào việc quản lý dòng chảy thông tin của doanh nghiệp khi mà việc có trong tay những phần mềm quản lý sẽ giúp cho các bộ phận nắm bắt được thông tin nhanh hơn xử lý hiệu quả hơn từ đó tiếp tục truyền tải thông tin đó đến phòng ban tiếp theo để thông tin đến được điểm đầu cũng như điểm cuối nhanh nhất có thể, điều này nhằm còn làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhanh hơn tiết kiệm những chi phí phát sinh không đáng có.
b, Những yếu tố bên ngoài:
Những quy định của pháp luật: Ở VN hiện tại thì những quy định về thông tin của doanh nghiệp chưa quá khắt khe nhưng ở nhiều nước trên thế giới thì lại là một chuyện hoàn toàn khác nếu TH muốn mở rộng thị trưởng ở những quốc gia này cần lưu ý Ví dụ như là GDPR ở Châu Âu hoặc CCPA ở Mỹ yêu cầu doanh nghiệp phải bảo vệ thông tin của cá nhân khách hàng cũng như đối tác.
Đối thủ cạnh tranh: Những công ty cạnh tranh trực tiếp với TH trong cùng ngành luôn khai thác nhiều nhất những thông tin về khách hàng tiềm nay, quy trình thực hiện cũng như những thông tin có giá trị nhằm vươn lên chiếm lĩnh thị trường đây cũng được đánh giá là một yếu tố tác động không nhỏ đến không chỉ TH mà nhiều doanh nghiệp nói chung về vấn để bảo quản những thông tin mật của công ty.
22
Tin tặc tấn công: Ngày nay tin tặc đang được đánh giá là hoạt động mạnh cũng như rất khó kiểm soát việc tin tặc có thể xâm nhập vào hệ thống và đánh cắp những thông tin mật của công ty có thể là điều có thể xảy ra. TH cần liên tục thay đổi cũng như nâng cấp hệ thống để phòng tránh điều này.
Các xu hướng công nghệ mới và sự tiếp cận chậm hơn với khách hàng tiềm năng: Việc những công nghệ mới xuất hiện phục vụ tốt hơn cho người dùng đang phát triển rất mạnh việc tiếp cận những công nghệ này chậm hơn đối thủ có thể đánh mất lợi thế cạnh tranh và những khách hàng tiềm năng khi mà những công nghệ đó được đối thủ ứng dụng trước công ty. Ví dụ như hiện nay nền tảng mạng xã hội được quan tâm chú ý nhiều nhất đang được lưu hành là Tiktok, đã có rất nhiều công ty doanh nghiệp đã triển khai mạnh mẽ marketing tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên nền tảng này thì hiện nay theo nhóm chúng em thấy thì TH vẫn chưa đẩy mạnh qua nền tảng mạng xã hội này mà công ty vẫn đang đầu tư mạnh hơn bên nền tảng Youtube và Facebook nơi mà sự quan tâm của công chúng đã dịch chuyển, rời đi một phần. Đây cũng có thể coi là một sự chậm trễ hơn đánh mất đi nhiều khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ cạnh tranh mà TH cần phải lưu tâm.
Nói chung, việc quản lý dòng thông tin sao cho doanh nghiệp không gặp phải những tình huống quá bất ngờ là rất quan trọng để có thể quản lý tốt dòng thông tin cần phải hướng đến đổi mới về công nghệ cũng như ban lãnh đạo cần có những chiến lược hoạch định rõ ràng để phát triển cũng như đảm bảo dòng chảy thông tin được lưu chuyển nhịp nhàng và hiệu quả nhất.
23
Chương 3
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG CHO CÔNG TY TH TRUE MILK
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG CỦA CÔNG TY TH TRUE MILK
Đánh giá mức độ phù hợp trong hoạt động quản lý thông tin của TH True Milk là rất cao. Công ty đã đưa ra nhiều chiến lược quản lý thông tin hiệu quả, từ việc quản lý thông tin sản phẩm đến thông tin về nhà cung cấp và ngược lại.
Các hoạt động quản lý thông tin của TH True Milk đã đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng khác nhau trong chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tín hiệu ứng dụng với các đối tác kinh doanh và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
Một số điểm mạnh về hoạt động quản lý thông tin của TH True Milk bao gồm sự chính xác và đáng tin cậy của thông tin, đảm bảo việc truy xuất thông tin và tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Công ty cũng đã sử dụng công nghệ hiện đại để quản lý thông tin và đưa ra các sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, một số hạn chế của hoạt động quản lý thông tin của TH True Milk bao gồm việc quản lý thông tin chưa được tối ưu hóa và chưa sử dụng toàn bộ tiềm năng của công nghệ thông tin. Công ty cũng cần phải đáp ứng nhu cầu khách hàng đa dạng hơn trong việc cung cấp thông tin sản phẩm và phản hồi thông tin của khách hàng.
Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động quản lý thông tin của TH True Milk được đánh giá là rất phù hợp với yêu cầu của công ty và thị trường, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo niềm tin cho khách hàng.
ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THÔNG TIN
TH True Milk có những điểm mạnh và điểm yếu khi thực hiện các hoạt động quản lý thông tin như sau:
Điểm mạnh
TH True Milk có hệ thống quản lý thông tin chuyên nghiệp, đảm bảo việc thu thập, xử lý và truyền tải thông tin đến các bên liên quan nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Công nghệ và hệ thống quản lý thông tin: TH true milk đã đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống quản lý thông tin với các phần mềm và công cụ hiện đại như SAP, Salesforce, ... Điều này giúp thành công ty quản lý thông tin một cách hiệu quả và đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng đối tác và nhà cung cấp
Công ty sở hữu những công nghệ tiên tiến và được đầu tư mạnh mẽ để quản lý thông tin, giúp nâng cao độ chính xác và khả năng phân tích dữ liệu.
24
TH True Milk cũng có chính sách bảo mật thông tin đầy đủ và được thực thi một cách nghiêm ngặt, giúp đảm bảo an toàn thông tin cho công ty và khách hàng.
Chú trọng đến việc lựa chọn đối tác cung cấp có uy tín, chất lượng sản phẩm chắc chắn và đáp ứng được yêu cầu của công ty.
Có hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào, từ quy trình đăng ký nhà cung cấp, đánh giá và giám sát đến kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho.
Sử dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin về nhà cung cấp và sản phẩm, giúp tăng tính chính xác, minh bạch và nhanh chóng trong truy xuất thông tin.
Điểm yếu
TH True Milk cũng tồn tại một số điểm yếu trong quản lý thông tin về nhà cung cấp
như:
Không có chính sách quản lý rủi ro về đối tác cung cấp, gây khó khăn trong việc xử
lý khi có sự cố xảy ra.
Đánh giá chưa được xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như biến động giá cả, tình trạng thiên tài, chính trị... đến việc cung ứng sản phẩm từ nhà cung cấp.
Dù có những nỗ lực cải thiện thiện chí, nhưng TH True Milk vẫn còn một số khó khăn trong việc đảm bảo tính chính xác và đầy đủ thông tin về nhà cung cấp. Điều này có thể làm khác biệt trong quy trình quản lý thông tin của từng nhà cung cấp.
Chưa thực hiện được việc đầu tư và phát triển hệ thống quản lý thông tin về nhà cung cấp trong điều kiện kinh doanh đa quốc gia và phải đối mặt với nhiều quy định, tiêu chuẩn khác nhau.
Việc đưa ra quyết định dựa trên thông tin chưa được phân tích kỹ lưỡng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, yêu cầu TH True Milk cần có một quy trình phân tích dữ liệu đầy đủ và kỹ lưỡng để đưa ra quyết định chính xác.
Thành công đạt được
Xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp đáng tin cậy, giúp đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự an toàn cho người tiêu dùng.
Tăng cường công việc giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm từ gốc đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường, giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề sớm và giảm thiểu rủi ro.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT MUA HÀNG CHO TH TRUE MILK
25
Các giải pháp về yếu tố bên trong
Chức năng mua hàng là hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị công ty, tiết kiệm chi phí tồn kho, tiết kiện chi phí do giá, nâng cap chất lượng sản phẩm và đáp ứng sản xuất kịp thời. Để đạt được các mục tiêu trên, bộ phận muahàng cần phải xây dựng được mối quan hệ với nhà cung cấp thật tốt. Ngoài ra, bộ phận mua hàng cũng cần liên kết với bộ phận lên kế hoạch nguyên liệu thật chặt chẽ nhằmđáp ứng cho nhu cầu sản xuất kịp thời. Hoạt động mua hàng cũng cần đa dạng hóa nhàcung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro khi có nhà cung cấp gặp sự cố rủi ro thì công ty có nhà cung cấp dự phòng để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nguyên liệu kịp thời, không làm ngưng trệ do thiếu hụt nguyên liệu.
Bên cạnh đó, bộ phận mua hàng cần tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp để chọn các nhà cung cấp có năng lực đáp ứng nhu cầu cho công ty đảm bảo giao hàng đúng hạn nhằm giảm thiểu lượng tồn kho an toàn. Như vậy, lượng nguyên liệu tồn kho sẽ được giảm thiểu. Công ty có kế hoạch mua hàng dài hạn như có kế hoạch năm và cung cấp thông tin cho nhà cung cấp để nhà cung cấp ổn định giá cả và chuẩn bị đáp ứng nhu cầu của công ty kịp thời. Ngoài ra, công tác mua hàng ngoài chức năng của mình, bộ phận mua hàng tham gia tích cực vào quy trình chuỗi cung ứng, liên kết chặt chẽvới kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên liệu, tập trung vào lợi ích tổng thể của công ty để làm giảm tổng chi phí.
Giải pháp về phân phối
Cải tiến hoạt động sắp xếp hàng và kho bãi. Để hoạt động sắp xếp hàng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, công ty cần xâydựng sơ đồ kho và vi tính hóa hoạt động quản lý kho trên hệ thống máy tính. Nhờ đó, công ty có thể kiếm soát được chủng loại hàng tồn kho, vị trí hàng tồn kho, hạn sửdụng nhằm phục vụ cho việc sắp xếp hàng nhanh chóng và thực hiện nguyên tắc nhập trước xuất trước (tránh trường hợp hàng bị hết hạn sử dụng do quản lý kho không nắm được hàng tồn kho theo hạn sử dụng sản phẩm).
Cải tiến hoạt động giao hàng: Hoạt động giao hàng cần xây dựng lịch trình,tuyến giao hàng và công suất chở hàng của xe sao cho tổng chi phí là tối ưu nhất. Để đạt được các mục tiêu trên thì bộ phận giao hàng phải liên kết chặt chẽ hơn với sản xuất cũng như bộ phận quản lý đơn hàng để vừa đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhanh chóng, vừa tối thiểu hóa chi phí giao hàng như kết hợp các đơn hàng trên cùng tuyến đường để hàng đi giao là đầy tải. Hay xây dựng các lịch trình để thông báo chokhách hàng để khách hàng đặt hàng vào các tuyến mà có thể kết hợp với các khách hàng khác có thể giao hàng đầy tải khi vận chuyển.
26
Giải pháp về hoạt động tồn kho
Tồn kho ở công ty CP sữa TH có hai dạng: Tồn kho ở các kho của công ty CP sữa TH và tồn kho ở các nhà phân phối, hiện tồn kho ở các nhà phân phối hầu như kiểm soát chưa chặt chẽ không kiểm soát được hạn sử dụng cũng như lượng đặt hàng, bộ phận sales data cần phải theo dõi kỹ hơn về vấn đề hàng hóa tồn kho ở nhà phân phối để có các dự báo và kế hoạch bán hàng hợp lý. Cuối chu kỳ các nhà phân phối vànhân viên thường chạy doanh số để đảm bảo chỉ tiêu nên các đơn hàng cuối tháng thường không phát sinh từ nhu cầu thực tế do đó để giảm tồn kho công ty cần kiểm soát định mức tồn kho nhà phân phối để hạn chế nhà cung cấp chạy doanh số cuối chukỳ quá nhiều so với định mức. Hạn chế hủy đơn hàng: Việc hủy đơn hàng của khách hàng do đặt hàng quámức, công ty không có đủ hàng hóa cung cấp ngay thời điểm đó (Nhất là các đơn hàngcuối chu ky, nhà phân phối đặt để lấy số). Để hạn chế trường hợp này, trước khi nhận đơn hàng công ty phải xem xét có xuất phát từ nhu cầu thực hay không, nếu không thìhạn chế những đơn hàng ảo này bằng cách có một đội ngũ nhân viên kinh doanh theo dõi tư vấn
nhu cầu đặt hàng cho nhà phân phối.
Bên cạnh các ưu đãi cho nhà phân phối thì công ty CP sữa TH cũng phải xâydựng chương trình khuyến mãi kéo cho người tiêu dùng: Để mạnh mạnh hoạt động bánhàng, giảm tồn kho cho nhà phân phối công ty nên chú trọng các chương tình hỗ trợ bán hàng như tặng quà khi mua sản phẩm cho người tiêu dùng và một số chương trìnhgiảm giá khác để kích thích nhu cầu thực
Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
Hiện tại công ty đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP R12 giai đoạn đầu nên mới chỉ kiểm soát và giảm thiểu thủ tục giấy tờ và quản lý hệ thống tồn kho bán hàng.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ giải thiểu tối đa chi phí hệ thống và chi phí vận tải TH True Milk nên nhanh chóng triển khai tiếp ERP R12 giai đoạn tiếp theo nhằmkiểm soát tốt hơn chi phí hệ thống (Hệ thống ERP tính luôn chi phí vận tải căn cứ vàokhối lượng trên đơn hàng).
Ứng dụng RFID vào quản lý chuỗi cung ứng: công nghệ RFID (RadioFrequency Identification - nhận dạng tần số sóng vô tuyến) được các nhà quản trị xem là một giải pháp hữu ích trong việc quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi cung ứng giúp các doanh nghiệp giải quyết tốt việc lên kế hoạch sản xuất, mua hàng, tồn kho, quản lý kho, giao và vận chuyển hàng hóa…, ứng dụng côngnghệ vào quản lý này giúp giảm lượng hàng tồn kho xuống còn 520%, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động 15-40%. Chi phí chuỗi cung ứng chiếm 30-60% giá bán của các sản phẩm hàng tiêu dùng. Do vậy, việc sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ góp phần làm giảm chi phí hoạt động của các doanh nghiệp.
27
Ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp (SCM) vào TH. Quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain) được định nghĩa là quá trình từ lúc doanh nghiệp tìm kiếm, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất/chế biến ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Nói chung hệ thống phần mềm quản lýchuỗi cung ứng SCM là tập hợp các công cụ quản lý các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng. Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là đề cập đến một loạt các công cụ được thiết kế để kiểm soát quá trình kinh doanh, thực hiện các giao dịch cung cấp nguyên liệu/hàng hóa theo chuỗi, và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Các chức năng của phần mềm SCM là rất đa dạng tùy theo nhu cầu ứng dụng theo đặc thù hoạt động của của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể kể ra các tính năng thông thường bao gồm: thực hiện đơn đặt hàng (order fullfilment), vận chuyển (shipping/TMS), kiểm kê hàng tồn kho(inventory), Hệ thống quản lý kho (warehouse Management System - WMS), quản lý nguồn cung ứng (supplier sourcing).
Một số phần mềm SCM được trang bị chức năng tiên tiến. Ví dụ chức năng dự báo thị trường giúp các công ty kiểm soát được các biến động về nguồn cung cầu bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp, chức năng phân tích tiêu thụ (consumptionanalysis) để đánh giá khách hàng qua lịch sử giao dịch mua bán... Phần mềm chuỗi cung ứng nếu được triển khai thành công sẽ một bộ công cụ vô giá cho công ty trongviệc tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và lập kế hoạch cho tương lai. Công ty cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý online) và hoàn thiện hệ thống đánh giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phối.
Giải pháp về các yếu tố bên ngoài
Nhà nước cần có các văn phòng đại diện ở các quốc gia trên thế giới để tìm hiều thông tin về các mặt hàng hóa chất tại các quốc gia đó để cung cấp thông tin về sản phầm, giá cả... cho các công ty kinh doanh ngành hóa chất để tránh tình trạng nhập khẩu những loại hóa chất kém chất lượng và giá cả lại đắt
Bên cạnh đó, Nhà nước cần thường xuyên mở và tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, tích cực tăng cường tiếp xúc trực tiếp giữa các công ty, thực hiện quảng cáo, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại thương, phổ cập rộng rãi kiến thức về thông tin kinh tế, thế giới
28
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Để cho hoạt động nhập khẩu hóa chất ngày càng trở nên thuận tiện và dễ dàng thì cơ sở hạ tầng đóng góp phần không nhỏ trong quá trình này. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp để xây dựng cầu cảng ngày càng hoàn thiện hơn
Nhà nước cần thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn trong nước cũng như ngoài nước để có thể liên doanh cùng xây dựng góp phần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
Tạo môi trường chính trị-xã hội ổn định
Môi trường chính trị của một quốc gia ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu hóa chất của quốc gia đó và các quốc gia khác. Một quốc gia có nền chính trị bất ổn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung và hoạt động nhập khẩu hóa chất nói riêng
Nhà nước cần tạo ra môi trường chính trị ổn định để tạo niểm tin cho các công ty kinh doanh trong nước và quốc tế có thể yên tâm giao lưu buôn bán, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế giúp hoạt động nhập khẩu hóa chất diễn ra nhanh chóng, thuận tiện đem lại lợi ích cho nền kinh tế nói chung và Công ty TNHH sản xuất dịch vụ và thương mại Huy Hoàng sản xuất dịch vụ và thương mại Huy Hoàng nói riêng.
29
KẾT LUẬN
Tóm lại, TH True Milk đã được xây dựng được một hệ thống quản lý thông tin cách khá hiệu quả. TH True Milk có hệ thống quản lý thông tin chuyên nghiệp, đảm bảo việc thu thập, xử lý và truyền tải thông tin đến các bên liên quan nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó, Chú trọng đến việc lựa chọn đối tác cung cấp có uy tín, chất lượng sản phẩm chắc chắn và đáp ứng được yêu cầu của công ty. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý thông tin vẫn gặp phải một số khó khăn và hạn chế. Nhận thấy nhưng điều đó, nhóm chung em đã tiến hành đánh giá và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thông tin của công ty.
Bài báo cáo của nhóm chúng em đã làm rõ được những vấn đề sau:
- Khái quát hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động quản lý thông tincủa doanh nghiệp
- Giới thiệu về công ty sữa TH True Milk, phân tích thực trạng hoạt động quản lý thông tin của doanh nghiệp, phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn gần nhất. Phân tích thực hoạt động quản lý thông tin của TH True Milk
- Đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động quản lý thông tin của công ty TH True Milk. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua hàng cho công ty TH True Milk.
Cuối cùng, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến cô Hoàng Hương Giang vì những kiến thức bổ ích, phương pháp dạy học thiết thực của cô trong quá trình dạy học để chúng em có thể hoàn thành đề tài này.
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thanh Thuý (dịch) “Kiểm soát chi phí mua hàng và quản lý nhà cung cấp” NXB Thanh niên
- Website Công ty TH True Milk https://www.thmilk.vn/
- Công ty TH True Milkt - Hà Nội (2020, 2021, 2022), Bảng cân đối kết toán, Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Công ty TH True Milk - Hà Nội (2020, 2021, 2022), Tài liệu tham khảo nội bộ.
- Công ty TH True Milk – Hà Nội (2020, 2021, 2022), Báo cáo thường niên.
6.
31
NHẬT KÍ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tên nhóm: Nhóm 3
Học phần: Quản trị mua hàng toàn cầu
Tên lớp: 30BUA112 _Logistics 2020 N02
Giảng viên: ThS.Hoàng Hương Giang
Họ tên | Nhiệm vụ | Thời gian hoàn thành | Mức độ đóng góp | Nhận xét |
Lê Thu Thùy 220001362 (Nhóm trưởng) | Viết lời mở đầu, làm mục 2.1.1, 2.2.2, 2.2.3, Tổng hợp, hỗ trợ sửa bài và trình bày | Từ 25/3/2023 đến 4/5/2023 | 100% | Hoàn thành đúng nhiệm vụ, tích cực đóng góp ý kiến cá nhân với nhóm. Vào họp đúng giờ. |
Trần Thị Thanh Phương– 220001383 (Thành viên) | Viết lời kết luận, mục 3.1, 2.1.3, 2.1.4, 2.1.5, Hỗ trợ sửa bài | Từ 25/3/2023 đến 4/5/2023 | 100% | Hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực đóng góp ý kiến có nhân với nhóm. Vào họp nhóm đúng giờ. |
Nguyễn Đức Hùng 220001315 (Thành viên) | Làm mục 3.2 | Từ 25/3/2023 đến 4/5/2023 | 100% | Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vào họp nhóm đúng giờ. |
Lê Thị Hương 220001381 (Thành viên) | Viết chương 1, mục 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, làm slide | Từ 25/3/2023 đến 4/5/2023 | 100% | Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vào họp nhóm đúng giờ |
Đỗ Vân Anh 220001279 (Thành viên) | Viết mục 2.2.3, 2.2.4 | Từ 25/3/2023 đến 4/5/2023 | 100% | Vào họp đúng giờ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. |
32