-
Thông tin
-
Quiz
Ngoại ứng - Thị trường giá cả | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp sản xuất giấy trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài cácsản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, có một sản phẩm phụ với têngọi là dioxin.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Thị trường giá cả ( HVNN) 17 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Ngoại ứng - Thị trường giá cả | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp sản xuất giấy trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài cácsản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, có một sản phẩm phụ với têngọi là dioxin.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Thị trường giá cả ( HVNN) 17 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45476132
Ngoại ứng (externalities)
Các doanh nghiệp sản xuất giấy trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài các
sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, có một sản phẩm phụ với tên
gọi là dioxin. Hợp chất hóa học này, theo các nhà khoa học, nếu thâm nhập vào
môi trường sống của chúng ta, sẽ gây ra những rủi ro về ung thư, đột biến, và
những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Các bạn sẽ phân vân liệu những hoạt
động sản xuất như này có gây ra tác động tiêu cực trong xã hội?
Trong những chương trước, chúng ta đã xem xét thị trường phân bổ các nguồn
lực khan hiếm bằng quy luật cung cầu, và chúng ta nhìn thấy cân bằng cung cầu
chính là một ví dụ điển hình cho hoạt động phân bổ nguồn lực hiệu quả. Thị
trường luôn là cách thức tốt nhất nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế. Bàn tay vô
hình của Adam Smith, theo các bạn, có ngăn cản các doanh nghiệp phát xạ một
lượng lớn dioxin vào thị trường.
Nội dung chương này……????
Tìm hiểu bản chất tự nhiên của ngoại ứng
Giải thích tại sao ngoại ứng gây ra thị trường không hiệu quả
Xem xét việc đôi khi con người tự giải quyết vấn đề về ngoại ứng
Tìm hiểu tại sao những giải pháp cá nhân cho ngoại ứng đôi lúc không có tác dụng
Xem xét những chính sách của Nhà nước nhằm giảm thiểu tác động của ngoại
ứng Ngoại ứng là ảnh hưởng gây ra bởi hoạt động của một chủ thể kinh tế này
và tác động trực tiếp tới chủ thể kinh tế khác (nghĩa là không thông qua cơ chế
thị trường) “Technology spillover – Hiệu ứng lan tỏa công nghệ”???
“Knowledge spillover – Hiệu ứng lan tỏa tri thức”???
Thị trường mang đến cho bạn vô vàn những điều tuyệt vời, nhưng không phải là
tất cả. Chính vì vậy, thị trường đôi khi thất bại trong phân bổ các nguồn lực hiệu
quả. Trong bối cảnh này, Nhà nước và Chính phủ cần làm gì để nâng cao hiệu
quả phân bổ các nguồn lực trên thị trường, những chính sách nào là thích hợp nhất.
Những ví dụ về ngoại ứng mà bạn có thể liên tưởng đến như sau:
- Khí thải từ ô tô xe máy (tiêu chuẩn khí thải, thuế xăng dầu…)
- Khôi phục lại những công trình kiến trúc cổ (giảm thuế cho những nhà sở
hữu khi khôi phục những công trình cổ đó. lOMoAR cPSD| 45476132
- Chó sủa gây tiếng ồn ;))
- Những nghiên cứu về công nghệ mới (bằng phát minh sáng chế)
Ngoại ứng và Hiệu quả thị trường
Hãy xem xét ngoại ứng tác động thế nào tới những lợi ích kinh tế của các tác
nhân tham gia thị trường. Xem xét một thị trường cụ thể…. đó là nhôm
Đường cong và cầu thị trường cho chúng ta biết những thông tin về chi phí và
lợi ích. Đường cầu thể hiện giá trị của nhôm đối với khách hàng, được thể hiện
bằng mức giá họ vui lòng chi trả. Tương tự theo bạn đường cung thể hiện điều gì??? Thị trường nhôm
Điểm cân bằng Qmarket, thể hiện tối đa hóa tổng giá trị cho người mua trừ đi
tổng chi phí của người bán. Nếu không có ngoại ứng, cân bằng thị trường là hiệu quả
Ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất
Và bây giờ hãy xem xét thực tế là các nhà máy sản xuất nhôm đều gây ra ô
nhiễm không khí. Với mỗi đơn vị sản phẩm nhôm được sản xuất ra, có một số lOMoAR cPSD| 45476132
lượng nhất định khói bụi đi vào khí quyển. Chắc chắn rằng những khói bụi này
sẽ gây ra rủi ro về sức khỏe nếu bạn liên tục phải hít thở trong bầu không khí
này, vậy nó là gì nhỉ? Ngoại ứng này ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả thị trường?
Bởi vì ngoại ứng, chi phí xã hội cho việc sản xuất ra nhôm luôn lớn hơn chi
phí của các doanh nghiệp sản xuất nhôm. Với mỗi đơn vị sản phẩm nhôm
được sản xuất ra, chi phí xã hội sẽ bao gồm chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp ngành nhôm và chi phí cho những cá nhân bị ảnh hưởng từ ô nhiễm môi
trường trong sản xuất nhôm.
Ô nhiễm và tối đa hóa lợi ích xã hội
Khi xuất hiện ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất, chi phí xã hội cho sản xuất
nhôm lớn hơn chi phí của những cá nhân nhà sản xuất. Chính vì thế sản lượng
tối đa hóa lợi ích xã hội Qoptimum nhỏ hơn sản lượng cân bằng trên thị trường Qmarket
Làm thế nào để xã hội thu được kết quả tối ưu?
Giải pháp cho ngoại ứng tiêu cực
Đưa ra các giải pháp để những người tham gia gánh trách nhiệm về những tác
động ngoại ứng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ lOMoAR cPSD| 45476132
Một trong nhiều giải pháp sẽ là đánh thuế người sản xuất nhôm với mỗi tấn
nhôm được bán trên thị trường. Thuế sẽ làm dịch chuyển đường cung nhôm lên
trên với khoảng cách đúng bằng kích cỡ của thuế. Nếu công cụ thuế quan phản
ánh chính xác chi phí xã hội cho tác hại của khói bụi sản xuất nhôm vào khí
quyển, đường cung mới của thị trường sẽ trùng với đường chi phí xã hội. Trong
trường hợp này người sản xuất sẽ đưa ra thị trường lượng cung tối ưu nhôm cho xã hội.
Phương thức như trên được gọi là “nội hóa những tác động của ngoại ứng -
internalizing the externality”.
Bởi vì chính sách này mang đến cho người mua và người bán trên thị trường giải
pháp thể hiện sự gánh trách nhiệm xã hội cho những tác động ngoại ứng của họ.
Người sản xuất nhôm dĩ nhiên sẽ xem xét chi phí ô nhiễm môi trường trong hoạt
động sản xuất và cung ứng của họ bởi vì thuế bắt buộc họ phải trả cho chi phí ngoại ứng.