Nguồn gốc của giá trị thặng dư - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân

Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện thành một số tiền nhất định, nhưng bảnthân tiền không phải là tư bản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
1.1. Công thức chung của tư bản
Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện thành một số tiền nhất định, nhưng bản
thân tiền không phải là tư bản.
- Có hai loại tiền: loại tiền tệ thông thường và loại tiền tệ đóng vai trò là tư
bản.
Sản xuất hàng hóa giản
đơn
Sản xuất tư bản chủ
nghĩa
Mối quan hệ vận
động của tiền
H-T-H T-H-T
Mục đích lưu
thông Giá trị sử dụng
Giá trị lớn hơn
(nếu không thì lưu
thông không có ý nghĩa)
- Do vậy, tư bản vận
động theo công thức:
T-H-T'
-Do vậy, tư bản vận động theo công thức: T-H-T'
Trong đó: T’=T+t (t>0)
Số tiền trội ra lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư; số tiền ứng ra ban đầu với
mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Tư bản là giá trị mang lại
giá trị thặng dư.
1.2. Hàng hóa sức lao động
a. Khái niệm
Theo C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống,
và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Hay nói cách khác: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn
tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
- Sức lao động là cái có trước, là tiềm năng sẵn có trong con người, còn lao
động chính là quá trình vận dụng sức lao động.
- Sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất trong mọi
thời đại.
b. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
- Người lao động phải là được tự do về thân thể, làm chủ được sức
lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hoá.
- Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực
hiện lao động và cũng không còn của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức
lao động.
c. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
* Giá trị của hàng hóa sức lao động:
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
- Giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Cụ thể:
- Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về cơ sở vật chất và tinh
thần để tái sản xuất ra sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân
- Hai là, chi phí đào tạo người công nhân.
- Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con
cái người công nhân.
* Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
- Giá trị sử dụng của sức lao động công dụng của sức lao động, tính hữu ích thể
hiện ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động.
- Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt vì:
+ Phương thức tồn tại và mua bán của nó (chỉ bán quyến sử dụng, chứ không
bán quyền sở hữu, chỉ bán trong một thời gian nhất định chứ không bán hẳn)
+ Khi được sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính
là nguồn gốc của giá trị thặng dư
1.3. Sự sản xuất giá trị thặng dư
a. Khái niệm
Sự sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm
tăng thêm giá trị. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, mọi ngày lao động đều có
hai khoảng thời gian:
- Một là, thời gian lao động tất yếu. Đây là khoảng thời gian mà người
lao động tạo lượng giá trị bằng đúng giá trị sức lao động của mình. Sở dĩ
người lao động chỉ cần hao phí một phần thời gian lao động đã thoả thuận với
nhà tư bản là có thể bù đắp giá trị sức lao động của mình là do trình độ của
toàn nền sản xuất xã hội đã đạt đến một trình độ nhất định.
- Hai là, thời gian lao động thặng dư. Đây là khoảng thời gian người lao
động tạo ra giá trị thặng dư, hay nói cách khác là họ đang làm việc không
công cho chủ. Bởi mục đích tất yếu của nhà tư bản là sản xuất giá trị thặng dư
nên nhất định phải có thời gian lao động thặng dư.
b. Ví dụ về sản xuất giá trị thặng dư
Nếu quá trình lao động chỉ dừng lạiđó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không có giá
trị thặng dư. Nhưng trên thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 6 giờ tiền lương
nhà tư bản thuê công nhân là một ngày chứ không phải là 6 giờ.
Nếu ngày lao động 12 giờ, thì tương tự như 6 giờ lao động đầu tiên, người lao động
cũng
tạo ra 10kg bông với tổng giá trị là 15$, với kết cấu giá trị cũng như vậy. Tổng hợp
cả ngày lao động, một công nhân sản xuất 20kg sợi có kết cấu giá trị như sau:
Giá trị của 20 kg bông = 20$
Giá trị của máy móc (hao mòn) = 4$
Giá trị mới do công nhân tạo ra = 6$ (v+m ) (3$ giá trị SLĐ và 3$ giá trị
thặng dư (m))
Tổng cộng = 30$ bỏ ra 27$ - m= 3$
c. Một số kết luận
- là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức laoGiá trị thặng dư
động do người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không (là kết quả lao động
không công của công nhân cho nhà tư bản). Ký hiệu là: m
- Ngày lao động của công nhân chia thành hai phần:
+ Thời gian lao động cần thiết (t ): phần thời gian lao động mà người công
nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động.
+ Thời gian lao động thặng dư (t’): phần còn lại của ngày lao động vượt khỏi
thời gian lao động cần thiết.
- Đến đây có thể khái quát:
W = c + v +m
| 1/4

Preview text:

1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
1.1. Công thức chung của tư bản
Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện thành một số tiền nhất định, nhưng bản
thân tiền không phải là tư bản.
- Có hai loại tiền: loại tiền tệ thông thường và loại tiền tệ đóng vai trò là tư bản. Sản xuất hàng hóa giản Sản xuất tư bản chủ đơn nghĩa Mối quan hệ vận H-T-H T-H-T động của tiền Mục đích lưu Giá trị lớn hơn thông Giá trị sử dụng (nếu không thì lưu thông không có ý nghĩa) - Do vậy, tư bản vận động theo công thức: T-H-T'
-Do vậy, tư bản vận động theo công thức: T-H-T' Trong đó: T’=T+t (t>0)
Số tiền trội ra lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư; số tiền ứng ra ban đầu với
mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
1.2. Hàng hóa sức lao động a. Khái niệm
Theo C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống,
và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Hay nói cách khác: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn
tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
- Sức lao động là cái có trước, là tiềm năng sẵn có trong con người, còn lao
động chính là quá trình vận dụng sức lao động.
- Sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất trong mọi thời đại.
b. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
- Người lao động phải là được tự do về thân thể, làm chủ được sức
lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hoá.
- Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực
hiện lao động và cũng không còn của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động.
c. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
* Giá trị của hàng hóa sức lao động:
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
- Giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Cụ thể:
- Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về cơ sở vật chất và tinh
thần để tái sản xuất ra sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân
- Hai là, chi phí đào tạo người công nhân.
- Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.
* Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
- Giá trị sử dụng của sức lao động là công dụng của sức lao động, là tính hữu ích thể
hiện ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động.
- Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt vì:
+ Phương thức tồn tại và mua bán của nó (chỉ bán quyến sử dụng, chứ không
bán quyền sở hữu, chỉ bán trong một thời gian nhất định chứ không bán hẳn)
+ Khi được sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính
là nguồn gốc của giá trị thặng dư
1.3. Sự sản xuất giá trị thặng dư a. Khái niệm
Sự sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm
tăng thêm giá trị. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, mọi ngày lao động đều có hai khoảng thời gian:
- Một là, thời gian lao động tất yếu. Đây là khoảng thời gian mà người
lao động tạo lượng giá trị bằng đúng giá trị sức lao động của mình. Sở dĩ
người lao động chỉ cần hao phí một phần thời gian lao động đã thoả thuận với
nhà tư bản là có thể bù đắp giá trị sức lao động của mình là do trình độ của
toàn nền sản xuất xã hội đã đạt đến một trình độ nhất định.
- Hai là, thời gian lao động thặng dư. Đây là khoảng thời gian người lao
động tạo ra giá trị thặng dư, hay nói cách khác là họ đang làm việc không
công cho chủ. Bởi mục đích tất yếu của nhà tư bản là sản xuất giá trị thặng dư
nên nhất định phải có thời gian lao động thặng dư.
b. Ví dụ về sản xuất giá trị thặng dư
Nếu quá trình lao động chỉ dừng lại ở đó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không có giá
trị thặng dư. Nhưng trên thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 6 giờ vì tiền lương
nhà tư bản thuê công nhân là một ngày chứ không phải là 6 giờ.
Nếu ngày lao động là 12 giờ, thì tương tự như 6 giờ lao động đầu tiên, người lao động cũng
tạo ra 10kg bông với tổng giá trị là 15$, với kết cấu giá trị cũng như vậy. Tổng hợp
cả ngày lao động, một công nhân sản xuất 20kg sợi có kết cấu giá trị như sau:
Giá trị của 20 kg bông = 20$
Giá trị của máy móc (hao mòn) = 4$
Giá trị mới do công nhân tạo ra = 6$ (v+m ) (3$ giá trị SLĐ và 3$ giá trị thặng dư (m))
Tổng cộng = 30$ bỏ ra 27$ - m= 3$
c. Một số kết luận
- Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không (là kết quả lao động
không công của công nhân cho nhà tư bản). Ký hiệu là: m
- Ngày lao động của công nhân chia thành hai phần:
+ Thời gian lao động cần thiết (t ): phần thời gian lao động mà người công
nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động.
+ Thời gian lao động thặng dư (t’): phần còn lại của ngày lao động vượt khỏi
thời gian lao động cần thiết.
- Đến đây có thể khái quát: W = c + v +m