-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
*Nguyên nhân kinh tế:
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã từng bước tạo dựng đời sống vật chất
và tinh thần ngày một nâng cao cho mọi thành viên trong xã hội. Mặc dù vậy, chưa
thật sự đủ để tạo ra sự biến đổi triệt để và sâu sắc trong đời sống ý thức, tư tưởng
của mỗi người, khi mà sự biến đổi về ý thức tư tưởng thường chậm hơn sự biến đổi
của các điều kiện kinh tế - xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường với sự khác nhau về lợi ích của các giai tầng trong xã hội, và
những mặt trái như sự bất bình đẳng về lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các
giai tầng, giữa các cộng đồng dân cư; phân hóa giàu – nghèo… những yếu tố ngẫu
nhiên, may rủi… vẫn tác động, chi phối đến đời sống con người.
*Nguyên nhân chính trị - xã hội
Trên thế giới, cuộc đấu tranh giai cấp, giữa các lực lượng xã hội khác nhau diễn ra
phức tạp, nhiều lực lượng chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo vào các mục đích chính
trị khác nhau. Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc,
tôn giáo, tình trạng bạo loạn, lật đổ, khủng bố… vẫn liên tục xảy ra ở nhiều nơi.
Nỗi lo sợ của quần chúng nhân dân về chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật hiểm
nghèo…, cùng với những mối đe dọa khác đang là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi
và thích nghi để “đồng hành cùng dân tộc”. Hơn nữa, trong bản thân mỗi tôn giáo
đều chứa đựng những giá trị đạo đức, văn hóa phù hợp với mục đích, yêu cầu của
công cuộc xây dựng xã hội mới, có khả năng đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ
phận quần chúng nhân dân.
*Nguyên nhân văn hóa
Ở một mức độ nào đó, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có khả năng đáp ứng nhu cầu
văn hóa, tinh thần và có ý nghĩa giáo dục về ý thức cộng đồng, đạo đức, phong
cách, lối sống. Nhiều giá trị văn hóa của các tôn giáo (cả văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể, cả tư tưởng văn hóa và đời sống văn hóa) đang có những đóng góp
to lớn và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của
một bộ phận dân cư nên sự tồn tại của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
như một hiện tượng xã hội khách quan.
*Nguyên nhân nhận thức
Hiện thực khách quan vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, còn nhiều vấn
đề mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã
hội đôi khi rất nghiêm trọng, còn tác động và chi phối đời sống con người. Do vậy,
tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy, tin tưởng vào thánh thần, đấng siêu nhiên… chưa
thể thoát ra khỏi ý thức của nhiều người trong xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mặt bằng dân trí của nhân dân chưa thật
cao, khả năng nhận thức những vấn đề xảy ra trong cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế.
*Nguyên nhân về mặt tâm lý
Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội nhiều khi vẫn tác động mạnh mẽ, chi
phối sâu sắc đời sống con người; họ cảm thấy sợ hãi, bất an khi đối diện với những tác động đó.
Khi tôn giáo, tín ngưỡng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng sâu sắc đến
nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận quần chúng nhân dân thì nó trở thành phong
tục, tập quán, thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Bộ giáo dục và đào tạo (2019), (Sử dụng
Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học
trong các trường Đại học- Hệ không chuyên lý luận chính trị), tài liệu tập huấn giảng dạy năm 2019.