-
Thông tin
-
Quiz
Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn môn Kinh tế và phát triển nông thôn | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Lao động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn cơ bản nhất,là hoạt động trực tiếp tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cảivật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội➢ Hoạt động biến đổi xã hội là hình thức thực tiễn cao nhất,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế và phát triển Nông thôn 35 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn môn Kinh tế và phát triển nông thôn | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Lao động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn cơ bản nhất,là hoạt động trực tiếp tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cảivật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội➢ Hoạt động biến đổi xã hội là hình thức thực tiễn cao nhất,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế và phát triển Nông thôn 35 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48302938
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I.
Phạm trù thực tiễn của Triết học 1. Thực tiễn là gì
• Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính xã hội – lịch sử
của con người nhằm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân con người
2. Các hình thức cơ bản của thực tiễn
• Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức cơ bản:
➢ Lao động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn cơ bản nhất, là
hoạt động trực tiếp tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải
vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
➢ Hoạt động biến đổi xã hội là hình thức thực tiễn cao nhất, là
hoạt động của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội
nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ
xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra
những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất con người
bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội
➢ Thực nghiệm khoa học là hình thức thực tiễn đặc biệt, nhằm
mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học và kiểm tra lý thuyết khoa học II.
Phạm trù lý luận của triết học 1. Lý luận là gì
• Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh
những mới liên hệ bản chất, những quy luật của sự vật, hiện tượng 2. Cấp độ của lý luận
• lý luận ngành là lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát
triển của một ngành. Nó là cơ sở để sáng tạo ra tri thức cũng như
phương pháp luận hoạt động của ngành đó, như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật, …
• lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới và
con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người III.
Những nguyên tắc cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 1.
Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận
• Thực tiễn là cơ sở của lý luận
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức là do nhu cầu của hoạt động
thực tiễn buộc con người phải nhận thức thế giới
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức là vì nhờ hoạt động thực tiễn,
các giác quan và bộ não của con người không ngừng được hoàn
thiện và phát triển, tạo ra năng lực tư duy trừu tượng ngày càng cao
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức là vì nhờ thông qua lao động,
thực tiễn trang bị cho con người công cụ, phương tiện nhận thức
ngày càng tinh vi hơn, giúp con người đẩy nhanh quá trình tìm hiểu
bản chất sự vật, hiện tượng, mở rộng tầm bao quát những quá trình
đang diễn ra trong thế giới
• Thực tiễn là động lực của lý luận lOMoAR cPSD| 48302938
+ Hoạt động thực tiễn là nguồn gốc để con người hoàn thiện mình và hoàn
thiện các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội
+ Hoạt động thực tiễn tạo cơ sở để con người khái quát tri thức thành lý
luận, làm lý luận phản ánh hiện thực ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn
+ Nhờ vậy, thực tiễn thúc đẩy sự hình thành khoa học lý luận
• Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận
+ Tính chân lý của lý luận là sự phản ánh phù hợp của lý luận với hiện
thực khách quan mà nó phản ánh và đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Giá
trị của lý luận phải được thực tiễn chứng minh
+ Không phải mọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn của lý luận, bởi thực tiễn
cũng vận động, phát triển và chuyển hoá. Nếu lý luận chỉ phản ánh một
trong những giai đoạn nào đó của thực tiễn, thì lý luận chỉ mới chỉ là tương
đối; chỉ có những lý luận nào phản ánh được thực tiễn trong tính toàn vẹn
của nó mới đạt đến chân lý
2. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn
• Lý luận có khả năng soi đường cho thực tiễn bằng các chức năng
định hướng mục đích; xác định lực lượng, phương pháp và biện
pháp thực hiện mục đích; cụ thể:
+ Lý luận định hướng mục đích. Ban đầu, hoạt động chỉ để đáp ứng
nhu cầu tồn tại và thông qua đó, khái quát thành lý luận; về sau
hoạt động muốn có hiệu quả cần có lý luận soi đường, hoạt động từ
bản năng chuyển sang tự giác
+ Lý luận có khả năng xác định lực lượng, phương pháp và biện
pháp thực hiện mục đích
+ Lý luận dự báo khả năng phát triển, những khả năng có thể xẩy ra
trong quá trình hoạt động, bởi vậy lý luận không những giúp hoạt
động hiệu quả, mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn chế và
tăng cường năng lực hoạt động của con người
• Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng; liên kết các cá nhân
thành cộng đồng, tạo ra sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, xã hội
• Lý luận phải trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm trong
thực tiễn và tiếp tục bổ sung, phát triển trong thực tiễn; chống lý
luận suông và sự lạc hậu của lý luận so với thực tiễn
3. Ý nghĩa phương pháp luận nguyên tắc giữa lý luận với thực tiễn hiện nay
• Lý luận phải luôn bám sát thực tiễn; phản ánh được yêu cầu của
thực tiễn; khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn, cụ thể:
+ Thực tiễn luôn vận động, phát triển và biến đổi nên nhận thức phải
bám sát để phản ánh quá trình đó; so sánh, đối chiếu, phân tích để chọn
lọc những thực tiễn có tính quy luật làm cơ sở cho quá trình hình thành lý luận
+ Lý luận phải khái quát được kinh nghiệm của nhân loại; tổng kết
được thực tiễn mới có tính khoa học và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
+ Hoạt động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo; khi vận dụng lý luận
phải phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể
+ Lý luận là sự tổng kết thực tiễn và là mục đích cho hoạt động thực tiễn tiếp theo