Nguyễn Xuân Phúc – vị thủ lĩnh chính trị tài ba của Việt Nam trong thời đại mới | Tiểu luận chính trị học đại cương
Nguyễn Xuân Phúc – vị thủ lĩnh chính trị tài ba của Việt Nam trong thời đại mới. Người hội tụ tất cả những phẩm chất cần có ở một vị thủ lĩnh chính trị. Người có những suy nghĩa, quan điểm sáng tạo, đúng đắn. Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị trong thời đại mới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG TIỂU LUẬN
Đề tài: Nguyễn Xuân Phúc – vị thủ lĩnh chính trị tài ba của Việt Nam trong thời đại mới
Họ và tên: Vũ Hà Anh
Mã sinh viên: 2156140007
Lớp: QHQT&TTTC CLC K41
Hà Nội, tháng 5 năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu NỘI DUNG
1. Các vấn đề về thủ lĩnh chính trị
1.1. Khái niệm thủ lĩnh chính trị
1.2. Các phẩm chất của một thủ lĩnh chính trị
1.3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị đối với một quốc gia
2. Nguyễn Xuân Phúc – vị thủ lĩnh chính trị tài ba của Việt Nam trong thời đại mới
2.1. Người hội tụ tất cả những phẩm chất cần có ở một vị thủ lĩnh chính trị
2.2. Người có những suy nghĩa, quan điểm sáng tạo, đúng đắn
3. Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị trong thời đại mới.
3.1. Thực trạng cán bộ chính trị của Việt Nam hiện nay
3.2. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước
3.3. Những phương pháp đào tại, bồi dưỡng lực lượng mới KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ở bất cứ đâu, ở bất kì chỗ nào, khi tồn tại nhóm người với những hoạt
động mang tính tập thể đều xuất hiện thủ lĩnh. Chính vì vậy thủ lĩnh là một trong
những dấu hiệu cơ bản của một tổ chức, một tập thể hay của một hoạt động
mang tính chất tập chung. Vấn đề thủ lĩnh đã được nghiên cứu ở rất nhiều lĩnh
vực khoa học. Nếu như tâm lý học nghiên cứu cấu trúc về nhân cách, những đặc
điểm cá nhân người thủ lĩnh, xã hội học xem xét thủ lĩnh với quan điểm hệ
thống xã hội thì chính trị học lại nghiên cứu về vấn đề thủ lĩnh như một hiện
tượng đặc biệt của quyền lực. Nó nghiên cứu bản chất, cơ chế hoạt động, sự ảnh
hưởng đến các quá trình, hoạt động chính trị, cũng như nghiên cứu các phương
pháp và các khuyến nghị thực tiễn về đào luyện thủ lĩnh chính trị có hiệu quả.
Chính trị học xem xét vấn đề thủ lĩnh chính trị trên hai cấp độ: cấp độ thứ nhất
giải quyết lý luận chung nhờ vào các quan điểm triết học lịch sử và chính trị
khác nhau về thủ lĩnh chính trị; cấp độ thứ hai, có tính chất thực dụng hơn,
hướng đến nghiên cứu mang tính chất kinh nghiệm, hướng đến việc đưa ra
những khuyên nghị thực tiễn.
Hoạt động chính trị là hoạt động của tập đoàn người (giai cấp, dân tộc,
đảng phái, đoàn thể, phong trào chính trị…), do đó phải có sự lãnh đạo và xuất
hiện những cá nhân có vai trò nổi bật thực hiện sự lãnh đạo ấy. Lênin chỉ rõ:
“Thông thường thì các chính đảng đểu nằm dưới quyển của những nhóm ít
nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất,
có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi
là các lãnh tụ. Tất cả những điều đó là điều sơ đẳng nhất. Tất cả những điều đó
đểu đơn giản và rõ ràng”. Từ những điều nói trên ta có thể nhận thấy rằng thủ
lĩnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành của một tổ chức, của một tập
thể mà cụ thể ở đây là hoạt động của một quốc gia dân tộc. Vậy nên việc nghiên
cứu về thủ lĩnh chính là nghiên cứu về hoạt động, đường lối của mỗi quốc gia,
một đất nước giàu mạnh không thể không có một người thủ lĩnh chính trị tài
giỏi. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài này.
Bên cạnh đó, ở phần thứ hai của bài tiểu luận, em lựa chọn nghiên cứu về
thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà hiện tại là chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Ông là một vị chủ tịch nước tài ba với nhiều quyết sách đường lối đúng đắn
ngay từ khi còn làm thủ tướng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ông chính là một minh chứng tiêu biểu cho một vị thủ lĩnh chính trị trong thời
đại mới. Ngay từ lúc bỏ phiếu bầu bộ máy điều hành nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc đã được người dân tin tưởng và ủng hộ lên đến
90% số phiếu đồng ý làm Thủ tướng chính phủ. Đây là một con số rất đáng để
quan tâm. Việt Nam đã ngày càng có vị trí trên trường quốc tế trong năm năm
trở lại đây cũng là nhờ một phần không nhỏ của ông.
Từ những ý nghĩa trên nên em lựa chọn đề tài nghiên cứu cho tiểu luận
của mình là: “Nguyễn Xuân Phúc – vị thủ lĩnh chính trị tài ba trong thời đại mới”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện với mục đích chỉ rõ khái niệm về thủ lĩnh chính trị
cũng với những phẩm chất cần có ở một người thủ lĩnh. Thủ lĩnh chính trị cũng
có vai trò vô cùng quan trọng ở mỗi quốc gia, quyết định sự phát triển đi lên hay
đi xuống ở quốc gia đó. Bên cạnh đó, đề tài cũng khắc hoạ chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc, vị thủ lĩnh tài giỏi trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ chính trị
đến văn hoá xã hội. Từ những cơ sở thực tiễn đề tài cũng đưa ra được một hệ
thống quan điểm, chính sách đúng đắn, khoa học có ý nghĩa phương pháp luận
đối với việc đào tạo và quản lý thủ lĩnh của những thế hệ sau này.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ mà đề tài phải đạt được là giúp người đọc hiểu được ý nghĩa và
tầm quan trọng của một người thủ lĩnh cùng với đó là sự tài hoa của Nguyễn
Xuân Phúc và tẩm ảnh hưởng của ông đối với sự phát triển của đất nước Việt
Nam từ đó nhận thấy những bài học quý giá từ chính con người ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề lý luận về thủ lĩnh chính trị và hình ảnh, bản lĩnh chính trị của
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc – vị thủ lĩnh tài ba của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của một tiểu luận, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số
nội dung cơ bản của vấn đề thủ lĩnh chính trị như khái niệm, vai trò, đặc điểm,
…Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ đưa ra quan điểm, cái nhìn về bản lĩnh chính trị
của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ, thủ lĩnh vĩ đại của giai cấp công nhân
Việt Nam; bước đầu phân tích về phương hướng đổi mới, sửa đổi và cải thiện
trong việc đào tạo những người thủ lĩnh trong tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, việc nghiên cứu đề
tài áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp so sánh, quy nạp diễn dịch, thống kê, logic. 5. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận thì phần nội dung của bài tiểu luận có kết cấu gồm 3 phần:
1. Các vấn đề về thủ lĩnh chính trị
2. Nguyễn Xuân Phúc – vị thủ lĩnh tài ba của Việt Nam trong thời đại mới
3. Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị trong thời đại mới. NỘI DUNG
1. Các vấn đề về thủ lĩnh chính trị
1.1. Khái niệm thủ lĩnh chính trị
Thủ lĩnh là một trong những cơ bản dấu hiệu của một tổ chức, hoạt động
chung. “Thủ lĩnh” (tiếng Anh: Leader, có nghĩa là người đứng đầu, người cầm
đầu) là thành viên có uy tín nhất của một tổ chức hoặc một nhóm, mà cá nhân
ảnh hưởng (của người đó) cho phép người đó đóng vai trò chủ yếu trong các
chương trình, hoạt động tình huống của tổ chức hoặc của nhóm. Theo quy định
và tính chất của tổ chức, của nhóm hay tập đoàn, “thủ lĩnh” được sử dụng bao
hàm những ý nghĩa khác nhau: thủ lĩnh băng nhóm; thủ lĩnh phái, đoàn thể,
phong trào…; thủ lĩnh giai cấp, thủ lĩnh dân tộc…
Nhắc đến quan niệm về thủ lĩnh chính trị, các nhà chính trị học xưa nay
cũng đã có nhiều quan niệm không giống nhau
Thời cổ đại:
Ở Hi Lạp- La Mã: Xênôphôn "thủ lĩnh chính trị là người biết chỉ huy,
nhận thức được chính trị, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục, vì lợi ích chung, lôi
kéo, tập hợp được quần chúng.
Ở Trung Quốc: Thủ lĩnh chính trị gắn bó chặt chẽ với chế độ quân chủ
chuyên chế, với ngôi vương vị. Theo Khổng tử, vua phải nêu gương sáng về đạo
đức, biết dùng người tài, chịu khó học tập, kiêm tốn, quan tâm đến đời sống nhân dân.
Thời kì trung cổ:
Theo Ôguytxtanh: người chỉ huy phải có tầm cao về trí tuệ, óc quyết
đoán, cương nghị; trước hết phải tự biết chỉ huy mình trước khi chỉ huy người
khác; khiêm tốn, sống điều độ, biết giới hạn tham vọng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin:
Theo Mác và Ăng ghen, lãnh tụ chính trị là những cá nhân kiệt xuất do
phòng trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên. Trong quan hệ với cá
nhân và quần chúng, Mác nhấn mạnh vai trò quyết định to lớn của quần chúng
nhân dân đối với phong trào cách mạng; họ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã
hội; họ là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội; họ là người sáng tạo
ra những giá trị văn hóa tinh thần.
Dựa vào những quan điểm kể trên ta có thể tóm gọn lại như sau: thủ lĩnh
chính trị là một cá nhân kiệt xuất trong lĩnh vực chính trị, xuất hiện và trưởng
thành từ phong trào cách mạng của quần chúng ở những điều kiện lịch sử nhất
định, có sự giác ngộ về lợi ích, mục tiêu và lý tưởng của giai cấp, có tri thức, có
năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra.
1.2. Các phẩm chất của một thủ lĩnh chính trị
Trình độ hiểu biết
Đó phải là người thông minh, hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực, có tư duy
khoa học, nắm vững được quy luật phát triển của quá trình chính trị, có khả năng
dự đoán được tình hình, làm chủ được khoa học và công nghệ lãnh đạo, quản lí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ tài ba của nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là một ví dụ điển hình cho phẩm chất này của một người thủ
lĩnh chính trị. Người đã ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động
cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc
lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên
ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin
con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa.
Người đi nhiều nước, thông thạo nhiều thứ tiếng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra
đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận
dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường
đoàn kết quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt
Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một
chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và
phong trào giải phóng dân tộc.
Phẩm chất chính trị
Đó là người giác ngộ lợi ích giai cấp, đại diện tiêu biểu cho lợi ích của
giai cấp, trung thành với mục tiêu lí tưởng đã chọn, dũng cảm đấu tranh bảo vệ
lợi ích của giai cấp. có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những biến động phức tạp của lịch sử.
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố
chính quyền cách mạng. Người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc hết sức
đúng đắn. Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những
thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951),
Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh
đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được
thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954). Sau khi
miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng
thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Đại hội lần thứ III của Đảng
(1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người
làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của
nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự
nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Năng lực tổ chức
Đó là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là biết đề ra mục tiêu
đúng, phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp dưới và cho từng người, biết
tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, có khả năng động viên, khích lệ mọi người
hoạt động, kiểm tra, giám sát công việc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có năng lực tổ chức, lãnh đạo vô cùng
cao. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua.
Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp;
xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào
Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V
của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương
Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành
lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi
tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927). Năm
1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng
Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào
tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Tác phong, đạo đức đúng mực
Là người có tính trung thực, công bằng, cởi mở, cương quyết. Có lối sống
giản dị, có khả năng giao tiếp và mối quan hệ tốt với mọi người. Có lòng tin vào
bản thân, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Có lòng say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Không chỉ tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, thương dân, trí tuệ và nhãn
quan chính trị nhạy bén, năng lực thực tiễn và dự báo thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn là hiện thân của phong cách ứng xử chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc
sắc. Bác than thiện với tất cả mọi người, cho dù người đó có thân phận gì, tuổi
tác ra sao bác đều cư xử hết sức hoà nhã. Năm 1950, Bác Hồ đi chiến dịch Biên
giới. Anh em cảnh vệ kiếm được con ngựa, mời Bác cưỡi. Bác bảo: Chúng ta có
bảy người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện. Anh em cố nài Bác: Chúng
cháu còn trẻ, Bác đã nhiều tuổi, đường xa, công việc nhiều xin Bác lên ngựa
cho. Bác nói: Các chú đều khỏe, còn trẻ cả, để đi đường xem các chú có theo kịp
Bác không. Anh em khẩn khoản mãi, không nỡ từ chối, Bác trả lời: Thôi được,
các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ balô, gạo nước và thức ăn. Trên đường
đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi. Hay đầu năm 1954, tiết trời đã
sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét, Bác vẫn làm việc rất khuya. Một lần,
đồng chí bảo vệ Bác bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Đang tìm
cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng hỏi: Chú nào ngã đấy? Bác tới rồi luồn
tay vào hai nách, vừa kéo, vừa hỏi: Chú ngã có đau không? Bác sờ khắp người,
nắn chân, nắn tay. Bác nói: Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp
chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống! Thưa Bác, cháu không việc gì ạ.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”.
Khả năng làm việc
Có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với cường độ cao, có khả năng giải
quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, đưa ra những quyết sách sáng suốt, nhạy
cảm, năng động. Biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
Bác làm nhiều công việc cùng một lúc nên phải làm việc ở cường độ cao
suốt một khoảng thời gian dài. Nhưng trong khoảng thời gian nghỉ ngơi Bác vẫn
đọc thêm sách vở, báo chí để tìm hiểu về chiến tranh, về Cách mạng để tìm con
đường giải cứu đất nước một cách đúng đắn nhất. Thời gian sống ở Thủ đô Pa-ri
(Pháp), Bác chỉ thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi sáng nấu
cơm trong một cái nồi nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một con cá mắm
hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa dành đến chiều. Có khi một miếng
bánh mì với một miếng pho-mai là đủ ăn cả ngày. Mùa đông lạnh, buổi sáng
trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy
ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét. Thường thường,
Bác chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư
viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến, Bác đi dự các cuộc mít-tinh và
thường xuyên phát biểu ý kiến, khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề
thuộc địa. Bác làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình độ
chính trị, văn học của mình, đồng thời làm phong phú thêm vốn từ ngữ mới và
cũng là điều kiện để vận dụng những từ đã học, trau dồi thêm vốn hiểu biết của
mình về ngoại ngữ. Bác cũng là người có tư tưởng, suy nghĩ mới mẻ, đi trước
thời đại, luôn có những cái nhìn và quyết sách đúng đắn, xác đáng cho những
cuộc đấu tranh mới của dân tộc.
1.3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị đối với mỗi quốc gia
Ảnh hưởng tích cực của thủ lĩnh chính trị:
Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ
lĩnh chính trị có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ
chức quyền lực mà họ chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền
lực phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo động lực cho xã hội phát triển.
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần
chúng, thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu
tranh chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị phù hợp với nhu
cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai
cấp, của dân tộc, có khả năng nhìn xa trông rộng cho nên không những có khả
năng tổ chức, tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa
phong trào vượt qua những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục
tiêu chính trị đã đề ra.
Thủ lĩnh có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình cách mạng, mang lại hiệu
quả cao cho phong trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ của thời đại đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống trong
tâm tưởng của thời đại sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một ví dụ điển hình. Người là người tiên
phong, đi đầu trong các phong trào yêu nước, Người đề ra những quyết sách
đúng đắn góp phần đẩy nhanh quá trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao cho
các cuộc đấu tranh mà cụ thể chính là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ta. Đi
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin Người đã khẳng định giai cấp công
nhân là giai cấp quan trọng chính vì vậy Người hướng đất nước ta đi theo mô
hình xã hội chủ nghĩa bởi nhà nước chủ nghĩa xã hội là nhà nước đại biểu cho
lợi ích của giai cấp công nhân. Người có tầm nhìn xa trông rộng, hầu hết các
quyết định của Người đều khiến đất nước ta từ một đất nước nhỏ bé đã có thể
đứng lên, vượt lên chống lại các nước đế quốc để dành lại độc lập tự do cho dân
tộc mình. Hồ Chí Minh mãi là vị lãnh tụ vĩ đại trong long người dân Việt Nam,
là vị thủ lĩnh chính trị kiểu mẫu cho các cán bộ chính trị về sau noi theo.
Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị:
Do thiếu tài kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không
biết chớp thời cơ, vượt thử thách để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đặt ra, đặc biết,
trước những bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động. thậm chí trở
nên phản động, lái phong trào đi ngược với lợi ích của quần chúng.
Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng,
hoạt động không trong sáng nên thương gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết trong
hệ thống tổ chức quyền lực, làm suy giảm vai trò sức mạnh của tổ chức, làm
giảm hiệu quả giải quyết những nhiệm vụ, mục tiêu, chính trị đề ra.
Do phong cách làm việc độc đoán, chuyên quyền hoặc do năng lực hạn
chế của người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị
tước bỏ, nhân quyền thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
Trong điều kiện thế giới biến động đầy phức tạp như hiện nay, quyết đinh
sai lầm của những thủ lĩnh chính trị sẽ khiến nhân loại phải trả giá đắt, đôi khi
không thể lường trước được.
2. Nguyễn Xuân Phúc – vị thủ lĩnh chính trị tài ba của Việt Nam trong thời đại mới.