Nhà nước pháp quyền | Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Nhà nước pháp quyền | Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhà nước pháp quyền
a) Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng việc tạo cơ sở nền tảng pháp lý cho Nhà
nước mới của Việt Nam. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những
người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi lời yêu cầu đến Hội nghị Vécxây
về bản Yêu sách của nhân dân An Nam nhằm “cải cách hệ thống pháp
luật ở Đông Dương”. Sau này, với tư cách là người đứng đầu Nhà nước,
Người càng quan tâm sâu sắc hơn đến việc đảm bảo rằng nhà nước được
tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật.
- Sau khi nắm được chính quyền trên phạm vi cả nước, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập ( ngày
2 tháng 9 năm 45), tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra
đời của một nước Việt Nam mới. Đồng thời thể hiện địa vị pháp lý của
chính phủ lâm thời do ông lãnh đạo.
- Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ( ngày 3 tháng 9 năm 45), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên nhiệm vụ
cấp bách là tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ
thông đầu phiếu để sớm có một Nhà nước hợp hiến do dân bầu ra.
+ Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn
định thể lệ Tổng tuyển cử.
+ Ngày 20 tháng 9 năm 1945, ký Sắc lệnh số 34 thành lập Uỷ ban dự
thảo Hiến pháp để chuẩn bị đệ trình Quốc hội, gồm 7 vị, do Người làm Trưởng ban.
- Theo Hồ Chí Minh, một Nhà nước mới có hiến pháp hợp hiến sẽ có tác
động mạnh mẽ. Bất chấp những khó khăn tràn ngập từ kẻ thù trong giặc
ngoài gây ra, cuộc Tổng tuyển cử vẫn được tiến hành chỉ sau 4 tháng sau khi giành độc lập.
+ Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc tổng tuyển cử được tiến hành theo chế
độ phổ thông đầu phiếu đã được tổ chức thành công.
+ Đây là một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức nhanh nhất, diễn ra sớm
nhất kể từ sau khi lật đổ chế độ thực dân phong kiến tay sai, giành lại
quyền lực, đưa lực lượng chính trị của nhân dân lên cầm quyền.
- Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội khoá I họp phiên đầu tiên quyết
định lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của nhà nước.
- Cuối năm 1946, Quốc hội họp phiên thứ hai thông qua Hiếp pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
b. Nhà nước thượng tôn pháp luật
Nhà nước quản lý thông qua các công cụ và nhiều biện pháp khác nhau,
nhưng quan trọng nhất là quản lý thông qua Hiến pháp và pháp luật.
Muốn làm đươc điều này chúng ta, phải:
- Một là, làm tốt công tác lập pháp. Trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp,
ở cương vị Chủ tịch nước, Người đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo
Hiến pháp (1946, 1959)và đã ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 Sắc lệnh
trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức Nhà nước và nhiều văn bản pháp luật khác.
- Hai là, tập trung đưa pháp luật vào trong cuộc sống và tạo ra cơ chế bảo
đảm thực thi pháp luật được thi hành.
Pháp luật là công cụ quyền lực của nhân dân nên chúng ta phải nâng cao
hiểu biết của người dân, cho dân hiểu được quyền lực của mình, khiến
người dân tích cực hơn trong chính trị, giáo dục người dân về chính trị
thông qua việc tham gia công vụ một cách nhạy bén.
- Ba là, nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật. Điều này, đòi hỏi:
+ Pháp luật phải đúng và đầy đủ
+ Việc giáo dục pháp luật cho nhân dân phải được tăng cường.
+ Người thực thi pháp luật phải thật sự công tâm và nghiêm khắc...
- Bốn là, khuyến khích người dân phê bình, giám sát công việc của Nhà
nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời luôn luôn
nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải mẫu mực trong việc tuân thủ
pháp luật, đặc biệt là cán bộ trong ngành hành pháp và tư pháp.
c. Pháp quyền nhân nghĩa
- Pháp quyền nhân nghĩa có nghĩa là Nhà nước phải tôn trọng và bảo
đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, bảo vệ đến lợi ích của mọi
người. Xuất phát từ quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng
sáng tạo các lý luận hiện đại về quyền con người, đặc biệt là các quyền
được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Cuộc đấu tranh vì nhân quyền con người, giải phóng con người, làm cho
mọi người có được một cuộc sống tự do, hạnh phúc đã trở thành mục
chính của cách mạng Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay,nhà nước
Việt Nam luôn kiên định bảo vệ quan điểm đấu tranh cho nhân quyền.
Hiến pháp của nước Việt Nam là cơ sở pháp lý để bảo vệ và thực thi toàn
diện quyền con người một cách triệt để.
- Pháp quyền nhân nghĩa là pháp luật mang tính nhân đạo và đề cao điều tốt đẹp
+ Tính nhân văn của hệ thống pháp luật được thể hiện ở việc thừa nhận
và bảo vệ đầy đủ các quyền con người; nghiêm khắc nhưng khách quan
và công bằng,không đối xử dã man với tất cả mọi người.
+ Đề cao điều thiện, bảo vệ điều chính đáng và cái tốt, lấy mục đích giáo
dục, cảm hóa và thức tỉnh con người làm căn bản.
=> Tóm lại, việc xây dựng và áp dụng pháp luật phải dựa trên nền tảng
đạo đức của xã hội, các giá trị đạo đức phải thấm sâu vào trong mọi quy
định của pháp luật. Nói cách khác pháp luật trong Nhà nước Pháp quyền
nhân nghĩa phải là pháp luật của người dân.