-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhận thức của bản thân về những giá trị cốt lõi của tư tưởng
Ý nghĩ có tính định hướng đó đã được hình thành rất sớm, sau này Người kể lại: Vào năm 13 tuổi, lần đầu tiên nghe từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái, “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác.Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào của chúng ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Nhận thức của bản thân về những giá trị cốt lõi của tư tưởng
Ý nghĩ có tính định hướng đó đã được hình thành rất sớm, sau này Người kể lại: Vào năm 13 tuổi, lần đầu tiên nghe từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái, “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác.Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào của chúng ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49519085
“BÁC HỒ VỚI NAM ĐỊNH, NAM ĐỊNH VỚI BÁC HỒ” PHẦN 1:
1. Nhận thức của bản thân về những giá trị cốt lõi của tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; sự cần thiết của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
"Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến
đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu".
Công lao của Bác đời đời kiếp kiếp dân ta không thể quên, không chỉ là những đường
lối đúng đắn cùng bao đức tính sáng rọi mà đó còn là tư tưởng, đạo đức mang đậm
phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là di sản tinh
thần được hội tụ và hun đúc từ truyền thống dân tộc và trải nghiệm trong thực tiễn đấu
tranh cách mạng, trong cuộc đời vì nước, vì dân của Người. Đạo đức Hồ Chí Minh là
đạo đức của một nhà tư tưởng lớn mang tầm vóc vĩ nhân của thời đại; lớn lao, cao cả
nhưng lại được biểu hiện một cách chân thực, rất mực giản dị, gần gũi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lúc dân tộc Việt Nam rên xiết dưới
ách nô dịch của đế quốc thực dân Pháp. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng bế tắc về
đường lối chính trị. Câu hỏi “Đâu là con đường giành độc lập dân tộc cho Tổ quốc?” lOMoAR cPSD| 49519085
được đặt ra cho toàn dân tộc, cho những chí sĩ yêu nước tự đảm lãnh trách nhiệm tìm
đường cứu dân, cứu nước. Khi mọi sự nỗ lực của các sĩ phu và nhân dân đều bế tắc, khó
khăn thì với trí tuệ thông minh, cách nhìn nhận xã hội tinh tế, sâu sắc, người thanh niên
Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ) đã sớm nung nấu ý định
tìm đường cứu nước. Ngay từ rất sớm, con đường mà Người định hướng lựa chọn đã có
nét đặc sắc: Tìm đường giành độc lập dân tộc và nền độc lập ấy phải mang lại tự do hạnh
phúc cho đồng bào – “yêu nước” và ‘‘thương dân” không tách rời nhau trong tâm khảm của Người.
Ý nghĩ có tính định hướng đó đã được hình thành rất sớm, sau này Người kể lại:
Vào năm 13 tuổi, lần đầu tiên nghe từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái, “Tôi muốn đi ra nước
ngoài, xem nước Pháp và các nước khác.Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở
về giúp đồng bào của chúng ta”
Khi việc “giúp đồng bào của chúng ta” như Người mong ước đã thành công sau
bao gian khổ hy sinh nhờ những nỗ lực phi thường của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo
của Đảng ta do Người đứng đầu, đất nước ta đã giành độc lập sau Cách mạng Tháng
Tám (1945), được Chính phủ và quốc dân giao cương vị Chủ tịch nước, Người đã nói:
“Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc
của quốc dân… đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi
gánh vác việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng cũng vì mục đích đó”.
Cho đến những năm cuối đời, Người đã từng khẳng định: “Suốt đời tôi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Đó là nét đặc sắc, là điều cốt lõi từ định hướng ban đầu cho đến trọn cuộc đời mình Hồ
Chí Minh đã khẳng định và phấn đấu thực hiện.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng
thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Do
lời nói và việc làm, đảng viên, đoàn viên và cán bộ làm cho dân tin, dân phục, dân yêu,
đoàn kết chặt chẽ chung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng 2 lOMoAR cPSD| 49519085
hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng”. Theo Bác, đạo đức cách mạng
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng, là gốc của cây, ngọn nguồn
của sông nước. Không chỉ xác định, nhận thức rõ về nội dung, vai trò, vị trí của đạo đức,
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức mà biểu
hiện sống động, rõ nét nhất là qua các hoạt động, hành vi và lối sống; qua các mối quan
hệ với con người, với công việc, trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Người đã viết “Đạo
đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng
ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong. Có gì sung sướng, vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”.
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo khổ nhưng giàu truyền thống yêu nước,
văn hiến, Người được nuôi dưỡng, thấm nhuần sâu sắc triết lý sống của cha ông: Muốn
dựng làng và giữ nước phải bắt đầu từ việc làm người một cách thành thật đúng nghĩa.
Bài học đạo đức lớn nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho mọi thế hệ người Việt
Nam chính là triết lý nhân văn, nhân bản về việc biết sống ở đời và làm người, mà nội
dung và chiều sâu nhân văn của nó là yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ
bị áp bức bóc lột. Gia đình, quê hương, đất nước đã hình thành nên một Hồ Chí Minh
mang nhân cách vĩ đại giàu lòng yêu nước, thương dân, nhất là những người nghèo khổ,
giúp Người thấu hiểu được sức mạnh của ý chí tự cường, tinh thần tự tôn dân tộc. Từ cụ
già đến trẻ nhỏ, từ những người nông dân chân lấm tay bùn và những công nhân trong
nhà máy, hầm mỏ đến những người chiến sĩ, những cán bộ dân tộc ít người và cả những
cán bộ làm việc xung quanh Bác… tất cả đều nhận được tình yêu thương bao la, sự quan
tâm, chia ngọt sẻ bùi của Bác. Với em bé, Bác để dành quả táo để làm quà. Với cụ già,
Bác tặng từng thước vải. Với cán bộ chiến sĩ, Bác tặng rau xanh, hoa quả do mình tăng
gia sản xuất và gửi cả tiền tiết kiệm của mình để cải thiện bữa ăn, nước uống cho anh
em. Người đã nêu một tấm gương mẫu mực tận trung với nước, tận hiếu với dân, coi
dân là quý nhất, sức mạnh đoàn kết của muôn dân là sức mạnh vô địch nhất; Phục vụ
nhân dân là phục tùng một chân lý cao nhất và dốc lòng tận tụy vì dân là theo đuổi một
lẽ sống cao thượng nhất. Trong hành trình tìm đường cứu nước, dù ở đâu, làm gì, khó
khăn, gian khổ ra sao Bác vẫn chấp nhận mọi công việc, miễn là việc đó có lợi cho Tổ
quốc, có lợi cho cách mạng. Sau này, dù là lãnh đạo ở vị trí cao nhất nhưng Người luôn lOMoAR cPSD| 49519085
trung thành, tận tụy vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, giữ phong cách sống tiết kiệm,
giản dị, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và gia đình. Hình ảnh Chủ tịch nước -
một ông cụ với đôi dép cao su, bộ quần áo ka ki bình dị nhưng vẫn được bạn bè quốc tế
tôn vinh là danh nhân văn hóa, luôn được các thế hệ cháu con người Việt Nam ngưỡng
vọng với một lòng thành kính vô hạn.
Trong công việc, Bác rất nghiêm túc và nghiêm khắc, ngay cả với bản thân mình.
Bác đặc biệt nhấn mạnh việc phải đúng thời gian trong công việc. Trong kháng chiến
chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút. Mặc dù
có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được, Bác vẫn nhẹ nhàng góp ý: “Chú làm
tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm
nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành
được chủ động”. Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để
bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi: “Chú đến chậm mấy phút?” “Thưa Bác, chậm mất 10 phút
ạ”. “Chú tính thế là không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây”.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu,
vì vậy thường không bao giờ Bác để bất cứ ai phải đợi chờ mình. Người dạy đạo lý làm
người chủ yếu bằng nêu gương, dạy chủ yếu bằng hành động, đưa con người vào tình
huống để người ta suy ngẫm, thức tỉnh, chứ không bao giờ là lý thuyết suông. Bác đã
sống và làm việc như những gì Người từng khẳng định “Cả đời tôi chỉ có một mục đích
là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân…”. Vì thế mà ai ai cũng
đều “tâm phục khẩu phục”, ghi nhớ đến suốt đời những bài học dạy làm người của Bác.
Hiện nay bên cạnh những tấm gương đạo đức tốt, còn một bộ phận trong xã hội
suy thoái về đạo đức lối sống; sống thực dụng, nặng về chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực
dụng, vụ lợi, bản vị cục bộ. Tệ quan liêu, nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí, quan liêu...
chưa được ngăn chặn; một bộ phận thanh niên nghiện hút, cờ bạc, đua đòi sống thực
dụng, buông thả, thờ ơ với chính trị ... Đó thực sự là nguy cơ, thách thức lớn, ảnh hưởng
đến chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Trong khi đó, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh rất nặng nề.
Vì vậy giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh 4 lOMoAR cPSD| 49519085
"nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, khởi dậy, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc; nhằm khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; hình thành và phát triển
các giá trị đạo đức mới, xây dựng con người Việt Nam có đạo đức cách mạng là nhiệm
vụ cơ bản, thường xuyên, cấp bách hiện nay bởi lẽ lời Bác còn vang vọng đâu đây như
một chân lí "Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức
thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm" PHẦN 2:
“BÁC HỒ VỚI NAM ĐỊNH, NAM ĐỊNH VỚI BÁC HỒ”
2.1. Tình cảm của Bác Hồ đối với Nam Định:
Vinh dự to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định đã 5 lần
được đón Bác Hồ về thăm. Người đã để lại trong lòng các tầng lớp cán bộ, nhân dân
nhiều thế hệ những kỷ niệm sâu sắc. Năm tháng trôi qua, nhưng dấu chân và những lời
huấn thị của Người vẫn còn in đậm, vang vọng trên quê hương văn hiến, cách mạng,
tiếp thêm ý chí, động lực để Nam Định vươn lên, sớm trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.
Lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Nam Định, đó là chiều ngày 11-1-1946. Tại trụ sở
UBND tỉnh, Bác đã gặp và nói chuyện với đại biểu các tầng lớp nhân dân; đại biểu các
tôn giáo và cán bộ các ngành, các giới của tỉnh… lOMoAR cPSD| 49519085
Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Nam Định vào ngày 24-4-1957. Bác đã đi thăm nhiều
nơi trong thành phố Nam Định. Tại Nhà máy Dệt Nam Định ngày ấy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đến thăm các phân xưởng sản xuất, nhà thương, bếp ăn, nhà trẻ và khu tập thể công nhân… 6 lOMoAR cPSD| 49519085
Lần thứ ba Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nam Định ngày 13-8-1958. Bác đã dự
hội nghị sản xuất nông nghiệp của tỉnh họp tại xã Yên Tiến (Ý Yên) - nơi có phong trào
thi đua cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng năng suất lúa ở địa phương…
Lần thứ tư Bác Hồ về thăm Nam Định ngày 15-3-1959. Bác đã nói chuyện với hàng
nghìn cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc chống hạn để đẩy mạnh sản xuất vụ đông - xuân… lOMoAR cPSD| 49519085
Lần thứ năm, đó cũng là lần cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nam Định
trong hai ngày từ 21 đến 22-5-1963. Bác đã dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định
lần thứ V. Nói chuyện tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Bác mong rằng sau
Đại hội này, toàn Đảng bộ Nam Định sẽ ra sức khắc phục khuyết điểm, phát triển ưu
điểm, đoàn kết một lòng, thực hiện đầy đủ mọi Nghị quyết của Đại hội, biến Nghị quyết
đó thành quyết tâm của đảng viên, đoàn viên và đồng bào cả tỉnh, để xây dựng tỉnh Nam
Định thành một tỉnh giàu mạnh làm kiểu mẫu cho toàn miền Bắc…”. Sau đó, Bác đã
đến thăm Nhà máy Dệt. Người đi thăm một số phân xưởng, thăm bếp ăn, nhà ăn tập thể,
khu nhà ở của công nhân và thăm Bệnh viện tỉnh. Xem triển lãm một số hình ảnh về lịch
sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nam Định, Bác đã ghi lên trang đầu
cuốn sổ vàng truyền thống của tỉnh: “Tiếp tục truyền thống cách mạng vẻ vang, xây
dựng Chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Tiếp đó, ngày 22-5-1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói chuyện với trên 5 vạn nhân dân Nam Định trong buổi mít tinh chào mừng thành
công của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. Cả thành phố đổ ra đường, ai cũng mong muốn
được trông thấy Bác Hồ để thỏa lòng mong ước…
Năm 2023 là năm Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Nam Định
lần cuối (21-5-1963 - 21-5-2023), trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, ý 8 lOMoAR cPSD| 49519085
nghĩa như mở cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Nam Định - Nam Định làm theo lời Bác”;
phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ lần cuối về
thăm Nam Định; tổ chức lễ báo công dâng Bác; tổ chức triển lãm “Nam Định in dấu
chân Người”… Đây là dịp để tỉnh Nam Định tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của
quê hương, nâng cao niềm tin, tạo động lực mới cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Qua
đó, tăng cường khối đại đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách; tổ
chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX và nghị quyết đại hội Đảng
bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Hoạt động này còn là dịp để Đảng bộ và nhân dân Nam
Định nhìn lại chặng đường 60 năm học tập và làm theo lời Bác, khắc ghi tình cảm, sự
quan tâm của Bác Hồ dành cho quê hương Nam Định.
Trong những lần về thăm Nam Định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng bộ
và nhân dân tỉnh nhà thực hiện toàn diện các nhiệm vụ từ công tác xây dựng Đảng, phát
triển kinh tế - xã hội đến bảo đảm quốc phòng - an ninh. Trong đó chú trọng phát triển
kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và công nghiệp dệt, những lợi thế vốn có của Nam
Định. Nói chuyện với cán bộ và nhân dân Nam Định ngày 22-5-1963, Người lưu ý: Cán
bộ và công nhân Nam Định cần làm tốt cuộc vận động “Nâng cao ý thức trách nhiệm,
tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan
liêu” để phát triển kinh tế hơn nữa.
Khắc ghi lời Bác, trong nhiều nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định
đều có những chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát
triển sản xuất, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động.
2.2. Tình cảm của Đảng bộ và Nhân dân Nam Định đối với Bác Hồ lOMoAR cPSD| 49519085
Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về chúng ta lại bồi hồi nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh
kính yêu - Người đã dành trọn cả cuộc đời để đem đến những mùa xuân tươi đẹp cho dân tộc.
Khắc ghi lời Bác, trong nhiều nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định
đều có những chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát
triển sản xuất, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động. Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XX nhiệm kỳ 2020-2025 đã ban hành 6 nghị quyết chuyên đề toàn khóa liên
quan đến các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội; trong đó có
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18-6-2021 về xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao,
NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền,
các sở, ban, ngành hữu quan và các địa phương, đến hết năm 2022, lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn tiếp tục có những bước khởi sắc mới. Công tác xây dựng NTM được quan
tâm triển khai thực hiện theo các tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu. Trong năm 2022, tỉnh đã
quyết định công nhận 76 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao; lũy kế đến nay toàn tỉnh
có 182/204 xã, thị trấn chiếm 89,2% xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao; có 23 xã, thị
trấn đang hoàn thiện tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành kế
hoạch chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021- 10 lOMoAR cPSD| 49519085
2025; kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai
đoạn 2021-2025. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có thêm 60 sản phẩm OCOP được công
nhận đạt từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 251 sản phẩm. Kết
quả đạt được trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu đã tiếp tục củng cố vững chắc,
nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo chuẩn NTM nâng
cao gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập của người dân theo hướng bền vững; bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông
thôn; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giảm nghèo và an sinh xã
hội; củng cố xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…
Cùng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
đang duy trì đà phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
năm 2022 tăng 14,62% so với năm 2021. Khu công nghiệp (KCN) Bảo Minh (Vụ Bản),
nơi tập trung nhiều doanh nghiệp dệt, sợi, nhuộm được trao chứng nhận là KCN tiêu
biểu năm 2022. Tỉnh đang tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN
Dệt may Rạng Đông; KCN Mỹ Thuận; lập quy hoạch dự án xây dựng và kinh doanh hạ
tầng KCN Hồng Tiến, KCN Trung Thành (Ý Yên); đồng thời đôn đốc đẩy nhanh tiến độ
thi công và hoàn thiện thủ tục đầu tư các công trình trọng điểm, các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn. Nhà máy Dệt Nam Định trước đây, nay là Tổng Công ty Cổ phần
Dệt may Nam Định đang có nhiều thay đổi. Những chỉ dạy của Người về công tác tổ
chức, cải tiến quản lý, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, tính
sáng tạo của công nhân, phát động các phong trào sôi nổi để đảm bảo định mức kế hoạch
vẫn luôn là những bài học để phát triển ngành Dệt may trong bối cảnh đổi mới hội nhập
hiện nay, đóng góp vào thành tích chung xây dựng tỉnh Nam Định phát triển, xây dựng
Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh.
2. Liên hệ bản thân trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. lOMoAR cPSD| 49519085
"M t năm kh i đầầu t mùa xuần. M t đ i kh i đầầu t tu i tr . Tuộ ở ừ ộ ờ ở ừ ổ ẻ ổ
ẻi tr là mùa xuần c a xã h i". “Mùa xuần” ầấy trong em là t tủ ộ ư ưởng c a Bác.”Tu i tr ”
ầấy trong emủ ổ ẻ là được sốấng và làm vi c đúng nhầất v i t tệ ớ ư ưởng, đ o lí ầấy. Tu
i tr c a ta ch ng thạ ổ ẻ ủ ẳ ể thăấm l i hai lầần, và điềầu ý nghĩa nhầất khi sốấng đ i là
đạ ở ờ ược cốấng hiềnấ và hi sinh.
Nhận biết được điều đó bản thân em luôn tự rèn luyện, trau dồi về phẩm chất đạo đức.
Từ đó thực hiện các hành động cụ thể trong trách nhiệm của mình như sau:
+ Biết kính trên nhường dưới, cư xử đúng mực, hòa nhã với thầy cô, bạn bè, người thân;
+ Đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt;
+ Không kiêu căng, tự cao, tự đại trong mọi trường hợp.
+ Đặc biệt không tham gia vào các tệ nạn xã hội, và tuyên truyền cho mọi người chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước.
Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm
gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Mỗi tấm gương tốt cần được động viên, tuyên dương 12 lOMoAR cPSD| 49519085
để thấy được giá trị và ý nghĩa của hành động thực tiễn. Và hãy để việc học tập đó đi
vào chính cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta chứ không phải là những hoạt động
có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để
giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Mang đến một cộng đồng văn minh, nền văn hóa
đẹp hơn của Việt nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Đó không chỉ là trách nhiệm của cá nhân em, cá nhân chúng ta, mà còn vì vận
mệnh của đất nước Việt Nam. Là trách nhiệm của mỗi một công dân trong công việc,
sinh hoạt cũng như các điều kiện của mình. Sống giản dị như Bác còn là để trả ơn cuộc
đời, trả ơn những máu và nước mắt của các thế hệ cha anh đã ngã xuống cho tự do, độc lập hôm nay.
Trong mỗi chúng ta hôm nay đều là tế bào độc nhất của xã hội, mà ở đó ta cần
hiểu quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bao thế hệ cha anh đã để
lại cho ta muôn điều lớn lao và ở thời bình này đôi khi ta chỉ cần những điều nhỏ bé mà
phi thường. Em sẽ sống và làm việc hết sức mình bởi “ Ta tồn tại nhờ những gì ta nhận
được, còn ta sống bởi những gì cho đi”