Nhận thức và định hướng nghề nghiệp cho tương lai khi học ngành Luật kinh tế | Bài tiểu luận học phần Nhập môn Luật kinh tế | Trường Đại học Phenikaa
Triết học luật pháp là một nhánh của triết học và luật học trong đó nghiên cứu các vấn đề cơ bản của luật và hệ thống pháp lý, chẳng hạn như “Thế nào là luật?” , “Cái gì là tiêu chuẩn của hiệu lực pháp lý”, “Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức là gì?” và nhiều vấn đề tương tự khác. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những nguyên nhân đẫn đến sự ra đời của pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH
________________________________________________________________
BÀI TIỂU LUẬN NHẬP MÔN LUẬT KINH TẾ
Đề tài :
NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO
TƯƠNG LAI KHI HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Văn Hiền
Họ tên sinh viên : Trịnh Ngọc Linh
Mã số sinh viên: 23013148 Hà Nội, 12-2023 LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn PGS.TS Ngô Văn Hiền đã tận tâm chỉ bảo, định hướng cho em
rất nhiều thông qua các buổi học, các buổi thảo luận, thuyết trình và tạo điều
kiện cho lớp làm việc nhóm, nhờ đó mà em có thể hoàn thành được bài tiểu
luận này. Rất kính mong quý thầy, cô cho em thêm những góp ý để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 | P a g e LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buổi suy thoái kinh tế hiện nay thì việc kiếm được việc làm cho bản
thân ngày càng trở nên khó khan hơn bao giờ hết. Với ngành Luật Kinh tế cũng
không ngoại trừ rơi vào hoàn cảnh khó khăn tìm kiếm việc làm cho các bạn
mới ra trường. Do vậy để hiểu rõ nhu cầu thị trường và mong muốn của bản
thân bài tiểu luận này sẽ đưa ra một số cái nhìn khái quát về nhận thức đối với
ngành luật và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................
CHƯƠNG 1: Giới thiệu đề tài.............................................................................
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................
CHƯƠNG 2: Nhận thức về ngành luật................................................................
1. Pháp luật theo quan niệm triết
học.............................................................. 2. Pháp luật là
gì?............................................................................................ 3. Nhận thức
chung về nghề luật..................................................................... CHƯƠNG 3:
Định hướng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai........................
1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp có quan
trọng?.......................................... 2.
Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản
thân.............................................. CHƯƠNG 4: Cần làm gì để đạt được mục
tiêu đề ra........................................... 1. Những việc cần
làm..................................................................................... CHƯƠNG 5: TỔNG
KẾT..................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................1 4 | P a g e
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trong binh pháp của Tôn Tử có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Câu nói này xuất phát từ triết lý Phật giáo và đã trở thành một nguyên tắc, một
lời nhắn nhủ trong cuộc sống. Để có thể tiến đến thành công ta cần hiểu rõ bản
thân mình muốn gì, mình cần gì và hơn hết là làm thế nào để có thể đạt được
nó. Hiểu rõ bản thân mình và hiểu được nhu cầu của thị trường lao động đã
giúp chúng ta tiến gần hơn với mục tiêu của mình. Xuất phát từ nhu cầu trên,
việc nghiên cứu đề tài: “Nhận thức và định hướng nghề nghiệp cho tương lai
khi học ngành Luật kinh tế” là hết sức cần thiết. Bài tiểu luận này sẽ đưa ra cái
nhìn chung về nghành Luật kinh tế và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp cái nhìn tổng quát về pháp luật nói chung và ngành Luật Kinh tếnói riêng
- Tìm hiểu suy nghĩ của mọi người về lĩnh vực pháp luật
- Đưa ra định hướng nghề nghiệp cho tương lai
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công dân Việt Nam trong độ tuổi 18 – 30
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ NGÀNH LUẬT
1. Pháp luật theo quan niệm triết học
Triết học luật pháp là một nhánh của triết học và luật học trong đó nghiên cứu
các vấn đề cơ bản của luật và hệ thống pháp lý, chẳng hạn như “Thế nào là
luật?” , “Cái gì là tiêu chuẩn của hiệu lực pháp lý”, “Mối quan hệ giữa luật pháp
và đạo đức là gì?” và nhiều vấn đề tương tự khác.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin, pháp luật ra đời cùng với sự ra
đời của nhà nước. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng
chính là những nguyên nhân đẫn đến sự ra đời của pháp luật. 2. Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với
lợi ích giai cấp của mình.
Theo khảo sát nghiên cứu thì 100% công dân đều cho rằng nếu không có pháp
luật đất nước đều trở nên rối loạn và không thể phát triển
3. Nhận thức chung về nghề luật
Nghề luật là một khái niệm tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của
những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc
liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại các cơ quan như Tòa
án, Viện kiểm sát, Văn phòng luật sư, cơ quan Công an, cơ quan Công chứng,… 6 | P a g e
Nghề luật có sứ mệnh trong việc bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, là căn
cứ để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp. Những người hành
nghề luật cần công minh chính trực, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình.
Tình hình hiện nay, theo như khảo sát có 85% tin vào pháp luật nhưng có một
số ít khoảng 15% không tin vào pháp luật.
Điều đó dường như cũng dễ hiểu khi trong những năm gần đây ngày càng xảy
ra các vụ án oan khiến nhứng người vô tội phải chịu oan ức như vụ án điển hình
“Huỳnh Văn Nén: Người tù thế kỷ mang 2 án oan giết người”. Ông Nén được
xác định là người bị các cơ quan tố tụng cuả tỉnh Bình Thuận tuyên án oan trong
hai vụ giết người. Đó là mức án 5 năm tù cho tội không tố giác tội phạm trong
vụ án giết bà Dương Thị Mỹ và mức chung thân cho vụ án giết bà Lê Thị Bông.
Mãi đến ngày 28/11/2015, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận trao quyết
định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Huỳnh Văn Nén, chấm dứt 17 năm 5
tháng ngồi tù oan của ông cho cả hai vụ án trên. Bên cạnh đó phải kể đến phát
biểu của Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng tại Quốc hội Việt Nam 15/06/2020 khi nói
về vụ án Hồ Duy Hải. Ông phát biểu: “Chưa từng bao giờ thấy cái niềm tin vào
nền tư pháp Việt Nam nó thấp như bây giờ”. Và ông cũng đề cập đến sai lầm
của tố tụng và sai lầm của tư pháp.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp có quan trọng?
Mục tiêu nghề nghiệp là rất quan trọng. Nó giúp ta có thể định hướng được việc
làm, khẳng định giá trị bản thân và đưa ra lộ trình phù hợp. Khi đặt ra mục tiêu
nghề nghiệp sẽ thôi thúc bản thân không ngừng cố gắng, trở thành động lực để
tiến tới thành công. 2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Thực hiện những công việc liên quan đến pháp luật như tư vấn pháp luật, bảo
vệ pháp luật, thực thi pháp luật trong các cơ quan khác nhau như viện kiểm sát,
tòa án, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, văn phòng luật sư hoặc cơ quan
công chứng hay một số bộ phận khác có liên quan đến lĩnh vực pháp lý. 8 | P a g e
CHƯƠNG 4: CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐỀ RA 1. Những việc cần làm
Học hỏi tích lũy kiến thức, nghiên cứu các đề tài liên quan đến pháp luật, cập
nhật tình hình xu hướng, lập bảng kế hoạc các bước và dần thực hiện nó. Trang
bị cho mình những kĩ năng cần thiết phục vụ cho tương lai, học thêm các
chứng chỉ, chủ động tìm kiếm cơ hội cho bản thân.
Khắc phục khuyết điểm, phát triển điểm mạnh và luôn cố gắng ngày một tốt hơn.
CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT
Bản thân đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống, biết
gắn liền nó với thực tiễn cũng như đề ra cho bản thân định hướng nghề nghiệp trong tương lai 10 | P a g e
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://luatminhkhue.vn/triet-hoc-phap-luat-la-gi-mot-so-vai-tro-cua-triet-
hocphap-luat.aspx https://luatminhkhue.vn/nghe-luat-la-gi.aspx
https://everest.org.vn/nhan-thuc-chung-ve-nghe-luat-nhu-the-nao/
https://tuoitre.vn/huynh-van-nen-vu-oan-sai-chua-tung-co-trong-to-tung-
1013980.htm https://congan.com.vn/tin-chinh/vu-ho-duy-hai-dung-do-toi-
cho-cac-dai-bieulam-roi-van-de_94381.html