-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhận thức và định hướng nghề nghiệp cho tương lai khi học pháp luật kinh tế | Bài tập kết thúc học phần Pháp luật kinh tế | Trường Đại học Phenikaa
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Khi pháp luật đã được ban hành thì mọi công dân, tổ chức phải chấp hành và thi hành pháp luật. Nhưng không phải ai trong xã hội cũng có ý thức chấp hành pháp luật. Để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc, phải có một đội ngũ đông đảo những người làm công tác thi hành pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Nhập môn pháp luật kinh tế 4 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Nhận thức và định hướng nghề nghiệp cho tương lai khi học pháp luật kinh tế | Bài tập kết thúc học phần Pháp luật kinh tế | Trường Đại học Phenikaa
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Khi pháp luật đã được ban hành thì mọi công dân, tổ chức phải chấp hành và thi hành pháp luật. Nhưng không phải ai trong xã hội cũng có ý thức chấp hành pháp luật. Để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc, phải có một đội ngũ đông đảo những người làm công tác thi hành pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Nhập môn pháp luật kinh tế 4 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN PHÁP LUẬT KINH TẾ
Đề bài: “Nhận thức và định hướng nghề nghiệp cho tương lai khi học pháp luật kinh tế.” Sinh viên
: Nguyễn Kim Ngân Lớp
: Nhập môn pháp luật kinh tế-2-1-22 (N01) MSSV : 22012110
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
2. NỘI DUNG .......................................................................................................... 4
2.1. Nhận thức về nghề Luật ............................................................................... 4
2.2. Định hướng, mục tiêu nghề trong tương lai .............................................. 5
2.3. Những điều kiện cần để đạt được mục tiêu đã đề ra ................................ 6
3. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 7
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 8 2 1. LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của nước ta đang vươn mình phát triển để hội nhập được với nền
kinh tế của thế giới. Các công ty, doanh nghiệp trong nước hoặc những doanh
nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài cũng không ngừng mở rộng và phát triển.
Quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế đang diễn ra với những bước phát
triển mạnh mẽ. Chính vì thế, hành lang pháp lý và những vấn đề liên quan đến
chính sách kinh tế phải được quan tâm và đảm bảo chặt chẽ ở tất cả các khâu.
Theo đó, ngành Luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng đang và sẽ trở thành
công cụ bảo hộ ưu việt nhất góp phần bảo vệ sự an toàn, duy trì sự ổn định và
mang đến hiệu quả cao nhất có thể trong quá trình hoạt động của các đơn vị
kinh doanh. Việc nắm bắt và trang bị tất cả những kiến thức cần thiết về luật
pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển
của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến các hoạt động
kinh tế. Vì lẽ đó, ngành Luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng được xem là
một ngành quan trọng, không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ngày nay,
cử nhân luật ra trường có cơ hội việc làm rất đa dạng và hấp dẫn, không chỉ
còn bó hẹp trong các cơ quan nhà nước như tòa án, viện kiểm sát, sở tư
pháp,...Họ có thể làm việc cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trong một vài năm tới, Việt Nam ước tính
sẽ cần tới khoảng 18.000 nhân sự ngành luật, trong đó có 3000 chấp hành viên,
2000 công chứng viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên thừa phát lại. Luật
kinh tế là một trong những lĩnh vực thiếu nhân lực trầm trọng nhất trong ngành
này. Nhu cầu tuyển dụng dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới
bởi nhu cầu của con người ngày càng cao và bởi vì chính vai trò vô cùng quan
trọng của Luật kinh tế trong xã hội hiện đại.
Bên cạnh đó, trong thời buổi đồng tiền không nằm yên trong két sắt, trong tài
khoản ngân hàng mà luôn được tận dụng cho những cơ hội đầu tư vào cổ phiếu,
trái phiếu, những chiến lược kinh doanh táo bạo như hiện nay, các Cử nhân 3
Luật kinh tế có cơ hội trở thành những chuyên gia tư vấn tài chính chuyên cung
cấp cho khách hàng những quyết định đầu tư tài chính đúng đắn, sáng suốt. 2. NỘI DUNG
2.1. Nhận thức về nghề Luật
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp
với lợi ích của giai cấp mình. Khi pháp luật đã được ban hành thì mọi công
dân, tổ chức phải chấp hành và thi hành pháp luật. Nhưng không phải ai trong
xã hội cũng có ý thức chấp hành pháp luật. Để đảm bảo pháp luật được thực
thi nghiêm túc, phải có một đội ngũ đông đảo những người làm công tác thi
hành pháp luật. Nhiệm vụ của những người này là giúp người dân hiểu rõ pháp
luật, tạo điều kiện cho họ hưởng các quyền công dân của mình, phát hiện và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội,
trong đó có lợi ích riêng của từng người dân. Nghề luật là một khái niệm mang
tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức
pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác
nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan
công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các
cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất
nước,… Nghề luật do những người có các chức danh tư pháp khác nhau thực
hiện, hướng tới mục đích là bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản của Nhà
nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân
phẩm của công dân, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nâng cao ý
thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Những
người hành nghề luật có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện hoạt động 4
hướng đến mục đích chung như trên. Và mỗi chức danh tư pháp lại có những
mục đích cụ thể khác nhau.
2.2. Định hướng, mục tiêu nghề trong tương lai
Sinh viên ngành Luật kinh tế ra trường có thể làm việc ở đâu? Đây là câu hỏi
mà hầu hết tất cả sinh viên ngành luật kinh tế đều quan tâm và vẫn còn mơ hồ
về nghề nghiệp. Sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi ra trường thường có 2
lựa chọn: phụ trách các công tác pháp chế của doanh nghiệp hoặc hành nghề
luật sư. Đối với công tác pháp chế của doanh nghiệp, các bạn có thể lựa chọn
làm việc tại các công ty tư vấn luật, ở vị trí trợ lý luật sư hoặc làm chuyên viên
pháp chế của các doanh nghiệp. Các sinh viên Luật kinh tế cũng có thể làm
việc trong các cơ quan quản lý nhà nước có các mảng liên quan đến luật kinh
tế. Nếu muốn theo đuổi nghề luật sư thì ngành học này là phù hợp kết hợp với
một số điều kiện khác.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế tại các trường đại học
có thể đảm nhiệm các vị trí sau: Tư vấn pháp lý, đánh giá, phân tích và giải
quyết những vấn đề phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của công ty hoặc
doanh nghiệp; tư vấn pháp luật, làm cán bộ thực hiện các dịch vụ pháp lý của
luật sư hoặc những người hành nghề luật sư; cán bộ hành pháp, lập pháp và tư
pháp; giảng dạy và nghiên cứu,…
- Chuyên viên pháp lý – Chuyên viên pháp chế: Đây là một vị trí công việc
được khá nhiều người lựa chọn vì vị trí này khá dễ xin việc, môi trường làm
việc phù hợp và mức lương không quá cạnh tranh. Hiện cũng có rất nhiều
doanh nghiệp đang tham gia hoạt động ở thị trường trong nước hay quốc tế
cũng đều rất cần có sự tư vấn về mặt pháp lý hoặc giúp giải quyết các vấn đề
pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động. Chính bởi vậy nên nhu cầu tuyển
chọn các chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế đều rất cao.
- Luật sư (chuyên về bên các vụ tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế). 5
- Tư vấn pháp lý: Công việc của các tư vấn pháp lý cũng tương tự như
cácchuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế nhưng vai trò này vẫn có
điểm khác so với chuyên viên. Tư vấn pháp lý sẽ làm việc độc lập trong các
văn phòng luật, hỗ trợ cho các khách hàng là những doanh nghiệp hoặc cá
nhân đang gặp khó khăn về các tranh chấp liên quan đến kinh tế.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp: Những vị trí này đều lànhững
vị trí làm trong các cơ quan nhà nước, cơ quan cấp cao,…
Ngoài ra, sinh viên cũng có thể học lên để lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ để mở ra
nhiều cơ hội hơn cho bản thân. Hoặc có thể lựa chọn phát triển sự nghiệp theo
hướng làm kinh doanh hoặc là làm chính trị. Với những nền tảng vững chắc về
pháp luật và các cơ chế pháp lý thì sinh viên Luật kinh tế hoàn toàn có khả
năng tham gia vào những lĩnh vực đó. Còn nếu đam mê với việc giảng dạy thì
sinh viên có thể làm giảng viên tại các trường đại học nếu như có đầy đủ bằng
cấp và chứng nhận theo yêu cầu của ngôi trường đó. Sinh viên làm việc trong
các công ty, xí nghiệp; làm việc trong hệ thống tòa án nhân dân, trung tâm
trọng tài thương mại và các đơn vị dịch vụ tư vấn pháp luật; Cử nhân Luật kinh
tế cũng có thể theo học các khóa đào tạo về luật và hành nghề luật,…
2.3. Những điều kiện cần để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sinh viên đang giai đoạn tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nên tự tìm hiểu hết
vì rất nhiều luật, thậm chí có rất nhiều luật không được học trong trường. Trong
quá trình học, sinh viên nên xác định hướng đi của mình, từ đó xác định các
môn học, nội dung mình cần nghiên cứu kỹ. Không cần đợi đến học kỳ thực
tập, sinh viên cũng có thể xin thực tập không lương và thực hiện từ những công
việc nhỏ nhất. Ngoài việc thực tập thực tế, lời khuyên cho sinh viên là cần tích
lũy kinh nghiệm thông qua nhiều cách như đọc và lưu tất cả các câu hỏi ở mục
tư vấn luật trên báo/internet vì mình chưa biết chi tiết và cụ thể pháp luật về
vấn đề đó nhưng có thể học cách luật sư tư vấn và trả lời trên báo đọc để nghiền 6
ngẫm học cách người ta tư vấn…Ngoài ra, có thể tham khảo trên các website
khi các luật được lấy ý kiến sửa đổi, đang soạn thảo…Khi đó có thể nghiên
cứu các ý kiến thảo luận, góp ý…Lúc luật ban hành thì sẽ nắm vững hơn. Ngoài
ra, nếu có điều kiện thì có thể cập nhật bằng cách mua dữ liệu từ các trang web
như thuvienphapluat, luatvietnam...Ngoài ra, sinh viên có thể cập nhật từ các
website trên mạng, ví dụ như VCCI chuyên lấy ý kiến của các chuyên gia về
dự thảo về luật và các văn bản mới…Có thể đọc được quan điểm của những
người am hiểu về luật và tích lũy kiến thức dần dần. Hiểu biết về luật, ngay cả
không làm về luật vẫn giúp người sử dụng lao động/khách hàng đánh giá cao
và có lợi thế trong mọi lĩnh vực, giúp tự tin hơn trong việc xử lý công việc.
Nếu có mong muốn làm việc trong mảng lĩnh vực nước ngoài thì ngoài kiến
thức, ngoại ngữ là một yếu tốt rất quan trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài/có
vốn đầu tư nước ngoài…tại Việt Nam luôn có thói quen sử dụng dịch vụ pháp
lý trong việc ngăn ngừa, xử lý tranh chấp…hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
Chi phí trả cho việc sử dụng những dịch vụ này cũng cao hơn nhiều so với
công ty Việt Nam. Do vậy, muốn có thu nhập tốt thì sinh viên cần trang bị tiếng Anh.
Công thức chung để dễ thành công trong ngành luật: Trang bị kiến thức luật
vững + Thực hành, tích lũy các kỹ năng mềm (thuyết phục, thương lượng, đàm
phán…) + Thông thạo Anh ngữ + Học hỏi suốt đời (tự học, tự trang bị kiến
thức) + Đầu tư kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực mình muốn theo đuổi. 3. KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, cách mạng công nghiệp hiện nay đã đưa giới Luật sư Việt
Nam đến với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Đây cũng chính là cơ
sở để tiến hành đổi mới và hiện thực hóa định hướng phát triển nghề Luật sư
theo hướng chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng
cao của cơ quan, tổ chức, công dân, doanh nghiệp. 7
Để có thể theo kịp những thay đổi nhanh chóng của thời đại công nghệ 4.0 hiện
nay, sinh viên ngành Luật kinh tế cần phải tích cực học tập và rèn luyện, tích
lũy kinh nghiệm, xác định được mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của bản
thân, từ đó chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để bước vào thế giới.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ngành Luật và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai (kctl.hufi.edu.vn)
- Học luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội cho người học luật kinh tế (swinburne-vn.edu.vn) 8