-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhập môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại
Nhập môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Quản trị chuỗi cung ứng (QT)
49 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại
373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848 Bài làm
Câu 1 (5 điểm): Lý thuyết a)
❖ Những hoạt động thuê ngoài phổ biến trong chuỗi cung ứng?
Thuê ngoài (outsourcing) đơn giản được hiểu là việc di chuyển các quá trình kinh doanh
trong một tổ chức sang các nhà cung cấp dịch cụ bên ngoài. Về mặt bản chất đây là chiến
lược loại trừ các chức năng kinh doanh không cốt lõi để tập trung nguồn lực vào các hoạt
động kinh doanh chính của doanh nghiêp.
Thuê ngoài logistics là việc sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên trong thay mặt
doanh nghiệp để tổ chức và triển khai hoạt động logistics.
• Những hoạt động thuê ngoài phổ biến trong chuỗi cung ứng là:
✓ Thuê ngoài gia công:
Ví dụ: công ty sản xuất ô tô thì không phải bộ phận nào cũng do công ty đó sản xuất mà
các phụ tùng như nốp, ốc vít, các chi tiết máy móc sẽ được thuê ngoài gia công để tiết kiệm
thời gian và chi phí sản xuất.
✓ Thuê ngoài sản xuất:
Ví dụ: Apple quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu với phần phát triển sáng tạo ở Hoa Kỳ và
thuê ngoài các công đoạn sản xuất ở các quốc gia châu Á và mua linh kiện từ các nguồn
khác nhau trên khắp thế giới. Linh kiện được chuyển đến các nhà máy lắp ráp ở Trung
Quốc bằng đường hàng không để tiết kiệm thời gian và chi phí.
✓ Thuê ngoài các hoạt động logistics như: vận tải nội địa; giao nhận, kho bãi; dịch vụ khai
báo hải quan, vận tải quốc tế,…
⇨ Thông thường, doanh nghiệp chỉ thuê ngoài các hoạt động không cốt lõi vì lí do bảo mật,
bí quyết kinh doanh hay thông tin khách hàng.
❖ Có phải định hướng chuyên môn hóa về tổ chức làm gia tăng tỉ lệ thuê ngoài trong các
chuỗi cung ứng hay không?
• Nhận định trên là chính xác.
• Giải thích: Vì là chuyên môn hóa về tổ chức nghĩa là tập trung vào năng lực cốt lõi
của mình theo từng khâu chuyên môn hóa, thay vì tập trung về dịch vụ logistics và các hoạt động khác.
b) Trình bày các loại liên kết quy trình trong chuỗi cung ứng.
❖ Liên kết quy trình được quản lí: Đây đều là các liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng, là
bộ phận không thể tách rời và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chuỗi. Hoạt động của
chuỗi cần tích hợp và quản lí chặt chẽ, và đối tượng thường là nhà chung cấp hay khách
hàng cấp 1 hoặc 1 số ngoài cấp 1.
❖ Liên kết quy trình được giám sát: Các doanh nghiệp thường không quan trọng với doanh
nghiệp lãnh đạo, chỉ cần theo dõi và kiểm tra khi cần, đối với các doanh nghiệp này chỉ cần
tích hợp và quản lí giữa các thành viên khác. lOMoARcPSD|40534848
❖ Liên kết quy trình không được quản lí: Thường là các doanh nghiệp không quan trọng đến
chuỗi cưng ứng, và do doanh nghiệp không còn đủ nhân lực để giám sát mà tin tưởng để
thành viên khác quản lí.
❖ Liên kết quy trình không phải thành viên: Các doanh nghiệp liên kết không thuộc liên kết
của chuỗi mà chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp lãnh đạo.
Ví dụ (cho cả các liên kết trên): Apple là tập đoàn sản xuất điện thoại và các thiết bị điện tử lớn
nhất trên thế giới hiện nay. Để làm được điều này thì thì Apple cần thiết kế chuỗi cung ứng một
cách tối ưu nhất. Đối với các liên kết quy trình được quản lí, là công ty mẹ đặt trụ sở ở Mĩ có
nhiệm vụ thiết kế và phát triển sản phẩm, đây được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất và có sự
giám sát, bảo mật tuyệt đối của công ty mẹ. Ở phần sản xuất sản phẩm, thì Apple sử dụng liên
kết quy trình được giám sát, Apple tìm các nhà sản xuất liên kiện điện tử ở Mĩ, châu Âu, và 1 số
ít nước châu Á rồi đưa chúng đến nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc. Quá trình này có sự giám sát
và kiểm tra của Apple. Đối với liên kết quy trình không được quản lí có thể là các nhà máy phân
phối sản phẩm không trực thuộc của Apple, có thể là các store bán đồ điện tử nhập sản phẩm của Apple,…
c) Bốn trường phái nhận thức về chuỗi cung ứng bao gồm: Trường phái nhận thức chuỗi chức
năng, Trường phái Liên kết/Logistics, Trường phái thông tin và Trường phái tích hợp.
• Trường phái nhận thức chuỗi chức năng: Mua Sản Phân hàng xuất phối NCC Doanh nghiệp KH
- Trường phái này chủ yếu tập trung vào dòng vận động của nguyên liệu và hàng hóa trong
quá trình từ nhà cung cấp cho tới tay của người tiêu dùng.
- Làm gia tăng giá trị cho sản phẩm khi qua tay từng bên.
- Quản trị chuỗi cung ứng ở trong trường phái này được hiểu là chuỗi các nhiệm vụ tuần tự
của các yếu tố mang tính tổ chức.
• Trường phái Liên kết/Logistics: Mua Sản Phân hàng xuất phối NCC Doanh nghiệp KH
Liên kết: Logistics và Vận tải 2 lOMoARcPSD|40534848
- Trường phái nay chủ yếu tập trung vào sự liên kết giữa các chức năng trong chuỗi. Thực tế cho
thấy rằng việc quản trị tốt các liên kết này sẽ tạo điều kiện cho các công ty/ doanh nghiệp hay
thậm chí là các tập đoàn có ưu thế lớn hơn, có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.
Không khó để có thể nhận thấy rằng Logistics và vận tải là những yếu tố chính xuyên suốt liên kết này.
• Trường phái thông tin: Mua Sản Phân hàng xuất phối NCC Doanh nghiệp KH Dòng thông tin
- Thông tin giữa các thành viên có vai trò quan trọng và chạy xuyên suốt trong chuỗi.
- Thông tin vận động cùng hoặc ngược hướng với dòng vật chất.
- Hỗ trợ và cung cấp thông tin về tình trạng dòng vật chất.
• Trường phái tích hợp:
- Sự tích hợp các quá trình kinh doanh xuyên suốt chuỗi.
- Tăng giá trị khách hàng và các bên liên quan. -
Bao trùm tất cả các hoạt động trong chuỗi không riêng logistics.
Câu 2 (5 điểm): LIÊN HỆ THỰC TẾ a)
❖ Đặc điểm chung của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam hiện nay:
- Thứ nhất, về quy mô: các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Theo
báo cáo dẫn số liệu từ Bộ Công Thương cho biết: tới 90% doanh nghiệp khi đăng kí có vốn dưới
10 tỉ đồng; cả nước hiện có hơn 4000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động; trong đó, 80% là
các doanh nghiệp logistics nội địa nhưng chỉ chiếm 20% thị phần logistics tại Việt Nam, 80% thị
phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thứ hai, về những hình thức dịch vụ chính: các công ty logistics tại Việt Nam chủ yếu hoạt động
ở mức 2PLs (Second Party Logistics- Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai). Đây là một chuỗi
những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động logistics nhằm đáp ứng
nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt động logistics (chỉ đảm nhận một khâu trong
chuỗi logistics). 2PLs là việc quản lý các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,….
- Thứ ba, về nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp. Lao động tại các doanh nghiệp Logistics hiện
tại của Việt Nam hiện nay được nhận định là: chắp vá và thiếu bài bản. lOMoARcPSD|40534848
- Thứ tư, về ứng dụng công nghệ: việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, vẫn còn kém xa so với trình độ quốc tế, phương
tiện vận tải còn lac hậu, trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động
thủ công vẫn phổ biến. Công tác lưu kho còn khá lạc hậu, chưa áp dụng phổ biến tin học trong
quản trị kho như mã vạch, chương trình phần mềm quản trị kho.
❖ Cách doanh nghiệp cần phải có giải pháp gì để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm
chi phí hoạt động kinh doanh?
- Chuyên môn hóa nguồn nhân lực: Đẩy mạnh liên kết với các trường đại học, cao đẳng, cơ
sở đào tạo nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực logistics chất lượng.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu khoa học kĩ thuật, ví
dụ như: sử dụng các hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu logistics. Những hệ thống phần
mềm như vậy có khả năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động quản lý
kho, quản lý và kết nối vận tải, quản lý giao hàng một cách hiệu quả.
- Quy hoạch hóa đồng bộ: Các doanh nghiệp tăng cường liên kết để giảm chi phí, hợp tác tốt
hơn nữa giữa các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Các
nhà cung cấp dịch vụ logistics liên tục và chủ động để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ,
giảm chi phí… Ngoài ra, sự kết hợp các phương thức vận tải khác nhau (vận tải đa phương
thức) để kết hợp các ưu điểm của từng phương thức vận tải cũng chưa phổ biến ở các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam. b)
❖ Dưới tác động của toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0, nhân lực ngành Logistics và
quản lý chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng những yêu cầu mới như sau:
- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động logistics: Nâng cao trình độ chuyên môn, tay
nghề, tích cực học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn, tự trau dồi kiến thức và kỹ
năng bằng cách trước tham gia các diễn đàn, website trên Internet để học hỏi kinh nghiệm cũng
như cập nhật thông tin, những đổi mới của ngành như: Logistics4vn, trang web/fanpage của hãng
tàu, hãng máy bay, công ty dịch vụ Logistics, trang web của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
Logistics Việt Nam (VLA),…
- Về kĩ năng công nghệ thông tin: ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực học tập và làm
việc để tiếp thu kịp với những thông tin, tri thức mới của nhân loại.
- Về mặt nhận thức: Phải biết được được rằng toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0 vừa là cơ
hội, vừa là thách thức, tạo nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa ứng
dụng vật lí và ứng dụng kĩ thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạt vật làm thay đổi nhanh
chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển sản xuất, logistics đến dịch vụ
khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Bên cạnh đó thì cần nhận thức rõ vai
trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với hội nhập kinh tế toàn cầu nói chung và ngành
logistics và quản lí chuỗi cung ứng nói riêng.
- Ngoài ra, cần phát triển bản thân 1 cách toàn diện về mặt thể chất và tinh thần, cùng với đó và
các kĩ năng cơ bản mềm cơ bản.
❖ Liên hệ với nhân lực logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam. 4 lOMoARcPSD|40534848
• Thực trạng: một trong những mỗi quan tâm hàng đầu của ngành logistics và chuỗi cung ứng
Việt Nam hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này của
Việt Nam còn nhiều hạn chế. Phần lớn kiến thức mà những người làm logistics hiện nay có
được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm trong
ngành dịch vụ này, các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với
yêu cầu phát triển của ngành dịch vụ logistics. Giai đoạn 2017-2020, ngành logistics Việt
Nam cần khoảng 20.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, và đến năm
2030, số lượng người lao động mới cần thêm trong ngành logistics lên tới 200.000 lao động
trình độ cao, đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh. • Giải pháp:
- Phát triển hơn nữa ngành học về logistics và quản lí chuỗi cung ứng, đẩy mạnh liên kết với
các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực
logistics chất lượng cao có đầy đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc, phù
hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là trong môi trường làm việc quốc tế; tạo ra nguồn nhân
lực được đào tạo chính quy, bài bản và có hệ thống thì nguồn nhân lực mới được cung ứng
một cách bền vững và có chất lượng
- Đối với các nhà quản lí và hoạch định chiến lược: cần hiểu rõ hơn về bản chất, vai trò, thực
trạng của ngành logistics để đưa ra những chính sách và phương hướng phát triển, xây dựng
thể chế và luật pháp phù hợp với sự phát triển của ngành logistics.