Nhập môn VNH | Đại học Tây Đô
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nghiên cứu và giới thiệu những vấn đề khu vực học một cách toàn diện, sâu sắc nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên cấp thiết. Khu vực học trong nghiên cứu Việt Nam học là nghiên cứu về văn hóa, kinh tế và các điều kiện tổng thể của các vùng văn hóa để có cái nhìn tổng thể về Việt Nam.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Trường: Đại học Tây Đô
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mục lục
CHƯƠNG 1. DẪN LUẬN .................................................................................................. 3
1.1 Thuật ngữ Khu vực học và Việt Nam học .................................................................. 3
1.2 Đối tượng nghiên cứu của Khu vực học và Việt Nam học ......................................... 5
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Khu vực học và Việt Nam học ........................................ 30
1.4. Phương pháp nghiên cứu của Khu vực học và Việt Nam học ................................. 42
CHƯƠNG 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VIỆT NAM HỌC ........................... 45
2.1 Sơ lược về sự phát triển và triển vọng của ngành VNH ............................................ 45
2.2 Giới thiệu chương trình đào tạo ngành VNH ............................................................ 50
2.3 Mối quan hệ giữa VNH với các ngành khoa học khác .............................................. 50
2.4 Một số gợi ý về phương pháp học tập – nghiên cứu ngành Việt Nam học ở trường
Đại học ............................................................................................................................ 54
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 63
Phụ lục ............................................................................................................................ 64 1
NHẬP MÔN KHU VỰC HỌC & VIỆT NAM HỌC
Trong khuôn khổ của một học phần nhập môn, tài liệu sẽ đề cập tới những vấn đề sau đây:
1. Thuật ngữ: Khu vực học là gì? Việt Nam học là gì?
2. Đối tượng nghiên cứu: Khu vực học, Việt Nam học nghiên cứu cái gì?
3. Chức năng, nhiệm vụ: Khu vực học, Việt Nam học có ý nghĩa gì đối với cuộc
sống hôm nay và ngày mai?
4. Phương pháp nghiên cứu của Khu vực học, Việt Nam học
5. Vị trí của ngành Việt Nam học trong hệ thống các ngành khoa học
6. Sơ lược về ngành Việt Nam học ở Việt Nam cũng như trên thế giới và triển vọng của nó
7. Giới thiệu chương trình đào tạo của ngành Việt Nam học
8. Một vài gợi ý về phương pháp học tập, nghiên cứu ngành học. 2
CHƯƠNG 1. DẪN LUẬN
1.1 Thuật ngữ Khu vực học và Việt Nam học
1.1.1 Thuật ngữ Khu vực học
“Khu vực” là khái niệm chỉ một khoảng không gian địa lý có giới hạn rõ ràng được
xác định bởi một số dấu hiệu về tính chất, đặc điểm chung nhất định. Nó có thể là một
khu vực nhỏ như khu vực sân bay, khu vực trường học,… và cũng chỉ một vùng không
gian khá rộng lớn như khu vực Đông Nam Á, khu vực Châu Á... Như vậy việc xác
định “đồng nhất về chức năng (xã hội) của không gian” là tiêu chí quan trọng để xác định khu vực khi nghiên cứu.
Từ khái niệm về khu vực, khi quá trình nghiên cứu đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa
“Khu vực học” là gì?.
“Khu vực học là ngành khoa học nghiên cứu về khu vực bởi một thể thống nhất về
kinh tế – xã hội và việc hiểu biết, giải thích vị trí và vai trò của nó trong quốc tế học. Kết
quả này chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng tất cả các nhánh nghiên cứu mà nó đưa
ra những giải thích hợp lệ” (Jean, 1952).
Một nhà nghiên cứu khu vực người Mỹ, D. L. Szanton (2013), đã nêu khái niệm khu
vực học như sau: “Hiểu một cách rõ ràng nhất thì khu vực học là một nhóm gồm nhiều
lĩnh vực và hoạt động học thuật với những đặc điểm chung sau đây: (1) nghiên cứu sâu về
ngôn ngữ; (2) nghiên cứu điền dã sâu sắc bằng tiếng bản địa; (3) nghiên cứu kỹ các sự
kiện lịch sử địa phương, các quan điểm, các tài liệu, các tri thức về địa phương; (4) kiểm
tra, thảo luận, phê phán hay phát triển các lý thuyết cơ bản dựa trên những quan sát cụ
thể; và (5) có những thảo luận liên ngành liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn”.
Có thể hiểu: Khu vực học là khoa học liên ngành, nghiên cứu quan hệ cội nguồn và
lịch sử; có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giữa họ đã diễn ra sự
giao lưu văn hóa, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong
sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng, có thể phân biệt với các khu vực
văn hóa khác. Mặt khác, cũng không thể không quan tâm nghiên cứu mối quan hệ đa
chiều, đa phương giữa các khu vực đã và đang diễn ra vô cùng đa dạng và phức tạp trong 3
các khu vực và trên toàn hành tinh. (Trần Lê Bảo, Khu vực học và nhập môn Việt Nam học, 2008).
“Khu vực học là ngành nghiên cứu về văn hóa, kinh tế và các điều kiện tổng thể của
một vùng, quốc gia hay châu lục” (Việt Anh, 2013).
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu nghiên cứu và giới thiệu
những vấn đề khu vực học một cách toàn diện, sâu sắc nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn
nhau càng trở nên cấp thiết. Nghiên cứu Khu vực học sẽ góp phần xác lập cơ sở khoa học
cho việc tổ chức không gian, quy hoạch lãnh thổ, quản lý kinh tế, xã hội và đẩy mạnh
phát triển dựa trên thế mạnh của mỗi vùng.
Như vậy, muốn nghiên cứu về Việt Nam học phải bắt đầu từ nghiên cứu các khu vực
văn hóa trên đất nước Việt Nam; Hay nói một cách khác, Khu vực học trong nghiên cứu
Việt Nam học là nghiên cứu về văn hóa, kinh tế và các điều kiện tổng thể của các vùng
văn hóa để có cái nhìn tổng thể về Việt Nam.
1.1.2 Thuật ngữ Việt Nam học
Thuật ngữ “Việt Nam học” (VNH) xuất hiện trong các ngôn ngữ Âu – Mĩ từ những
thập niên 30 của thế kỉ XX. Đó là Vietnamiens trong tiếng Pháp, Vietnamese studies
trong tiếng Anh, Vietnamovezenhie trong tiếng Nga. Ngoài ra, thuật ngữ này còn xuất
hiện trong thuật ngữ tiếng Hán, tiếng Nhật,… và sau cùng là trong tiếng Việt. Nói cách
khác, người Việt đã “dịch” một thuật ngữ khoa học về đất nước, dân tộc mình từ các thuật
ngữ nước ngoài. Thật ra cũng rất hợp lí. Chính nhu cầu hiểu biết về đất nước, con người,
lịch sử, văn hóa,… Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những quốc gia đã từng có quan hệ
chặt chẽ với Việt Nam (kể cả quan hệ thù địch lẫn quan hệ hữu nghị, hợp tác) trong nhiều
trường hợp, còn bức xúc và cần thiết hơn ngay chính chúng ta; bởi muốn đạt hiệu quả
trong quá trình xâm lược, nô dịch hay hợp tác, hữu nghị trước đây, cũng như trong các
mối quan hệ hợp tác, trao đổi hiện nay, họ không thể không hiểu biết về Việt Nam.
Cách hiểu thông thường nhất: Việt Nam học là ngành khoa học về Việt Nam. Cách
hiểu này không sai nhưng lại quá chung chung, chưa nêu bật lên đối tượng và mục đích
nghiên cứu của lĩnh vực khoa học này, bởi vậy chúng tôi đưa ra một định nghĩa cho thuật ngữ này như sau: 4
Việt Nam học (VNH) là một lĩnh vực khoa học (hay một tập hợp các ngành khoa
học) chuyên nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam trên mọi bình diện từ địa lý,
ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa,… cho tới phong tục, tập quán, và lối sống. Mục đích của sự
nghiên cứu đó là nhằm đem lại những hiểu biết toàn diện về Việt Nam, phục vụ sự nghiệp
xây dựng đất nước ngày một phồn thịnh và tăng cường khả năng giao lưu – hội nhập quốc tế.
1.2 Đối tượng nghiên cứu của Khu vực học và Việt Nam học 1.2.1 Khu vực học
Đối tượng nghiên cứu của Khu vực học trong Việt Nam học là các vùng văn hóa
Việt Nam nhằm tìm ra những đặc trưng văn hóa, kinh tế của từng khu vực làm cơ sở để
có cái nhìn tổng quát và toàn diện về Việt Nam.
Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị
dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các
dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội
nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử
với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
Có nhiều quan điểm về phân chia các vùng văn hóa Việt Nam. Quan điểm phân chia
vùng văn hoá của GS. Ngô Quốc Vượng được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình đó là Việt
Nam chia thành 6 vùng văn hóa: 1. Vùng văn hóa Tây Bắc
2. Vùng văn hóa Việt Bắc
3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ
4. Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên
5. Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 6. Vùng văn hóa Nam Bộ.
Khi nghiên cứu văn hoá vùng cần làm rõ 2 yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá vùng, đó là:
+ Yếu tố về môi trường sinh thái – tự nhiên: Đây là yếu tố quyết định đầu tiên. Bao
gồm những yếu tố về địa lý, điều kiện tự nhiên như địa hình, sinh thái, khí hậu, những đặc 5
điểm về dân tộc của dân cư, những đặc điểm về quá trình phát triển lịch sử – xã hội, lịch
sử chính trị, lịch sử đấu tranh, trạng thái xã hội v.v
+ Yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung lối
sống, phong tục tập quán, nghệ thuật… và các quan hệ giao lưu kinh tế – văn hóa, giữa
nội bộ cộng đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác tạo nên sự đồng nhất
và sắc thái vượt trội của vùng.
Trích: Chương 1. VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC 1.1 KHÁI QUÁT VÙNG
Vị trí địa lý: Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường
biên giới với Lào và Trung Quốc, tiếp giáp 2 vùng văn hóa là vùng Đông Bắc và châu thổ Bắc Bộ nên có
khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam. Đây là điều kiện thuận
lợi để vùng phát triển giao thương
Hành chính: Tây Bắc hện nay gồm 6 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai.
Địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam. Trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500 m trở lên, các
đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3143 m, Yam Phình 3096m, Pu Luông 2.983 m. Dãy Hoàng Liên Sơn,
được người Thái gọi là "sừng trời" (Khau phạ), nghĩa là bức tường thành phía đông. Địa hình cao nguyên
là đặc trưng của vùng, một số cao nguyên nổi tiếng Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản bên cạnh đó các bồn địa
là Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Vùng Tây Bắc có địa hình phân tầng lớn, chai cắt mạnh đặt ra thách thức lớn: suất đầu tư hạ tầng
lớn; việc quy hoạch bố trí dân cư, cũng như xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị quy mô
lớn, hiện đại gặp nhiều khó khăn; việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên
canh sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng rất khó thực hiện.
Với địa hình đa dạng, có quỹ đất chưa sử dụng còn lớn cùng với các vùng tiểu khí hậu nhiệt đới và
ôn đới để phát triển đa dạng nông nghiệp, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và
phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, có thể đảm bảo cung cấp đủ nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Sông ngòi: Toàn bộ sông ngòi ở Tây Bắc gồm sáu hệ thống: các sông chảy vào sông Hồng, sông
Ðà, sông Mã – sông Chu, sông Nậm Rốm, sông Con và sông Cả. các sông có vô vàn ghềnh thác... và đây
là nguồn thủy điện vô tận, một loại tài nguyên đặc thù của Tây Bắc.
Khí hậu: Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của đại dương do bị dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn. Do sự
phân biệt của núi cao nên có nhiều kiểu khí hậu như á nhiệt đới, ôn đới và đặc trưng có mùa đông lạnh và
khô (có năm nhiệt độ cỏ chỉ số âm). Một số năm gần đây nơi này còn có hiện tượng tuyết rơi. Những năm 6
gần đây những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng
bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số
điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức
chịu đựng của con người và sinh vật.
Dân tộc: Vùng Tây Bắc có khoảng 20 dân tộc sinh sống. Trong đó, người Thái là tộc người đa số
trong vùng và được xem là chủ nhân văn hóa vùng với nhiều sáng tạo văn hóa độc đáo, ngoài ra cón có
anh em người Mường và một bộ phận người Dao, H’Mông cùng với nhiều tộc người khác như Khơmú,
Laha, Kháng, Mảng, Xinhmun... tạo nên sự đa dạng văn hóa.
Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú
của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ
yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của
các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn,
chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân
tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Thái – Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông
nghiệp và các ngành nghề khác.
Tây Bắc là vùng có nguồn tài nguyên phong phú, có tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên,
khoáng sản với các mỏ có giá trị như apatit, sắt, đá vôi, đất hiếm, đa kim, đa khoáng…và thủy điện – đây
là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện, sản xuất giấy, sản
xuất xi măng, chế biến gỗ. Vùng Tây Bắc luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt và có nhiều chính
sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế – xã hội. Nhiều dự án quốc gia đã và đang triển khai
đầu tư tại đây – là tiền đề cho việc phát triển Vùng. 1.2 VĂN HÓA VẬT CHẤT 1.2.1 Ẩm thực
Sản phẩm cần được nhắc đến đầu tiên đó là các loại gạo ngon như gạo bắc hương, gạo Tám (Điện
Biên), gạo Séng cù (Bát Xát – Lào Cai), gạo Tả cù (Mường tè – Lai châu), nếp Nương Điện Biên, nếp Tú
lệ…. đã tạo ra nhiều món cơm (xôi) ngon như xôi nướng, xôi vùng đen, xôi vàng, xôi hoa ban… Đặc sản
xôi ngũ sắc không chỉ ngon mà rất đẹp và mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Theo quan niệm của
người dân vùng Tây Bắc, ý nghĩa xôi ngũ sắc ngoài việc thể hiện “ngũ hành” còn thể hiện khát vọng yêu
thương. Món xôi này thể hiện cho lòng yêu mẹ, kính cha; tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa và cũng
là tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành.
Mỗi dân tộc thiểu số đều có những món ăn truyền thống riêng, mang đậm sắc thái dân tộc mình.
Thắng cố của người Tày, người Thái thường được làm từ thịt ngựa, lòng ngựa hoặc thịt trâu, lòng
trâu nhưng ngon nhất phải kể đến thắng cố ngựa của người Mông với cách chế biến độc đáo và giá trị văn hóa của món ăn.
Theo tỉnh thì có những món ăn đặc trưng đó là: Cá nướng ba pinh tập Điện Biên (Điện Biên), Xôi 7
ngũ sắc (Lai Châu), Phở chua (Lào Cai), Gà Mông nướng hạt dổi (Yên Bái), Bánh lá ngải (Sơn La), và
Thịt trâu lá lồm (Hòa Bình).
Đồ uống thì có rượu táo mèo, rượu ngô, rượu sâu chít… đặc biệt là rượu ngô mang tính phổ rộng,
cộng đồng, thường được dùng trong các dịp lễ, Tết, sự kiện văn hóa của vùng. Mùi nồng nồng ngai ngái
ban đầu, nhưng khi nhấp môi rồi, cả hương, cả vị quyện vào nhau thành mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Vị
cay nồng, nóng ấm lan dần khắp cơ thể xua tan cái lạnh giá thường thấy ở chốn núi rừng.
Nguyên liệu chế biến món ăn mang đặc trưng của núi rừng: Mắc khén là loại gia vị được ví như tiêu
của rừng, nhưng mắc khén hoàn toàn có hương vị và cách sử dụng khác biệt, mang đặc trưng của cộng
đồng dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Cùng với mắc khén là hạt dổi cũng là loại gia vị đặc trưng với
hương vị độc đáo khó quên. Có thể nói hạt dổi và mắc khén là loại gia vị tạo nên linh hồn của món ăn Tây Bắc.
Măng rừng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khá ngon. Do đặc trưng về thổ nhưỡng và khí hậu,
nơi đây có nhiều loại măng ngon như: măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt tươi mọc
trong rừng tự nhiên. Bên cạnh đó còn có mật ong rừng Mù Cang Chải với sự thơm ngọt đặc trưng, khác biệt. 1.2.2 Trang phục
Nét đặc trưng trong trang phục là các gam màu nóng; rất nhiều màu đỏ, đen xen vào với vàng tươi,
vàng đất, vàng rơm, rồi da cam, tím và nếu có màu xanh thì phải là xanh da trời tươi. Còn họa tiết, bố cục,
phối màu của trang trí thì rất nhiều và phong phú. Có thể coi màu sắc như sức sống của con người vùng
cao: mạnh mẽ, kiên cường.
Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây Bắc là Thái Trắng
(Táy khao) và Thái Đen (Táy đăm)
Thái Trắng: Thường nhật, phụ nữ mặc áo cánh ngắn (xửa cỏm) màu trắng sáng, cổ áo hình chữ V,
cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong..., thân áo ngắn tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp
váy. Váy màu đen không trang trí hoa văn, Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ.
Khi mặc “xửa cỏm” và váy phụ nữ Thái còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu
không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu
đen. Đây là loại áo đầu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân có tua
vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Họ có loại nón rộng vành.
Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cỏm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo
khác Thái Trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội chiếc khăn Piêu huyền thoại, được thêu những hoa văn,
họa tiết mô phỏng tinh tế thiên nhiên, với những “cút Piêu” – nút thắt trang trí và “xài peng” – tua vải màu
hai đầu khăn nổi tiếng. Khăn Piêu được đội hờ hững trên đầu như cánh bướm dịu dàng trên nhành xuân.
Váy là loại giống phụ nữ Thái Trắng. Trong lễ, tết áo dài Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, 8
chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô – típ hơn Thái Trắng. Váy của con gái Thái
màu đen, mặt trong gấu váy táp vải màu rực rỡ. Mái tóc của người con gái Thái đen nhánh, suôn dài mềm
mại. Con gái chưa chồng tóc búi sau gáy, có chồng tóc búi đỉnh đầu, gài trâm bạc – “tằng cẩu”. Ngày đầu
về nhà chồng, bà mối và mẹ chồng dùng những sợi tóc của bà, của mẹ lựa gom sau mỗi lần chải để dành
cho con trai khi lấy vợ, kết cùng tóc của cô dâu. Rồi còn vòng cổ, vòng tay, xà tích bằng bạc buông lơi
bên hông. Tất cả làm nên một vẻ đẹp khỏe mạnh, thanh xuân, dịu dàng ý nhị.
Người con gái Thái ngay từ khi còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cách thắt “xài yêu” – thắt lưng
bằng vải, để lớn lên các cô đều có thân hình “eo kíu manh po” – thắt đáy lưng ong. Chiếc “xửa cỏm” góp
phần không nhỏ làm nên nét đẹp của người con gái Thái, vừa tôn eo lưng thon thả, vừa vun đầy bộ ngực
thanh tân. Ngay hàng cúc áo bằng bạc hình con bướm – “mák pém” cũng có tiếng nói và ý nghĩa nhân
sinh tinh tế. Một bên là hàng cúc hình bướm đực, một bên là hàng bướm cái. Con gái chưa chồng hàng cúc
mang số lẻ, con gái có chồng hàng cúc mang số chẵn.
Thường ngày, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần
xẻ đũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo
cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng,
Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu
chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê... Trong các
ngày lễ, tết, họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn, chân đi guốc. Trong tang lễ họ
mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn
nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu. Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.
Người Dao ở Tây Bắc có nhiều ngành khác nhau: Dao đỏ (còn gọi là Dao Sùng, Dao đại bản), Dao
quần chẹt (còn gọi là Dao Nga hoàng, Dao Sơn đầu), Dao Quần trắng, Dao Làn tuyển… Sự khác nhau
giữa các nhóm người Dao chủ yếu ở trang phục. Người Dao đỏ có khăn, quần áo được thêu cầu kỳ nhiều
hoa văn, họa tiết, chủ yếu là hình vết hổ – “xiền trảo miên”, hình vết mèo – “lồm trảo miên”, cây vạn hoa
– “thổm pẹ”, một loại cây cao quí trong quan niệm của người Dao, hoa văn cách đoạn – “thày lẩy”, các tua
len trên khăn được làm bằng nhiều màu, trang trí các họa tiết hình cây thông – “xỏm pẹ” và hoa bạc. Trên
áo bé mặc trong, họa tiết chủ yếu thêu ở cổ, ngực và lưng. Trên ngực áo bé đính những hoa bạc theo chiều
dọc giữa áo. Áo dài mặc ngoài được trang trí hai hàng quả bông đỏ, mỗi bên bảy quả và các tua len nơi xẻ
tà. Tà áo và đầu ống tay trang trí các hình sôm, dấu chân hổ, viền răng cưa. Dây lưng được thêu ở hai đầu
các hình sôm, hình dấu chân hổ, cây thông, hình thập ngoặc và hình người mặc váy. Quần của người Dao
đỏ được thêu rất tỷ mỷ, trang trí họa tiết ở nửa dưới ống quần với các họa tiết hình vuông, chữ nhật…, bằng các màu rực rỡ.
Hoa văn, họa tiết trên trang phục người phụ nữ Dao đỏ thật phong phú và đa dạng, là kết tinh từ quá
trình lao động sáng tạo. Lấy cảm xúc từ thiên nhiên: cỏ cây hoa lá, động vật…, cách điệu và thổi hồn, góp 9
phần làm nên một vẻ đẹp độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc.
Dân tộc Mông cũng có nhiều ngành. Phụ nữ ngành Mông trắng, trang phục để nguyên vải mộc, còn
lại các ngành Mông khác đều dùng vải lanh nhuộm chàm và kỹ thuật ghép vải màu. Nổi tiếng nhất là kỹ
thuật vẽ hoa văn, họa tiết bằng sáp ong trên vải. Chân váy của người phụ nữ Mmông xếp nếp rất cầu kỳ.
Mỗi bước đi rộn ràng muôn đợt sóng màu hài hòa tinh tế. Người phụ nữ Mông còn tận dụng tối đa trang
sức: vòng cổ, vòng tay bằng bạc, hạt cườm, tua vải màu, hoa tai, nhẫn…, tạo ấn tượng bắt mắt và âm
thanh xao xuyến. Mỗi bước đi, âm thanh, sắc màu như bản hòa tấu của thiên nhiên với con người, rộn
ràng, trong trẻo, trong đó hình ảnh con người luôn hiện lên với sức sống mạnh mẽ, nghị lực phi thường,
dân dã mà duyên dáng sống động… Bên cạnh đó Trang phục nam giới người Mông khá thống nhất giữa
các nhóm, hầu hết họ đều mặc quần, áo ngắn, thắt dây và khăn đội đầu.
Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông bao gồm: váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông
bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm
vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và áo khoác ngoài không có
tay, có cổ lật ra phía sau gáy.
Từ khăn đội đầu đến xà cạp quấn chân của phụ nữ Mông đều có thêu họa tiết hoa văn. Kỹ thuật
thêu hoa văn của người Mông rất phức tạp.Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh
trắng hoặc vải đỏ, có định hình sẵn họa tiết các bộ phận của áo, váy, sau đó mới may, ráp hoàn chỉnh.
Với 4 gam màu chủ đạo: xanh, đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của bộ trang phục phụ nữ
Mông đẹp và hấp dẫn, thể hiện tài năng sự khéo léo, tinh tế của người phụ nữ.
Váy xòe của phụ nữ Mông là loại váy xếp nếp xoè rộng, có hình nón cụp. Váy của phụ nữ Mông
Trắng làm bằng vải lanh trắng, còn váy của phụ nữ Mông các nhóm khác thường có màu chàm, thêu hoặc in hoa văn ở gấu váy.
Trang phục của nam giới thì đơn giản: áo của nam giới người Mông đen ngắn, may kiểu xẻ ngực
tay dài có đáp những khoanh vải màu phía trước chỉ đủ che một phần ngực. Người Mông trắng có tay hẹp,
có túi cài khuy ngang bằng vải, cổ tròn đứng. Mgười Mông hoa, cài khuy bên nách không có cổ đứng, rìa
cổ được viền một dải nhỏ vải khác màu.
Quần nam giới may kiểu chân què, cạp rộng lá tọa, họ dùng khăn quấn đầu và cổ vào mùa đông,
đeo vòng cổ, vòng tay, nhẫn vào ngày lễ tết, đi chợ.
Các dân tộc khác cũng có đặc điểm nổi bật riêng như Người Lự áo thêu nhiều họa tiết, gắn nhiều
đồng tiền bằng bạc, hoặc kim loại màu trắng. Người Mường, con gái chưa chồng mặc “xửa cỏm” trắng,
tuổi trung niên mặc áo màu đen… nhưng một điểm chung lớn nhất của các dân tộc Tây Bắc khi làm đẹp là
rất chú ý tới mái tóc, đội khăn, quần áo và đồ trang sức. Bên cạnh vẻ đẹp của hình thể, của trang phục,
trang sức và cách trang điểm, các thế hệ người dân tộc Tây Bắc còn rất chú trọng đến nét đẹp về tâm hồn.
Đó phải là những người con gái khỏe mạnh, đảm đang, chung thủy… 1.2.3 Nhà ở 10
Vùng Tây Bắc có rất nhiều loại nhà với nghệ thuật kiến trúc rất độc đáo.
Nhà sàn Thái có cái mái đầu hồi khum khum hình mai rùa, trên đỉnh đầu hồi ấy có hai vật trang trí,
người Thái gọi là "Sừng cuộn" (Khau cút) vì đầu phía trên của nó thường được thao tác thành một vòng
tròn xoáy trôn ốc, giống như ngọn rau dớn (Phắc cút), một thứ rau rừng rất được đồng bào ưa chuộng.
Tuy cùng là dân tộc Thái, thế nhưng ngôi nhà sàn của người Thái đen và Thái trắng có những điểm
khác nhau. Nếu nhà sàn của người Thái đen có mái hình mai rùa, cấu trúc lợp liền hai mái với hai trái
thành một liên kết thì người Thái trắng (ở vùng Quỳnh Nhai, Sơn La) làm nhà giống với nhà người
Mường, người Tày, tức là nguyên tắc 4 mái. Hai mái chính và hai trái khu biệt rõ ràng. Đặc biệt, điểm dễ
nhận biết nhất đó chính là khau cút (khau là cái sừng, cút là cái cụt, khau cút tức là cái đôi sừng cụt của
con trâu) được trang trí trên nóc nhà chỉ có ở nhà người Thái đen. Đối với người Thái đen, khau cút là một
vật linh thiêng của ngôi nhà. Họ rất kính trọng vật thiêng nên nhà nào cũng để ở nơi dễ thấy nhất, là hai
đầu hồi.Thậm chí, gia đình nào khó khăn, nghèo nhất cũng dùng hai thanh tre dài hoặc hai thanh gỗ bắt
chéo lại, cũng được gọi là khau cút vậy.
Đối với nhà của người Thái đen, hai đầu hồi có hình mai rùa. Điều này bắt nguồn từ truyền thuyết
của đồng bào Thái rằng rùa đã dạy con người làm nhà, tránh thú dữ. Theo những người Thái đen cao niên
kể lại, ngôi nhà sàn của người Thái đen ngày xưa gọi là nhà hình mai rùa, cấu trúc không có 4 mái, người
ta lợp liền hai mái chính với hai trái thành một liên kết và mang hình mai rùa. Cái đầu, cái miệng là cái lối
cầu thang chính, còn cái đuôi là lối cầu thang phụ.
Tuy có những sự khác biệt trong kết cấu, thiết kế nhà sàn của người Thái luôn có hai cầu thang: một
dành cho nữ, một dành cho nam. Số gian nhà nhiều hay ít tùy từng gia đình, nhưng bắt buộc phải là số lẻ.
Người Thái thích con số lẻ bởi họ quan niệm số chẵn là số “chết”, số lẻ mới là số của sự phát triển. Theo
ông Lường Văn Dòm, người dân tộc Thái (ở bản Pán, xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) cho
biết làm số chẵn là điều tối kỵ, kể cả bậc cầu thang.
Kỹ thuật làm nhà của người Thái cũng thật kỳ công, tỉ mỉ. Ngôi nhà sàn truyền thống được làm
bằng gỗ rừng và các loại cây tre, vầu, nứa… Chính vì thế trước khi làm nhà, việc tiên quyết là chọn và
tích trữ gỗ. Việc chọn gỗ đối với người Thái có những quy tắc bất di bất dịch. Họ kiêng, không lấy những
cây gỗ cụt ngọn, bởi ngoài ý nghĩa không trọn vẹn, không đầy đủ, cây gỗ cụt ngọn rất dễ có mối mọt, như
thế sẽ gây tổn hại đến độ bền của ngôi nhà. Ngoài ra, gỗ tốt mà bị sét đánh thì cũng không lấy bởi người
Thái cho rằng cái cây đó có ma, nó có cái gì đấy không lành. Thường những cây mọc một gốc hai ngọn
lên họ cũng kiêng, ít dùng. Những cây có dây leo gọi là xà leo, giống như con rắn bám quanh thì họ cho
rằng đó là điềm không lành. Về việc chọn chất liệu gỗ, bà con thường dùng gỗ nghiến, sau đến trò chỉ,
những loại gỗ tốt, nhất là những loại gỗ mọc trên núi đá. Sau khi mang về phải ngâm từ 2 - 3 năm để
không mối, không mọt thì mới làm nhà được. Như vậy, thông thường để làm nhà, người Thái phải chuẩn bị từ 2 đến 3 năm.
Dù nhà được dựng bởi các loại cây thân gỗ, tre, nứa… nhưng điều độc đáo là trong quá trình thi 11
công, người Thái không phải tốn bất cứ một chiếc đinh, mẩu sắt nào. Thay vào đó là cả hệ thống dây
chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt giang và mây. Khi làm nhà, người Kinh thường lắp
mộng thắt, còn nhà sàn người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột. Cách
làm tưởng như đơn giản này lại rất chắc chắn. Thậm chí có những nếp nhà sàn tồn tại tới hàng trăm năm.
Dựng nhà xong thì tới phần lợp mái. Trước đây, người Thái thường dùng cỏ tranh, cắt về phơi khô,
đánh thành tranh rồi lợp mái. Ưu điểm của nhà mái tranh bao giờ cũng mát. Xưa nhà sàn người Thái
thường có hai bếp, bếp trong và bếp ngoài. Khi nấu nướng thì khói xông lên càng làm tăng độ bền của mái.
Ngày nay, bên cạnh sự giao lưu các vùng miền với việc nguồn gỗ ngày càng khan hiếm, nhà sàn
Thái đã có những biến đổi, cột gỗ thay bằng bê tông, mái lợp lá thành mái ngói hoặc pro – ximăng. Hiện
nay, người Thái đã sử dụng kỹ thuật mộng của người Kinh để làm nhà. Những ngôi nhà sàn nguyên bản
đang ít dần, nhưng không vì thế mà chúng ta không ngừng thêm khâm phục quá trình chuẩn bị công phu
cũng như những hiểu biết, kỹ thuật cao trong xây dựng nhà sàn của dân tộc Thái.
Sự quần cư của nhiều mái nhà tạo thành bản Thái. Bản Thái thường nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn
ra cánh đồng, có ít nhất một dòng suối to nhỏ tùy nơi. Bản nào ở chân núi đá thì hay dùng mạch nước
ngầm làm nước ăn, gọi là "Mỏ nước" (Bó nặm). Văn hóa nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ
thống tưới tiêu, được gói gọn dốc của dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái
"phai". Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những
rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái". Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà,
bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số.
Với người Mông, Dao lại ở nhà trệt, mái thấp, tường trình với kỹ thuật dựng nhà độc đáo. Điển hình
nhất là loại nhà đất hình lô cốt của người Hà Nhì Đen ở Lào Cai. Đây là loại nhà phòng thủ với tường đất
trình dày tới 40 – 50cm. Ngoài cùng là cửa vào hành lang, cửa vào không gian chính trong nhà được thiết
kế lệch so với vị trí cửa vào hành lang. Nhà loại này không có cửa sổ, chỉ có một hai lỗ thông hơi nhỏ hình
phễu phía gian khách. Loại nhà này không có cột, phần mái được thiết kế úp lên tường, với khung là kèo,
đòn nóc, đòn tay, rui, mè. Mái loại nhà này được lợp bằng cỏ tranh, không đánh thành phên, lợp rất dày (40 – 50cm).
Phần lớn nhà đất của các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc đều thiết kế có một số buồng ngủ cho vợ
chồng chủ nhà, vợ chồng con trai mới cưới, và con gái chưa lấy chồng. Hầu hết nhà đất đều có hai bếp,
bếp nấu cơm và bếp sưởi. Bếp nấu cơm của người Hà Nhì, Xa Phó, Si La... đều kiêng đỏ lửa khi có ánh
nắng mặt trời. Khác với vùng thấp, nhà cửa truyền thống của các dân tộc ở vùng cao được thiết kế có mái
rất thấp, gần sát mặt đất để chống chọi, ngăn chặn sương mù, mưa bụi, giữ cho không gian bên trong khô ráo, ấm áp. 1.3 VĂN HÓA TINH THẦN 1.3.1 Về mặt tâm linh 12
Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng "vạn vật hữu linh" (animisme) – mọi vật đều có linh hồn.
Có đủ loại "hồn" và các loại thần sông núi, suối khe, đá, cây, súc vật, các lực lượng thiên nhiên như sấm,
chớp, mưa, gió…. Do chỗ mọi vật đều có hồn, nên cần phải cư xử với chúng như trong quan hệ với người
Đối với con người, người Mông thì quan niệm có 7 hồn 3 vía, trong khi người Thái quan niệm có
đến 80 hồn, như hồn tóc, hồn lông mày, lông mi, tai, mũi, trán v.v... Người chết không biến mất mà trở về
sống ở bản của tổ tiên.. Vậy có hồn tốt, hồn xấu, hồn ác, hồn lành tùy thuộc vào cách đối xử của người với chúng.
Những dòng suối không chỉ đóng vai trò quan trong trong đời sống sinh hoạt sản xuất mà còn đóng
vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của con người Tây Bắc. Dòng suối được coi là nữ thần: "Mẹ
suối" (Me nặm), người mẹ che chở bao bọc cho cuộc sống cộng đồng. Thần nước là biểu tượng tâm linh,
thiêng liêng đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Bắc.
Rừng bao bọc cuộc sống của con người nên hầu hết các dân tộc đều coi rừng như một vị thần và
thần rừng hay ma rừng là đấng linh thiêng. Người Thái quan niệm rừng vừa có thần (ma) rừng, vừa là chỗ
của tổ tiên của họ ngụ nên trong mỗi bản làng thường có những chỗ được chọn làm rừng thiêng (đông
cắm), những khu rừng này hầu như không được phép khai thác. Dân tộc Hà Nhì đen thì cho rằng con
người khi chết hồn vía của họ đều tìm đến các cây rừng để trú ngụ nên trong các khu vực người Hà Nhì
đen sinh sống có những khu rừng hầu như dân không được vào đó, trừ dịp bản làng làm lễ cúng tế. Người
Mường, người Dao thì thần rừng và ma rừng là đấng linh thiêng có khả năng ban phát cho con người mọi
thứ nhưng rừng cũng đầy huyền bí, có thể gây trở ngại cho con người…. 1.3.2 Lễ hội
Hàng năm, lễ hội cầu an bản mường là một lễ hội lớn của đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu,
Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Lễ hội Cầu an Bản Mường liên quan đến đời sống
vật chất, tinh thần, văn hóa tâm linh của cả Bản Mường. Bên cạnh đó còn liên quan đến mùa màng, sức
khỏe và công việc làm ăn trong năm. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng
đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.
Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm. Lễ hội này được gắn
với tục giết trâu và tạ thần linh được thể hiện qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng… Lễ hội có nhiều
hoạt động liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cả
cộng đồng trong năm diễn ra lễ hội. Chính vì thế mà lễ hội này được tổ chức rất trọng thể, thu hút đông
đảo nhân dân trong vùng.
Người Thái bảo vệ rừng ban không chỉ vì nó là biểu tượng văn hóa của quê hương họ, mà còn vì chỉ
có ban mới mọc được. ở nơi đất cằn nhờ có ban giữ lại mùn tự trên cao chảy xuống, mà đất cằn tái sinh,
mà mùn rác không lấp ruộng, nghẽn suối, mà nước mưa ngấm vào lòng đất ngăn những cơn lũ ống. Lễ hội
Hoa Ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện
thỉnh bái “Then” – vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái 13
“nàng Ban” – một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu
đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa
màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.
Lễ hội thường được tổ chức ở hang Thẳm Lé gắn với làn điệu khắp chơi hang. Lễ hội gồm 2 phần lễ
và hội, phần lễ để cúng thần linh, phần hội để tạo nên những tiếng cười thoải mái nhằm giáo dục con
người vươn tới cái tốt đẹp. Toàn bộ phần nghi lễ được thực hiện ở ngoài cửa hang, sau đó thầy mo vái
“Then” xin mở cửa hang thì phần hội lúc đó mới được diễn ra cả bên trong và bên ngoài cửa hang.
Sau khi kết thúc phần lễ, bà con dân bản sẽ tiếp tục phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc
như: ném còn, kéo co, đi cà kheo, leo cây, chọi cù, hát đối đáp… Những trò chơi độc đáo đầy ắp tiếng
cười hòa lẫn trong âm vang nhộn nhịp của tiếng khắp, tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Các chàng
trai vừa khắp vừa giúp các cô gái hái những bông hoa trắng muốt đem về nhà.
Chợ tình là một trong những văn hóa đặc trưng. Đây chính là nơi hẹn hò, gặp gỡ của những đôi nam
thanh nữ tú người Dao, người H’Mong đến tuổi cặp kê. Không khí của chợ vui tươi và hân hoan như lễ hội.
Người ta nói rằng chợ tình Sa Pa có nguồn gốc lâu đời nhất, tuy nhiên không ai biết chợ tình này
bắt đầu được họp từ lúc nào. Chỉ nghe đồng bào kể lại rằng, trước đây chợ ở Sapa chỉ họp mỗi tuần một
phiên vào thứ bảy, người từ khắp các bản làng xa xôi về đây họp nhưng lúc tan chợ thì trời cũng xế chiều,
mọi người không thể băng rừng về nhà. Vì vậy, tất cả già trẻ gái trai đi chợ tụ họp quanh quần cùng nhau,
dần dần trở thành tục lệ, thói quen, rồi sau đó phiên chợ trở thành nơi nam thanh nữ tú tìm hiểu, hẹn hò.
Trai gái đứng thành từng tốp nhỏ. Nếu gặp đúng người mình thích, chàng trai sẽ thổi khèn nhảy
múa, cô gái cũng ưng thuận thì sẽ xòe ô và múa cùng. Đây là vũ điệu trao duyên độc đáo. Chợ tình Sapa
với những hoạt động giao lưu văn hóa đa dạng như: hát dao duyên, kéo co, trao đổi mua bán hàng hóa,…
Là nơi tụ hội của những nam thanh nữ tú từ khắp các thôn bản của vùng núi Tây Bắc. Những người đến
với phiên chợ tình Sapa này đều mong muốn sẽ tìm được “một nửa” cho cuộc đời mình.
1.3.3 Văn hóa nghệ thuật
Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
của cộng đồng Tây Bắc. “Xòe” có nghĩa là múa với các động tác tượng trưng cho các hoạt động của con
người trong nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, cuộc sống, lao động. Xòe được trình diễn trong nghi lễ, trong đám
cưới, lễ hội, các sự kiện văn hóa của cộng đồng. Theo thống kê, người Thái có trên 36 điệu xòe khởi
nguồn từ 6 điệu xòe cổ. Đó là “Khắm khăn mơi lẩu”; “Phá xí”; “Nhôm khăn”; “Đổn hôn”; “Khắm khen”;
Ỏm lọm tốp mư”. Trong đó điệu xòe cơ bản nhất là “Khắm khăn mơi lẩu” biểu đạt văn hóa ứng xử, giao
tiếp của người Thái. Điệu xòe “Khắm khen” nghĩa là nắm tay cùng xòe, thể hiện sự gắn kết cộng đồng,
nắm chặt tay nhau cùng chung sức vượt qua khó khăn.
Bên cạnh múa xòe còn có múa sạp là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Mường trong những 14
dịp vui, trong lễ hội xuân, ngày nay phát triển rộng ra nhiều dân tộc khác. Trừ người Mông còn dân tộc
nào trong vùng cũng có điệu múa xạp, mỗi nơi một vẻ riêng tạo nên sự đa sắc màu cho loại hình nghệ
thuật này. Đạo cụ cần thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp
con bằng tre nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4cm, dài 3 đến 4m). Khi múa, người ta đặt hai sạp cái để
cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng
hai gang tay tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài
cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều, đội hình càng phong phú sinh động.
Người Mông được biết đến với các điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam giới. Múa khèn là
múa dân gian trong các cuộc vui, hội hè và phiên chợ xuân, là điệu múa của nam giới, rất độc đáo, có tinh
thần thượng võ, tính cách mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ thuật
và kỹ thuật cao, phải vừa thổi khèn vừa múa mà không được để khèn ngắt quãng. Trong tiếng Mông, khèn
được gọi là “chúa kềnh”. “Chúa kềnh” rất quan trọng và được xem là vật mang giá trị tâm linh, gắn liền
với cuộc sống tinh thần của người Mông. Cây khèn rất quan trọng với người Mông, có những thứ không
thể nói bằng lời được thì dùng tiếng khèn để thay cho lời nói. Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ để
múa, có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy với những bước nhún, bước đảo,
bước quay hoặc vừa ôm khèn, vừa lăn mình trên đất tạo nên vũ đạo rất đẹp. Động tác múa khèn phong
phú, đa dạng. Theo thống kê được, người Mông đã sáng tạo ra 33 động tác, tổ hợp múa khèn…
Các dân tộc khác ở Tây Bắc cũng có những điệu múa dân gian riêng, như điệu tăng bu (dỗ ống) của
dân tộc La Ha với những cô gái nhún nhảy mềm mại uyển chuyển trong tiếng đệm rộn ràng của một dàn
ống tre đục rỗng mắt, hay những vũ điệu đầy sức hấp dẫn với các động tác lắc mông, lượn eo uyển chuyển
của dân tộc Khơ Mú, Xinh Mun thật sinh động và quyến rũ, hay điệu múa chuông là một trong những điệu
múa chính và rất đặc sắc trong các nghi lễ linh thiêng của đồng bào Dao. Người Khơmú và Xinhmun lại
độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo với những động tác vô cùng mạnh mẽ dứt khoát nhưng vẫn thấy sự
mềm mại, dẻo dai của người múa. Người Mường thì phải nhắc đến múa bông. Có thể xem nghệ thuật múa
dân tộc là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Nhạc cụ không thể thiếu của người Dao đó là trống, chiêng và kèn. Người Dao biểu diễn kèn, trống
và chiêng trong đám cưới, lễ cấp sắc và đám ma. Về cơ bản, giai điệu đều không có nhiều khác biệt nhưng
chỉ có đám cưới mới dùng kèn. Pí là một nhạc cụ phổ biến của người Thái. Cấu tạo gồm một ống nứa có
đường kính 1 cm. Thân gồm 2 đoạn nối lại với nhau, mỗi đoạn dài từ 40 – 50 cm. Trên mỗi đoạn được
khoét một lỗ để thoát hơi. Pí rất phong phú và đa dạng. Các loại Pí khác nhau để dùng cho các hoàn cảnh
khác nhau như: Pí láo nọi dành cho trẻ chăn trâu. Pí pặp cấu tạo gồm 2 pí nối lại, các thanh niên hoặc
trung niên dùng để biểu diễn hay tâm tình. Pí đôi của người Thái trắng hay Pí một của người Thái đen dùng để tỏ tỉnh.
Mỗi dân tộc trong vùng đều có một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ,
thành ngữ, đồng dao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các áng văn trong lễ tang, trong lễ hội, các 15
bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười
v.v... ở một số dân tộc có cả truyện thơ dài hàng ngàn câu như Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hát làm
dâu (H'mông), Vườn hoa núi Cối (Mường) v.v... Người Thái không chỉ nổi tiếng làn điệu dân ca “Inh lả
ơi” mà còn có cả truyện thơ lịch sử, kể lại quá trình thiên di của họ vào Tây Bắc như bản sử ca Dõi theo
bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú Xớc) hay Lịch sử bản mường (Quán tố mướng) ngay đến lời
hát của các Mo – then trong lễ cúng người ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng đẹp được diễn tả
bằng văn phong trau chuốt.
Truyền thuyết viết về nguồn gốc của các dân tộc và lịch sử gắn bó của họ với vùng đất nơi đây góp
phần làm nên dấu hiệu đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc. Có thể gặp những truyền thuyết như thế trên
từng bước chân. Đây là nơi chúa Thái và chúa Xá thi bắn xem tên ai xuyên vào đá, kia là nơi Nàng Han
(một Gianđa Thái) tắm (Suối Nàng Han). Dãy núi ba chỏm kia là thi hài hóa đá của ba dũng tướng quên
mình bảo vệ quê hương v.v…Và đặc biệt là những truyền thuyết về hoa ban, dân tộc nào cũng có và cũng
thắm đượm tình người.
Tây Bắc vốn có những đặc trưng hấp dẫn riêng được tạo bởi thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa tộc người
đặc sắc và lịch sử hào hùng. Sự hoang sơ của thiên nhiên thuần khiết với cảnh quan núi non tuyệt đẹp và
hệ sinh thái phong phú; cùng văn hóa của các dân tộc thiểu số với những nét văn hóa tộc người đa dạng và
đặc sắc, thú vị và lôi cuốn. Việc khai thác những tiềm năng, tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù sẽ
làm nên thương hiệu Tây Bắc, tạo hình ảnh mới cho cả vùng cũng như cho riêng mỗi tỉnh. Bức tranh văn
hóa vùng Tây Bắc luôn sinh động với những gam màu sặc sỡ của nhiều dân tộc, góp phần làm đẹp hơn
văn hóa của vùng nói riêng và bức tranh văn hóa Việt Nam nói chung.
Nguồn: Bài giảng, Các vùng văn hoá Việt Nam, CTS
Phạm vi chuyên ngành về khu vực thì rất rộng lớn từ lịch sử, tư tưởng, chính trị học,
kinh tế học, xã hội học và lý luận quan hệ quốc tế... và cách tiếp cận các khu vực với tư
cách là đối tượng nghiên cứu cũng rất đa dạng. Chính vì vậy mà đề tài nghiên cứu cũng
rất phong phú và đa dạng: Một vấn đề có thể nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. 1.2.2 Việt Nam học
a. Việt Nam học chuyên nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam trên mọi bình
diện từ địa lý, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa,… cho tới phong tục, tập quán, và lối sống.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và
các hiện tượng trên Trái đất. Địa lý học gồm hai nhóm ngành khoa học chính là Địa lý tự
nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội. 16
Đây là ngành khoa học nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện
tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt Trái đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi
trường tự nhiên… Nói một cách đơn giản, học về địa lý chính là học về thế giới chúng ta đang sinh sống.
Ngành Địa lý học giúp Việt Nam học trang bị tri thức về quy luật tạo thành, phân
bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm và sự
phân hóa lãnh thổ của các ngành kinh tế, kinh tế vùng và tổ chức lãnh thổ sản xuất. Bên
cạnh đó, quá trình đào tạo sẽ truyền đạt và rèn luyện kỹ năng thực hành về các phương
pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành.
Tìm hiểu về đất nước Việt Nam
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực
Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào,
Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km,
biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay)
dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi
hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Kinh tuyến: 102º 08' – 109º 28' đông
Vĩ tuyến: 8º 02' – 23º 23' bắc
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa; Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại
có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm
đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.
Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;
Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên
thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.
Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.
Văn hóa: Với 54 dân tộc anh em, đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ miền
Bắc đến miền Nam. Sự đa dạng và phong phú thế hiện qua từng con người, từng vùng, từng địa phương.
Đất nước Việt Nam tự hào khi có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể về các loại nghệ thuật đặc trưng của
từng vùng và từng thời kỳ trong lịch sử.
Nguồn: http://vietnamtourism.com 17
Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử – xã hội nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con
người. Trong quá trình cùng nhau lao động, loài người cổ xưa có nhu cầu trao đổi ý nghĩ,
dự định, nguyện vọng, tâm tư tình cảm... Nhờ đó đến một giai đoạn phát triển nhất định
đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp, trong đó có những dấu hiệu âm
thanh, từ những tín hiệu này dần dần tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc ngữ pháp, đó chính là ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học không đơn giản chỉ là học ngôn ngữ. Ngôn ngữ học mang tới cho bạn
kiến thức lí thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài
người nói chung và Tiếng Việt yêu quý của chúng ta nói riêng.
Vậy Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện giao
tiếp và làm công cụ tư duy.
Dân tộc – Ngôn ngữ Dân số:
Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Tính đến ngày 1/11/2013, dân số Việt Nam đạt
90.000.000 người, với cấu trúc dân số từ độ tuổi 15 – 60 chiếm 60%, trong đó gần 30% sinh sống tại thành
thị và 70% sinh sống ở nông thôn. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2008 ước
tính 45 triệu người. Thành phố đông dân nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và tiếp đến là thủ đô
Hà Nội. Hầu hết các thành phố trên cả nước đang trong xu hướng đô thị hóa cao, do đó, dân số tại khu vực
này sẽ ngày một tăng nhanh.
Số người cao tuổi ở Việt Nam (trên 60 tuổi – hiện hơn 8 triệu người, chiếm 9,45% dân số cả nước).
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73 tuổi, có chiều hướng gia tăng nhờ điều kiện sống và chăm
sóc y tế ngày càng được nâng cao. Dân tộc:
Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc Kinh chiếm
86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao động trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái,
Mường, Khmer cho đến vài trăm người như dân tộc Ơ Đu và Brâu. Dân tộc Kinh sống rải rác ở trên khắp
lãnh thổ, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. Họ là chủ nhân của nền
văn minh lúa nước. Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam;
hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các
cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy,
chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc 18
thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Trừ người Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền
Trung, Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, phần lớn các dân tộc còn lại ở Tây Nguyên sống theo tổ
chức buôn–làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Tất cả các nhóm dân tộc đều có
nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt.
Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền phát triển bình đẳng của mỗi dân tộc về mọi mặt; chú trọng
phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng tại vùng dân tộc và miền núi;
gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói
nghèo, mở mang dân trí; phát huy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, tăng cường sự giúp
đỡ của trung ương và các địa phương khác trong cả nước; quan tâm phát triển, bổi dưỡng nguồn nhân lực,
xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân
tộc trong tương quan chung thống nhất. Ngôn ngữ:
54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa truyền thống đặc
sắc của mình. 24 dân tộc có chữ viết riêng như tiếng Thái, Mông, Tày, Nùng, Khmer, Gia Rai, Ê đê, Hoa,
Chăm… Chữ viết của một số dân tộc thiểu số như Thái, Hoa, Khmer, Chăm, Ê–đê, Tày–Nùng, Cơ ho và
chữ Lào được sử dụng trong các trường học.
Tiếng Việt được chọn là ngôn ngữ chung cho các dân tộc. Trong hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến
bậc đại học, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, là công cụ để truyền thụ kiến thức; đồng thời cũng là công
cụ giao tiếp, quản lý Nhà nước của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
Chữ viết tiếng Việt ngày nay có xuất xứ từ thế kỷ XVII khi một nhóm các nhà truyền giáo châu Âu
mà đại diện là giáo sỹ Alexandre de Rhodes đã giới thiệu mẫu chữ dựa trên mẫu tự La tinh. Sau đó chữ
viết tiếng Việt ngày càng được phát triển và hoàn thiện đã trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.
Nguồn: http://www.vietnamemb.se
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là
toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của
con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Ngành Lịch sử (tiếng Anh là History) là ngành giúp trang bị cho sinh viên hệ thống
kiến thức cơ bản về tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, về chuyên ngành của
khoa học lịch sử và trang bị thêm các phương pháp nghiên cứu lịch sử để có thể hoàn
thiện và nâng cao năng lực làm việc trong tương lai. 19
Tóm tắt lịch sử Việt Nam
– Thời đại tiền sử > Thời kỳ đồ đá cũ > Thời kỳ đồ đá mới > Thời kỳ đồ đồng >Thời kỳ đồ sắt
– Sự hình thành Nước Văn Lang và Nước Âu Lạc
– Giai đoạn Bắc thuộc: Từ năm 207 trước công nguyên đến Thế kỷ thứ 10 sau công nguyên
Lịch sử các Triều đại phong kiến Việt Nam:
Triều đại Ngô: ( 939 – 965 ) 26 năm với 5 vị Vua tên nước Vạn Xuân kinh đô tại Cổ Loa
Triều Đinh: ( 968 – 980) 12 năm với 2 đời vua có tên Quốc hiệu là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư
Tiền Lê: (980 – 1009) 29 năm với 3 đời Vua Quốc hiệu là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư
Thời Lý: (1009 – 1225 ) 9 đời Vua trong 216 năm
Đời Trần: (1226 – 1400 ) 174 năm với 12 đời Vua
Nhà Hồ (1400 – 1407) 7 năm với 2 đời Vua đổi tên Quốc hiệu là Đại Ngu kinh đô tai Tây Đô
(Thanh Hóa) (Ngu có nghĩa Yên Vui)
Thời Hậu trần: ( 1407 – 1414) 7 năm với 2 đời Vua Thời kỳ Bắc thuộc
Lê sơ – Hậu Lê (1428 – 1527) 10 đời vua trong 100 năm đổi tên nước là Đại Việt kinh đô tại Đông
Kinh (Hoàng thành Thăng Long ngày nay)
Nhà Mạc (1527 – 1532) đặt kinh đô tại Cao Bình – TP Cao Bằng ngày nay
Lê Trung Hưng – Hậu Lê với 16 đời vua Lê nối tiếp nhau trong 256 năm kinh đô tại Đông Kinh
(Hoàng Thanh Thăng Long ngày nay)
Triều đại Tây Sơn (1789 – 1802) – Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ kinh đô tại Qui Nhơn và Phú Xuân (Huế)
Triều Nguyễn (1802 – 1945) đổi tên nước là Việt Nam kinh đo tại Huế
Lịch sử Việt Nam Nam trong thời kỳ Pháp thuộc
Lịch sử Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Chiến tranh biên giới 1975 – 1979
Ngày 02/07/1976 đổi tên nước thành Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lấy Hà Nội là
thủ đô và đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.
Sau giải phóng Cả nước khắc phục hậu quả của hơn 30 nãm chiến tranh và bắt đầu xây dựng đất
nước. Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển kinh tế.
Trích nguồn: https://hanoietoco.com
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: "Văn hoá là một hệ thống hữu cơ của các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, 20