-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhóm 3: Du lịch văn hóa Thái Lan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 3: Du lịch văn hóa Thái Lan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Cơ sở văn hóa việt nam (02) 101 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Nhóm 3: Du lịch văn hóa Thái Lan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 3: Du lịch văn hóa Thái Lan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (02) 101 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA NGÔN NGỮ VĂN HÓA QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÃ SỐ: 2231_2065
VĂN HÓA VÀ DU LỊCH THÁI LAN
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Giảng viên: ThS. Nguyễn Hoàng Tuấn
Thời gian thực hiện: 09-11/2022
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN STT Họ và tên MSSV 1 Nguyễn Minh Quốc 22122698 2 Võ Tuấn Kiệt 22102558 3 Nguyễn Phúc Hưng 22100073 4 Nguyễn Thiên Kim 22114452
HK 2213 – Tháng 11 năm 2022
ĐÁNH GIÁ NHÓM HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Lớp
: Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Buổi học : Ca 1. Cơ sở học
: Cơ sở Quang Trung 1 Nhóm : 3 Khung đánh giá Năng Chấp Tác Tinh Hiệu STT Họ và tên MSSV lực giao tiếp với hành đúng quy Điểm tổ phong làm việc thần đoàn kết quả công việc nhóm định của nhóm (1.0 điểm) (1.0 điểm) (6.0 điểm) (1.0 điểm) (1.0 điểm) 1 Nguyễn Minh Quốc 22122698 1 1 1 5 1 9 2 Nguyễn Phúc Hưng 22100073 1 1 1 5 1 9 3 Võ Tuấn Kiệt 22102558 1 1 1 5 1 9 4 Nguyễn Thiên Kim 22114452 1 1 1 5 1 9 Ký tên Sinh viên ký tên
(Ký và ghi đầy đủ họ và tên)
(Các thành viên ký tên đồng nghĩa với chấp nhận điểm số trên) M Đ Ở ẦẦU
Thái Lan, đất nước của những chiếc áo cà sa, một xã hội luôn đặt sự tôn trọng đối với
những vị lãnh đạo của họ - gia đình Hoàng tộc cao quý - lên hàng đầu với 90% dân số là tín đồ
đạo Phật, vì thế được gọi là “xứ sở chùa Vàng” bởi quốc gia này sở hữu hàng trăm ngôi chùa lớn
nhỏ và có những ngôi chùa có lối kiến trúc cổ xưa.
Những năm vừa qua, Thái Lan đã giành vị trí quán quân về du lịch Châu Á. Từ du lịch
biển đảo đến du lịch rừng, du lịch văn hóa, lịch sử. . .biến cái bình thường thành sự khác biệt, từ
đó cho thấy Người Thái làm dịch vụ rất giỏi. Với nền văn hóa thú vị và những địa điểm du lịch
nổi tiếng đã kích thích sự tò mò và khám phá của khách du lịch, tạo nên mong muốn được trải
nghiệm du lịch ở đất nước Thái Lan vô cùng độc đáo.
Bài báo cáo này sẽ giới thiệu rõ hơn về văn hóa đặc sắc ở Thái Lan, giới thiệu những địa
điểm du lịch đáng để trải nghiệm như Bangkok, Chiang Mia, Phuket… và một số ngôi chùa nổi
tiếng ở xứ sở chùa Vàng. 1 L I C Ờ M Ả N Ơ
Để hoàn thành bài báo cáo này, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên Nguyễn
Hoàng Tuấn bộ môn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vì đã giảng dạy tận tình cho chúng em.
Do kiến thức chúng em còn giới hạn nên bài báo cáo khó tránh khỏi những sai sót, hy vọng thầy
cô bỏ qua và chỉ dẫn cho chúng em thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện các bài báo cáo sau này.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn và kính thúc thầy, cô nhiều sức khỏe, nhiều thành công. TÓM L C ƯỢ
Tuy phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, thế
nhưng Thái Lan lại có thể vươn lên để trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế đứng
đầu Đông Nam Á. Nhờ có chính sách đối ngoại “mềm dẻo” mà Thái Lan không bị biến thành
thuộc địa của các nước châu Âu lúc bấy giờ. Đây là nơi giao thoa của các nền văn hóa đa dạng từ
phương Đông đến phương Tây, là điểm tham quan hấp dẫn mà khách du lịch năm châu khó có
thể bỏ qua khi đến Đông Nam Á. Đến với Thái Lan, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp
văn hóa độc đáo từ phong tục, tín ngưỡng cho đến ẩm thực, con người nơi đây. Gọi “Xứ sở chùa
vàng” do sở hữu số lượng lớn các ngôi chùa lớn nhỏ với các kiến trúc tín ngưỡng độc đáo, thêm
vào đó phần đông dân số Thái Lan đều theo đạo Phật. Những điểm đến danh lam thắng cảnh đẹp
như tranh vẽ, những thành phố hiện đại nhộn nhịp năng động, tất cả đều hội tủ ở “thiên đường du lịch này” 2 M C L Ụ C Ụ
MỤC LỤC...........................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................................4
DU LỊCH – VĂN HÓA THÁI LAN...................................................................................5 1.
GIỚI THIỆU..........................................................................................................5 2.
Văn hóa Thái Lan...................................................................................................9
2.1. Lịch sử................................................................................................................9
2.2. Tôn giáo.............................................................................................................9
2.3. Phong tục, đời sống hiện nay...........................................................................10
2.4. Ẩm thực............................................................................................................11 3.
Du lịch Thái Lan..................................................................................................11 4.
Một số địa điểm du lịch nổi tiếng........................................................................20
KẾT LUẬN.......................................................................................................................23
THAM KHẢO...................................................................................................................23 3 DANH M C HÌNH Ụ NH Ả
Hình 1: Quốc kỳ Thái Lan (Nguồn: Bản đồ Việt Nam)..................................Error! Bookmark not de
Hình 2: Quốc huy Thái Lan (Nguồn: Bản đồ Việt Nam)................................Error! Bookmark not de
Hình 3: Vua Rama X Maha Vajiralongkorn (Nguồn: Sydney Morning Herald)....................................E Bookmark not defined.
Hình 4: Bản đồ địa hình Thái Lan (Nguồn: Bản đồ Việt Nam)................................................................
Hình 5: Tranh cổ khắc họa cuô ‰c sống của Vương Quốc Nam Chiếu xưa (Nguồn: Mai
Châu Eco Lodge)..................................................................................................................................................
Hình 6: Tượng Phật làm bằng vàng ở chùa Phật Vàng (Nguồn: Việt Sun Travel)...................................
Hình 7: Văn hóa chào hỏi của người Thái (Nguồn: Lữ Hành Việt Nam).................................................
Hình 8: Pad Thai – một món ăn đường phố nổi tiếng (Nguồn: VnExpress).............................................
Hình 9: Doi Inthanon (Nguồn: Tripadvisor).............................................................................................
Hình 10: Chùa Wat Pa Phu Kon ở Udon Thani, Issan (Nguồn: Adobe Stock).........................................
Hình 11: Chợ nổi Amphawa (Nguồn: Bangkok Happy hub)....................................................................
Hình 12: Koh Sichang (Nguồn: Asian Itinerary)......................................................................................
Hình 13: Lượng du khách nội địa của Thái Lan qua các năm (Nguồn: Thai Websites)...........................
Hình 14: Lượng du khách quốc tế đến Thái Lan qua các năm (Nguồn: Thai Websites)..........................
Hình 15: Thủ đô Bangkok (Nguồn: Vietnamnet)......................................................................................
Hình 16: Ruộng bậc thang ở Chiangmai (Nguồn: World Travel Guide)..................................................
Hình 17: Tượng Phật cao 45m ở Phuket (Nguồn: Hotels.com)................................................................
Hình 18: Một cây cầu bắc qua sông Kwai (Nguồn: Amazing Thailand).................................................. 4 DU L CH – V Ị ĂN HÓA THÁI LAN 1. GIỚI THIỆU 1.1. Khái quát:
Thái Lan, tên quốc hiệu chính thức là Vương quốc Thái Lan, là một quốc gia khu vực
Đông Nam Á độc lập và có chủ quyền. Trên 513120 km2 diện tích đất nước, Thái Lan là vùng đất
của núi đồi, đồng bằng rộng lớn và bờ biển trải dài suốt vịnh Thái Lan (1875 km) và biển
Andaman (740 km) [1]. Dân số đạt 69,95 triệu người (số liệu năm 2021), là quốc gia có sự hòa
nhập của nhiều dân tộc khác nhau; 75% là người Thái, 14% là người gốc Hoa, 3% là người
Malaysia và phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số khác như nguời Môn, nguời Khmer… [2]
Thái Lan là quốc gia Quân chủ lập hiến kết hợp với nghị viện. Biểu tượng quốc gia là
hoàng tộc Mahidol của Vương triều Chakri, Quốc vương theo hiến pháp là nguyên thủ quốc gia,
giữu chức vụ Tổng tư lệnh quân đội kiêm Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo. Vua Thái hiện nay là
Rama X Maha Vajiralongkorn. Quốc huy hiện tại của Thái Lan là kim sí điểu Garuda trong thần thoại Hindu giáo.
Hình 1: Quốc kỳ Thái Lan (Nguồn: Bản đồ Việt Nam) 5
Hình 2: Quốc huy Thái Lan (Nguồn: Bản đồ Việt Nam)
Hình 3: Vua Rama X Maha Vajiralongkorn (Nguòn: ABC News) 6 1.2.
Đặc điểm tự nhiên:
1.2.1. Địa hình, vị trí địa lý:
Hình 4: Bản đồ địa hình Thái Lan (Nguồn: Bản đồ Việt Nam)
Là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan tọa lạc ngay trung tâm của vùng đất
liền khu vực. Cực Bắc của Thái Lan có tọa độ 20 28’ o
Bắc, cực Nam là 5o36’ Bắc và hai điểm cực
Tây và cực Đông lần lượt là 18 34’ o Bắc và 15 38’ o
Bắc. Đối với vùng giáp ranh lân cận, giáp với
biên giới phía Bắc Thái Lan là Myanmar và miền Bắc nước Lào, phía đông Thái Lan giáp với
miền Đông nước Lào và Campuchia. Ở khu vực phía Nam là vịnh Thái Lan và biển Andaman,
sau cùng là Myanmar và 1 phần biển Andaman ở phía Tây.
Địa hình Thái Lan chia thành 6 vùng: vùng phía Bắc, Đông Bắc, khu đồng bằng miền
Trung, miền Đông, vùng núi phía Tây và miền Nam. Mỗi vùng đều mang những đặc điểm khác
nhau mang giá trị đặc thù tạo điều kiện cho ngành du lịch Thái Lan phát triển.
Vùng núi phía Bắc: nơi đây có địa hình phần lớn là núi đồi hiểm trở, là thượng
nguồn của nhiều con sông lớn chảy dọc đất Thái Lan như sông Mê Kông, sông Chao
Phraya và các nhánh sông Salawin. Những vùng núi lớn đáng chú ý của khu vực có thể
kể đến là Luang Phra Bang, Daen Lao, Thanon Thong Chai, Phee Pun Nam, Khao Khun
Tan và Phetchaburi. Đỉnh núi cao nhất của Thái Lan là đỉnh Doi Inathon thuộc vùng
Chiang Mai, với độ cao xấp xỉ 2565 mét cách mực nước biển. 7
Vùng Đông Bắc: được bao bọc bởi các dãy núi dốc đứng ở rìa phía Tây và phía
Nam, vùng trung tâm Đông Bắc chính là lưu vực Khorat. Các con sông Chi và sông Mun
chảy xuyên suốt khu vực này và dần hợp lại thành một vào sông Mê Kông tại Ubon
Ratchathani. Các vùng núi thuộc địa bàn đáng chú ý là Phetchaburi, Dong Phaya Yen,
San Kampaeng và Pha Nom Dong Rak.
Khu đồng bằng trung tâm miền Trung: nơi đây còn được biết đến như là “vựa
lúa của châu Á” khi mà toàn bộ những con sông của Thái Lan đều chảy qua và tụ tập tại
nơi đây, bồi đắp dồi dào lượng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện tuyệt vời cho nền nông
nghiệp lúa nước phát triển cực thịnh cũng như các loại cây công nghiệp, cây ăn quả xum
xuê trên mảnh đất giàu dinh dưỡng của vùng đồng bằng nơi đây. Với địa hình bằng
phẳng, giao thông đường thủy nội bộ cũng trở nên vô cùng thuận lợi trong khu vực.
Vùng núi phía Tây: dãy núi cao vùng biên giới giữa Thái Lan và Myanmar kéo
dài từ phái Bắc xuống phía Tây, khiến địa hình nơi đây cũng mang dáng vóc núi đồi quen
thuộc với thi thoảng một vài vùng thung lung sông nhỏ hẹp xen lẫn. Với nước và khoáng
sản dồi dào, nơi đây là địa điểm của nhiều con đập chính của Thái Lan cũng như tạo điều
kiện cho ngành khai thác phát triển.
Vùng đồng bằng và khu vực duyên hải phía Đông: tọa lạc giữa dãy
Sankamphaeng, miền Đông Thái Lan tạo thành ranh giới phân chia cao nguyên Đông Bắc
và vịnh Thái Lan phía Nam. Nơi đây ngành trông cây ăn quả và phát triển du lịch cũng
rất thịnh vượng. Khu vực trồng cây ăn quả thuận lợi nhất của khu vực là vùng thung lung
nhỏ nằm giữa dãy Ban Tad và Chanthaburi.
Miền Nam Thái Lan: miền Nam Thái Lan là một phần của một bán đảo hẹp. Với
2 vùng duyên hải chạy dọc khu vực, ngành du lịch nghỉ dưỡng bãi biển và nguồn hải sản
nơi đây cực kì dồi dào và phồn thịnh. Đặc biệt là ngành du lịch nghỉ dưỡng với tầm vóc
quốc tế đã xây dựng cho Thái Lan danh tiếng lớn trên thế giới.
1.2.2. Khí hậu, thời tiết:
Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu Thái Lan nóng ẩm quanh năm.
Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 28-35 độ và trở nên mát mẻ hơn về miền núi phía Bắc Thái
Lan. Thái Lan có 3 mùa chính: o
Mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10): mưa nhiều vào tháng 9 khi cả nước chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. 8 o
Mùa mát (từ tháng 11 đến tháng 2): trời không mưa nhiều và đây là khoảng thời
gian mát mẻ nhất của Thái Lan. Chính vì thế lượng khách du lịch hàng năm
thường đông đúc vào khoảng thời gian lý tưởng này nhất. o
Mùa nóng (từ tháng 3 đến tháng 7): nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 40 độ vào
mùa này. Khí hậu vô cùng oi bức. 2. Văn hóa Thái Lan 2.1. Lịch sử
Hình 5: Tranh cổ khắc họa cuô y
c sống cza Vương Quốc Nam Chiếu xưa (Nguồn: Mai Châu Eco Lodge)
Người Thái Lan thời xưa di cư từ phía nam Trung Quốc, từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIII là
thời điểm người Thái di cư đến Việt Nam. Khi đó họ sinh sống chủ yếu ở Điện Biên Phủ (Mường
Thanh) và từ đó lan ra các khu vực khác trong Đông Nam Á và thậm chí có một số nơi ở vùng Đông Bắc Ấn Độ [14].
Từ thế kỉ XIV, văn hóa Thái Lan mới bắt đầu được hình thành rõ nét và phát triển thịnh
vượng theo thời gian. Bắt đầu từ thời đại Sukhothai cho đến thời kì đương đại Ayutthaya. Do tiếp
thu từ nhiều nền văn hóa của các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Miến Điện, Khmer mà
nền văn hóa của Thái Lan trở nên rất độc đáo. Trong đó sự du nhập của Phật giáo và văn hóa
phương Tây sau này cũng phần nào định hình nên nền văn hóa Thái Lan thời hiện đại. 2.2. Tôn giáo 9
Hình 6: Tượng Phật làm bằng vàng ở chùa Phật Vàng (Nguồn: Việt Sun Travel)
Chủ yếu là Phật giáo chiếm 94,6%. Phật giáo ở Thái Lan hướng đến việc ứng xử hài hòa
trong cuộc sống và tọa thiền để tìm sự thanh thản cho tâm hồn. Thái Lan còn được mệnh danh là
“Xứ Chùa vàng” khi sở hữu các kiến trúc tôn giáo là các ngôi chùa được xây dựng công phu và
những pho tượng mang đậm bản sắc Thái. Đi khắp Thái Lan mà không thể không bắt gặp một
ngôi chùa với những nét kiến trúc đặc trưng mà đa dạng. Mỗi ngôi chùa đều đại diện cho tín
ngưỡng mà người dân bản địa ở đó tôn thờ. 2.3. Phong t c, đ ụ i sôống hi ờ n na ệ y
Hình 7: Văn hóa chào hỏi cza người Thái (Nguồn: Lữ Hành Việt Nam) 10
Người Thái rất coi trọng việc chào hỏi, từ trong phim ảnh ra đến đời sống thực tại với
hành động chắp tay, cúi nhẹ đầu và câu chào “Sa-wa-dee” là một nét văn hóa vô cùng đặc biệt
khi nhắc đến đất nước Thái. Một số phong tục đặc trưng riêng biệt mà ít có quốc gia nào có nét
tương đồng như: Không được chạm, xoa đầu người khác vì đầu là bộ phận cao quý nhất so với
các phần còn lại của cơ thể và “thấp kém” nhất là bàn chân; Luôn cởi giày khi bước chân vào nơi
nào đó; Trang phục khi vận lên người lúc nào cũng phải gọn gàng, kín đáo vì đây là quốc gia rất
đề cao tôn giáo ngoại trừ một số nơi đặc biệt; Cũng vì đa phần dân số Thái Lan đều theo Phật
giáo nên trong cuộc sống hằng ngày, mọi người đối xử với nhau hiền hòa, luôn thể hiện cảm xúc
tích cực khi giao tiếp hằng ngày. Do đó Thái Lan còn có tên gọi khác là “Đất nước của những nụ cười” [15]. 2.4. m th Ẩ c ự
Hình 8: Pad Thai – một món ăn đường phố nổi tiếng (Nguồn: VnExpress)
Các món ăn đa phần sẽ gồm 4 hương vị chính mà không thể thiếu trong bữa ăn của người
Thái: chua, cay, mặn, ngọt. Vị chua đến từ chanh; vị cay từ ớt, tiêu, gừng; mặn là từ nước mắm
và xì dầu; và ngọt từ đường nâu, đường cọ. Các vùng miền khác nhau tất nhiên sẽ có những
hương vị đặc trưng khác nhau. Ẩm thực miền Trung là độc đáo nhất khi hội tủ đủ các hương vị
chính, nguyên liệu trong món ăn chủ thường có nước cốt dừa. Ẩm thực miền Nam lại có yếu tố
kết hợp với ẩm thực Ấn Độ, các món ăn có hương vị rất đậm đà và có khi rất cay, nhất là cà ri.
Trong khi đó phong vị ẩm thực miền Bắc lại nhẹ nhàng khi mang vị chua, ngọt và có khí hậu phù
hợp để trồng các loại rau. Về phong cách ăn uống, người Thái Lan thường dùng muỗng lớn để
ăn, cách chế biến món ăn tiện lợi để không cần dùng dao. (Anh Minh) 3. Du l ch Thái Lan ị
3.1. Thành công cza ngành du lịch 11
Mỗi khi nhắc đến Thái Lan, gần như ngay lập tức người ta sẽ liên tưởng đến những khu
nghỉ dưỡng, bãi cát trắng, biển xanh nắng vàng lấp lánh… Điều đó chứng tỏ rằng ngành du lịch
ở Thái Lan đã phát triển và thành công đến mức nó gần như đã xây dựng nên tên tuổi, danh tiếng
và mang tính dẫn đầu, biểu trưng cho quốc gia này mỗi khi được nhắc tên.
Năm 2019, tổng thu nhập ngành dịch vụ du lịch và tham quan đã đóng góp cho tổng GDP
cả nước 117,5 tỷ Dollar Mỹ, chiếm 21,9% tổng sản phẩm nội địa cả nước. Nhiều thành phố Thái
Lan đã lọt top những địa điểm du lịch và tham quan nổi tiếng trên toàn thế giới. Bangkok liên tục
đứng hạng 2 trong bảng xếp hạng “Điểm đến toàn cầu” của Mastercard, đứng chỉ sau London.
Báo cáo “Quốc gia tốt nhất năm 2017” cảu U.S. News đã bình chọn Thái Lan xếp thứ 4 thế giới
về giá trị du lịch và di sản văn hóa.
Sau cơn đại dịch COVID-19, ngành du lịch Thái Lan đã từng bước khôi phục mạnh mẽ.
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2022, Bangkok đã đón nhận lượt khách du lịch quốc tế cao nhất
khoảng 2 triệu người. Đến quý IV năm 2022, Thái Lan dự kiến sẽ đón nhận lên đến khoảng 4,5
triệu lượt khách du lịch quốc tế.
Những thành công về du lịch của Thái Lan gợi lên trong ta một cách tự nhiên những câu
hỏi về phương thức và những lí do vì sao cùng là một nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng
sự phát triển của ngành du lịch Thái Lan lại trở nên nổi bật nhất nhì không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.
3.2. Cơ sở phát triển cza ngành du lịch Thái Lan
Thái Lan là một trong số ít các nước có nền kinh tế lấy lĩnh vực du lịch đi đầu. Thành
công của Thái Lan trong du lịch không phải chỉ là một sớm một chiều, mà nó gắn liền với lịch sử
của đất nước, cũng như các yếu tố tự nhiên và con người khác góp phần. 3.2.1.
Lịch sử phát triển ngành dịch vụ du lịch, giải trí 12
Trước 1976, Thái Lan gần như không hề có khái niệm về du lịch, là một đất nước nông
nghiệp như haauf hết các nước Đông nam Á khác. Trong Chiến tranh Thế giới II, Thái Lan là
nước Đông Nam Á duy nhất tuyên bố đầu hàng đối với các nước thực dân xâm lược, cho phép
họ xâm chiếm vào lãnh thổ mình và sử dụng Thái Lan như là “bàn đạp” để tiến hành chinh phục
các nước Đông Dương. Thái Lan trở thành nơi cư trú quan trọng của lực lượng quân đội Mỹ
trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam, là nơi đóng quân của 7 căn cứ không quân của Mỹ
mang tính chủ lực trong trận chiến. Với diễn biến chiến tranh ngày càng phức tạp, Mỹ phải ngày
càng rót thêm tiền để đầu tư cho các cơ sở hạ tầng và các dự án xã hội nhằm nâng cao chất lượng
đời sống cho binh sĩ cũng như đấu tranh chống lại sự lan truyền của chế độ Xã hội Chủ nghĩa đến với Thái Lan.
Krung Thep (tên gọi mới của thủ đô Bangkok) trở thành trung tâm cho lưu chuyển hàng
không Mỹ do vị trí thuận lợi cho việc tiếp nhiên liệu. Trong khoảng thời gian chiến tranh, Krung
Thep đã trở thành vùng đất ăn chơi phục vụ cho quân nhân Mỹ, như một hình thức giúp họ giải
tỏa tinh thần lần cuối trước khi lao mình vào những khu rừng chiến địa chết chóc của Việt Nam.
Những khu phố đèn đỏ mọc lên như nấm và ngày càng trở nên khó cưỡng đối với những con
người phải liên tục vào sinh ra tử, không biết số phận mình nay mai. Các tay ăn chơi nguời Mỹ
trở thành nguồn thu nhập khổng lồ tạo điều kiện cho du lịch Thái Lan phát triển cực thịnh. Sau
khi chiến tranh kết thúc, nguồn du khách chính của Thái Lan chuyển sang Trung Quốc. 3.2.2.
Du lịch Thái Lan đương đại
Khép lại bức màn chiến tranh, Thái Lan đã tận dụng nguồn vốn và cơ sở hạ tầng do Mỹ
để lại làm cơ sở tiếp tục phát triển ngành du lịch nước nhà. Một trong những phương pháp nhằm
lành mạnh hóa ngành du lịch nước nhà khỏi dịch vụ người lớn, chính là tập trung phát triển hình
thức du lịch cộng đồng ở các địa phương. Tùy theo từng vùng miền với những đặc điểm tự nhiên
khác nhau, các loại hình du lịch nổi bật ở từng vùng cũng khác nhau.
Với địa hình khu vực phía Bắc chủ yếu là đồi núi, hầu hết các con sông của Thái Lan đều
hội tụ lại ở vùng đồng bằng của vùng hạ lưu phía Bắc và khu vực trung tâm đất nước. Chính
những đặc điểm tự nhiên đã tạo nên thiên đường trồng trọt, là nơi thích hợp để nuôi trồng và phát
triển nhiều loại nông nghiệp khác nhau, bao gồm trồng lúa nước ở các vùng đồng bằng, canh tác
nương rẫy ở những vùng đồi núi cao, trồng các loại cây ăn quả ôn và nhiệt đới… Những khu
nông nghiệp này tạo nên cảnh quan đặc sắc, mới lạ so với những vùng đô thị sầm uất của Thái
Lan khiến bất kì du khách nào yêu thiên nhiên và cảnh sắc núi đồi hùng vĩ cũng không thể nào
bỏ qua cơ hội đến du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng nơi đây. 13
Hình 9: Doi Inthanon (Nguồn: Tripadvisor)
Vùng Đông Bắc Thái Lan hay thường được biết đến với tên gọi khác là Isaan, nằm phía
trên cao nguyên Khorat. Ở nơi đây ngoài sự hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên vẫn còn được
giữ gìn, các loại ngôn ngữ được sử dụng trong vùng vô cùng đa dạng; từ tiếng Lào, tiếng Thái
cho đến tiếng Khmer cũng được sử dụng rộng rãi và khá phổ biến. Chính vì thế, Isaan trở thành
điểm đến lí tưởng cho những ai thích chìm mình trong thiên nhiên hoang sơ, vắng bóng người,
tách biệt khỏi sự xô bồ và náo nhiệt của thành thị cũng như muốn tìm hiểu và học hỏi những giá
trị văn hóa đáng quý của người dân nơi đây. 14
Hình 10: Chùa Wat Pa Phu Kon ở Udon Thani, Issan (Nguồn: Adobe Stock)
Khu vực miền Trung là nơi hội tụ của nhiều con sông lớn chảy qua, tạo điều kiện cho nền
văn hóa sông nước, điển hình là sự ra đời của các khu chợ nổi và kiến trúc nhà sàn. Các khu chợ
nổi độc đáo trở thành yếu điểm quan trọng thu hút sự tò mò của khách du lịch trong và ngoài
nước đến đông đảo hàng năm. Những khu chợ nổi lớn có thể kể đến như chợ nổi Damnoen
Saduak, chợ nổi Amphawa, chợ nổi Bang Nam Pheung, chợ nổi Tailing Chan…
Hình 11: Chợ nổi Amphawa (Nguồn: Bangkok Happy Hub) 15
Di chuyển xuống miền Nam Thái Lan là những vùng biển đảo. Chính nơi đây, với những
bãi cát dài thơ mộng và biển xanh lung linh nức danh, đã chinh phục biết bao nhiêu trái tim của
khách du lịch trong nước và khắp thế giới. Thái Lan có hơn 1400 đảo lớn nhỏ nằm ở vịnh Thái
Lan và biển Ấn Độ Dương. Những cái tên quen thuộc mà khi nhắc đến du lịch Thái Lan thì gần
như không ai không biết phải kể đến là: đảo Lán, đảo Sì-chang ở tỉnh Choonburi, đảo Sa-mệt ở
tỉnh Ra-yong, đảo Cháng ở tỉnh Trat… Có thể khẳng định rằng, trải nghiệm của bất cứ ai ở
những khu du lịch sinh thái với dịch vụ tuyệt hảo nơi đây sẽ là một trong những kí ức khó quên
và đẹp nhất trong hành trình du lịch đó đây.
Hình 12: Koh Sichang (Nguồn: Asian Itinerary)
Thái Lan vô cùng đề cao và chú trọng việc đầu tư phát triển những cơ sở hạ tầng nhằm
phục vụ cho đời sống hằng ngày và du lịch. Các tuyến đường giao thông được quy hoạch chặt
chẽ và hiện đại ngay cả trong hệ thống đường sắt, đường bộ, đường hàng không và đường hàng thủy.
Thủ đô Bangkok (đã đổi tên thành Krung Thep Maha Nakhon hay Krung Thep ngày 16-
02-2022) vào năm đã có những hệ thống tàu điện ngầm tiên tiến như tàu điện trên không BTS đã
được xây dựng từ những năm 1992 và tàu điện ngầm MRT chạy vòng quanh Bangkok. Bên cạnh
đó, hệ thống đường sắt nối đến các quốc gia lân cận cũng vô cùng phát triển. Chính nhờ sự tiến
bộ trong hệ thống giao thông đã giúp rút gọn thời gian di chuyển và tạo sự thuận tiện cho nhu
cầu di chuyển của hành khách giữa các vùng lân cận quanh những nơi tập trung dân cư đông đúc của Thái Lan. 16
Bên cạnh đó, không thể không kể đến khi nói về sức hút của Thái Lan đối với du khách
nước ngoài, chính là những nét độc đáo về văn hóa đa dạng theo từng vùng và địa phương. Đặc
biệt hơn hết, Thái Lan là nơi có nhiều các công trình kiến trúc Phật giáo vô cùng tinh xảo, đẹp
mắt, thu hút hàng năm một lượng không ít các tín đồ sùng đạo đến viếng thăm và chiêm ngưỡng.
Những thánh địa Phật giáo nổi tiếng nhất không thể không nhắc đến với du khách nước ngoài
như là chùa Phật Ngọc, chùa Đức Phật ở Krung Thep, chùa Wat Phra Si Sanphet ở Ayhuttaya,…
Hình 13: Chùa Phật Ngọc ( Nguồn: Transidus)
Hình 14: Chùa Đức Phật (Nguồn: Transidus) 17
3.3. Du lịch Thái Lan mùa đại dịch
Ngành du lịch Thái Lan là một trong những ngành đem lại thu nhập cao nhất. Không chỉ
du khách nước ngoài thích đi du lịch Thái mà người Thái cũng rất thích du lịch trên đất nước của
họ. Thủ đô Bangkok là một trong những điểm đến du lịch phổ biến nhất do nó là trung tâm du
lịch quốc tế ở Đông Nam Á. Ngoài ra còn có Chiang Mai và Phuket, nằm ở phía bắc và phía nam
của Thái Lan, cũng là những địa điểm thắng cảnh nổi tiếng.
Hình 15: Lượng du khách nội địa cza Thái Lan qua các năm (Nguồn: Thai Websites)
Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, năm 2019 ngành du lịch Thái Lan thu về lợi nhuận
hơn 60 tỷ USD theo ngân hàng trung ương với gần 40 triệu lượt du khách ghé thăm. Ngành du
lịch cũng đóng góp khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội và 20% tổng số việc làm tại Thái Lan.
Năm 2020 là năm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên khắp thế giới và Thái Lan
không phải là quốc gia ngoại lệ. Lượng du khách giảm sâu kỉ lục với chỉ có khoảng 6,7 triệu
lượt. Đỉnh điểm là năm 2021 chỉ còn khoảng 430 ngàn lượt du khách khi mà các biện pháp hạn
chế về mặt đi lại được thắt chặt. Đại dịch đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế khi
Thái Lan là quốc gia rất phụ thuộc vào ngành du lịch cũng như ngành xuất khẩu. 18