Nhóm 6 - Tìm hiểu nhà quản trị Jeff Bezos - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Jeff Bezos sinh ngày 12 tháng 1 năm 1964 tại Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã luôn thể hiện sự thông minh của mình. Từ năm 4 tuổi đến 16 tuổi ông đã dành kì nghỉ hè của mình sống tại nông trại của ông ngoại. Tại đây, ông đam mê với những công việc như sửa cối xay gió hay chăn bò. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49328626
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 6 LỚP MGT1002_47K20
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NHÀ QUẢN TRỊ JEFF BEZOS NHÓM NGƯỠNG MỘ
Tên thành viên và phần trăm đóng góp:
Lê Thị Ngọc Quỳnh (30%)
Phạm Thị Kiều Tiên (20%) Thái Thị Mỹ Trang (20%) Nguyễn Quang Sơn (15%) Hồ Đắc Nhã (15%)
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2021 lOMoARcPSD| 49328626
TÌM HIỂU VỀ NHÀ QUẢN TRỊ NHÓM NGƯỠNG MỘ (JEFF BEZOS – AMAZON) 1. TIỂU SỬ
Jeff Bezos sinh ngày 12 tháng 1 năm 1964 tại Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông
đã luôn thể hiện sự thông minh của mình. Từ năm 4 tuổi đến 16 tuổi ông đã dành kì
nghỉ hè của mình sống tại nông trại của ông ngoại. Tại đây, ông đam mê với những
công việc như sửa cối xay gió hay chăn bò.
Với Jeff Bezos, ông ngoại chính là nguồn cảm hứng vĩ đại giúp ông hình thành
đam mê với kiến thức của mình. Ông từng chia sẻ rằng, ông ngoại của ông đã từng
dạy rằng: “Thông minh dễ hơn là làm người tốt”.
Ông tốt nghiệp trường trung học Miami Palmetto. Sau đó lấy bằng kỹ sư
điện và khoa học máy tính của Đại học Princeton.
Jeff Bezos có tên đầy đủ là Jeffrey Preston, là doanh nhân công nghệ nổi
tiếng người Mỹ. Đồng thời ông còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
thương mại điện tử trên toàn cầu. Jeff Bezos đã sáng lập và điều hành Công ty thương
mại điện tử “nổi tiếng” thế giới Amazon.com.
Amazon của Jeff Bezos hiện trở thành hãng bán lẻ lớn nhất của World Wide Web
và là mô hình bán hàng qua internet cho nhiều thương hiệu nhất thế giới.
2. SỰ NGHIỆP KINH DOANH.
2.1 Giai đoạn đầu
Sau khi Bezos tốt nghiệp Đại học Princeton năm 1986, ông được giao các vị
trí tại Intel, Phòng thí nghiệm Bell và Công ti tư vấn Andersen.
Lần đầu tiên ông làm việc tại Fitel, một công ty khởi nghiệp về viễn thông
fintech, nơi ông được giao nhiệm vụ phát triển mạng lưới giao dịch nước ngoài.
Bezos sau đó được thăng chức làm trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận hỗ 1 lOMoARcPSD| 49328626
trợ khách hàng. Khi trở thành giám đốc bán hàng tại Bankers Trust, ông chuyển
sang lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Từ năm 1988 đến 1990, ông phục vụ ở đó.
Năm 1990, ông gia nhập D. E. Shaw & Co, một quỹ đầu cơ mới thành lập,
tập trung nhiều vào mô hình toán học và làm việc ở đó cho đến năm 1994. Ở tuổi
30, Bezos trở thành phó chủ tịch cấp cao thứ tư của D. E. Shaw. Cuối năm 1993,
ông rời bỏ công việc của mình tại D. E. Shaw.
2.2 Khởi nghiệp với Amazon
Cuối năm 1993, Bezos quyết định thành lập một cửa hàng sách trực tuyến.
Vào ngày 5/7/1994, ông thành lập Amazon trong nhà để xe của mình. Để bắt đầu
kinh doanh, ba mẹ ông đã đầu tư một khoảng tiền gần 250.000 USD cho anh. Vào
thời điểm đó, ông đã có một công việc ổn định tại một quỹ đầu cơ ở New York.
Khởi nghiệp với Amazon ông phải quay lại từ đầu bắt đầu lại từ chính nhà ga của
mình vào cái thời điểm hầu hết mọi người thậm chí còn chưa biết đến Internet là gì.
Khi mới bắt đầu, nhiều nhà đầu tư đã được cảnh cáo rằng có 70% khả năng
Amazon sẽ thất bại hoặc phá sản. Là người nhiệt huyết, Bezos đã bỏ tất cả để tập
trung vào công ty mới. Amazon ra mắt công chúng vào năm 1994 và ngày nay, nền
tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1,7 nghìn tỷ USD.
Ba năm sau khi thành lập Amazon, Bezos đã tiến hành IPO. Trả lời các báo
cáo quan trọng từ Fortune và Barron’s, Bezos nhấn mạnh rằng sự phát triển của
Internet sẽ vượt qua sự cạnh tranh từ các nhà bán lẻ sách lớn hơn như B Border và Barnes & Noble.
Năm 1998, Jeff bezos đa dạng hóa việc bán nhạc và video trực tuyến và mở
rộng sản phẩm của công ty vào cuối năm bao gồm: quần áo, trang sức, điện tử và
thậm chí các ứng dụng và dịch vụ.
Năm 1999, ông được tạp chí Time bình chọn là “Nhân vật của năm”. Vào
cuối năm 2002, tốc độ chi tiêu chóng mặt của Amazon khiến công ty gặp phải khó
khăn về tài chính. Công ty gần như phá sản.
Năm 2013, Bezos thay mặt Amazon Web Services đảm bảo một hợp đồng
trị giá 600 triệu đô la với Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).
Năm 2014, điện thoại thông minh Amazon Fire là cú thất bại lớn của
Amazon. Sự thất bại của sản phầm này đã khiến Bezos thiệt hại 170 triệu USD.
Tuy nhiên, ngay sau đó hãng đã thành công rực rỡ với loa thông minh Echo,
được phát triển cùng với Fire Phone.
Kể từ 2018, Jeff Bezos liên tục giữ danh hiệu là người giàu nhất thế giới với
giá trị tài sản ròng hơn 100 tỷ USD. Theo CNBC, Jeff Bezos là cá nhân đầu tiên có 2 lOMoARcPSD| 49328626
khối tài sản cá nhân hơn 200 tỷ USD, giàu hơn người đứng thứ hai là đồng sáng lập
Microsoft Bill Gates 78 tỷ USD. Tài sản của ông chủ yếu từ giá trị cổ phiếu
Amazon đã tăng chóng mặt trong những năm gần đây. Cổ phiếu Amazon tăng vọt
lên mức cao kỷ lục vào tháng 4 năm 2020 do nhu cầu chưa từng có từ người tiêu dùng.
3. BÍ QUYẾT ĐEM LẠI THÀNH CÔNG CHO JEFF BEZOS 3.1. Hãy hành động -
Chỉ thông qua hành động cố ý thì chúng ta mới có thể “bẻ cong vũ
trụ” theo ý muốn của mình. Nhưng nhiều người nghĩ rằng chúng ta phải biết được
hành động phù hợp nào là chính xác trước khi làm bất cứ điều gì. Lối suy nghĩ này
dẫn đến việc bị “tê liệt phân tích” và không hành động. Bezos không phải là kiểu
người bị rơi vào cái bẫy này. -
Khi Amazon đã phát triển, Bezos khuyến khích nhân viên của mình
phạm sai lầm bên cạnh hành động. Đôi khi điều này dẫn đến thành công chói lọi ,
nhưng cũng có lúc dẫn đến thất bại . Đó là một phần của triết lý công ty của Amazon. -
Bezos coi việc có “sự thiên vị cho hành động” là 1 trong 6 giá trị cốt lõi của Amazon.
3.2. Giảm thiểu sự hối tiếc
Khi Bezos băn khoăn nên hay không nên từ bỏ công việc và bắt đầu
Amazon.com, ông nhận ra rằng mình đã thiếu mất khuôn khổ phân tích để đưa ra
quyết định lớn lao trong cuộc sống. “Tôi muốn mình đã giảm thiểu tất cả sự hối
tiếc”. Ở tuổi 80, Bezos sẽ không hối tiếc khi đã đánh mất công việc của mình ,
nhưng ông vẫn sẽ tự trách chính mình vì không đổ tiền mặt vào cơn sốt vàng
trực tuyến . Hãy áp dụng “khuôn khổ giảm thiểu sự hối tiếc” của Bezos cho
chính mình, bạn có thể ngạc nhiên với những hành động bạn có do khuôn khổ đó
truyền cảm hứng cho bạn.
3.3. Phát triển chậm:
Sẽ mất bao lâu trước khi một doanh nghiệp non trẻ có được lợi nhuận? Phải
chăng là 6 tháng? Đối với Jeff Bezos và Amazon.com, phải mất hơn 6 năm. Nghe
có vẻ như một khoảng thời gian dài , nhưng tất cả đã đi theo kế hoạch kinh doanh
nhịp độ chậm bất thường của Bezos. Chiến lược này gây thất vọng cho các nhà đầu
tư trong ngắn hạn, nhưng nó đã được đền đáp một cách xứng đáng khi Amazon
sống sót sau sự bùng nổ của bong bóng dot-com và bắt đầu có được lợi nhuận lớn hơn qua từng quý.
3.4. Khuyến khích quảng cáo truyền miệng
Cách duy nhất để công ty của ông có thể thành công được là vận dụng quảng
cáo truyền miệng. “Sức mạng của quảng cáo truyền miệng rất mạnh mẽ”. Không 3 lOMoARcPSD| 49328626
có cách nào tốt hơn việc thông qua lời truyền miệng tích cực để doanh nghiệp phát triển.
3.5. Không có gì quan trọng hơn khách hàng -
Mọi người đều biết rằng khách hàng luôn luôn đúng. Nhưng Bezos và
Amazon đã đưa triết lý ưu tiên khách hàng lên mức tối đa. Đối với Bezos, sự hài
lòng của khách hàng không chỉ là tất cả mọi thứ mà còn là điều duy nhất. “Mục
tiêu của chúng tôi là trở thành công ty lấy khách hàng làm trung tâm tốt nhất trên trái đất”. -
Trải nghiệm của khách hàng chưa bao giờ được coi trọng như thế trên
mạng. Nếu bạn muốn thương hiệu của mình phát triển mạnh mẽ trên mạng, hãy tập
trung tuyệt đối vào sự hài lòng của khách hàng giống như Amazon.
3.6. Tính phí ít hơn
Một số công ty luôn cố gắng tìm cách để tính phí cho bạn nhiều hơn nữa,
chẳng hạn như những phụ phí mà các hãng hàng không và đại lý xe hơi tính trên
mức giá quảng cáo. Thay vào đó, Bezos nói với nhân viên của mình phải tìm
cách để cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả, thậm chí để có thể tính phí khách hàng
của họ ít hơn. Thật dễ dàng để tăng doanh thu bằng cách tăng mức giá của bạn,
nhưng việc đó cũng có thể dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng .
3.7. Không bao giờ ngừng đổi mới
“Sự phát triển không phải là điều nguy hiểm”. Jeff Bezos sợ bị trở nên trì trệ
hơn. Amazon bắt đầu đơn giản với việc bán sách, nhưng họ đã không ngừng mở
rộng kể từ khi ra đời.
3.8. Hãy ngoan cố một cách linh hoạt
Có vẻ như không khả thi để có được sự ngoan cố và tính linh hoạt cùng lúc, nhưng
đó chính xác là những gì Amazon có. “Và nếu bạn không linh hoạt, bạn sẽ đâm
đầu vào tường mà không thấy các giải pháp khác cho vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết”. 3.9. Hãy thực tế
Như Will Smith đã nói: “Thực tế là con đường phổ biến nhất để đi đến sự
tầm thường”. Nếu bạn không tự cho phép mình tưởng tương về cuộc sống phi
thường thì bạn sẽ không cách nào có được cuộc sống như thế. Tuy nhiên, bạn có
thể mơ ước hơi quá đà – và điều này đặc biệt phổ biến đối với các doanh nhân. Nếu
bạn mong đợi thành công ngay tức thì với nỗ lực tối thiểu, bạn đang tạo ra cho bản
thân sự thất bại và nỗi thất vọng không bao giờ kết thúc. Vì vậy, Bezos đã chỉ ra:
“Điều quan trọng là các doanh nhân phải thật thực tế. Nếu bạn tin vào cái ngày đầu
tiên khi bạn đang viết bản kế hoạch kinh doanh rằng có 70% khả năng toàn bộ mọi
thứ sẽ thất bại, ý nghĩ đó sẽ tạo ra áp lực bởi sự thiếu tự tin”. 4 lOMoARcPSD| 49328626 3.10. Hãy mô phỏng
Thật tốt khi là duy nhất. Nhưng sẽ tốt hơn khi đưa sự duy nhất đó vào những
điều đã được chứng minh là có tác dụng. “Chúng tôi dõi theo đối thủ cạnh tranh
của mình, học hỏi từ họ, xem những gì họ đã làm cho khách hàng và mô phỏng
điều đó với những gì chúng tôi có thể làm”.
3.11. Làm ngược trở lại
Lời khuyên tốt nhất là trước tiên hãy tìm ra những gì khách hàng của bạn
thực sự muốn và cần. Cung cấp những điều đó với sản phẩm của bạn và bạn sẽ
không gặp rắc rối với việc bán hàng. “Tận dụng những gì bạn giỏi và mở rộng ra từ
các kỹ năng của bạn. Hoặc xác định những gì khách hàng của bạn cần và làm
ngược trở lại, ngay cả khi việc đó đòi hỏi bạn phải học những kỹ năng mới”.
Nhưng Bezos nhận ra rằng người tiêu dùng của Amazon cần một thiết bị để
đọc những cuốn sách điện tử họ đã mua từ trang web của ông. Vì vậy, Amazon đã
làm ngược trở lại để đáp ứng nhu cầu đó.
3.12. Bị hiểu lầm cũng không sao
Khi bạn có một ý tưởng kinh doanh có thể thay đổi thế giới , chắc chắn sẽ có
những người không hiểu được nó. Theo Bezos, họ đã “luôn luôn có nhiều người
hoài nghi”, nhưng họ tự tin vào tầm nhìn của mình – và tự tin rằng họ có thể biến
những người hoài nghi trở thành những người tin tưởng.
3.13. Hãy kén chọn nhân viên -
Một trong những giá trị cốt lõi của Amazon là có một thước đo tuyển
dụng cao. Điều đó có nghĩa là họ chỉ thuê một nhân viên mới nếu người đó hoàn toàn phù hợp. -
“Tôi thà phỏng vấn 50 người và không thuê bất kỳ ai, còn hơn là thuê
nhầm người”. Bezos rất kỹ tính với những người ông thuê vì ông nhận ra rằng văn
hóa công ty sẽ trôi chảy một cách tự nhiên từ những nhân viên bạn sử dụng.
3.14. Hãy nhìn xa trông rộng -
Bezos thừa nhận rằng “có rất nhiều người tin rằng bạn nên sống cho
hiện tại”. Nhưng ông nói: "Tôi chỉ không phải là một trong số họ”. Ông khuyên
mọi người nên “nghĩ về khoảng thời gian dài phía trước và cố gắng để đảm bảo
rằng bạn đang lên kế hoạch cho điều đó theo một cách sẽ đem lại cho bạn sự hài lòng cuối cùng”. -
Những lợi ích của kinh doanh dài hạn, Amazon là một công ty sẵn
sàng hy sinh lợi nhuận được đảm bảo hôm nay với hy vọng có được lợi nhuận lớn
hơn trong một thập kỷ sau đó. Bezos đã nói rằng “đôi khi chúng tôi đánh giá sự
việc và thấy rằng nó thực sự gây tổn hại cho việc bán hàng trong ngắn hạn nhưng chúng tôi vẫn làm”. 5 lOMoARcPSD| 49328626
3.15. Tạo ra lịch sử
“Tôi vẫn chưa đi đến phần cuối của câu chuyện”. Đối với chúng ta, có vẻ
như Bezos đã đạt tới đỉnh cao của mình – đỉnh cao của thành tích kinh doanh.
Bezos công khai nói rằng ông vẫn chưa xây dựng được “một công ty lâu dài” và
rằng “Internet nói chung và Amazon.com nói riêng vẫn còn đang ở Chương I”. Và
nếu bạn muốn tìm thấy thành công tương tự, bạn sẽ phải chấp nhận thái độ “đi tới
cùng hoặc quay về nhà” của ông. "Hãy làm việc chăm chỉ, vui vẻ và làm nên lịch sử".
4. BỐN CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ POLC TẠI CÔNG TY AMAZON
VỚI NHÀ QUẢN TRỊ JEFF BEZOS
4.1. Hoạch định (Planning):
Chiến lược chung của Amazon.com Inc. về lợi thế cạnh tranh, dựa trên mô
hình của Michael Porter, cho thấy cách tiếp cận mà tổ chức sử dụng để phát triển
doanh nghiệp của mình trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường bán lẻ trực
tuyến. Là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất trên thế giới, Amazon chứng minh là có tính
cạnh tranh cao, ngay cả đối với những người khổng lồ như Walmart.
Chiến lược chung của Amazon.com (Mô hình của Porter):
Amazon sử dụng khả năng lãnh đạo chi phí làm chiến lược chung cho lợi thế
cạnh tranh. Giảm thiểu chi phí hoạt động là mục tiêu trong chiến lược cạnh tranh
chung này. Ví dụ, Amazon.com sử dụng công nghệ mạng và máy tính tiên tiến để
đạt hiệu quả hoạt động tối đa, giúp giảm thiểu chi phí. Xem xét bản chất của thương
mại điện tử, công ty hưởng lợi từ quá trình tự động hoá quy trình, thường được sử
dụng trong quá trình xử lý mua hàng và các quy trình hoạt động khác. Những lợi ích
này cho phép Amazon.com Inc. giảm thiểu chi phí bán lẻ trực tuyến và các dịch vụ
khác. Amazon cải tiến liên tục cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Trong quan hệ,
công ty cũng có mục tiêu chiến lược là đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển (R
& D) để tối ưu hóa hiệu suất của các nguồn lựccủa nó. Ngoài ra, chiến lược cạnh
tranh chung về lãnh đạo chi phí Amazon.com Inc. giảm thiểu mức giá của nó. Mục
tiêu chiến lược này tác động đến sự kết hợp tiếp thị của Amazon. Giá thấp là đáng
kể trong việc thu hút người tiêu dùng.
Chiến lược chuyên sâu của Amazon.com (Chiến lược tăng trưởng chuyên sâu):
Phát triển thị trường công ty ban đầu cung cấp dịch vụ bán lẻ trực tuyến cho
người tiêu dùng ở Hoa Kỳ. Amazon hiện đang điều hành các trang web thương mại
điện tử tại hơn 10 quốc gia, bao gồm Canada, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Ấn
Độ. Mỗi quốc gia mới được coi là một thị trường mới tạo cơ hội tăng trưởng cho công ty.
Thâm nhập thị trường Mục tiêu là tạo thêm thu nhập từ các thị trường mà
công ty hiện đang hoạt động. Amazon.com phát triển với sự gia tăng tiêu thụ. 6 lOMoARcPSD| 49328626
Phát triển sản phẩm phát triển và cung cấp các sản phẩm mới để đạt được
doanh thu cao hơn. Amazon phát triển một phần bằng cách phát triển sản phẩm mới
theo thời gian. Ví dụ, công ty hiện cung cấp các sản phẩm AmazonBasics và Amazon
Web Services (AWS). Cung cấp cho công ty các quy trình kinh doanh với chi phí
thấp để giới thiệu các sản phẩm mới. Một mục tiêu chiến lược liên quan đến chiến
lược tăng trưởng chuyên sâu này là tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển (R & D) để
phát triển sản phẩm nhanh chóng và phát hành cho thị trường bán lẻ trực tuyến.
Đa dạng hóa Amazon đã phát triển thông qua việc mua lại Audible, một nhà
sản xuất các audiobook và các sản phẩm liên quan. Mục tiêu là phát triển kinh doanh
thương mại điện tử thông qua chiến lược mua lại tích cực.
Tuyên bố về Sứ mệnh & Tầm nhìn của Amazon.com Inc.
Tuyên bố sứ mệnh của Amazon là “Chúng tôi cố gắng cung cấp cho khách
hàng mức giá thấp nhất có thể, lựa chọn tốt nhất có sẵn và sự tiện lợi tối đa” 1. Giá thấp nhất 2. Lựa chọn tốt nhất 3. Tiện lợi tối đa
Tầm nhìn của công ty Amazon là " trở thành công ty tập trung vào khách
hàng nhất của Trái đất, nơi khách hàng có thể tìm và khám phá bất kỳ thứ gì họ
có thể muốn mua trực tuyến” 1. Phạm vi toàn cầu
2. Cách tiếp cận tập trung vào khách hàng
3. Lựa chọn sản phẩm rộng nhất
Từ đó: ta nhận thấy rằng chiến lược cấp tổng công ty của Amazon là Diversification
Và chiến lược cấp doanh nghiệp là Best-cost Strategy
4.2. Tổ chức (Organizing):
Amazon đi theo mô hình cấu trúc tổ chức bộ phận (Divisional Structure) bao gồm:
1. Các nhóm dựa trên chức năng toàn cầu (tính năng quan trọng nhất) 2. Phân cấp toàn cầu 3. Đơn vị địa lý
Ý nghĩa cấu trúc tổ chức của Amazon.com, lợi thế và bất lợi:
Cấu trúc doanh nghiệp của Amazon có hiệu quả trong việc hỗ trợ tăng trưởng
quốc tế trong thị trường thương mại điện tử. Sự thành công liên tục của công ty trong
việc mở rộng kinh doanh là một chỉ số về sự phù hợp của cấu trúc tổ chức này. Lợi
thế của các nhóm và phân cấp dựa trên chức năng là chúng cho phép Amazon.com
Inc. triển khai nhanh chóng và hiệu quả các chỉ thị quản lý. Ngoài ra, các đơn vị địa 7 lOMoARcPSD| 49328626
lý có lợi thế trong việc hỗ trợ tập trung vào các mối quan tâm thị trường bán lẻ trực
tuyến và các điều kiện kinh tế có liên quan ở một số khu vực nhất định, chẳng hạn như Bắc Mỹ.
Một bất lợi của cơ cấu tổ chức này là nó có tính linh hoạt và đáp ứng hạn chế.
Sự thống trị của các nhóm dựa trên chức năng toàn cầu và các đặc điểm phân cấp
toàn cầu làm giảm khả năng của Amazon để nhanh chóng đáp ứng các vấn đề mới
và các vấn đề gặp phải trong kinh doanh thương mại điện tử. Do đó, một khuyến
nghị là để công ty xem xét việc giảm sự thống trị của các đặc điểm cấu trúc này.
Amazon cũng có thể thiết lập tính linh hoạt và đáp ứng cao hơn bằng cách tăng
cường trao quyền hoặc mức độ tự chủ của các văn phòng khu vực hoặc địa phương.
4.3. Lãnh đạo (Leading):
Chính sách đãi ngộ nhân viên:
Ông lớn trong ngành bán lẻ này dành cho nhân viên 20 tuần nghỉ phép có
lương khi gia đình họ đón thành viên mới chào đời, và thậm chí còn trả lương cho
cả người bạn đời của nhân viên - cho dù người đó không làm việc tại Amazon - để
họ được nghỉ chung. Các nhân viên của Amazon cũng được thưởng thức những bữa
trưa có người phục vụ, "giờ hạnh phúc" vào những ngày thứ Sáu, và có thể mang
theo thú cưng đến chỗ làm. Nâng mức lương tối thiểu của nhân viên lên $15 mỗi
giờ. Để xóa sạch số tin nhắn tồn đọng của khách hàng, Jeff đã đưa ra giải pháp là sẽ
trả $200 cho mỗi ngàn tin nhắn được trả lời vào ngày cuối tuần của nhân viên.
Tuy nhiên, Jeff không cho nhân viên quyền tự do dân chủ, mọi quyết định đều
phải thông qua Ceo. Nhân viên sẽ bị sa thải nếu tốc độ phản hồi tin nhắn cho khách
hàng dưới 7 tin mỗi phút. Môi trường làm việc vô cùng áp lực để đảm bảo việc giao
hàng nhanh nhất cho khách hàng. Nhân viên bị chấm điểm hàng ngày và cái chính
sách hà khắc ấy khiến họ luôn ở trong trạng thái sợ hãi. Tất cả chỉ để đảm bảo việc
phục vụ khách hàng đạt chất lượng tốt nhất.
Từ đó ta khẳng định rằng chính sách lãnh đạo của Jeff Bezos là vô cùng
độc đoán. Nhưng mang lại thành công cho Amazon.
4.4. Kiểm tra (Controlling):
• Jeff kiểm soát về mức độ hài lòng của khách hàng bằng việc yêu cầu khách
hàng gửi mail trực tiếp cho ông nếu có vấn đề gì không hài lòng. Kiểm
soát tốc độ làm việc của nhân viên bằng hệ thống camera giám sát Kiểm
soát lượng hàng hóa ở kho bằng việc kiểm kê thường xuyên.
• Kiểm tra tốc độ trá lời mail của nhân viên đối với khách hàng
• Kiểm tra các chương trình phần mềm trên web để đảm bảo việc mua hàng
của khách luôn ổn định
• Kiểm tra doanh thu, lợi nhuận.... 8