Nhóm câu hỏi vận dung, phân tích, so sánh về Kính tế chính trị Mác | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Nhóm câu hỏi vận dung, phân tích, so sánh về Kính tế chính trị Mác | Đại học Sư Phạm Hà Nội ới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

lOMoARcPSD| 40439748
ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ 03 TÍN CHỈ
B. Nhóm câu hỏi vận dung, phân tích, so sánh (Mỗi đề 01 câu hỏi, mỗi câu hỏi 04
điểm)
1. Đánh giá về sự cần thiết học tập kinh tế chính trị Mác – Lênin.
2. Phân tích các điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá. Liên hệ thựctiễn
phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.
Sản xuất hàng hóa là: Kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để trao
đổi và buôn bán, trao đổi trên thị trường
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
SXHH không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của hội loài người. Nền kinh tế
hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện tồn tại.
Điều kiện tồn tại của sản xuất hàng hóa:
- Một là sự phân công lao động xã hội: Đó là sự phân chia lao động trong xã hội với các
ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên schuyên môn hóa của những
người sản xuất tạo thành những ngành nghề khác nhau. Khi đó mỗi người sản xuất hàng
hóa, sản xuất một hoặc một ssản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản
xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
- Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất: sự tách biệt về kinh tế của các
chủ thể sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập với nhau sự tách biệt về lợi
ích. Trong điều kiện đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông
qua trao đổi, mua bán tức là trao đổi dưới hình thức hàng hóa.
Liên hệ với thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - hội,
tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa bỏ chế quản cũ, bắt
đầu thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo chế thị trường định hướng
hội chủ nghĩa:
nước ta đang tồn tại hệ thống phân công lao động do lịch sử để lại với nhiều
ngành nghề. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện
làm cho sự phân công lao động nước ta trở nên phong phú hơn, tạo điều kiện cho
hàng hóa phát triển. Phân công lao động hội với cách sở của trao đổi chẳng
những không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Xét về
phạm vi, phân công lao động xã hội không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn mở
rộng trên quy quốc tế. Nền kinh tế của mỗi quốc gia trở thành bộ phận của nền kinh
tế thế giới, cùng hợp tác, các quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển. Mỗi quốc
gia chỉ lựa chọn phát triển một số ngành, một số lĩnh vực phát triển lợi thế của quốc gia
mình. Việt Nam trên thế giới là một đất nước thuận lợi về phát triển nông nghiệp. vậy,
những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu sản phẩm của nông
nghiệp. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan).
Phân ng lao động hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền kinh tế tự
nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất vào
hệ thống của hợp tác lao động.
lOMoARcPSD| 40439748
Sự phân công lao động của ta đã ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng sở
và ở phạm vi rộng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế quốc dân; có sự chuyên môn hóa hình
thành các vùng kinh tế, các ngành kinh tế. Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm
đó là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc); vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (gồm Thừa thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, nh Định); vùng kinh tế trọng điểm Nam
Bộ (gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình
Phước, Long An, Tiền Giang); vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu
Long (gồm TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Mau). Hiện nay ta đã hàng loạt
các thị trường được hình thành từ sự phân công lao động đó là: Thị trường công nghệ, thị
trường các yếu tố sản xuất,…Tạo đà cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển
giúp ta nhanh chóng hoà nhập được với kinh tế trong khu vực và thế giới.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được thể hiện rất rõ trong
thời kViệt Nam sau đổi mới. Việt Nam thừa nhận sự xuất hiện của tư hữu. Ngoài những
doanh nghiệp nhà nước như: tập đoàn điện lực Việt Nam, tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập
đoàn xăng dầu Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập đoàn công
nghiệp than khoáng sản Việt Nam, … Hiện nay còn có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt
động ở Việt Nam, đó tập đoàn Vingroup, công ty cổ phần ôtô Trường Hải, công ty cổ
phần tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, công ty cổ phần đầu thư thế giới di động, công ty cổ
phần FPT,… Không những thế, các doanh nghiệp nhân còn những thành tựu đáng
ghi nhận trong sản xuất kinh doanh. Tại bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất cả
nước, bao gồm các khối doanh nghiệp Nhà nước, FDI và tư nhân - Vingroup đã vươn từ
vị trí 28 năm ngoái lên vị trí 11 năm 2017
VẬY CÓ THỂ THẤY VIỆT NAM ĐANG TỒN TẠI ĐẦY ĐỦ HAI ĐIỀU KIỆN
CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA.
3. Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá. Liên hệ thực tiễn với hoạt động sản xuất
một hàng hoá/dịch vụ.
Khái niệm hàng hóa:
Hàng hóa sản phẩm của người lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa đó là: giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng: công cụ của sản phẩm, thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.
Vì vậy, nếungười sản xuất phải chú ý hoàn thiệc giá trị sử dụng của hàng hóa do nh
sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua.
Giá trị: Là hao phí lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị của hàng hóa đó một phạm trù lịch scụ thể, biểu hiện mối quan hệ kinh
tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa.
+ Được bộc lra bên ngoài thành gtrị trao đổi; giá trị nội dung, scủa
trao đổi
Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng a: Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn
có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau.
lOMoARcPSD| 40439748
Mặt thống nhất: thể hiện chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một
hàng hóa, một vật phải đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa, nếu thiếu một trong
hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa.
Mẫu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
- Với cách giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưngvới
tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là sự kết tinh của lao động.
- Tuy giá trị giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trìnhthực
hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian va thời gian.
Liên hệ với thực tiễn hoạt động sản xuất hàng hóa/ dịch vụ ở Việt Nam hiện nay
– Về giá trị sử dụng
Đối với nền kinh tế nước ta, sản xuất phải chú trọng đến chất lượng của hàng hóa,
mang lại giá trị sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đem đến cho khách
hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng hàng hóa. Giá trị sử dụng phải làm cho hàng
hóa tốt, bền, đẹp, có nhiều công dụng, tính năng. Hiện nay, việc sản xuất hàng hóa ở Việt
Nam về bản đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn chưa
đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, đsản xuất hàng hóa
ngày càng nâng cao giá trị sử dụng thì chúng ta cần chú trọng đến những vấn đề sau:
+ Nghiên cứu thị trường trong ngoài nước. Tìm hiểu về những xu thế sản xuất
hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Tiếp tục nâng cao tay nghề, chủ động, sáng tạo linh hoạt trong việc quản lý,
đào tạo nguồn nhân lực cho người lao động.
+ Đổi mới trao đổi công nghệ, sử dụng những công nghệ tiên tiến để tăng năng suất
sản xuất và đem đến những hàng hóa có giá trị sử dụng cao, đáp ứng những nhu cầu của
khách hàng.
– Về giá trị trao đổi của hàng hóa
Để thực hiện được giá trị trao đổi của hàng hóa hay nói cách khác muốn bán
được hàng hóa sản xuất ra thì cần phải làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá
trị xã hội mới có lãi. Do đó để làm được đều này cần thực hiện những biện pháp như sau:
+ Tiến hành đổi mới kthuật công nghệ, sử dụng những công nghệ tiến tiến vào
quá trình sản xuất làm tăng năng suất sản xuất đem đến những chất lượng hàng a
cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tối đa hóa chi phí sản xuất làm tăng
giá trị trao đổi hàng hóa.
+ Hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh.
+ Tăng năng suất lao động
Tóm lại, để đáp ng nhu cầu đa dạng ngày ng tăng của người tiêu dùng, t
việc sản xuất hàng hóa cần phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hóa đkhông ngừng
cải tiến chất lượng, mẫu mã, nâng cao giá trị sử dụng và đem đến cho khách hàng giá cả
sản phẩm phải chăng, hợpthúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trong
nền kinh tế hàng hóa hiện nay, kinh tế hàng hóa không thể thiếu được góp phần thúc
đẩy kinh tế, giải quyết việc làm và sự phân công lao động.
4. Đề xuất gii pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một hàng hoá trên cơ sở hiểu
biết về hai thuộc tính của hàng hoá.
* Khái niệm hàng hóa: sản phẩm của người lao động, thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Giá trị sử dụng: công cụ của sản phẩm, thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
lOMoARcPSD| 40439748
+ Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.
Vì vậy, nếungười sản xuất phải chú ý hoàn thiệc giá trị sử dụng của hàng hóa do nh
sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua.
Giá trị: Là hao phí lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị của hàng hóa đó một phạm trù lịch scụ thể, biểu hiện mối quan hệ kinh
tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa.
+ Được bộc lra bên ngoài thành gtrị trao đổi; giá trị nội dung, scủa
trao đổi
* Đề xuất giải pháp
5. Phân tích vấn đề lượng giá trị hàng hoá. Hãy rút ra ý nghĩa thực tiễn về tăng
năng suất và tăng cường độ lao động trong sản xuất hàng hóa.
* Phân tích vấn đề về lượng giá trị của hàng hóa
- Lượng giá trị của hàng hóa lượng lao động hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa, đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động hội cần thiết được hiểu thời gian để sản xuất ra hàng hóa trong
điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ thành thạo trung bình, một trang thiết
bị trung bình.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị bao gồm:
+ Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm.
Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản
xuất.
+ Mức độ phức tạp của lao động:
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có qtrình lao động 1 cách hthống
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Lao động phức tạp những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua 1 quá trình
đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định.
Trong cùng một thời gian lao động, lao động phức tạp tạo ra lượng giá trị nhiều
hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội
lên.
* Ý nghĩa thực tiễn về việc tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao
độngtrong sản xuất hàng hóa:
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm thời gian hao plao động cần thiết trong
một đơn vị hàng hóa. Năng suất lao động tăng sẽ làm cho lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa giảm xuống. Vì vậy trong sản xuất hàng hóa cần chú ý đcó thể giảm hao phí
lao động cá biệt.
lOMoARcPSD| 40439748
Cường độ lao động: Việc tăng cường độ lao động sẽ làm cho số lượng sản phẩm
tăng lên. Tổng lượng giá trị gộp lại của tất cả các hành hóa tăng lên, lượng thời gian lao
động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa không thay đổi. Ngoài
ra việc tăng cường độ lao động còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng
các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội.
6.Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ
* Nguồn gốc: Là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, là sản
phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị.
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: xuất hiện trong thời kì sơ khai củatrao
đổi hàng hóa. Khi đó việc trao đổi giữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên.
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: 1 hàng hóa có thể đặt trong mối liên hệvới
nhiều hàng hóa khác.
- Hình thái chung của giá trị: việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp khi trìnhđộ
sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú hơn.
Trình độ này thúc đẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị. -
Hình thái tiền: làm vật ngang giá chung thống nhất.
* Bản chất:
- Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là kết quả của sự
phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
- Bản chất của tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò làm vật ngang giá chung cho
các hàng hóa khác. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản
xuất và trao đổi hàng hóa. *Chức năng của tiền tệ: Gồm 5 chức năng chính
- Thước đo giá trị
+ Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị
của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải giá trị. vậy, tiền tệ làm chức năng thước
đo giá trị phải là tiền vàng.
+ Để đo lường giá trị hàng hóa không cần đòi hỏi phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với
lượng vàng nào đó trong ý tưởng.
+ Giá cả hàng hóa hình thức biểu hiện bằng tiền của gtrị hàng hóa. Giá cả của hàng
hóa một đại lượng tỷ lệ thuận với giá trị của ng hóa tỷ lệ nghịch với giá trị của
tiền tệ. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa còn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cungcầu về hàng
hóa… - Phương tiện lưu thông
+ Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho
quá trình trao đổi hàng hóa.
+ Để thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông, yêu cầu phải tiền mặt (tiền
đúc bằng kim loại, tiền giấy). Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền
không nhất thiết phải đủ giá trị. Đây là cơ sở cho các quốc gia công nhận phát hành
các loại tiền giấy khác nhau. Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho
quá trình trao đổi, mua bán trở nên thuận lợi; đồng thời làm cho hành vi mua, hành vi bán
tách rời về không gian và thời gian. Do đó, có thể tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
- Phương tiện cất trữ
Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất trữ.
Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc. Tiền cất trữ
có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sàng tham gia lưu thông. Khi sản xuất hàng
hóa phát triển, lượng hàng hóa nhiều hơn, tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại,
lOMoARcPSD| 40439748
nền sản xuất giảm, lượng hàng hóa giảm, một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông, đi vào
cất trữ.
- Phương tiện thanh toán
+ Trong trường hợp tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa... thì tiền
làm phương tiện thanh toán. Thực hiện chức năng thanh toán, nhiều hình thức tiền
khác nhau được chấp nhận. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế
độ tín dụng thương mại, tức là mua bán thông qua chế độ tín dụng.
+ Ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ. Người ta có
thể sử dụng tiền ghi sổ, hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, bitcoin... - Tiền
tệ thế giới
+ Tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau.
+ Tiền phải đủ giá trị, phải tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận
phương tiện thanh toán quốc tế.
7. Quan điểm của bạn về xu thế phát triển của tiền tệ.
* Khái niệm tiền tệ:
* Đánh giá xu thế nền kinh tế thế giới hiện nay:
- Cách mạng 4.0:
- Xu thế toàn cầu hóa:
* Đánh giá xu thế tiền tệ thế giới:
- Số hóa nền kinh tế:
- Toàn cầu hóa kinh tế về mặt tiền tệ: các quốc gia chuyển từ đồng tiền riêng sang sử
dụng đồng tiền chung (châu Âu)
8. Phân tích quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể cơ bản trong nền kinh tế thị
trường. Liên hệ thực tiễn.
* Kinh tế thtrường: nền kinh tế vận nh theo chế thị trường, mọi quan hệ sản
xuất và trao đổi đều được thực hiện thông qua thị trường.
* Các chủ thể bản trong nền kinh tế thị trường bao gồm: Người sản xuất, người
tiêu dùng, người trung gian và nhà nước + Người sản xuất:
những người sản xuất cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Bao gồm: nhà sản xuất, nhà đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vgọi chung
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Quyền lợi: có được những nguồn thu nhập chính đáng từ sản xuất và các giá trị khác
Trách nhiệm: Thỏa mãn nhu cầu xã hội và trách nhiệm xã hội + Người tiêu dùng:
Là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình
Bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức xã hội, nhà nước, người nước ngoài.
Vai trò: Tiêu dùng nhu cầu, đơn đặt hàng của sản xuất, động lực của sản
xuất
Quyết định mua sắm và tiêu dùng ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa
lOMoARcPSD| 40439748
Quyền lợi: Được sử dụng hàng hóa, dịch vụ có chất lượng và giá cả phợp để thỏa mãn
nhu cầu.
Trách nhiệm: bảo vệ quyền lợi của mình của doanh nghiệp và xã hội
+ Các chủ thể trung gian:
những nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất,
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Bao gồm: Thương nhân và mô giới
Quyền lợi: Được hưởng lợi ích kinh tế các lợi ích khác nhau từ hoạt động trung gian
Trách nhiệm: Phục vụ tốt nhất cho người sản xuất người tiêu dùng thực hiện trách
nhiệm xã hội + Nhà nước:
người tiêu dùng, nhà sản xuất cung ng dịch vụ nhà quản lý nên
kinh tế
Mục tiêu: Lợi ích kinh tế, chính trị, quốc phòng giáo dục...
Vai trò:
Thiết lập thể chế, môi trường pháp luật cho các chủ thể tham gia thị trường đạt hiệu
quả tối đa.
Đảm bảo tính công bằng, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng khắc phục những khuyết
tật của thị trường.
Định hướng phát triển một số quan hệ kinh tế trong sản xuất tác động sao cho
đem lại phúc lợi cho xã hội. Quyền lợi:
Trách nhiệm:
Liên hệ thực tế:
9. Phân tích nội dung yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị
trường. * Khái niệm:
- Nền kinh tế thị trường: là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, mọi quan
hệ sản xuất và tiêu dùng đều thực hiện thông qua thị trường
- Các quy luật của nền kinh tế thị trường: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, Quy luật
lưu thông tiền tệ, Quy luật cung cầu * Tác dụng của quy luật giá trị:
- Khái niệm: Đây quy luật kinh tế bản của sản xuất hàng hóa. đâu sản xuất
hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
- Vị trí trong nền kinh tế thị trường: Quy luật giá trị vị trí trọng tâm, trọng điểm,
bản nhất trong nền kinh tế thị trường.
- Nội dung: Sản xuất và tiêu dùng hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết.
- Yêu cầu:
+ Trong sản xuất: Chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông: Trao đổi phải tiến hành theo quy tắc ngang giá.
lOMoARcPSD| 40439748
- Cơ chế hoạt động: sự vận động giá cả lên xuống xoay xung quanh giá trị.
- Tác động:
+ Điều tiết các quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình
hình cung cầu về hàng hóa đó quyết định phương án sản xuất. Nếu giá cng a
bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên tiếp tục, mở rộng.
Trong lưu thông, quy luật điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả
cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
+ Kích thích cải tiễn kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất:
Để đứng vững trong cạnh tranh tránh không bị phá sản, người sản xuất luôn phải
tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội.
=> Phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý,… Kết
quả, LLSX ngày càng phát triển, NSLĐ xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm
xuống.
Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng a, người sản xuất phải không ngừng
tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tchức,…làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả
hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.
+ Phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người nghèo.
* Liên hệ thực tế:
10. Đề xuất giải pháp để doanh nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu của quy luật giá trị.
- Khái niệm: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản
của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở
đó có sự tác động của quy luật giá trị.
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Trong sản xuất: Chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông, trao đổi phải tiến hành theo quy tắc ngang giá. - Giải pháp:
11. Đề xuất giải pháp để phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết tật của kinh tế thị
trường.
- Khái niệm: Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường,
mọi quan hệ sản xuất và tiêu dùng đều thực hiện thông qua thị trường.
- Ưu điểm:
+ Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ
thể kinh tế.
lOMoARcPSD| 40439748
+ Hai là, nền KTTT luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng,
miền cũng như lợi thế quốc gia.
+ Ba là, nền KTTT luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con
người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội.
- Khuyết tật:
+ Một là, nền KTTT luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng: Sự vận động của
chế thị trường không phải khi nào cũng tạo ra được những cân đối; các quốc gia khó dự
báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng; nền KTTT không tự khắc phục được những
rủi ro này.
+ Hai là, nền KTTT không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không
thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, i trường hội: Do phần lớn các chủ thể sản
xuất kinh doanh trong nền KTTT luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn
tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường.
+ Ba là, nền KTTT không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã
hội.
- Giải pháp đề xuất:
12. Đánh giá về trách nhiệm xã hội của các chủ thể trong nền kinh tế Việt
Namhiện nay.
13. Phân tích điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá và hai thuộc tính
củahàng hoá sức lao động.
* Khái niệm:
Sức lao động hay năng lực lao động toàn bộ những năng lực thể chất tinh thần
tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
* Để sức lao động trở thành hàng hóa cần đáp ứng hai điều kiện sau:
Một là người lao động được tự do về thân thể.
Hai người lao động không đủ các liệu sản xuất để tự kết hợp với
sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động.
* Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động đó là giá trị và giá trị sử dụng:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do một số lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Giá trị của hàng hóa sức lao động
được tạo thành bởi các yếu tố sau:
+ Giá trị liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất sức lao
động.
+ Phí tổn đào tạo người lao động.
+ Giá trị những liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm vật chất và tinh thần của người
lao động.
lOMoARcPSD| 40439748
– Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của
người mua.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu giá trị lớn hơn,
giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong qtrình
sử dụng sức lao động.
Hàng hóa sức lao động loại hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động tính năng đặc biệt không hàng hóa thông
thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của được bảo tồn
mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40439748
ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ 03 TÍN CHỈ
B. Nhóm câu hỏi vận dung, phân tích, so sánh (Mỗi đề 01 câu hỏi, mỗi câu hỏi 04 điểm)
1. Đánh giá về sự cần thiết học tập kinh tế chính trị Mác – Lênin.
2. Phân tích các điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá. Liên hệ thựctiễn
phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.
Sản xuất hàng hóa là: Kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để trao
đổi và buôn bán, trao đổi trên thị trường
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
SXHH không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người. Nền kinh tế
hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện tồn tại. •
Điều kiện tồn tại của sản xuất hàng hóa:
- Một là sự phân công lao động xã hội: Đó là sự phân chia lao động trong xã hội với các
ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người sản xuất tạo thành những ngành nghề khác nhau. Khi đó mỗi người sản xuất hàng
hóa, sản xuất một hoặc một số sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản
xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
- Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất: sự tách biệt về kinh tế của các
chủ thể sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập với nhau có sự tách biệt về lợi
ích. Trong điều kiện đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông
qua trao đổi, mua bán tức là trao đổi dưới hình thức hàng hóa.
Liên hệ với thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,
tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, bắt
đầu thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Ở nước ta đang tồn tại hệ thống phân công lao động do lịch sử để lại với nhiều
ngành nghề. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện
làm cho sự phân công lao động ở nước ta trở nên phong phú hơn, nó tạo điều kiện cho
hàng hóa phát triển. Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng
những không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Xét về
phạm vi, phân công lao động xã hội không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn mở
rộng trên quy mô quốc tế. Nền kinh tế của mỗi quốc gia trở thành bộ phận của nền kinh
tế thế giới, cùng hợp tác, các quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển. Mỗi quốc
gia chỉ lựa chọn phát triển một số ngành, một số lĩnh vực phát triển lợi thế của quốc gia
mình. Việt Nam trên thế giới là một đất nước thuận lợi về phát triển nông nghiệp. Vì vậy,
những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của nông
nghiệp. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan).
Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền kinh tế tự
nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất vào
hệ thống của hợp tác lao động. lOMoAR cPSD| 40439748
Sự phân công lao động của ta đã ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ sở
và ở phạm vi rộng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế quốc dân; có sự chuyên môn hóa hình
thành các vùng kinh tế, các ngành kinh tế. Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm
đó là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc); vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (gồm Thừa thiên
– Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); vùng kinh tế trọng điểm Nam
Bộ (gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình
Phước, Long An, Tiền Giang); và vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu
Long (gồm TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau). Hiện nay ta đã có hàng loạt
các thị trường được hình thành từ sự phân công lao động đó là: Thị trường công nghệ, thị
trường các yếu tố sản xuất,…Tạo đà cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển
giúp ta nhanh chóng hoà nhập được với kinh tế trong khu vực và thế giới.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được thể hiện rất rõ trong
thời kỳ Việt Nam sau đổi mới. Việt Nam thừa nhận sự xuất hiện của tư hữu. Ngoài những
doanh nghiệp nhà nước như: tập đoàn điện lực Việt Nam, tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập
đoàn xăng dầu Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập đoàn công
nghiệp than khoáng sản Việt Nam, … Hiện nay còn có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt
động ở Việt Nam, đó là tập đoàn Vingroup, công ty cổ phần ôtô Trường Hải, công ty cổ
phần tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, công ty cổ phần đầu thư thế giới di động, công ty cổ
phần FPT,… Không những thế, các doanh nghiệp tư nhân còn có những thành tựu đáng
ghi nhận trong sản xuất kinh doanh. Tại bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất cả
nước, bao gồm các khối doanh nghiệp Nhà nước, FDI và tư nhân - Vingroup đã vươn từ
vị trí 28 năm ngoái lên vị trí 11 năm 2017
VẬY CÓ THỂ THẤY VIỆT NAM ĐANG TỒN TẠI ĐẦY ĐỦ HAI ĐIỀU KIỆN
CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA.
3. Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá. Liên hệ thực tiễn với hoạt động sản xuất
một hàng hoá/dịch vụ. •
Khái niệm hàng hóa:
Hàng hóa là sản phẩm của người lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán. •
Hai thuộc tính của hàng hóa đó là: giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng: Là công cụ của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.
Vì vậy, nếu là người sản xuất phải chú ý hoàn thiệc giá trị sử dụng của hàng hóa do mình
sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua.
Giá trị: Là hao phí lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị của hàng hóa đó là một phạm trù lịch sử cụ thể, biểu hiện mối quan hệ kinh
tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa.
+ Được bộc lộ ra bên ngoài thành giá trị trao đổi; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi
Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa: Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn
có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau. lOMoAR cPSD| 40439748
Mặt thống nhất: thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một
hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa, nếu thiếu một trong
hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa.
Mẫu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
- Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưngvới
tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là sự kết tinh của lao động.
- Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trìnhthực
hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian va thời gian.
Liên hệ với thực tiễn hoạt động sản xuất hàng hóa/ dịch vụ ở Việt Nam hiện nay
– Về giá trị sử dụng
Đối với nền kinh tế nước ta, sản xuất phải chú trọng đến chất lượng của hàng hóa,
mang lại giá trị sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đem đến cho khách
hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng hàng hóa. Giá trị sử dụng phải làm cho hàng
hóa tốt, bền, đẹp, có nhiều công dụng, tính năng. Hiện nay, việc sản xuất hàng hóa ở Việt
Nam về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn chưa
đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, để sản xuất hàng hóa
ngày càng nâng cao giá trị sử dụng thì chúng ta cần chú trọng đến những vấn đề sau:
+ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Tìm hiểu về những xu thế sản xuất
hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Tiếp tục nâng cao tay nghề, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc quản lý,
đào tạo nguồn nhân lực cho người lao động.
+ Đổi mới trao đổi công nghệ, sử dụng những công nghệ tiên tiến để tăng năng suất
sản xuất và đem đến những hàng hóa có giá trị sử dụng cao, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.
– Về giá trị trao đổi của hàng hóa
Để thực hiện được giá trị trao đổi của hàng hóa hay nói cách khác là muốn bán
được hàng hóa sản xuất ra thì cần phải làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá
trị xã hội mới có lãi. Do đó để làm được đều này cần thực hiện những biện pháp như sau:
+ Tiến hành đổi mới kỹ thuật công nghệ, sử dụng những công nghệ tiến tiến vào
quá trình sản xuất làm tăng năng suất sản xuất và đem đến những chất lượng hàng hóa
cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tối đa hóa chi phí sản xuất làm tăng
giá trị trao đổi hàng hóa.
+ Hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh.
+ Tăng năng suất lao động
Tóm lại, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người tiêu dùng, thì
việc sản xuất hàng hóa cần phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hóa để không ngừng
cải tiến chất lượng, mẫu mã, nâng cao giá trị sử dụng và đem đến cho khách hàng giá cả
sản phẩm phải chăng, hợp lý thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trong
nền kinh tế hàng hóa hiện nay, kinh tế hàng hóa không thể thiếu được vì nó góp phần thúc
đẩy kinh tế, giải quyết việc làm và sự phân công lao động.
4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một hàng hoá trên cơ sở hiểu
biết về hai thuộc tính của hàng hoá.
* Khái niệm hàng hóa: là sản phẩm của người lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Giá trị sử dụng: Là công cụ của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. lOMoAR cPSD| 40439748
+ Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.
Vì vậy, nếu là người sản xuất phải chú ý hoàn thiệc giá trị sử dụng của hàng hóa do mình
sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua.
Giá trị: Là hao phí lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị của hàng hóa đó là một phạm trù lịch sử cụ thể, biểu hiện mối quan hệ kinh
tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa.
+ Được bộc lộ ra bên ngoài thành giá trị trao đổi; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi
* Đề xuất giải pháp
5. Phân tích vấn đề lượng giá trị hàng hoá. Hãy rút ra ý nghĩa thực tiễn về tăng
năng suất và tăng cường độ lao động trong sản xuất hàng hóa.
* Phân tích vấn đề về lượng giá trị của hàng hóa
- Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa, đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết được hiểu là thời gian để sản xuất ra hàng hóa trong
điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ thành thạo trung bình, một trang thiết bị trung bình.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị bao gồm:
+ Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm.
Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.
+ Mức độ phức tạp của lao động:
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình lao động 1 cách hệ thống
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua 1 quá trình
đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Trong cùng một thời gian lao động, lao động phức tạp tạo ra lượng giá trị nhiều
hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên.
* Ý nghĩa thực tiễn về việc tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao
độngtrong sản xuất hàng hóa:
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm thời gian hao phí lao động cần thiết trong
một đơn vị hàng hóa. Năng suất lao động tăng sẽ làm cho lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa giảm xuống. Vì vậy trong sản xuất hàng hóa cần chú ý để có thể giảm hao phí lao động cá biệt. lOMoAR cPSD| 40439748
Cường độ lao động: Việc tăng cường độ lao động sẽ làm cho số lượng sản phẩm
tăng lên. Tổng lượng giá trị gộp lại của tất cả các hành hóa tăng lên, lượng thời gian lao
động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa không thay đổi. Ngoài
ra việc tăng cường độ lao động còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng
các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội.
6.Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ
* Nguồn gốc: Là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, là sản
phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị.
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: xuất hiện trong thời kì sơ khai củatrao
đổi hàng hóa. Khi đó việc trao đổi giữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên.
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: 1 hàng hóa có thể đặt trong mối liên hệvới nhiều hàng hóa khác.
- Hình thái chung của giá trị: việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp khi trìnhđộ
sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú hơn.
Trình độ này thúc đẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị. -
Hình thái tiền: làm vật ngang giá chung thống nhất. * Bản chất:
- Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là kết quả của sự
phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
- Bản chất của tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò làm vật ngang giá chung cho
các hàng hóa khác. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản
xuất và trao đổi hàng hóa. *Chức năng của tiền tệ: Gồm 5 chức năng chính
- Thước đo giá trị
+ Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị
của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước
đo giá trị phải là tiền vàng.
+ Để đo lường giá trị hàng hóa không cần đòi hỏi phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với
lượng vàng nào đó trong ý tưởng.
+ Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả của hàng
hóa là một đại lượng tỷ lệ thuận với giá trị của hàng hóa và tỷ lệ nghịch với giá trị của
tiền tệ. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa còn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cungcầu về hàng
hóa… - Phương tiện lưu thông
+ Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho
quá trình trao đổi hàng hóa.
+ Để thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông, yêu cầu phải có tiền mặt (tiền
đúc bằng kim loại, tiền giấy). Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền
không nhất thiết phải có đủ giá trị. Đây là cơ sở cho các quốc gia công nhận và phát hành
các loại tiền giấy khác nhau. Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho
quá trình trao đổi, mua bán trở nên thuận lợi; đồng thời làm cho hành vi mua, hành vi bán
tách rời về không gian và thời gian. Do đó, có thể tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
- Phương tiện cất trữ
Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất trữ.
Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc. Tiền cất trữ
có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sàng tham gia lưu thông. Khi sản xuất hàng
hóa phát triển, lượng hàng hóa nhiều hơn, tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, lOMoAR cPSD| 40439748
nền sản xuất giảm, lượng hàng hóa giảm, một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông, đi vào cất trữ.
- Phương tiện thanh toán
+ Trong trường hợp tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa... thì tiền
làm phương tiện thanh toán. Thực hiện chức năng thanh toán, có nhiều hình thức tiền
khác nhau được chấp nhận. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế
độ tín dụng thương mại, tức là mua bán thông qua chế độ tín dụng.
+ Ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ. Người ta có
thể sử dụng tiền ghi sổ, hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, bitcoin... - Tiền
tệ thế giới

+ Tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau.
+ Tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là
phương tiện thanh toán quốc tế.
7. Quan điểm của bạn về xu thế phát triển của tiền tệ.
* Khái niệm tiền tệ:
* Đánh giá xu thế nền kinh tế thế giới hiện nay: - Cách mạng 4.0:
- Xu thế toàn cầu hóa:
* Đánh giá xu thế tiền tệ thế giới:
- Số hóa nền kinh tế:
- Toàn cầu hóa kinh tế về mặt tiền tệ: các quốc gia chuyển từ đồng tiền riêng sang sử
dụng đồng tiền chung (châu Âu)
8. Phân tích quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể cơ bản trong nền kinh tế thị
trường. Liên hệ thực tiễn.
* Kinh tế thị trường: là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mọi quan hệ sản
xuất và trao đổi đều được thực hiện thông qua thị trường.
* Các chủ thể cơ bản trong nền kinh tế thị trường bao gồm: Người sản xuất, người
tiêu dùng, người trung gian và nhà nước + Người sản xuất:
Là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Bao gồm: nhà sản xuất, nhà đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gọi chung là
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Quyền lợi: có được những nguồn thu nhập chính đáng từ sản xuất và các giá trị khác
Trách nhiệm: Thỏa mãn nhu cầu xã hội và trách nhiệm xã hội + Người tiêu dùng:
Là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình
Bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức xã hội, nhà nước, người nước ngoài.
Vai trò: Tiêu dùng là nhu cầu, là đơn đặt hàng của sản xuất, là động lực của sản xuất
Quyết định mua sắm và tiêu dùng ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa lOMoAR cPSD| 40439748
Quyền lợi: Được sử dụng hàng hóa, dịch vụ có chất lượng và giá cả phù hợp để thỏa mãn nhu cầu.
Trách nhiệm: bảo vệ quyền lợi của mình của doanh nghiệp và xã hội
+ Các chủ thể trung gian:
Là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất,
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Bao gồm: Thương nhân và mô giới
Quyền lợi: Được hưởng lợi ích kinh tế và các lợi ích khác nhau từ hoạt động trung gian
Trách nhiệm: Phục vụ tốt nhất cho người sản xuất và người tiêu dùng thực hiện trách
nhiệm xã hội + Nhà nước:
Là người tiêu dùng, nhà sản xuất cung ứng dịch vụ và là nhà quản lý vĩ mô nên kinh tế
Mục tiêu: Lợi ích kinh tế, chính trị, quốc phòng giáo dục... Vai trò:
Thiết lập thể chế, môi trường pháp luật cho các chủ thể tham gia thị trường đạt hiệu quả tối đa.
Đảm bảo tính công bằng, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Định hướng phát triển một số quan hệ kinh tế trong sản xuất và tác động sao cho
đem lại phúc lợi cho xã hội. Quyền lợi: Trách nhiệm: Liên hệ thực tế:
9. Phân tích nội dung yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị
trường. * Khái niệm:
- Nền kinh tế thị trường: là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, mọi quan
hệ sản xuất và tiêu dùng đều thực hiện thông qua thị trường
- Các quy luật của nền kinh tế thị trường: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, Quy luật
lưu thông tiền tệ, Quy luật cung cầu * Tác dụng của quy luật giá trị:
- Khái niệm: Đây là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất
hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
- Vị trí trong nền kinh tế thị trường: Quy luật giá trị có vị trí trọng tâm, trọng điểm, cơ
bản nhất trong nền kinh tế thị trường.
- Nội dung: Sản xuất và tiêu dùng hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. - Yêu cầu:
+ Trong sản xuất: Chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông: Trao đổi phải tiến hành theo quy tắc ngang giá. lOMoAR cPSD| 40439748
- Cơ chế hoạt động: sự vận động giá cả lên xuống xoay xung quanh giá trị.
- Tác động:
+ Điều tiết các quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình
hình cung cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất. Nếu giá cả hàng hóa
bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên tiếp tục, mở rộng.
Trong lưu thông, quy luật điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả
cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
+ Kích thích cải tiễn kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất:
Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất luôn phải
tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội.
=> Phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý,… Kết
quả, LLSX ngày càng phát triển, NSLĐ xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.
Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng
tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức,…làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả
hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.
+ Phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người nghèo.
* Liên hệ thực tế:
10. Đề xuất giải pháp để doanh nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu của quy luật giá trị. -
Khái niệm: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản
của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở
đó có sự tác động của quy luật giá trị. -
Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Trong sản xuất: Chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông, trao đổi phải tiến hành theo quy tắc ngang giá. - Giải pháp:
11. Đề xuất giải pháp để phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết tật của kinh tế thị trường.
- Khái niệm: Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường,
mọi quan hệ sản xuất và tiêu dùng đều thực hiện thông qua thị trường. - Ưu điểm:
+ Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế. lOMoAR cPSD| 40439748
+ Hai là, nền KTTT luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng,
miền cũng như lợi thế quốc gia.
+ Ba là, nền KTTT luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con
người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội. - Khuyết tật:
+ Một là, nền KTTT luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng: Sự vận động của cơ
chế thị trường không phải khi nào cũng tạo ra được những cân đối; các quốc gia khó dự
báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng; nền KTTT không tự khắc phục được những rủi ro này.
+ Hai là, nền KTTT không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không
thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội: Do phần lớn các chủ thể sản
xuất kinh doanh trong nền KTTT luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn
tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường.
+ Ba là, nền KTTT không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
- Giải pháp đề xuất: 12.
Đánh giá về trách nhiệm xã hội của các chủ thể trong nền kinh tế Việt Namhiện nay. 13.
Phân tích điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá và hai thuộc tính
củahàng hoá sức lao động. * Khái niệm:
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
* Để sức lao động trở thành hàng hóa cần đáp ứng hai điều kiện sau:
Một là người lao động được tự do về thân thể. –
Hai là người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất để tự kết hợp với
sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động.
* Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động đó là giá trị và giá trị sử dụng:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do một số lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Giá trị của hàng hóa sức lao động
được tạo thành bởi các yếu tố sau:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất sức lao động.
+ Phí tổn đào tạo người lao động.
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm vật chất và tinh thần của người lao động. lOMoAR cPSD| 40439748
– Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người mua.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có giá trị lớn hơn,
giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình
sử dụng sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông
thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn
mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.