Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Tiểu luận xã hội học

Anh/ Chị hãy xây dựng một đề cương nghiên cứu xã hội học. Mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại. Bối cảnh của sự thay đổi từ gia đình  truyền thống sang gia đình hiện đại. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình truyền  thống và hiện đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC
- - - - - - - - - - - - - - - - -
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bảo Anh
Mã sinh viên: 2155380003
Lớp chuyên ngành: Truyền thông chính sách K41
Lớp tín chỉ: K41.2
Hà Nội, tháng 05 năm 2022
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG...........................................................................................................1
Câu 1.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................6
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận..............................................................................6
3.2. Nghiên cứu thực tiễn....................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................6
5. Khách thể nghiên cứu.....................................................................................7
6. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................7
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..........................................7
7.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................7
7.2. Nghiên cứu định lượng.................................................................................8
7.3. Phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu định lượng....................................8
Câu 2.....................................................................................................................9
1. Khái niệm gia đình..........................................................................................9
2. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình...........................................11
2.1. Gia đình là một thiết chế xã hội................................................................12
2.2. Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù............................13
3. Mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại...............12
3.1. Khái niệm về gia đình ở Việt Nam............................................................12
3.2. Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại...........................................14
3.2.1. Bối cảnh của sự thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện
đại........................................................................................................................14
3.2.2. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình truyền thống và hiện đại......14
2
3.2.2.1. Trong mối quan hệ................................................................................14
3.2.2.2. Trong đạo đức.......................................................................................17
3.2.2.3. Trong quan niệm của con người về giá trị gia đình...........................21
3.2.2.4. Trong quy mô gia đình.........................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................28
NỘI DUNG
3
Câu 1: Anh/ Chị hãy xây dựng một đề cương nghiên cứu xã hội học.
ĐỀ TÀI: NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
1. Tính cấp thiết
Ngày này trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học
thông tin, ngày càng nhiều những dịch vụ liên quan đến công nghệ số ra đời để
đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và cấp thiết của con người. Và một trong
những dịch vụ truyền thông đại chúng hàng đầu hiện nay là Internet đặc biệt là
mạng xã hội. Nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh, khi mà mạng xã hội trở thành
công cụ vô cùng tiện lợi và nhanh gọn để kết nối mọi người với nhau, không
những thế, Internet đã và đang thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và mọi hoạt động của con người thuộc mọi tầng lớp xã
hội. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet và mạng xã hội đã góp phần
đưa Việt Nam tiến nhanh vào con đường hội nhập và giúp cho mọi người dân
Việt Nam bình đẳng trên mạng như những “Công dân quốc tế”. Sự bùng nổ của
các mạng xã hội đang là vấn đề thời sự đặc biệt của mỗi quốc gia, nó trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh tính tiện ích, tiện
lợi thì việc không thể kiểm soát thông tin hoặc đua theo những phong trào vô
cảm đang biến mạng xã hội trở thành những cái bẫy nguy hiểm cho người sử
dụng. Mạng xã hội ngày nay con được gọi là mạng xã hội ảo (tên Tiếng Anh là:
social network) là dịch vụ kết nối những thành viên có chung mục đích và sở
thích trên mạng Internet lại với nhau mà không phân biệt không gian và thời
gian. Ở Việt Nam, mạng xã hội phổ biến từ sau khi Yahoo ra mắt người dùng và
nở rộ, sau đó là Facebook, Instagram,…Giờ đây việc kết nối bạn bè trở nên dễ
dàng hơn bao giờ hết và đó là nhu cầu cần thiết của những bạn tẻ. Mạng xã hội
xuất hiện trong nhưng năm qua đã tạo nên chuyển biến vượt bậc trong đời sống
4
xã hội, Trước đây các trang mạng như Yahoo, Zing me đã gây nên những cơn sốt
trong xã hội, sau đó phát triển một thời gian và ngừng hoạt động. Thay vào đó
những trang mạng nổi tiếng, hiện hành ngày nay như Facebook, Youtube, Zalo,
Tiktok ngày càng thu hút.
Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về thanh niên do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế
thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tiến hành vào năm 2005 cho thấy 50%
thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng
Internet. Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này, 69% trong số đó cho
biết họ sử dụng Internet để trò chuyện và 62% cho biết họ sử dụng Internet để
chơi trò chơi trực tuyến. Một nghiên cứu khác vào năm 2004 đã xác định
Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao
đổi khá thoải mái. Mới nhất, theo số liệu báo cáo Digital Việt Nam 2020 tính đến
tháng 1 năm 2020, có 68.17 triệu người sử dụng Internet chiếm 70% dân số,
trong số đó có 65 triệu người dùng các trang mạng xã hội chiếm 67% dân số của
cả nước. Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới Internet
tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10,0% kể từ tháng 01
năm 2019 tính đến năm tháng 01 năm 2020. Cũng theo số liệu từ báo cáo này,
trung bình hằng ngày một người ở nước ta dành 6 giờ 30 phút (tức hơn ¼ ngày)
để sử dụng/truy cập Internet.
Trong đó, khoảng 2 giờ 22 phút cho việc sử dụng các trang mạng xã hội, 2 giờ
09 phút cho việc xem truyền hình, 1 giờ 01 phút cho việc nghe nhạc và các dịch
vụ trực tiếp và 1 giờ cho việc chơi điện tử . Điểm đáng chú ý là 70,1% người
dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34.
Những con số trên cho thấy nhu cầu sử dụng Internet cũng như mạng xã hội
của người dân Việt Nam là rất cao và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Bên
cạnh các phương tiện truyền thông như sách báo, tivi, đài radio, thì Internet cũng
5
được ưa chuộng. Hơn tất cả mạng xã hội đang chứng tỏ sức mạnh và tốc độ phát
triển của chúng. Thật vậy con người ngày nay đang sống và làm việc trong một
môi trường truyền thông đa phương tiện. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc,
cùng yêu, cùng ghét,…với truyền thông. Trong thời đại được gọi là “Thế giới
phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Ở
đây là lứa tuổi sinh viên, là những người có biểu hiện tâm lý và đội tuổi phù hợp
nhất với việc dễ dàng tiếp cận khoa học công nghệ, là những người tiếp nhận
một cách tích cực nhất khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của
chúng trên cả hai phương diện tích cực, tiêu cực. Nhưng hiện nay nổi lên tình
trạng giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, thay vì đến với nhau để nói
chuyện gặp mặt hỏi thăm ở ngoài thì họ lại dán mắt vào màn hình máy tính để
nhắn tin trò chuyện, không biết cảm xúc của đối phương như nào. Dần dần họ sẽ
mất dần kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống, không ít người trong số họ đã
bị “nghiện” mạng xã hội, họ sử dụng mạng xã hội một thói quen. Đây có thể coi
là một bệnh tâm lý của những người bị “nghiện” mạng xã hội, nếu không có sẽ
trở nên khó chịu, đứng ngồi không yên.
Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thế
hệ sinh viên của trường Đảng, việc cử dụng mạng xã hội như nào cũng là một
yếu tố qua trọng giúp sinh viên phân định ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của
mạng xã hội. Từ đó có thể hiểu biết, vận dụng những mặt tích cực mà nó đem lại
đồng thời cũng hạn chế, loại bỏ những mặt tiêu cực mà nó gây ra. Chính vì vậy
việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về chủ đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của
các bạn sinh viên là một vấn đề vô cùng cần thiết. Nhận thức được vấn đề trên,
em đã chọn và xây dựng chủ đề “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền”.
2. Mục đích nghiên cứu
6
- Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
- Đưa ra những đánh giá về thực trạng và những tác động ảnh hưởng của
Internet đối với đời sống sinh viên hiện nay.
- Từ đó đề xuất, đưa ra một số giải pháp định hướng nâng cao cho sinh viên sử
dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
Đọc và phân tích một số công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ
sở lý luận cho đề tài, làm rõ khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu: Nhu cầu
sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
3.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội, mức độ sử dụng mạng xã hội của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội
của sinh viên Học viện.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho sinh viên nói chung và sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng có định hướng tốt hơn trong việc
sử dụng mạng xã hội.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
5. Khách thể nghiên cứu
Toàn bộ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
7
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung các nội dung sau:
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Mức độ sử dụng MXH của sinh viên.
Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Cách thức bảo mật thông tin cá nhân trên MXH của sinh viên.
Lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên.
- Phạm vi về thời gian: Khảo sát về việc sử dụng MXH của sinh viên năm học
2021-2022.
- Phạm vi khách thể: Toàn bộ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu định tính
Phương pháp phân tích tài liệu
- Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu có sẵn ở các nghiên cứu trước về
truyền thông, mạng xã hội hay Internet
- Các đề tài khoa học, giáo trình, kỷ yếu, tài liệu hội thảo khoa học, bài
báo, tạp chí,…liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các loại sách trong và ngoài nước
- Các cuộc điều tra, nghiên cứu về đề tài trước đó trong nước và trên thế
giới.
- Thu thập các tài liệu liên quan trên Internet.
Phương pháp quan sát
8
Để thu thập thông tin phục vụ đánh giá thực trạng sử dụng MXH của sinh
viên, nhóm ngành nghiên cứu quan sát hành vi sử dụng MXH của sinh
viên trong mỗi giờ lên lớp và quan sát các hoạt động sử dụng MXH trên
các trang cá nhân của sinh viên. Từ đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng sử
dụng MXH của sinh viên.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn khoảng 15 – 20 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
trọng tâm câu hỏi liên quan đến những vấn đề cá nhân về mục đích sử
dụng mạng xã hội, thói quen sử dụng mạng xã hội và sự hiểu biết của bản
thân về mạng xã hội. Bản thân sinh viên có những trải nghiệm như thế nào
và những đánh giá của sinh viên về tác động mà mạng xã hội đem lại cho
bản thân nói riêng và toàn bộ giới trẻ nói chung.
7.2. Nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu này được thực hiện bằng khoảng 100 bảng hỏi,
được trả lời bởi 100 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chọn
mẫu từ khắp các sinh viên, sinh viên từ năm nhất đến năm cuối, từ các
khoa và chuyên ngành cũng như đến từ nhiều tỉnh thành trên khắp mọi
miền tổ quốc.
7.3. Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm, có thể thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1: :Lấy danh sách tất cả các lớp trong trường, mỗi lớp được coi như
một cụm/chùm (bao gồm các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối thuộc cả
hai khối lý luận và nghiệp vụ).
9
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 10 lớp (tương ứng với 10 chùm).
Bước 3: Tiếp tục chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 10 sinh viên trong mỗi lớp đã
chọn ở bước 2 để phát bảng hỏi điều tra.
Phương pháp điều tra bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập những thông tin về
nhu cầu sử dụng mạng xã hội, mức độ sử dụng mạng xã hội (thời gian sử dụng
và thiết bị vào mạng,…), mục đích, hành vi sử dụng MXH của sinh viên, cách
thức bảo mật thông tin, những lợi ích và những tác động tiêu cực khi sử dụng
MXH của sinh viên. Phiếu được sử dụng theo các hình thức phát phiếu trực tiếp
và khảo sát bằng phiếu online trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram,
Zalo, cũng như Google Form…Trước khi gửi phiếu và sau khi nhận phiếu trả
lời của nghiệm thể, nhóm nghiên cứu đều tiến hành bước làm sạch phiếu để
đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu.
Câu 2: Trình bày khái niệm gia đình và đối tượng nghiên cứu của Xã hội
học gia đình. Phân tích mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống
và hiện đại. Liên hệ thực tế.
1. Khái niệm về gia đình
Theo Unesco: Gia đình là nơi sinh ra và trú ngụ của mỗi con người, là
một thiết chế có luật lệ và tôn ti trật tự, có thể không làm vừa lòng một
số người nhưng mang đến cảm giác an toàn cho tất cả.
Theo Kingsley Davis (Nhà dân số học người Mỹ) thì gia đình là một
nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi, máu
thịt. Do vậy họ có quan hệ họ hàng với nhau.
10
Theo Levi Dtrauss (Nhà nhân chủng học người Pháp) thì gia đình là một
nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm thông thường nhiều nhất:
- Hôn nhân
- Quan hệ huyết thuống
- Những ràng buộc về mặt pháp lý, nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất
kinh tế, sự cấm đoán tình dục gắn với các thành viên và những ràng
buộc về tình cảm, tâm lý, tình yêu, tình thương, sự kính trọng và sợ hãi.
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và
đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những
ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách
kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ
bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác
định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học
đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của
động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện
văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở loài người
luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và
sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình
chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh
học, tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một
nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học
khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể,
11
phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách
tiếp cận phù hợp đến với gia đình.
Và đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội.
vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như
một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã
hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế đặc thù xã hội, một nhóm xã
hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về
sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu
riêng của mỗi thành viên như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái
sản xuất con người.
2. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình
Do gia đình có vị trí quan trọng đối với cá nhân và xã hội nên gia đình đã
và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau.
Gia đình là hòn đá tảng của xã hội, là tế bào của xã hội.
Khi nghiên cứu về gia đình, xã hội học nghiên cứu giới hạn trong một
phạm vi nhất định.
Ở phạm vi hẹp, xã hội học đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình; mối quan hệ giữa gia đình và thân tộc; nghiên cứu
hành vi, sự kiện, hiện tượng và các quá trình diễn ra trong gia đình.
Ở phạm vi rộng, xã hội học nghiên cứu mối quan hệ gia đình và các
nhóm xã hội, các tổ chức thiết chế xã hội, các cộng đồng xã hội và xã hội
tổng thể.
Tùy theo từng chủ đề và khía cạnh quan tâm trong một đề tài nghiên cứu,
mà con người ta chọn vấn đề nghiên cứu khác nhau. Thông thường, để
12
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, Xã hội học quan tâm nghiên cứu gia đình
như một hiện tượng xã hội hoàn chỉnh trên bình diện.
2.1. Gia đình là một thiết chế xã hội
Thiết chế gia đình là một trong năm thiết chế quan trọng nhất (bốn thiết
chế quan trọng khác là: chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục).
Xã hội học gia đình nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa gia
đình và xã hội thông qua các chức năng của gia đình. Đây là hướng
nghiên cứu truyền thống
Khi xem xét gia đình như một thiết chế xã hội là nghiên cứu xem: Gia
đình tồn tại nhằm mục đích gì? Thực hiện chức năng gì? Có thể thấy, gia
đình biểu hiện với các mục đích:
- Thiết chế gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết xuất phát từ sự
điều tiết quan hệ nam – nữ.
- Thiết chế gia đình thừa nhận và bảo vệ sự chung sống của cặp nam nữ
dưới hình thức hôn nhân
- Thiết chế gia đình quy định về trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, cha
mẹ với con cái, gia đình với xã hội.
- Thiết chế gia đình thực hiện các chức năng: kiểm soát tình dục, tái sản
xuất con người, xã hội hóa – chuyển giao văn hóa, chăm sóc người già…
Bên cạnh đó, gia đình có các đặc điểm bền vững tương đối và biến đổi
chậm. Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Gia đình là tấm
gương phản chiếu đời sống kinh tế, văn hóa, lối sống, phong tục, tập
quán, chuẩn mực đạo đức…của một quốc gia, một dân tộc.
Khi nghiên cứu gia đình, với tư cách là một thiết chế xã hội, cần chú ý
các điểm sau:
13
Trước hết là, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực
hiện các chức năng gia đình.
Hai là, mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau giữa gia đình với các
thiết chế xã hội khác; mối quan hệ giữa gia đình với các tập hợp xã hội
khác như làng xóm, bạn bè, đồng nghiệp…
2.2. Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù
Ở góc độ này, xã hội học gia đình quan tâm nghiên cứu mối quan hệ bên
trong gia đình như quan hệ giới, quan hệ giữa các thành viên, giữa các
thế hệ…
Ngoài những yếu tố sinh học đời thường, gia đình còn mang những yếu
tố tâm linh, nó giải quyết, đáp ứng cả nhu cầu cá nhân (tình yêu, làm cha
mẹ, tâm sinh lý, tâm linh,…) và nhu cầu xã hội (tái sản xuất con người,
cụng cấp lực lượng lao động mới, xã hội hóa thế hệ trẻ…)
Tóm lại, nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội là nhấn mạnh đến
mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa gia đình và xã hội thông qua việc
thực hiện các chức năng gia đình.
Nghiên cứu gia đình như là nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù là chú ý
đến tính độc lập tương đối của nó, là sự tác động qua lại trong nội bộ các
thành viên của gia đình để thỏa mãn nhu cầu riêng tư của họ.
3. Mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại
3.1. Khái niệm về gia đình ở Việt Nam
- Quan hệ hôn nhân là quan hệ nền tảng của gia đình.
- Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa đôi nam nữ được xã hội phê chuẩn
với nhiều hình thức: Chính quyền về mặt pháp lý và nghi lễ về mặt công
nhận của cộng đồng.
14
- Có thể định nghĩa về gia đình Việt Nam: Gia đình là một nhóm người
có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống hoặc
hợp tác kinh tế với nhau để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống của họ về
sinh đẻ, nuôi dạy, con cái, chăm sóc người già và người ốm…dưới dạng
phổ biến nhất hiện nay là gia đình người Kinh ở Việt Nam bao gồm cả
hai giới nam và nữ, có con đẻ hoặc con nuôi.
3.2. Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại
3.2.1. Bối cảnh của sự thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện
đại
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, văn hóa gia đình Việt
Nam đang chịu những tác động nhiều chiều và biến đổi mạnh mẽ. Việc
phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong thời
đại ngày nay, khắc phục những hệ quả tiêu cực do xu thế toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế mang lại là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội: “Ba trụ
cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước.
Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta
phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình”
(Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
3.2.2. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình truyền thống và hiện đại
3.2.2.1. Trong mối quan hệ
Cùng với sự thay đổi mô hình gia đình truyền thống, tính cố kết gia đình
đã giảm sút. Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn.
Sự đứt đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp là một
minh chứng cho sự giảm sút tính cố kết gia đình. Với sự hỗ trợ đắc lực
của nhiều loại phương tiện thông tin truyền thông, lớp trẻ ngày nay được
15
tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu phong phú, đa chiều… nên thu nhận
được nhiều kiến thức mới, hình thành và phát triển nhiều năng lực trong
tư duy cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những cơ sở
để nhiều bạn trẻ không tiếp bước cha anh trong con đường nghề nghiệp.
Con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do lựa chọn, định hướng
nghề nghiệp tương lai cho chính mình.
Về phương diện tổ chức cuộc sống cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong các
mối quan hệ cá nhân – gia đình. Gia đình truyền thống rất coi trọng và
khắt khe trong việc gìn giữ nề nếp gia phong, mọi người đều phải tuân
theo những quy tắc chung. Nhưng ngày nay đã có xu hướng nới lỏng,
giản tiện lại các nghi lễ phép tắc, không coi trọng hóa những luật lệ quy
định chung…Ngoài ra thì những nếp sống sinh hoạt thường ngày cũng
thể hiện sự giảm sút như sự gắn kết của gia đình: người lớn bận đi là từ
sáng đến tối, trẻ con thì bận học và có những gia đình cả ngày chả nhìn
thấy đủ mặt nhau và có một bữa cơm chung đầy đủ tất cả các thành viên
trong gia đình, bố mẹ con cái có rất ít thời gian bên nhau. Nhiều gia đình,
dù đông người nhưng vẫn có nững lý do khác nhau để vắng mặt, những
dịp lễ tết cũng không tụ tập, tập hợp được đông đủ. Con cháu chỉ gọi
điện, gửi thư điện tư thăm hỏi, chúc mừng,…thay cho sự gặp mặt trực
tiếp thăm non.
Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ cũng là
một sự thay đổi lớn trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Sự
bình đẳng, dân chủ biểu hiện rõ nhất trong mối quan hệ vợ chồng. Trước
đây, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ luôn phải khuôn
mình theo đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử). Trong gia đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng :
“chồng chúa vợ tôi” hay “phu vi thê cương”, “phu xướng phụ tùy”, và
16
người phụ nữ mặc nhiên chấp nhận, chỉ biết suốt đời bó mình trong ngôi
nhà với những công việc bếp núc, nữ công gia chánh, không được học
hành, giao lưu, không được tham gia các công tác xã hội… Với quan
niệm này, nói như học giả Trần Ngọc Thêm, đã “loại bỏ hạt nhân dân
chủ”(1). Trong thời kỳ hội nhập, với sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa
của phương Tây, đặc biệt tinh thần dân chủ, bình đẳng, trong gia đình
người Việt đã có một luồng gió mới mát lành. Người phụ nữ đã được
đánh giá công bằng hơn, được đối xử nhân văn hơn, mối quan hệ giữa
người vợ và người chồng cũng đã thay đổi tích cực. Ngày nay, vợ chồng
bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Người phụ nữ được thể hiện năng
lực, theo đuổi mơ ước của mình, được tạo điều kiện học hành, phấn đấu,
được tham gia công việc xã hội và giữ trọng trách trong bộ máy Nhà
nước, trong các tổ chức, đoàn thể. Vợ và chồng thực sự là những người
bạn đời, có thể cùng nhau cảm thông, chia sẻ, cùng chung tay xây đắp
mái ấm gia đình.
Gia đình truyền thống đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích cá nhân, đề cao
lòng hiếu thảo, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với bố mẹ.
Con cái một lòng nghe theo ý cha mẹ mới làm tròn đạo hiếu, ngay cả lĩnh
vực đáng được quyền tự do nhất là tình yêu, hôn nhân cũng phải “cha mẹ
đặt đâu, con ngồi đấy”… Ngày nay, trong những gia đình tiến bộ, cha mẹ
và con cái là những “người bạn vong niên”. Cha mẹ có thể lắng nghe,
chia sẻ với con cái mọi niềm vui nỗi buồn, đặc biệt các bậc phụ huynh
luôn tôn trọng ý kiến, lập trường, ước mơ, hoài bão chính đáng của con
cái…
3.2.2.2. Trong đạo đức
17
Mối quan hệ gia đình hiện nay vẫn kế thừa được nhiều truyền thống quý
báu của cha ông, giữ đạo nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên bên cạnh đó đã nổi lên
một số hiện tượng xuống cấp về đạo đức, lối sống gây rạn nứt các mối
quan hệ trong gia đình.
Cuộc sống thời kinh tế thị trường khiến cho nhiều giá trị tốt đẹp bị băng
hoại. Tình yêu vốn là thứ tình cảm tốt đẹp, lãng mạng nhất của nhân loại
nhưng không nhiều cặp đến với tình yêu hôn nhân bằng những mục đích
xấu, không đúng đắn, đầy những sự toan tính, lừa lọc. Tình yêu giả dối,
tình dục dễ dãi, hôn nhân thực dụng,… đang là chuyện phổ biến, diễn ra
rất nhiều trong xã hội. Bên cạnh đó những tình trạng ngoại tình, ly hôn,
ly thân nhiều vô kể, khiến nhiều người đùa rằng đó là “mốt thời thượng”.
Điều này không chỉ làm rạn nứt mối quan hệ vợ chồng mà còn chia cắt
mối quan hệ cha mẹ và con cái. Bởi vì khi cuộc hôn nhân thì gia đình
cũng sẽ ly tán, mỗi người một nơi, cha mẹ mỗi người chọn một con
đường riêng, con cái cũng sẽ bị chia ra không được nhận đủ tình thương
từ một mái ấm gia đình có đủ bố và mẹ cũng như không nhận được sự
giáo dục trọn vẹn. Còn chưa kể đến khi bố mẹ tái hôn, hiện tượng “con
anh, con tôi” còn khiến cho tình cảm bị sẻ chia sứt mẻ.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ ngàn xưa vẫn là mối quan hệ
thiêng liêng, bền vững nhất trong các mối quan hệ con người nói chung
và gia đình nói riêng. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập, quan hệ đó đã
biến đổi theo những chiều hướng xấu. Khi chủ nghĩa cá nhân phát triển,
con người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tất cả mọi người. Không
ít gia đình bố mẹ mải mê chạy theo đồng tiền mà bỏ quên con cá của
mình; đi thuê giúp việc và phó mặc con cái cho nhà trường và xã hội.
Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình yêu và sự dạy bảo, chăm sóc của
cha mẹ - người thầy đầu tiên của đời mình - đã mất đi những nền tảng cơ
18
bản của việc hình thành nhân cách tốt đẹp, nhiều em sinh ra đua đòi, hư
hỏng, thậm chí trở thành tội phạm.
Mặt khác, không ít những đứa con bất hiếu với cha mẹ. Hiện tượng con
cái bỏ rơi cha mẹ lúc tuổi già, không chăm non vì mải chạy theo đồng
tiền, chạy theo những lợi ích cá nhân bỏ quên cha mẹ. Hay vì mải ăn
chơi, chỉ thích bay nhảy ở ngoài không muốn về nhà chăm sóc, “hầu hạ”
những người già trong khi đó họ là những đấng sinh thành, người bố
người mẹ của mình. Hiện tượng toan tính tiền bạc, chia ngày tính tháng
nuôi cha mẹ không còn là chuyện lạ trong xã hội. Tệ hơn nữa có những
trường hợp họ đã ra tay với chính bố mẹ của mình vì không cho tiền,
không đáp ứng nhu cầu của chúng, để từ đó xảy ra những vụ việc hết sức
thương tâm gây ra một làn sóng nhức nhối đầy sự tức giận trong dư luận.
Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” là truyền
thống tốt đẹp tự ngàn xưa của người Việt. Nhưng ngày nay, do tác động
tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã
làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, coi vật chất cao hơn nghĩa tình. Đã
không ít gia đình lâm vào cảnh anh chị em mâu thuẫn dẫn đến cãi vã,
đánh đập lẫn nhau vì quyền lợi kinh tế như tranh chấp đất đai, quyền
thừa kế tài sản, nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ…Tất cả chỉ vì
lợi ích của mình, họ không còn biết nhường nhau, chia ngọt sẻ bùi lẫn
nhau. Khi anh em của mình vào hoàn cảnh khó khăn thì bỏ mặc, thờ ơ,
nhờ không giúp, coi như không quen biết nhau. Còn khi họ đã giàu có
thành đạt thì bắt đầu nịnh nọt, giúp đỡ tận tình để mình cũng được hưởng
những thành quả và dễ nhờ vả vào những chuyện cá nhân. Đến khi không
lợi dụng được nữa thì quay sang chửi bới, đánh đập, thậm chí là xuống
tay với nhau, làm những hành động vô cùng man dợ.
19
Sự du nhập ồ ạt của các nền văn hóa phương Tây làm nảy sinh vấn đề là
những tập tục, tập quán đã cũ, lỗi thời nếu vẫn được lưu giữ sẽ khiến cho
gia đình Việt Nam không phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã
hội và trở nên lạc hậu, chậm thích ứng. Trong khi đó, thời đại mới lại
mang đến nhiều giá trị tiến bộ cần tiếp nhận như sự bình đẳng nam nữ,
bình đẳng trong nghĩa vụ trách nhiệm, dân chủ trong các mối quan hệ gia
đình, tôn trọng tự do và lợi ích cá nhân... Điều cần thiết là phải biết tiếp
thu một cách có chọn lọc các tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện
đại đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống quý báu và cải
biến, loại bỏ những giá trị cũ không còn phù hợp. Nếu thực hiện tốt được
điều đó thì gia đình Việt Nam sẽ có cơ hội để phát triển theo xu hướng
bình đẳng, tiến bộ, ấm no và hạnh phúc. Như vậy ngay trong khuôn khổ
những hệ giá trị của gia đình cũng đã có sự xung đột giữa những giá trị
mới tiến bộ cần thu nhận và những giá trị cũ lỗi thời cần loại bỏ. Điều đó
cũng góp phần thúc đẩy sự biến đổi về quy mô của gia đình Việt Nam.
Còn nhân tố chủ yếu quyết định sự biến đổi vẫn là xung đột trong các
quan hệ xã hội, thách thức đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn
giữa các thế hệ. Với việc trong một gia đình có ba bốn hay thậm chí là
năm thế hệ cùng chung sống, ngoài những ưu điểm thì cũng tồn tại khá
nhiều những điều bất tiện. Mâu thuẫn giữa các thế hệ diễn ra do có sự
khác biệt về tuổi tác, tư tưởng, quan niệm, lối sống sẽ làm cho các cá
nhân cảm thấy gò bó mất tự do khi cùng chung sống với nhau, cuộc sống
của gia đình luôn đặt trong tình trạng căng thẳng. Người già thường
hướng về các giá trị truyền thống, do vậy họ có xu hướng bảo thủ, áp đặt
nhận thức và cách nghĩ của mình đối với những người trẻ. Điều đó dẫn
đến sự khó hòa hợp về lối sống, đôi khi có thể dẫn đến những sự va
chạm, bất đồng, khiến cho những người trẻ cảm thấy không thoải mái,
| 1/29

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÃ HỘI HỌC
- - - - - - - - - - - - - - - - - TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bảo Anh
Mã sinh viên: 2155380003
Lớp chuyên ngành: Truyền thông chính sách K41 Lớp tín chỉ: K41.2
Hà Nội, tháng 05 năm 2022 1 MỤC LỤC
NỘI DUNG...........................................................................................................1
Câu 1.....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................6
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận..............................................................................6
3.2. Nghiên cứu thực tiễn....................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................6
5. Khách thể nghiên cứu.....................................................................................7
6. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................7
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..........................................7
7.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................7
7.2. Nghiên cứu định lượng.................................................................................8
7.3. Phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu định lượng....................................8
Câu 2.....................................................................................................................9
1. Khái niệm gia đình..........................................................................................9
2. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình...........................................11
2.1. Gia đình là một thiết chế xã hội................................................................12
2.2. Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù............................13
3. Mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại...............12
3.1. Khái niệm về gia đình ở Việt Nam............................................................12
3.2. Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại...........................................14
3.2.1. Bối cảnh của sự thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện
đại........................................................................................................................14

3.2.2. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình truyền thống và hiện đại......14 2
3.2.2.1. Trong mối quan hệ................................................................................14
3.2.2.2. Trong đạo đức.......................................................................................17
3.2.2.3. Trong quan niệm của con người về giá trị gia đình...........................21
3.2.2.4. Trong quy mô gia đình.........................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................28 NỘI DUNG 3
Câu 1: Anh/ Chị hãy xây dựng một đề cương nghiên cứu xã hội học.
ĐỀ TÀI: NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY 1. Tính cấp thiết
Ngày này trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học
thông tin, ngày càng nhiều những dịch vụ liên quan đến công nghệ số ra đời để
đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và cấp thiết của con người. Và một trong
những dịch vụ truyền thông đại chúng hàng đầu hiện nay là Internet đặc biệt là
mạng xã hội. Nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh, khi mà mạng xã hội trở thành
công cụ vô cùng tiện lợi và nhanh gọn để kết nối mọi người với nhau, không
những thế, Internet đã và đang thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và mọi hoạt động của con người thuộc mọi tầng lớp xã
hội. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet và mạng xã hội đã góp phần
đưa Việt Nam tiến nhanh vào con đường hội nhập và giúp cho mọi người dân
Việt Nam bình đẳng trên mạng như những “Công dân quốc tế”. Sự bùng nổ của
các mạng xã hội đang là vấn đề thời sự đặc biệt của mỗi quốc gia, nó trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh tính tiện ích, tiện
lợi thì việc không thể kiểm soát thông tin hoặc đua theo những phong trào vô
cảm đang biến mạng xã hội trở thành những cái bẫy nguy hiểm cho người sử
dụng. Mạng xã hội ngày nay con được gọi là mạng xã hội ảo (tên Tiếng Anh là:
social network) là dịch vụ kết nối những thành viên có chung mục đích và sở
thích trên mạng Internet lại với nhau mà không phân biệt không gian và thời
gian. Ở Việt Nam, mạng xã hội phổ biến từ sau khi Yahoo ra mắt người dùng và
nở rộ, sau đó là Facebook, Instagram,…Giờ đây việc kết nối bạn bè trở nên dễ
dàng hơn bao giờ hết và đó là nhu cầu cần thiết của những bạn tẻ. Mạng xã hội
xuất hiện trong nhưng năm qua đã tạo nên chuyển biến vượt bậc trong đời sống 4
xã hội, Trước đây các trang mạng như Yahoo, Zing me đã gây nên những cơn sốt
trong xã hội, sau đó phát triển một thời gian và ngừng hoạt động. Thay vào đó
những trang mạng nổi tiếng, hiện hành ngày nay như Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok ngày càng thu hút.
Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về thanh niên do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế
thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tiến hành vào năm 2005 cho thấy 50%
thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng
Internet. Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này, 69% trong số đó cho
biết họ sử dụng Internet để trò chuyện và 62% cho biết họ sử dụng Internet để
chơi trò chơi trực tuyến. Một nghiên cứu khác vào năm 2004 đã xác định
Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao
đổi khá thoải mái. Mới nhất, theo số liệu báo cáo Digital Việt Nam 2020 tính đến
tháng 1 năm 2020, có 68.17 triệu người sử dụng Internet chiếm 70% dân số,
trong số đó có 65 triệu người dùng các trang mạng xã hội chiếm 67% dân số của
cả nước. Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới Internet
tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10,0% kể từ tháng 01
năm 2019 tính đến năm tháng 01 năm 2020. Cũng theo số liệu từ báo cáo này,
trung bình hằng ngày một người ở nước ta dành 6 giờ 30 phút (tức hơn ¼ ngày)
để sử dụng/truy cập Internet.
Trong đó, khoảng 2 giờ 22 phút cho việc sử dụng các trang mạng xã hội, 2 giờ
09 phút cho việc xem truyền hình, 1 giờ 01 phút cho việc nghe nhạc và các dịch
vụ trực tiếp và 1 giờ cho việc chơi điện tử . Điểm đáng chú ý là 70,1% người
dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34.
Những con số trên cho thấy nhu cầu sử dụng Internet cũng như mạng xã hội
của người dân Việt Nam là rất cao và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Bên
cạnh các phương tiện truyền thông như sách báo, tivi, đài radio, thì Internet cũng 5
được ưa chuộng. Hơn tất cả mạng xã hội đang chứng tỏ sức mạnh và tốc độ phát
triển của chúng. Thật vậy con người ngày nay đang sống và làm việc trong một
môi trường truyền thông đa phương tiện. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc,
cùng yêu, cùng ghét,…với truyền thông. Trong thời đại được gọi là “Thế giới
phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Ở
đây là lứa tuổi sinh viên, là những người có biểu hiện tâm lý và đội tuổi phù hợp
nhất với việc dễ dàng tiếp cận khoa học công nghệ, là những người tiếp nhận
một cách tích cực nhất khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của
chúng trên cả hai phương diện tích cực, tiêu cực. Nhưng hiện nay nổi lên tình
trạng giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, thay vì đến với nhau để nói
chuyện gặp mặt hỏi thăm ở ngoài thì họ lại dán mắt vào màn hình máy tính để
nhắn tin trò chuyện, không biết cảm xúc của đối phương như nào. Dần dần họ sẽ
mất dần kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống, không ít người trong số họ đã
bị “nghiện” mạng xã hội, họ sử dụng mạng xã hội một thói quen. Đây có thể coi
là một bệnh tâm lý của những người bị “nghiện” mạng xã hội, nếu không có sẽ
trở nên khó chịu, đứng ngồi không yên.
Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thế
hệ sinh viên của trường Đảng, việc cử dụng mạng xã hội như nào cũng là một
yếu tố qua trọng giúp sinh viên phân định ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của
mạng xã hội. Từ đó có thể hiểu biết, vận dụng những mặt tích cực mà nó đem lại
đồng thời cũng hạn chế, loại bỏ những mặt tiêu cực mà nó gây ra. Chính vì vậy
việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về chủ đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của
các bạn sinh viên là một vấn đề vô cùng cần thiết. Nhận thức được vấn đề trên,
em đã chọn và xây dựng chủ đề “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền”.
2. Mục đích nghiên cứu 6
- Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Đưa ra những đánh giá về thực trạng và những tác động ảnh hưởng của
Internet đối với đời sống sinh viên hiện nay.
- Từ đó đề xuất, đưa ra một số giải pháp định hướng nâng cao cho sinh viên sử
dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
Đọc và phân tích một số công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ
sở lý luận cho đề tài, làm rõ khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu: Nhu cầu
sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
3.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội, mức độ sử dụng mạng xã hội của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho sinh viên nói chung và sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng có định hướng tốt hơn trong việc sử dụng mạng xã hội.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
5. Khách thể nghiên cứu
Toàn bộ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 7
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung các nội dung sau:
 Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
 Mức độ sử dụng MXH của sinh viên.
 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
 Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
 Cách thức bảo mật thông tin cá nhân trên MXH của sinh viên.
 Lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên.
- Phạm vi về thời gian: Khảo sát về việc sử dụng MXH của sinh viên năm học 2021-2022.
- Phạm vi khách thể: Toàn bộ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu định tính
 Phương pháp phân tích tài liệu
- Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu có sẵn ở các nghiên cứu trước về
truyền thông, mạng xã hội hay Internet
- Các đề tài khoa học, giáo trình, kỷ yếu, tài liệu hội thảo khoa học, bài
báo, tạp chí,…liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các loại sách trong và ngoài nước
- Các cuộc điều tra, nghiên cứu về đề tài trước đó trong nước và trên thế giới.
- Thu thập các tài liệu liên quan trên Internet.  Phương pháp quan sát 8
Để thu thập thông tin phục vụ đánh giá thực trạng sử dụng MXH của sinh
viên, nhóm ngành nghiên cứu quan sát hành vi sử dụng MXH của sinh
viên trong mỗi giờ lên lớp và quan sát các hoạt động sử dụng MXH trên
các trang cá nhân của sinh viên. Từ đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng sử dụng MXH của sinh viên.
 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn khoảng 15 – 20 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
trọng tâm câu hỏi liên quan đến những vấn đề cá nhân về mục đích sử
dụng mạng xã hội, thói quen sử dụng mạng xã hội và sự hiểu biết của bản
thân về mạng xã hội. Bản thân sinh viên có những trải nghiệm như thế nào
và những đánh giá của sinh viên về tác động mà mạng xã hội đem lại cho
bản thân nói riêng và toàn bộ giới trẻ nói chung.
7.2. Nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu này được thực hiện bằng khoảng 100 bảng hỏi,
được trả lời bởi 100 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chọn
mẫu từ khắp các sinh viên, sinh viên từ năm nhất đến năm cuối, từ các
khoa và chuyên ngành cũng như đến từ nhiều tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc.
7.3. Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm, có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: :Lấy danh sách tất cả các lớp trong trường, mỗi lớp được coi như
một cụm/chùm (bao gồm các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối thuộc cả
hai khối lý luận và nghiệp vụ). 9
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 10 lớp (tương ứng với 10 chùm).
Bước 3: Tiếp tục chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 10 sinh viên trong mỗi lớp đã
chọn ở bước 2 để phát bảng hỏi điều tra.
 Phương pháp điều tra bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập những thông tin về
nhu cầu sử dụng mạng xã hội, mức độ sử dụng mạng xã hội (thời gian sử dụng
và thiết bị vào mạng,…), mục đích, hành vi sử dụng MXH của sinh viên, cách
thức bảo mật thông tin, những lợi ích và những tác động tiêu cực khi sử dụng
MXH của sinh viên. Phiếu được sử dụng theo các hình thức phát phiếu trực tiếp
và khảo sát bằng phiếu online trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram,
Zalo, cũng như Google Form…Trước khi gửi phiếu và sau khi nhận phiếu trả
lời của nghiệm thể, nhóm nghiên cứu đều tiến hành bước làm sạch phiếu để
đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu.
Câu 2: Trình bày khái niệm gia đình và đối tượng nghiên cứu của Xã hội
học gia đình. Phân tích mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống
và hiện đại. Liên hệ thực tế.
1. Khái niệm về gia đình
 Theo Unesco: Gia đình là nơi sinh ra và trú ngụ của mỗi con người, là
một thiết chế có luật lệ và tôn ti trật tự, có thể không làm vừa lòng một
số người nhưng mang đến cảm giác an toàn cho tất cả.
 Theo Kingsley Davis (Nhà dân số học người Mỹ) thì gia đình là một
nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi, máu
thịt. Do vậy họ có quan hệ họ hàng với nhau. 10
 Theo Levi Dtrauss (Nhà nhân chủng học người Pháp) thì gia đình là một
nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm thông thường nhiều nhất: - Hôn nhân
- Quan hệ huyết thuống
- Những ràng buộc về mặt pháp lý, nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất
kinh tế, sự cấm đoán tình dục gắn với các thành viên và những ràng
buộc về tình cảm, tâm lý, tình yêu, tình thương, sự kính trọng và sợ hãi.
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và
đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những
ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách
kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ
bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác
định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học
đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của
động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện
văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở loài người
luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và
sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình
chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh
học, tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một
nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học
khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, 11
phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách
tiếp cận phù hợp đến với gia đình.
Và đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì
vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như
một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã
hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế đặc thù xã hội, một nhóm xã
hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về
sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu
riêng của mỗi thành viên như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái
sản xuất con người.
2. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình
Do gia đình có vị trí quan trọng đối với cá nhân và xã hội nên gia đình đã
và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau.
Gia đình là hòn đá tảng của xã hội, là tế bào của xã hội.
Khi nghiên cứu về gia đình, xã hội học nghiên cứu giới hạn trong một phạm vi nhất định.
Ở phạm vi hẹp, xã hội học đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình; mối quan hệ giữa gia đình và thân tộc; nghiên cứu
hành vi, sự kiện, hiện tượng và các quá trình diễn ra trong gia đình.
Ở phạm vi rộng, xã hội học nghiên cứu mối quan hệ gia đình và các
nhóm xã hội, các tổ chức thiết chế xã hội, các cộng đồng xã hội và xã hội tổng thể.
Tùy theo từng chủ đề và khía cạnh quan tâm trong một đề tài nghiên cứu,
mà con người ta chọn vấn đề nghiên cứu khác nhau. Thông thường, để 12
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, Xã hội học quan tâm nghiên cứu gia đình
như một hiện tượng xã hội hoàn chỉnh trên bình diện.
2.1. Gia đình là một thiết chế xã hội
Thiết chế gia đình là một trong năm thiết chế quan trọng nhất (bốn thiết
chế quan trọng khác là: chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục).
Xã hội học gia đình nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa gia
đình và xã hội thông qua các chức năng của gia đình. Đây là hướng nghiên cứu truyền thống
Khi xem xét gia đình như một thiết chế xã hội là nghiên cứu xem: Gia
đình tồn tại nhằm mục đích gì? Thực hiện chức năng gì? Có thể thấy, gia
đình biểu hiện với các mục đích:
- Thiết chế gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết xuất phát từ sự
điều tiết quan hệ nam – nữ.
- Thiết chế gia đình thừa nhận và bảo vệ sự chung sống của cặp nam nữ
dưới hình thức hôn nhân
- Thiết chế gia đình quy định về trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, cha
mẹ với con cái, gia đình với xã hội.
- Thiết chế gia đình thực hiện các chức năng: kiểm soát tình dục, tái sản
xuất con người, xã hội hóa – chuyển giao văn hóa, chăm sóc người già…
Bên cạnh đó, gia đình có các đặc điểm bền vững tương đối và biến đổi
chậm. Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Gia đình là tấm
gương phản chiếu đời sống kinh tế, văn hóa, lối sống, phong tục, tập
quán, chuẩn mực đạo đức…của một quốc gia, một dân tộc.
Khi nghiên cứu gia đình, với tư cách là một thiết chế xã hội, cần chú ý các điểm sau: 13
Trước hết là, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực
hiện các chức năng gia đình.
Hai là, mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau giữa gia đình với các
thiết chế xã hội khác; mối quan hệ giữa gia đình với các tập hợp xã hội
khác như làng xóm, bạn bè, đồng nghiệp…
2.2. Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù
Ở góc độ này, xã hội học gia đình quan tâm nghiên cứu mối quan hệ bên
trong gia đình như quan hệ giới, quan hệ giữa các thành viên, giữa các thế hệ…
Ngoài những yếu tố sinh học đời thường, gia đình còn mang những yếu
tố tâm linh, nó giải quyết, đáp ứng cả nhu cầu cá nhân (tình yêu, làm cha
mẹ, tâm sinh lý, tâm linh,…) và nhu cầu xã hội (tái sản xuất con người,
cụng cấp lực lượng lao động mới, xã hội hóa thế hệ trẻ…)
Tóm lại, nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội là nhấn mạnh đến
mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa gia đình và xã hội thông qua việc
thực hiện các chức năng gia đình.
Nghiên cứu gia đình như là nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù là chú ý
đến tính độc lập tương đối của nó, là sự tác động qua lại trong nội bộ các
thành viên của gia đình để thỏa mãn nhu cầu riêng tư của họ.
3. Mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại
3.1. Khái niệm về gia đình ở Việt Nam
- Quan hệ hôn nhân là quan hệ nền tảng của gia đình.
- Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa đôi nam nữ được xã hội phê chuẩn
với nhiều hình thức: Chính quyền về mặt pháp lý và nghi lễ về mặt công nhận của cộng đồng. 14
- Có thể định nghĩa về gia đình Việt Nam: Gia đình là một nhóm người
có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống hoặc
hợp tác kinh tế với nhau để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống của họ về
sinh đẻ, nuôi dạy, con cái, chăm sóc người già và người ốm…dưới dạng
phổ biến nhất hiện nay là gia đình người Kinh ở Việt Nam bao gồm cả
hai giới nam và nữ, có con đẻ hoặc con nuôi.
3.2. Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại
3.2.1. Bối cảnh của sự thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, văn hóa gia đình Việt
Nam đang chịu những tác động nhiều chiều và biến đổi mạnh mẽ. Việc
phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong thời
đại ngày nay, khắc phục những hệ quả tiêu cực do xu thế toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế mang lại là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội: “Ba trụ
cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước.
Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta
phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình”
(Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
3.2.2. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình truyền thống và hiện đại
3.2.2.1. Trong mối quan hệ
Cùng với sự thay đổi mô hình gia đình truyền thống, tính cố kết gia đình
đã giảm sút. Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn.
Sự đứt đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp là một
minh chứng cho sự giảm sút tính cố kết gia đình. Với sự hỗ trợ đắc lực
của nhiều loại phương tiện thông tin truyền thông, lớp trẻ ngày nay được 15
tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu phong phú, đa chiều… nên thu nhận
được nhiều kiến thức mới, hình thành và phát triển nhiều năng lực trong
tư duy cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những cơ sở
để nhiều bạn trẻ không tiếp bước cha anh trong con đường nghề nghiệp.
Con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do lựa chọn, định hướng
nghề nghiệp tương lai cho chính mình.
Về phương diện tổ chức cuộc sống cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong các
mối quan hệ cá nhân – gia đình. Gia đình truyền thống rất coi trọng và
khắt khe trong việc gìn giữ nề nếp gia phong, mọi người đều phải tuân
theo những quy tắc chung. Nhưng ngày nay đã có xu hướng nới lỏng,
giản tiện lại các nghi lễ phép tắc, không coi trọng hóa những luật lệ quy
định chung…Ngoài ra thì những nếp sống sinh hoạt thường ngày cũng
thể hiện sự giảm sút như sự gắn kết của gia đình: người lớn bận đi là từ
sáng đến tối, trẻ con thì bận học và có những gia đình cả ngày chả nhìn
thấy đủ mặt nhau và có một bữa cơm chung đầy đủ tất cả các thành viên
trong gia đình, bố mẹ con cái có rất ít thời gian bên nhau. Nhiều gia đình,
dù đông người nhưng vẫn có nững lý do khác nhau để vắng mặt, những
dịp lễ tết cũng không tụ tập, tập hợp được đông đủ. Con cháu chỉ gọi
điện, gửi thư điện tư thăm hỏi, chúc mừng,…thay cho sự gặp mặt trực tiếp thăm non.
Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ cũng là
một sự thay đổi lớn trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Sự
bình đẳng, dân chủ biểu hiện rõ nhất trong mối quan hệ vợ chồng. Trước
đây, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ luôn phải khuôn
mình theo đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử). Trong gia đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng :
“chồng chúa vợ tôi” hay “phu vi thê cương”, “phu xướng phụ tùy”, và 16
người phụ nữ mặc nhiên chấp nhận, chỉ biết suốt đời bó mình trong ngôi
nhà với những công việc bếp núc, nữ công gia chánh, không được học
hành, giao lưu, không được tham gia các công tác xã hội… Với quan
niệm này, nói như học giả Trần Ngọc Thêm, đã “loại bỏ hạt nhân dân
chủ”(1). Trong thời kỳ hội nhập, với sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa
của phương Tây, đặc biệt tinh thần dân chủ, bình đẳng, trong gia đình
người Việt đã có một luồng gió mới mát lành. Người phụ nữ đã được
đánh giá công bằng hơn, được đối xử nhân văn hơn, mối quan hệ giữa
người vợ và người chồng cũng đã thay đổi tích cực. Ngày nay, vợ chồng
bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Người phụ nữ được thể hiện năng
lực, theo đuổi mơ ước của mình, được tạo điều kiện học hành, phấn đấu,
được tham gia công việc xã hội và giữ trọng trách trong bộ máy Nhà
nước, trong các tổ chức, đoàn thể. Vợ và chồng thực sự là những người
bạn đời, có thể cùng nhau cảm thông, chia sẻ, cùng chung tay xây đắp mái ấm gia đình.
Gia đình truyền thống đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích cá nhân, đề cao
lòng hiếu thảo, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với bố mẹ.
Con cái một lòng nghe theo ý cha mẹ mới làm tròn đạo hiếu, ngay cả lĩnh
vực đáng được quyền tự do nhất là tình yêu, hôn nhân cũng phải “cha mẹ
đặt đâu, con ngồi đấy”… Ngày nay, trong những gia đình tiến bộ, cha mẹ
và con cái là những “người bạn vong niên”. Cha mẹ có thể lắng nghe,
chia sẻ với con cái mọi niềm vui nỗi buồn, đặc biệt các bậc phụ huynh
luôn tôn trọng ý kiến, lập trường, ước mơ, hoài bão chính đáng của con cái…
3.2.2.2. Trong đạo đức 17
Mối quan hệ gia đình hiện nay vẫn kế thừa được nhiều truyền thống quý
báu của cha ông, giữ đạo nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên bên cạnh đó đã nổi lên
một số hiện tượng xuống cấp về đạo đức, lối sống gây rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình.
Cuộc sống thời kinh tế thị trường khiến cho nhiều giá trị tốt đẹp bị băng
hoại. Tình yêu vốn là thứ tình cảm tốt đẹp, lãng mạng nhất của nhân loại
nhưng không nhiều cặp đến với tình yêu hôn nhân bằng những mục đích
xấu, không đúng đắn, đầy những sự toan tính, lừa lọc. Tình yêu giả dối,
tình dục dễ dãi, hôn nhân thực dụng,… đang là chuyện phổ biến, diễn ra
rất nhiều trong xã hội. Bên cạnh đó những tình trạng ngoại tình, ly hôn,
ly thân nhiều vô kể, khiến nhiều người đùa rằng đó là “mốt thời thượng”.
Điều này không chỉ làm rạn nứt mối quan hệ vợ chồng mà còn chia cắt
mối quan hệ cha mẹ và con cái. Bởi vì khi cuộc hôn nhân thì gia đình
cũng sẽ ly tán, mỗi người một nơi, cha mẹ mỗi người chọn một con
đường riêng, con cái cũng sẽ bị chia ra không được nhận đủ tình thương
từ một mái ấm gia đình có đủ bố và mẹ cũng như không nhận được sự
giáo dục trọn vẹn. Còn chưa kể đến khi bố mẹ tái hôn, hiện tượng “con
anh, con tôi” còn khiến cho tình cảm bị sẻ chia sứt mẻ.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ ngàn xưa vẫn là mối quan hệ
thiêng liêng, bền vững nhất trong các mối quan hệ con người nói chung
và gia đình nói riêng. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập, quan hệ đó đã
biến đổi theo những chiều hướng xấu. Khi chủ nghĩa cá nhân phát triển,
con người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tất cả mọi người. Không
ít gia đình bố mẹ mải mê chạy theo đồng tiền mà bỏ quên con cá của
mình; đi thuê giúp việc và phó mặc con cái cho nhà trường và xã hội.
Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình yêu và sự dạy bảo, chăm sóc của
cha mẹ - người thầy đầu tiên của đời mình - đã mất đi những nền tảng cơ 18
bản của việc hình thành nhân cách tốt đẹp, nhiều em sinh ra đua đòi, hư
hỏng, thậm chí trở thành tội phạm.
Mặt khác, không ít những đứa con bất hiếu với cha mẹ. Hiện tượng con
cái bỏ rơi cha mẹ lúc tuổi già, không chăm non vì mải chạy theo đồng
tiền, chạy theo những lợi ích cá nhân bỏ quên cha mẹ. Hay vì mải ăn
chơi, chỉ thích bay nhảy ở ngoài không muốn về nhà chăm sóc, “hầu hạ”
những người già trong khi đó họ là những đấng sinh thành, người bố
người mẹ của mình. Hiện tượng toan tính tiền bạc, chia ngày tính tháng
nuôi cha mẹ không còn là chuyện lạ trong xã hội. Tệ hơn nữa có những
trường hợp họ đã ra tay với chính bố mẹ của mình vì không cho tiền,
không đáp ứng nhu cầu của chúng, để từ đó xảy ra những vụ việc hết sức
thương tâm gây ra một làn sóng nhức nhối đầy sự tức giận trong dư luận.
Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” là truyền
thống tốt đẹp tự ngàn xưa của người Việt. Nhưng ngày nay, do tác động
tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã
làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, coi vật chất cao hơn nghĩa tình. Đã
không ít gia đình lâm vào cảnh anh chị em mâu thuẫn dẫn đến cãi vã,
đánh đập lẫn nhau vì quyền lợi kinh tế như tranh chấp đất đai, quyền
thừa kế tài sản, nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ…Tất cả chỉ vì
lợi ích của mình, họ không còn biết nhường nhau, chia ngọt sẻ bùi lẫn
nhau. Khi anh em của mình vào hoàn cảnh khó khăn thì bỏ mặc, thờ ơ,
nhờ không giúp, coi như không quen biết nhau. Còn khi họ đã giàu có
thành đạt thì bắt đầu nịnh nọt, giúp đỡ tận tình để mình cũng được hưởng
những thành quả và dễ nhờ vả vào những chuyện cá nhân. Đến khi không
lợi dụng được nữa thì quay sang chửi bới, đánh đập, thậm chí là xuống
tay với nhau, làm những hành động vô cùng man dợ. 19
Sự du nhập ồ ạt của các nền văn hóa phương Tây làm nảy sinh vấn đề là
những tập tục, tập quán đã cũ, lỗi thời nếu vẫn được lưu giữ sẽ khiến cho
gia đình Việt Nam không phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã
hội và trở nên lạc hậu, chậm thích ứng. Trong khi đó, thời đại mới lại
mang đến nhiều giá trị tiến bộ cần tiếp nhận như sự bình đẳng nam nữ,
bình đẳng trong nghĩa vụ trách nhiệm, dân chủ trong các mối quan hệ gia
đình, tôn trọng tự do và lợi ích cá nhân... Điều cần thiết là phải biết tiếp
thu một cách có chọn lọc các tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện
đại đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống quý báu và cải
biến, loại bỏ những giá trị cũ không còn phù hợp. Nếu thực hiện tốt được
điều đó thì gia đình Việt Nam sẽ có cơ hội để phát triển theo xu hướng
bình đẳng, tiến bộ, ấm no và hạnh phúc. Như vậy ngay trong khuôn khổ
những hệ giá trị của gia đình cũng đã có sự xung đột giữa những giá trị
mới tiến bộ cần thu nhận và những giá trị cũ lỗi thời cần loại bỏ. Điều đó
cũng góp phần thúc đẩy sự biến đổi về quy mô của gia đình Việt Nam.
Còn nhân tố chủ yếu quyết định sự biến đổi vẫn là xung đột trong các
quan hệ xã hội, thách thức đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn
giữa các thế hệ. Với việc trong một gia đình có ba bốn hay thậm chí là
năm thế hệ cùng chung sống, ngoài những ưu điểm thì cũng tồn tại khá
nhiều những điều bất tiện. Mâu thuẫn giữa các thế hệ diễn ra do có sự
khác biệt về tuổi tác, tư tưởng, quan niệm, lối sống sẽ làm cho các cá
nhân cảm thấy gò bó mất tự do khi cùng chung sống với nhau, cuộc sống
của gia đình luôn đặt trong tình trạng căng thẳng. Người già thường
hướng về các giá trị truyền thống, do vậy họ có xu hướng bảo thủ, áp đặt
nhận thức và cách nghĩ của mình đối với những người trẻ. Điều đó dẫn
đến sự khó hòa hợp về lối sống, đôi khi có thể dẫn đến những sự va
chạm, bất đồng, khiến cho những người trẻ cảm thấy không thoải mái,