Nhu cầu tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên | Tiểu luận công chúng báo chí truyền thông

Cách tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên.  Các chương trình hẹn hò công chúng thanh niên thường theo dõi và các kênh được  người trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình. Mức độ  tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
38 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nhu cầu tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên | Tiểu luận công chúng báo chí truyền thông

Cách tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên.  Các chương trình hẹn hò công chúng thanh niên thường theo dõi và các kênh được  người trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình. Mức độ  tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

41 21 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
TIỂU LUẬN
MÔN: CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
Đề tài chung: Nhu cầu tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của
công chúng thanh niên
Đề tài cá nhân: Thực trạng tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
của công chúng thanh niên
Họ và tên: Nguyễn Phạm Vân Trinh
Lớp: Truyền hình K40
Mã sinh viên: 2056050055
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hương Trà
Hà Nội, tháng 6 năm 2022
1
MỤC LỤC
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC – ĐÁNH GIÁ NHÓM 3..............................................4
BÁO CÁO CÁ NHÂN..................................................................................................7
I. Mở đầu...........................................................................................................7
1. Giới thiệu nội dung của báo cáo................................................................7
2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................8
3. Phương pháp, cách thức thu thập thông tin...............................................8
II. Nội dung.........................................................................................................9
1. Cách tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng
thanh niên...................................................................................................9
2. Các chương trình hẹn hò công chúng thanh niên thường theo dõi và các
kênh được người trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn hò trên
truyền hình...............................................................................................12
3. Mức độ tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công
chúng thanh niên......................................................................................19
4. Mức độ và lý do yêu thích các chương trình hẹn hò trên truyền hình của
công chúng thanh niên.............................................................................21
5. Nhu cầu và hình thức tương tác với chương trình hẹn hò trên truyền hình
của công chúng thanh niên......................................................................24
6. Đánh giá của công chúng thanh niên về những vấn đề liên quan đến
chương trình hẹn hò trên truyền hình......................................................26
6.1. Đánh giá của công chúng thanh niên về mức độ quan trọng của
các yếu tố tạo nên một chương trình hẹn hò trên truyền hình hấp
dẫn................................................................................................27
6.2. Đánh giá của công chúng thanh niên với những quan điểm thường
gặp về các chương trình hẹn hò trên truyền hình.......................28
2
7. Bài học mà công chúng thanh niên nhận được từ các chương trình hẹn hò
trên truyền hình.......................................................................................31
III. Kết luận và đề xuất.....................................................................................33
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................38
3
PHÂN CÔNG CÔNG VIÊ\C – ĐÁNH GIÁ NHÓM 3
CHỦ ĐỀ: NHU CẦU TIẾP CẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HẸN HÒ TRÊN
TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG CHÚNG THANH NIÊN
Lớp: Truyền hình K40 – Nhem sg 3
STT Họ và tên Đánh giá nhiệm vụ đã phân công ĐIỂM
1 Nguyễn Thị Tây
- Hoàn thành phần tổng hợp và
chỉnh sửa word trong đề
cương chung.
- Tích cực trong việc tham gia
thảo luận, đeng gep ý kiến.
2
2
Nguyễn Thị Thu Hoài
- Hoàn thành phần lập bảng hỏi
trong đề cương chung.
- Tích cực đeng gep ý kiến trong
các buổi họp nhem.
2
3
Nguyễn Thị Kim Thoa
- Đảm nhận tgt vai trò tổng hợp
nội dung trong đề cương
chung.
- Chủ động trong việc tham gia
gep ý, thảo luận.
2
4
Lê Phương Anh
- Hoàn thành nhiệm vụ tổng
hợp nội dung trong đề cương
chung.
- Tích cực tham gia gep ý, thảo
luận.
2
4
5
Phạm Thị Băng Tâm
- Hoàn thành phần xác định
mục đích, phương pháp, lý
thuyết trong đề cương chung.
- Tích cực tham gia đeng gep ý
kiến trong các buổi họp nhem.
2
6
Nguyễn Phương Dung
- Hoàn thành tgt phần tính cấp
thiết của đề tài trong đề cương
chung.
- Tích cực tham gia đeng gep,
xây dựng cho nhem.
2
7
Đào Thị Ngọc Mai
- Đảm nhận tgt phần tính cấp
thiết của đề tài trong đề cương
chung.
- Chủ động trong việc tham gia
gep ý, thảo luận.
2
8 Nguyễn Hải Thủy
- Hoàn thành tgt phần tính cấp
thiết của đề tài trong đề cương
chung.
- Tích cực tham gia đeng gep
xây dựng nhem.
2
9 Hoàng Ngọc Minh - Đảm nhận tgt nhiệm vụ xác
định mục đích, phương pháp,
lý thuyết trong đề cương
chung.
- Chủ động, tích cực tham gia
2
5
đeng gep, xây dựng cho nhem.
10 Phạm Mạnh Hoạt
- Hoàn thành phần tính cấp
thiết của đề tài trong đề cương
chung.
- Tích cực tham gia đeng gep ý
kiến trong các buổi thảo luận
nhem.
2
11 Trần Thị Hồng
- Đảm nhận tgt nhiệm vụ lập
bảng hỏi trong đề cương
chung.
- Chủ động tham gia đeng gep ý
kiến, xây dựng cho nhem.
2
12 Hoàng Thị Nhung
- Hoàn thiện phần xác định mục
đích, phương pháp, lý thuyết
trong đề cương chung.
- Chủ động, tích cực tham gia
đeng gep ý kiến trong các buổi
thảo luận nhem.
2
BÁO CÁO CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HẸN HÒ TRÊN
TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG CHÚNG THANH NIÊN.
6
I. Mở đầu:
1. Giới thiệu nội dung của báo cáo:
Trong thời kỳ giãn cách, khán giả theo dõi các chương trình truyền
hình với tần suất nhiều hơn trông thấy. Netflix chào đón một lượng tăng
trưởng người xem cao đột biến, và lượt xem TV cũng tăng hơn 25% so
với thời điểm trước dịch. Tuy nhiên, một thể loại đã cho thấy sức “nóng”
vượt trội trong giai đoạn này: Các chương trình hẹn hò thực tế. Theo số
liệu từ công ty quảng cáo và dữ liệu PeerLogix, lượng người xem các
chương trình hẹn hò đã tăng lên kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
Sau khi phân tích khoảng 20 chương trình hẹn hò được phát sóng và
được xem vào khoảng tháng 5 năm 2020, chẳng hạn như “Love Is
Blind”, “Too Hot To Handle”…, trên khoảng 12 nền tảng phát sóng
trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020, công ty này
phát hiện ra rằng lượng người xem chương trình hẹn hò tại Mỹ vào tháng
5 cao hơn 23% so với số liệu vào tháng 12. Mới đây, “Single’s Inferno” -
một chương trình hẹn hò thực tế của Hàn - đã góp mặt trong top 10
chương trình thịnh hành nhất trên toàn cầu của Netflix, tiếp bước nhiều
bộ phim bom tấn như “Squid Game” hay “Hellbound”. Sức nóng của các
chương trình hẹn hò ở nhiều quốc gia trên thế giới là không thể phủ
nhận, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh khi người dân buộc phải hạn chế
ra ngoài và tiếp xúc với nhau. Đó là thời điểm nhu cầu giải trí tại nhà của
công chúng tăng cao hơn bao giờ hết, và những chương trình hẹn hò là
một trong những lựa chọn hàng đầu bởi các chương trình này có khả
năng giúp giải tỏa áp lực tinh thần và tạo nên những kết nối chân thực
giữa người với người.
Tại Việt Nam, các chương trình hẹn hò cũng được đông đảo khán giả
quan tâm. Một loạt chương trình thực tế về hẹn hò mọc lên như nấm từ
7
năm 2017 đến nay và đều nhận được sự chú ý từ khán giả. Các câu
chuyện tình yêu đôi lứa luôn là một đề tài cuốn hút người xem - từ
truyện, phim ảnh, âm nhạc và những chương trình hẹn hò đã chọn trúng
chủ đề hấp dẫn, dễ thấu hiểu để khai thác, gợi lên trí tò mò nơi khán giả,
đặc biệt là các khán giả trẻ. Tuy các chương trình hẹn hò đang trở thành
xu hướng lựa chọn của công chúng thanh niên khi theo dõi truyền hình,
nhưng cho tới hiện tại chưa có nhiều những công trình nghiên cứu về
thực trạng hay nhu cầu tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
của nhóm đối tượng này. Vì vậy, em lựa chọn nghiên cứu về đề tài
“Thực trạng tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của
công chúng thanh niên” để biết được cách thức tiếp cận và nhu cầu của
các bạn trẻ khi theo dõi các chương trình hẹn hò trên truyền hình, từ đó,
góp phần giúp cho những chương trình này ngày càng cải tiến hơn về nội
dung và hình thức để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của công chúng.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của
công chúng thanh niên hiện nay diễn ra như thế nào?
- Cách cải thiện, phát triển hơn nữa việc tiếp cận các chương trình hẹn
hò trên truyền hình của công chúng thanh niên?
3. Phương pháp, cách thức thu thập thông tin:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sử dụng phương pháp này nhằm
tổng hợp, nghiên cứu và phân tích thực trạng tiếp cận các chương
trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên thông qua
các tài liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó như luận văn, luận
án, tiểu luận, báo cáo khoa học...
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi Anket. Đây là
phương pháp phỏng vấn viết nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp,
8
phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Hoạt động thu thập dữ liệu được
thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng câu hỏi in sẵn.
Sau khi có được 248 câu trả lời, tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu.
II. Kết quả nghiên cứu:
1. Cách tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công
chúng thanh niên:
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 248 người. Khảo sát cho thấy
các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn đang là học sinh, sinh viên ở cả thành thị
lẫn nông thôn đều có nhu cầu tiếp cận các chương trình hẹn hò trên
truyền hình. Trong đó, có 135 (chiếm 54,4%) bạn trẻ có xem các chương
trình hẹn hò, 102 người có biết đến nhưng không xem (chiếm 41,1%) và
11 người (chiếm 4,4%) không xem. Như vậy, tỷ lệ chênh lệch giữa số
lượng người xem và biết đến các chương trình hẹn hò với số lượng người
không xem là khá lớn, trong đó số lượng có xem và có biết đến áp đảo.
So sánh riêng số lượng người có xem và có biết đến nhưng không xem
thì số lượng người xem vẫn nhỉnh hơn, tuy nhiên phần trăm số người biết
đến nhưng không xem vẫn khá cao, lên tới 41,1%.
9
xem biết đến nhưng không xem Không biết
54,4%
Hình 1: Biểu đồ số lượng người tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
Con số này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì hiện nay các chương trình hẹn hò
đang trở thành xu hướng mà khán giả lựa chọn theo dõi ở thời điểm hiện
tại. Điều này hoàn toàn có thể nhận ra dựa vào lượt xem của các chương
trình hẹn hò qua Youtube, ví dụ như “Người Ấy Là Ai” với lượt xem các
tập dao động từ 6 đến 11 triệu và liên tục lọt top trending, “Tỏ Tình Hoàn
Mỹ” với lượt xem các tập hầu như đều nằm trong khoảng 1 đến 4 triệu,
tập có lượt xem cao nhất lên đến 6 triệu. Rất nhiều cặp đôi đã trở nên nổi
tiếng và quen mặt với khán giả sau khi tham gia các chương trình hẹn hò,
như Hương Giang – Matt Liu (Người Ấy Là Ai), JayKii – Trương Hoàng
Mai Anh (Tỏ Tình Hoàn Mỹ), Vũ Thịnh – Fanny (Tỏ Tình Hoàn Mỹ)...
Tuy nhiên, số lượng người có biết đến nhưng không xem các chương
trình hẹn hò vẫn khá cao. Có thể lí giải vì những chương trình hẹn hò
không gây hứng thú hay đáp ứng được nhu cầu của họ, cũng có thể vì
yếu tố dàn dựng hay những chiêu trò để thu hút sự chú ý của một số
10
41,1%
chương trình hẹn hò đã gây mất cảm tình với một bộ phận công chúng
thanh niên.
Như vậy, phụ thuộc vào kết quả trên, sẽ chỉ có 135 bạn trẻ đã xem
những chương trình hẹn hò mới có thể đưa ra những ý kiến, đánh giá
chính xác về thực trạng tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
của giới trẻ hiện nay. Để tìm hiểu cách mà các bạn trẻ tiếp cận các
chương trình hẹn hò trên truyền hình, nhóm nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi:
“Bạn tiếp cận các chương trình hẹn hò như thế nào?”. Kết quả được thể
hiện ở biểu đồ dưới đây.
Chủ động tìm kiếm, xem các chương trình truyền hình
Vô tình nhìn thấy rồi xem
Xem qua giới thiệu của người thân, bạn bè
Bắt buộc phải xem (do tính chất công việc, phục vụ học
tập)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Hình 2: Biểu đồ cách tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công
chúng thanh niên
Theo hình 2, có thể thấy, có 92 lựa chọn cách tiếp cận là vô tình nhìn
thấy rồi xem (chiếm 68,1%), 70 lựa chọn xem qua giới thiệu của người
thân, bạn bè (chiếm 51,9%), 38 lựa chọn chủ động tìm kiếm, xem các
chương trình truyền hình (chiếm 28,1%) và cuối cùng là 8 lựa chọn bắt
buộc phải xem do tính chất công việc, phục vụ học tập... (chiếm 5,9%).
11
8 (5,9%)
70 (51,9%)
92 (68,1%)
38 (28,1%)
Điều này cho thấy việc tiếp cận với các chương trình hẹn hò trên truyền
hình hiện nay của giới trẻ phần lớn trên tinh thần bị động do vô tình lướt
phải hoặc người thân, bạn bè giới thiệu. Giới trẻ hiện nay dành rất nhiều
thời gian cho mạng xã hội, điển hình nhất là Facebook, Youtube,
Tiktok... Đây cũng là những nền tảng mang lại hiệu quả cao cho nhà sản
xuất khi quảng bá các chương trình hẹn hò. Qua việc truy cập mạng xã
hội, các bạn trẻ có thể dễ dàng thấy các đoạn video ngắn cắt ra từ các
chương trình này. Nếu những chương trình đó đáp ứng được nhu cầu của
người xem, từ đó người xem sẽ dành sự quan tâm cho các chương trình
hẹn hò nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc được người thân, bạn bè giới thiệu
cũng làm các bạn trẻ cảm thấy tin tưởng hơn khi bắt đầu theo dõi một
chương trình hẹn hò. Đối với những người chưa từng có ý định xem các
chương trình này, việc được giới thiệu sẽ khiến họ cảm thấy hứng thú và
muốn tìm xem. Còn đối với những bạn trẻ đang suy nghĩ có nên theo dõi
những chương trình hẹn hò hay không, họ thường tìm tới những người đã
xem và xin đánh giá, giúp họ có quyết định đúng đắn. Tuy rằng phần lớn
công chúng thanh niên hiện nay tiếp cận các chương trình hẹn hò theo
cách bị động, nhưng số lượng những người trẻ có theo dõi các chương
trình hẹn hò vẫn khá cao, chứng tỏ các chương trình này có sự hấp dẫn,
lôi cuốn riêng và đáp ứng được nhu cầu của các bạn trẻ.
2. Các chương trình hẹn hò công chúng thanh niên thường theo dõi và
các kênh được người trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn
hò trên truyền hình:
12
Chân ái (VTV3)
Hãy yêu nhau đi (VTV3)
Hành lý tình yêu (VTV3)
Ghép đôi thần tốc (HTV9)
Người ấy là ai (HTV2)
Tỏ tình hoàn mỹ (HTV7)
Bạn muốn hẹn hò (HTV7)
0 20 40 60 80 100 120
Hình 3: Biểu đồ các chương trình hẹn hò công chúng thanh niên thường theo dõi
Từ kết quả nghiên cứu về các chương trình hẹn hò công chúng thanh
niên thường theo dõi, có thể thấy “Người ấy là ai” là chương trình nhận
được nhiều sự quan tâm nhất với 113 lựa chọn (tương đương với 83,7%).
“Người ấy là ai” là chương trình do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh và công ty Vie Channel phối hợp thực hiện với mục đích giúp cho
các cô gái độc thân tìm kiếm người yêu phù hợp trong số 5 chàng trai
tham gia chương trình. Đây là một chương trình về tình yêu có bản
quyền gốc từ bên Thái Lan, được ra mắt khán giả vào khoảng cuối năm
2018. Tuy ban đầu không nhận được quá nhiều sự kì vọng, thế nhưng
"Người ấy là ai" vẫn chứng tỏ được sức hút riêng biệt, khó trộn lẫn và
vẫn giữ được sức nóng cho đến tận năm nay. Với ba mùa thành công rực
rỡ, các tập phát sóng của Người ấy là ai luôn nằm trong top YouTube
Trending cùng với lượng tương tác cực khủng trên các nền tảng mạng xã
hội. Dấu ấn gần đây nhất của chương trình là mùa 3 đã giữ được vị trí
13
81 (60%)
74 (54,8%)
113 (83,7%)
33 (24,4%)
43 (31,9%)
38 (28,1%)
10 (7,4%)
Top 1 Chương trình truyền hình được thảo luận nhiều nhất đầu năm
2020.
Bám sát “Người ấy là ai” là chương trình “Bạn muốn hẹn hò” với 81
lựa chọn (tương đương 60%). Chương trình do Đài Truyền hình Thành
phố Hồ Chí Minh (HTV) và Công ty Cổ phần Phát triển Truyền thông
Quảng cáo MAC Việt Nam (MCV Corporation) phối hợp sản xuất. “Bạn
muốn hẹn hò” là chương trình truyền hình thực tế dựa theo format nổi
tiếng “Punchide Date” của Đài truyền hình Kansai TV (Nhật Bản) dành
cho các bạn trẻ độc thân có độ tuổi từ 18 trở lên, được tạo ra với mục
đích kết nối những cặp đôi nam nữ với nhau. Chương trình phát sóng tập
đầu vào ngày 7 tháng 11 năm 2013 và hiện nay đã lên sóng hơn 500 tập.
Trải qua hơn 500 tập phát sóng, không thể phủ nhận sức hút của “Bạn
muốn hẹn hò” khi đánh trúng tâm lý khán giả, tạo cơ hội cho những
người đang cô đơn trên hành trình tìm kiếm “một nửa” còn lại của cuộc
đời mình.
Đứng thứ ba là chương trình “Tỏ tình hoàn mỹ” với 74 lựa chọn
(tương đương 54,8%). Chương trình là một trong những gameshow hẹn
hò, se duyên được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay. Với nội dung hấp
dẫn, lôi cuốn, format mới mẻ, sân khấu được thiết kế lãng mạn, ngọt
ngào và những màn tỏ tình được nữ chính đầu tư vô cùng công phu, “Tỏ
tình hoàn mỹ” đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả. Sức hút của
chương trình được thể hiện rất rõ qua lượt xem trên Youtube – các tập
đều nằm trong khoảng từ vài trăm nghìn đến vài triệu, tập có lượt xem
cao nhất lên đến 6 triệu. Trong chương trình có nhiều cặp đôi gây tiếc
nuối vì không thể đến được với nhau, nhưng cũng có những người đã tìm
được một nửa của mình và hạnh phúc viên mãn cho tới hiện tại. Có nhiều
cặp đôi đã trở nên nổi tiếng và nhận được nhiều sự quan tâm của khán
14
giả sau khi bước ra khỏi chương trình, điển hình như Trương Hoàng Mai
Anh – JayKii, Vũ Thịnh – Fanny...
Xếp thứ tư trong biểu đồ là chương trình “Hành lý tình yêu” với 43 sự
lựa chọn (tương đương 31,9%). "Hành lý tình yêu" là chương trình tìm
bạn hẹn hò thông qua khám phá những bí mật của người khác phái. Các
bí mật là những thói quen kỳ quặc, điểm yếu, tật xấu hoặc những điều
tưởng chừng gây trở ngại trong tình yêu... Chương trình có cách thể hiện
gần gũi, vui nhộn và người xem có thể học hỏi được qua những tình
huống, câu chuyện của người chơi. Ban Cố vấn hẹn hò là những nghệ sĩ
nổi tiếng nhằm đưa ra những nhận định đa chiều, tăng tính giải trí hút
khán giả. Chương trình thường xuyên nhận được sự chú ý từ cộng đồng
mạng, có độ thảo luận cao trên mạng xã hội nhờ những phát ngôn của cố
vấn Lê Hoàng và những tình huống rất đời, thậm chí gây tranh cãi.
Đứng sau “Hành lý tình yêu” là “Hãy yêu nhau đi” với 38 lựa chọn
(tương đương 28,1%). “Hãy yêu nhau đi” là một chương trình mới, được
ra mắt khán giả từ 22/8/2021. Chương trình hướng đến những câu
chuyện tình yêu có niềm vui, có khúc mắc trong cuộc sống giữa những
cặp đôi đang chuẩn bị hò hẹn, hay giữa những cặp vợ chồng có những
khoảng cách trong hôn nhân. Qua các thử thách, những câu hỏi từ
chương trình, khán giả sẽ chia sẻ hay rút ra kinh nghiệm sống, cách ứng
xử, từ đó tự học hỏi về cách hiểu nhau, cách cùng nhìn về một phía và cả
cách yêu nhau để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhân vật chính
của “Hãy yêu nhau đi” là các cặp đôi, họ có thể còn độc thân, cặp đôi
đang yêu nhau hoặc đã trở thành vợ chồng. Đây là một trong những điểm
thú vị của chương trình vì hầu hết các show hẹn hò chỉ hướng tới những
cặp đôi chưa biết nhau để kết nối mà không để ý rằng những cặp đôi
15
quen nhau đã lâu, các cặp vợ chồng cũng rất cần được hẹn hò, cần hâm
nóng để làm mới tình yêu.
Bám sát “Hãy yêu nhau đi” là chương trình truyền hình “Ghép đôi
thần tốc” với 33 sự lựa chọn (tương đương 24,4%). Đây là chương trình
mai mối trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam, dành cho những người đang
muốn tìm kiếm một nửa của mình nhưng lại không muốn xuất hiện trên
sân khấu lớn, hoặc do không sắp xếp được thời gian để tới tham dự ghi
hình cùng người thân, bạn bè. Người đăng ký tham gia có thể ngồi tại
nhà, văn phòng làm việc hay quán cà phê - địa điểm mà họ cảm thấy
thoải mái nhất để kết nối với MC Cát Tường và đối phương. Chính vì
điều này mà chương trình “Ghép đôi thần tốc” có thể mai mối cho tất cả
mọi người đăng kí tham gia dù họ đang ở bất kì đâu, ở Việt Nam hay
nước ngoài, chỉ cần họ có kết nối internet và nghiêm túc muốn tìm kiếm
một nửa của mình. Đây cũng là điểm thú vị và tạo nên sự khác biệt của
“Ghép đôi thần tốc” so với các chương trình khác.
Qua bảng khảo sát chúng ta có thể thấy được, “Chân ái” là chương
trình có số lượt người trẻ tiếp cận khá ít, chỉ có 10 sự lựa chọn (tương
đương 7,4%). Đây là chương trình chưa có độ thảo luận rộng rãi trên
mạng xã hội và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng thanh
niên Việt Nam.
Để theo dõi các chương trình hẹn hò, các bạn trẻ có thể xem thông
qua các nền tảng số, các đoạn video ngắn trên mạng xã hội hay xem trên
ti vi khi được phát sóng... Nhằm mục đích khảo sát các kênh được người
trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình, nhóm
nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: “Bạn thường xem các chương trình hẹn hò
bằng cách nào?”. Kết quả thu về được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
16
Hình 4: Biểu đồ các kênh được người trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn
hò trên truyền hình
Theo biểu đồ, cách công chúng thanh niên theo dõi các chương trình
hẹn hò phần lớn là xem lại trên các nền tảng số với 107 lựa chọn (chiếm
79,3%). Điều này có thể thấy rõ qua lượt xem, lượt tương tác rất cao của
các chương trình hẹn hò trên Youtube, trên các ứng dụng giải trí hay trên
các trang mạng xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng số là điều dễ
hiểu, bởi không như khi phát sóng trên truyền hình, người xem phải chờ
đúng giờ để theo dõi một chương trình, và khi chương trình đã phát sóng
xong thì không thể xem lại. Qua các nền tảng số, các bạn trẻ có thể xem
các chương trình mình yêu thích bất cứ khi nào mình muốn và ở bất cứ
đâu, chỉ cần có một chiếc điện thoại được kết nối internet. Bên cạnh đó,
xu hướng hiện nay của các đài truyền hình cũng là sản xuất các sản phẩm
đa phương tiện phát sóng trên nền tảng số, thay vì những sản phẩm phát
thanh truyền hình truyền thống, phát sóng định kỳ. Trải qua nhiều năm
phát triển, đến nay, truyền hình đã trở thành một món ăn tinh thần không
17
1 (0,7%)
53 (39,3%)
107 (79,3%)
thể thiếu với phần lớn người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Tuy nhiên, hiện nay truyền hình cũng gặp phải vô số bất cập, như
việc khán giả truyền hình trong kỷ nguyên internet ngày càng phân mảnh
với yêu cầu xem truyền hình mọi nơi, mọi lúc trên mọi thiết bị. Đối thủ
cạnh tranh trực tiếp trong kỷ nguyên internet không chỉ còn giữa các Đài
Truyền hình với nhau mà đặc biệt chính là các các tập đoàn truyền thông,
internet, báo điện tử… Chính vì vậy, truyền hình và internet cùng "bắt
tay" nhau vì lợi ích của người dùng, đó chính là xu hướng phát triển hiện
nay của các tập đoàn truyền thông đa phương tiện. Các đài truyền hình,
kênh truyền hình ngày nay cũng tích cực sử dụng các nền tảng số như
một công cụ để quảng bá, làm truyền thông cho mình. Những chương
trình hẹn hò trên truyền hình sau khi phát sóng người xem hoàn toàn có
thể dễ dàng xem lại trên mạng internet hoặc các ứng dụng – thuận tiện
hơn bao giờ hết.
Bên cạnh việc theo dõi các chương trình hẹn hò thông qua nền tảng
số, việc xem lại các đoạn video ngắn đặc sắc cắt từ chương trình cũng là
một cách phổ biến mà công chúng thanh niên theo dõi các chương trình
này. Có đến 79 lựa chọn xem các đoạn video ngắn đặc sắc cắt từ chương
trình, chiếm 58,5%. Các video cắt này thường xuất hiện trên các trang
mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube..., nơi hầu hết người trẻ
dành khá nhiều thời gian trong ngày để truy cập. Bên cạnh đó, việc xem
các đoạn video ngắn này cũng khá tiện lợi cho người xem, đặc biệt là đối
với những người bận rộn, không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn theo
dõi các chương trình hẹn hò. Việc xem các video ngắn cắt ra từ các tập
giúp người xem không phải mất quá nhiều thời gian để theo dõi cả tập
mà vẫn hiểu được nội dung chương trình và tiếp nhận được những gì đặc
sắc, thu hút nhất trong cả tập.
18
Xếp thứ ba là xem khi phát sóng với 53 lựa chọn, tương đương với
39,3%. Tuy rằng ngày nay xem trên các nền tảng số đang chiếm ưu thế
vượt trội, việc xem trực tiếp khi phát sóng vẫn được các bạn trẻ đón
nhận. Đối với nhiều người, xem các chương trình trên tivi vẫn là một
món ăn tinh thần không thể thiếu, đây cũng là một cách để các bạn trẻ
dành thời gian bên gia đình sau một ngày học tập, làm việc. Bên cạnh đó,
việc xem một chương trình khi phát sóng cũng giúp các bạn trẻ được
thưởng thức chương trình một cách sớm nhất, trọn vẹn nhất mà không bị
tiết lộ trước nội dung. Hơn nữa, xem trên màn hình tivi chất lượng âm
thanh, hình ảnh vẫn đem lại những cảm giác khác so với xem thông qua
các nền tảng số trên máy tính, điện thoại.
Cuối cùng là xem trực tiếp tại trường quay chỉ với một lựa chọn
(chiếm 0,7%). Kết quả này là dễ hiểu vì không phải bất cứ lúc nào các
bạn trẻ cũng có thể theo dõi trực tiếp chương trình diễn ra tại trường
quay. Việc tới trường quay xem một chương trình so với các cách theo
dõi khác vừa mất nhiều chi phí, vừa tốn thời gian và công sức di chuyển.
Tuy nhiên, việc được xem một chương trình trực tiếp tại trường quay,
được tận mắt quan sát sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng, được
theo dõi trực tiếp chương trình diễn ra và hòa chung bầu không khí cùng
những người ở khán đài vẫn là một trải nghiệm thú vị và đáng để thử.
3. Mức độ tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công
chúng thanh niên:
Dựa vào biểu đồ bên dưới, ta sẽ có cái nhìn khách quan nhất về thực
trạng tiếp nhận các chương trình hẹn hò của công chúng thanh niên biểu
hiện qua tần suất, thời điểm theo dõi các chương trình này.
19
Hình 5: Biểu đồ tần suất xem các chương trình hẹn hò của công chúng thanh niên
Theo hình 5, có thể thấy trong tổng số 135 bạn trẻ được khảo sát thì
số lượng người thi thoảng xem các chương trình hẹn hò chiếm 60%,
thường xuyên chiếm 21,5% và hiếm khi chiếm 18,5%. Như vậy, ta có thể
thấy, tuy rằng độ phổ biến của các chương trình hẹn hò là khá rộng rãi,
nhưng chủ yếu tần suất theo dõi của công chúng thanh niên là thi thoảng.
Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì các chương trình hẹn hò chủ yếu chỉ
phục vụ cho nhu cầu giải trí của người xem. Các bạn trẻ hiện nay khá
bận rộn với việc học tập, đi làm, bên cạnh đó là các nhu cầu giải trí khác
như mạng xã hội, trò chơi điện tử, tụ tập bạn bè... Vì vậy, việc theo dõi
các chương trình hẹn hò với tần suất thi thoảng là hợp lí. Bên cạnh đó,
trong số những người tiếp cận với các chương trình hẹn hò, có một phần
trong số họ là chủ động tìm kiếm, chủ động tiếp cận, tuy nhiên cũng có
một số người dùng tiếp xúc với các chương trình này một cách bị động
như họ không tìm kiếm nhưng vô tình lướt phải, hoặc do người khác giới
thiệu, do tính chất bắt buộc của công việc, học tập,…. Điều này cũng làm
ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
của công chúng thanh niên.
20
| 1/38

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU LUẬN
MÔN: CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
Đề tài chung: Nhu cầu tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của
công chúng thanh niên
Đề tài cá nhân: Thực trạng tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
của công chúng thanh niên
Họ và tên: Nguyễn Phạm Vân Trinh
Lớp: Truyền hình K40
Mã sinh viên: 2056050055
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hương Trà
Hà Nội, tháng 6 năm 2022 1 MỤC LỤC
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC – ĐÁNH GIÁ NHÓM 3..............................................4
BÁO CÁO CÁ NHÂN..................................................................................................7 I.
Mở đầu...........................................................................................................7
1. Giới thiệu nội dung của báo cáo................................................................7
2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................8
3. Phương pháp, cách thức thu thập thông tin...............................................8 II.
Nội dung.........................................................................................................9
1. Cách tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng
thanh niên...................................................................................................9
2. Các chương trình hẹn hò công chúng thanh niên thường theo dõi và các
kênh được người trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn hò trên
truyền hình...............................................................................................12
3. Mức độ tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công
chúng thanh niên......................................................................................19
4. Mức độ và lý do yêu thích các chương trình hẹn hò trên truyền hình của
công chúng thanh niên.............................................................................21
5. Nhu cầu và hình thức tương tác với chương trình hẹn hò trên truyền hình
của công chúng thanh niên......................................................................24
6. Đánh giá của công chúng thanh niên về những vấn đề liên quan đến
chương trình hẹn hò trên truyền hình......................................................26
6.1. Đánh giá của công chúng thanh niên về mức độ quan trọng của
các yếu tố tạo nên một chương trình hẹn hò trên truyền hình hấp
dẫn................................................................................................27
6.2. Đánh giá của công chúng thanh niên với những quan điểm thường
gặp về các chương trình hẹn hò trên truyền hình.......................28 2
7. Bài học mà công chúng thanh niên nhận được từ các chương trình hẹn hò
trên truyền hình.......................................................................................31 III.
Kết luận và đề xuất.....................................................................................33
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................38 3
PHÂN CÔNG CÔNG VIÊ\C – ĐÁNH GIÁ NHÓM 3
CHỦ ĐỀ: NHU CẦU TIẾP CẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HẸN HÒ TRÊN
TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG CHÚNG THANH NIÊN
Lớp: Truyền hình K40 – Nhem sg 3 STT Họ và tên
Đánh giá nhiệm vụ đã phân công ĐIỂM
- Hoàn thành phần tổng hợp và
chỉnh sửa word trong đề 1 Nguyễn Thị Tây cương chung. 2
- Tích cực trong việc tham gia
thảo luận, đeng gep ý kiến.
- Hoàn thành phần lập bảng hỏi
Nguyễn Thị Thu Hoài
trong đề cương chung. 2 2
- Tích cực đeng gep ý kiến trong
các buổi họp nhem.
- Đảm nhận tgt vai trò tổng hợp
nội dung trong đề cương Nguyễn Thị Kim Thoa 3 chung. 2
- Chủ động trong việc tham gia gep ý, thảo luận.
- Hoàn thành nhiệm vụ tổng
hợp nội dung trong đề cương Lê Phương Anh 4 chung. 2
- Tích cực tham gia gep ý, thảo luận. 4
- Hoàn thành phần xác định
mục đích, phương pháp, lý Phạm Thị Băng Tâm 5
thuyết trong đề cương chung. 2
- Tích cực tham gia đeng gep ý
kiến trong các buổi họp nhem.
- Hoàn thành tgt phần tính cấp
thiết của đề tài trong đề cương Nguyễn Phương Dung 6 chung. 2
- Tích cực tham gia đeng gep, xây dựng cho nhem.
- Đảm nhận tgt phần tính cấp
thiết của đề tài trong đề cương Đào Thị Ngọc Mai 7 chung. 2
- Chủ động trong việc tham gia gep ý, thảo luận.
- Hoàn thành tgt phần tính cấp
thiết của đề tài trong đề cương 8 Nguyễn Hải Thủy chung. 2
- Tích cực tham gia đeng gep xây dựng nhem. 9 Hoàng Ngọc Minh
- Đảm nhận tgt nhiệm vụ xác 2
định mục đích, phương pháp,
lý thuyết trong đề cương chung.
- Chủ động, tích cực tham gia 5
đeng gep, xây dựng cho nhem.
- Hoàn thành phần tính cấp
thiết của đề tài trong đề cương chung. 10 Phạm Mạnh Hoạt 2
- Tích cực tham gia đeng gep ý
kiến trong các buổi thảo luận nhem.
- Đảm nhận tgt nhiệm vụ lập
bảng hỏi trong đề cương 11 Trần Thị Hồng chung. 2
- Chủ động tham gia đeng gep ý
kiến, xây dựng cho nhem.
- Hoàn thiện phần xác định mục
đích, phương pháp, lý thuyết
trong đề cương chung. 12 Hoàng Thị Nhung 2
- Chủ động, tích cực tham gia
đeng gep ý kiến trong các buổi thảo luận nhem. BÁO CÁO CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HẸN HÒ TRÊN
TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG CHÚNG THANH NIÊN. 6 I. Mở đầu:
1. Giới thiệu nội dung của báo cáo:
Trong thời kỳ giãn cách, khán giả theo dõi các chương trình truyền
hình với tần suất nhiều hơn trông thấy. Netflix chào đón một lượng tăng
trưởng người xem cao đột biến, và lượt xem TV cũng tăng hơn 25% so
với thời điểm trước dịch. Tuy nhiên, một thể loại đã cho thấy sức “nóng”
vượt trội trong giai đoạn này: Các chương trình hẹn hò thực tế. Theo số
liệu từ công ty quảng cáo và dữ liệu PeerLogix, lượng người xem các
chương trình hẹn hò đã tăng lên kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
Sau khi phân tích khoảng 20 chương trình hẹn hò được phát sóng và
được xem vào khoảng tháng 5 năm 2020, chẳng hạn như “Love Is
Blind”, “Too Hot To Handle”…, trên khoảng 12 nền tảng phát sóng
trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020, công ty này
phát hiện ra rằng lượng người xem chương trình hẹn hò tại Mỹ vào tháng
5 cao hơn 23% so với số liệu vào tháng 12. Mới đây, “Single’s Inferno” -
một chương trình hẹn hò thực tế của Hàn - đã góp mặt trong top 10
chương trình thịnh hành nhất trên toàn cầu của Netflix, tiếp bước nhiều
bộ phim bom tấn như “Squid Game” hay “Hellbound”. Sức nóng của các
chương trình hẹn hò ở nhiều quốc gia trên thế giới là không thể phủ
nhận, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh khi người dân buộc phải hạn chế
ra ngoài và tiếp xúc với nhau. Đó là thời điểm nhu cầu giải trí tại nhà của
công chúng tăng cao hơn bao giờ hết, và những chương trình hẹn hò là
một trong những lựa chọn hàng đầu bởi các chương trình này có khả
năng giúp giải tỏa áp lực tinh thần và tạo nên những kết nối chân thực
giữa người với người.
Tại Việt Nam, các chương trình hẹn hò cũng được đông đảo khán giả
quan tâm. Một loạt chương trình thực tế về hẹn hò mọc lên như nấm từ 7
năm 2017 đến nay và đều nhận được sự chú ý từ khán giả. Các câu
chuyện tình yêu đôi lứa luôn là một đề tài cuốn hút người xem - từ
truyện, phim ảnh, âm nhạc và những chương trình hẹn hò đã chọn trúng
chủ đề hấp dẫn, dễ thấu hiểu để khai thác, gợi lên trí tò mò nơi khán giả,
đặc biệt là các khán giả trẻ. Tuy các chương trình hẹn hò đang trở thành
xu hướng lựa chọn của công chúng thanh niên khi theo dõi truyền hình,
nhưng cho tới hiện tại chưa có nhiều những công trình nghiên cứu về
thực trạng hay nhu cầu tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
của nhóm đối tượng này. Vì vậy, em lựa chọn nghiên cứu về đề tài
“Thực trạng tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của
công chúng thanh niên” để biết được cách thức tiếp cận và nhu cầu của
các bạn trẻ khi theo dõi các chương trình hẹn hò trên truyền hình, từ đó,
góp phần giúp cho những chương trình này ngày càng cải tiến hơn về nội
dung và hình thức để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của công chúng.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của
công chúng thanh niên hiện nay diễn ra như thế nào?
- Cách cải thiện, phát triển hơn nữa việc tiếp cận các chương trình hẹn
hò trên truyền hình của công chúng thanh niên?
3. Phương pháp, cách thức thu thập thông tin:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sử dụng phương pháp này nhằm
tổng hợp, nghiên cứu và phân tích thực trạng tiếp cận các chương
trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên thông qua
các tài liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó như luận văn, luận
án, tiểu luận, báo cáo khoa học...
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi Anket. Đây là
phương pháp phỏng vấn viết nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, 8
phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Hoạt động thu thập dữ liệu được
thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng câu hỏi in sẵn.
Sau khi có được 248 câu trả lời, tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu. II.
Kết quả nghiên cứu:
1. Cách tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên:
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 248 người. Khảo sát cho thấy
các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn đang là học sinh, sinh viên ở cả thành thị
lẫn nông thôn đều có nhu cầu tiếp cận các chương trình hẹn hò trên
truyền hình. Trong đó, có 135 (chiếm 54,4%) bạn trẻ có xem các chương
trình hẹn hò, 102 người có biết đến nhưng không xem (chiếm 41,1%) và
11 người (chiếm 4,4%) không xem. Như vậy, tỷ lệ chênh lệch giữa số
lượng người xem và biết đến các chương trình hẹn hò với số lượng người
không xem là khá lớn, trong đó số lượng có xem và có biết đến áp đảo.
So sánh riêng số lượng người có xem và có biết đến nhưng không xem
thì số lượng người xem vẫn nhỉnh hơn, tuy nhiên phần trăm số người biết
đến nhưng không xem vẫn khá cao, lên tới 41,1%. 9 41,1% 54,4% Có xem
Có biết đến nhưng không xem Không biết
Hình 1: Biểu đồ số lượng người tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
Con số này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì hiện nay các chương trình hẹn hò
đang trở thành xu hướng mà khán giả lựa chọn theo dõi ở thời điểm hiện
tại. Điều này hoàn toàn có thể nhận ra dựa vào lượt xem của các chương
trình hẹn hò qua Youtube, ví dụ như “Người Ấy Là Ai” với lượt xem các
tập dao động từ 6 đến 11 triệu và liên tục lọt top trending, “Tỏ Tình Hoàn
Mỹ” với lượt xem các tập hầu như đều nằm trong khoảng 1 đến 4 triệu,
tập có lượt xem cao nhất lên đến 6 triệu. Rất nhiều cặp đôi đã trở nên nổi
tiếng và quen mặt với khán giả sau khi tham gia các chương trình hẹn hò,
như Hương Giang – Matt Liu (Người Ấy Là Ai), JayKii – Trương Hoàng
Mai Anh (Tỏ Tình Hoàn Mỹ), Vũ Thịnh – Fanny (Tỏ Tình Hoàn Mỹ)...
Tuy nhiên, số lượng người có biết đến nhưng không xem các chương
trình hẹn hò vẫn khá cao. Có thể lí giải vì những chương trình hẹn hò
không gây hứng thú hay đáp ứng được nhu cầu của họ, cũng có thể vì
yếu tố dàn dựng hay những chiêu trò để thu hút sự chú ý của một số 10
chương trình hẹn hò đã gây mất cảm tình với một bộ phận công chúng thanh niên.
Như vậy, phụ thuộc vào kết quả trên, sẽ chỉ có 135 bạn trẻ đã xem
những chương trình hẹn hò mới có thể đưa ra những ý kiến, đánh giá
chính xác về thực trạng tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
của giới trẻ hiện nay. Để tìm hiểu cách mà các bạn trẻ tiếp cận các
chương trình hẹn hò trên truyền hình, nhóm nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi:
“Bạn tiếp cận các chương trình hẹn hò như thế nào?”. Kết quả được thể
hiện ở biểu đồ dưới đây.
Bắt buộc phải xem (do tính chất công việc, phục vụ học tập) 8 (5,9%)
Xem qua giới thiệu của người thân, bạn bè 70 (51,9%)
Vô tình nhìn thấy rồi xem 92 (68,1%)
Chủ động tìm kiếm, xem các chương trình truyền hình 38 (28,1%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Hình 2: Biểu đồ cách tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên
Theo hình 2, có thể thấy, có 92 lựa chọn cách tiếp cận là vô tình nhìn
thấy rồi xem (chiếm 68,1%), 70 lựa chọn xem qua giới thiệu của người
thân, bạn bè (chiếm 51,9%), 38 lựa chọn chủ động tìm kiếm, xem các
chương trình truyền hình (chiếm 28,1%) và cuối cùng là 8 lựa chọn bắt
buộc phải xem do tính chất công việc, phục vụ học tập... (chiếm 5,9%). 11
Điều này cho thấy việc tiếp cận với các chương trình hẹn hò trên truyền
hình hiện nay của giới trẻ phần lớn trên tinh thần bị động do vô tình lướt
phải hoặc người thân, bạn bè giới thiệu. Giới trẻ hiện nay dành rất nhiều
thời gian cho mạng xã hội, điển hình nhất là Facebook, Youtube,
Tiktok... Đây cũng là những nền tảng mang lại hiệu quả cao cho nhà sản
xuất khi quảng bá các chương trình hẹn hò. Qua việc truy cập mạng xã
hội, các bạn trẻ có thể dễ dàng thấy các đoạn video ngắn cắt ra từ các
chương trình này. Nếu những chương trình đó đáp ứng được nhu cầu của
người xem, từ đó người xem sẽ dành sự quan tâm cho các chương trình
hẹn hò nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc được người thân, bạn bè giới thiệu
cũng làm các bạn trẻ cảm thấy tin tưởng hơn khi bắt đầu theo dõi một
chương trình hẹn hò. Đối với những người chưa từng có ý định xem các
chương trình này, việc được giới thiệu sẽ khiến họ cảm thấy hứng thú và
muốn tìm xem. Còn đối với những bạn trẻ đang suy nghĩ có nên theo dõi
những chương trình hẹn hò hay không, họ thường tìm tới những người đã
xem và xin đánh giá, giúp họ có quyết định đúng đắn. Tuy rằng phần lớn
công chúng thanh niên hiện nay tiếp cận các chương trình hẹn hò theo
cách bị động, nhưng số lượng những người trẻ có theo dõi các chương
trình hẹn hò vẫn khá cao, chứng tỏ các chương trình này có sự hấp dẫn,
lôi cuốn riêng và đáp ứng được nhu cầu của các bạn trẻ.
2. Các chương trình hẹn hò công chúng thanh niên thường theo dõi và
các kênh được người trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn
hò trên truyền hình: 12 Bạn muốn hẹn hò (HTV7) 81 (60%) Tỏ tình hoàn mỹ (HTV7) 74 (54,8%) Người ấy là ai (HTV2) 113 (83,7%)
Ghép đôi thần tốc (HTV9) 33 (24,4%) Hành lý tình yêu (VTV3) 43 (31,9%) Hãy yêu nhau đi (VTV3) 38 (28,1%) Chân ái (VTV3) 10 (7,4%) 0 20 40 60 80 100 120
Hình 3: Biểu đồ các chương trình hẹn hò công chúng thanh niên thường theo dõi
Từ kết quả nghiên cứu về các chương trình hẹn hò công chúng thanh
niên thường theo dõi, có thể thấy “Người ấy là ai” là chương trình nhận
được nhiều sự quan tâm nhất với 113 lựa chọn (tương đương với 83,7%).
“Người ấy là ai” là chương trình do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh và công ty Vie Channel phối hợp thực hiện với mục đích giúp cho
các cô gái độc thân tìm kiếm người yêu phù hợp trong số 5 chàng trai
tham gia chương trình. Đây là một chương trình về tình yêu có bản
quyền gốc từ bên Thái Lan, được ra mắt khán giả vào khoảng cuối năm
2018. Tuy ban đầu không nhận được quá nhiều sự kì vọng, thế nhưng
"Người ấy là ai" vẫn chứng tỏ được sức hút riêng biệt, khó trộn lẫn và
vẫn giữ được sức nóng cho đến tận năm nay. Với ba mùa thành công rực
rỡ, các tập phát sóng của Người ấy là ai luôn nằm trong top YouTube
Trending cùng với lượng tương tác cực khủng trên các nền tảng mạng xã
hội. Dấu ấn gần đây nhất của chương trình là mùa 3 đã giữ được vị trí 13
Top 1 Chương trình truyền hình được thảo luận nhiều nhất đầu năm 2020.
Bám sát “Người ấy là ai” là chương trình “Bạn muốn hẹn hò” với 81
lựa chọn (tương đương 60%). Chương trình do Đài Truyền hình Thành
phố Hồ Chí Minh (HTV) và Công ty Cổ phần Phát triển Truyền thông
Quảng cáo MAC Việt Nam (MCV Corporation) phối hợp sản xuất. “Bạn
muốn hẹn hò” là chương trình truyền hình thực tế dựa theo format nổi
tiếng “Punchide Date” của Đài truyền hình Kansai TV (Nhật Bản) dành
cho các bạn trẻ độc thân có độ tuổi từ 18 trở lên, được tạo ra với mục
đích kết nối những cặp đôi nam nữ với nhau. Chương trình phát sóng tập
đầu vào ngày 7 tháng 11 năm 2013 và hiện nay đã lên sóng hơn 500 tập.
Trải qua hơn 500 tập phát sóng, không thể phủ nhận sức hút của “Bạn
muốn hẹn hò” khi đánh trúng tâm lý khán giả, tạo cơ hội cho những
người đang cô đơn trên hành trình tìm kiếm “một nửa” còn lại của cuộc đời mình.
Đứng thứ ba là chương trình “Tỏ tình hoàn mỹ” với 74 lựa chọn
(tương đương 54,8%). Chương trình là một trong những gameshow hẹn
hò, se duyên được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay. Với nội dung hấp
dẫn, lôi cuốn, format mới mẻ, sân khấu được thiết kế lãng mạn, ngọt
ngào và những màn tỏ tình được nữ chính đầu tư vô cùng công phu, “Tỏ
tình hoàn mỹ” đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả. Sức hút của
chương trình được thể hiện rất rõ qua lượt xem trên Youtube – các tập
đều nằm trong khoảng từ vài trăm nghìn đến vài triệu, tập có lượt xem
cao nhất lên đến 6 triệu. Trong chương trình có nhiều cặp đôi gây tiếc
nuối vì không thể đến được với nhau, nhưng cũng có những người đã tìm
được một nửa của mình và hạnh phúc viên mãn cho tới hiện tại. Có nhiều
cặp đôi đã trở nên nổi tiếng và nhận được nhiều sự quan tâm của khán 14
giả sau khi bước ra khỏi chương trình, điển hình như Trương Hoàng Mai
Anh – JayKii, Vũ Thịnh – Fanny...
Xếp thứ tư trong biểu đồ là chương trình “Hành lý tình yêu” với 43 sự
lựa chọn (tương đương 31,9%). "Hành lý tình yêu" là chương trình tìm
bạn hẹn hò thông qua khám phá những bí mật của người khác phái. Các
bí mật là những thói quen kỳ quặc, điểm yếu, tật xấu hoặc những điều
tưởng chừng gây trở ngại trong tình yêu... Chương trình có cách thể hiện
gần gũi, vui nhộn và người xem có thể học hỏi được qua những tình
huống, câu chuyện của người chơi. Ban Cố vấn hẹn hò là những nghệ sĩ
nổi tiếng nhằm đưa ra những nhận định đa chiều, tăng tính giải trí hút
khán giả. Chương trình thường xuyên nhận được sự chú ý từ cộng đồng
mạng, có độ thảo luận cao trên mạng xã hội nhờ những phát ngôn của cố
vấn Lê Hoàng và những tình huống rất đời, thậm chí gây tranh cãi.
Đứng sau “Hành lý tình yêu” là “Hãy yêu nhau đi” với 38 lựa chọn
(tương đương 28,1%). “Hãy yêu nhau đi” là một chương trình mới, được
ra mắt khán giả từ 22/8/2021. Chương trình hướng đến những câu
chuyện tình yêu có niềm vui, có khúc mắc trong cuộc sống giữa những
cặp đôi đang chuẩn bị hò hẹn, hay giữa những cặp vợ chồng có những
khoảng cách trong hôn nhân. Qua các thử thách, những câu hỏi từ
chương trình, khán giả sẽ chia sẻ hay rút ra kinh nghiệm sống, cách ứng
xử, từ đó tự học hỏi về cách hiểu nhau, cách cùng nhìn về một phía và cả
cách yêu nhau để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhân vật chính
của “Hãy yêu nhau đi” là các cặp đôi, họ có thể còn độc thân, cặp đôi
đang yêu nhau hoặc đã trở thành vợ chồng. Đây là một trong những điểm
thú vị của chương trình vì hầu hết các show hẹn hò chỉ hướng tới những
cặp đôi chưa biết nhau để kết nối mà không để ý rằng những cặp đôi 15
quen nhau đã lâu, các cặp vợ chồng cũng rất cần được hẹn hò, cần hâm
nóng để làm mới tình yêu.
Bám sát “Hãy yêu nhau đi” là chương trình truyền hình “Ghép đôi
thần tốc” với 33 sự lựa chọn (tương đương 24,4%). Đây là chương trình
mai mối trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam, dành cho những người đang
muốn tìm kiếm một nửa của mình nhưng lại không muốn xuất hiện trên
sân khấu lớn, hoặc do không sắp xếp được thời gian để tới tham dự ghi
hình cùng người thân, bạn bè. Người đăng ký tham gia có thể ngồi tại
nhà, văn phòng làm việc hay quán cà phê - địa điểm mà họ cảm thấy
thoải mái nhất để kết nối với MC Cát Tường và đối phương. Chính vì
điều này mà chương trình “Ghép đôi thần tốc” có thể mai mối cho tất cả
mọi người đăng kí tham gia dù họ đang ở bất kì đâu, ở Việt Nam hay
nước ngoài, chỉ cần họ có kết nối internet và nghiêm túc muốn tìm kiếm
một nửa của mình. Đây cũng là điểm thú vị và tạo nên sự khác biệt của
“Ghép đôi thần tốc” so với các chương trình khác.
Qua bảng khảo sát chúng ta có thể thấy được, “Chân ái” là chương
trình có số lượt người trẻ tiếp cận khá ít, chỉ có 10 sự lựa chọn (tương
đương 7,4%). Đây là chương trình chưa có độ thảo luận rộng rãi trên
mạng xã hội và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng thanh niên Việt Nam.
Để theo dõi các chương trình hẹn hò, các bạn trẻ có thể xem thông
qua các nền tảng số, các đoạn video ngắn trên mạng xã hội hay xem trên
ti vi khi được phát sóng... Nhằm mục đích khảo sát các kênh được người
trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình, nhóm
nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: “Bạn thường xem các chương trình hẹn hò
bằng cách nào?”. Kết quả thu về được thể hiện ở biểu đồ dưới đây: 16
Xem trực tiếp tại trường quay 1 (0,7%) Xem khi phát sóng 53 (39,3%)
Xem lại trên các nền tảng số 107 (79,3%)
Xem các đoạn video ngắn đặc sắc cắt từ chương trình 0 20 40 60 80 100 120
Hình 4: Biểu đồ các kênh được người trẻ sử dụng để tiếp cận các chương trình hẹn
hò trên truyền hình
Theo biểu đồ, cách công chúng thanh niên theo dõi các chương trình
hẹn hò phần lớn là xem lại trên các nền tảng số với 107 lựa chọn (chiếm
79,3%). Điều này có thể thấy rõ qua lượt xem, lượt tương tác rất cao của
các chương trình hẹn hò trên Youtube, trên các ứng dụng giải trí hay trên
các trang mạng xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng số là điều dễ
hiểu, bởi không như khi phát sóng trên truyền hình, người xem phải chờ
đúng giờ để theo dõi một chương trình, và khi chương trình đã phát sóng
xong thì không thể xem lại. Qua các nền tảng số, các bạn trẻ có thể xem
các chương trình mình yêu thích bất cứ khi nào mình muốn và ở bất cứ
đâu, chỉ cần có một chiếc điện thoại được kết nối internet. Bên cạnh đó,
xu hướng hiện nay của các đài truyền hình cũng là sản xuất các sản phẩm
đa phương tiện phát sóng trên nền tảng số, thay vì những sản phẩm phát
thanh truyền hình truyền thống, phát sóng định kỳ. Trải qua nhiều năm
phát triển, đến nay, truyền hình đã trở thành một món ăn tinh thần không 17
thể thiếu với phần lớn người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Tuy nhiên, hiện nay truyền hình cũng gặp phải vô số bất cập, như
việc khán giả truyền hình trong kỷ nguyên internet ngày càng phân mảnh
với yêu cầu xem truyền hình mọi nơi, mọi lúc trên mọi thiết bị. Đối thủ
cạnh tranh trực tiếp trong kỷ nguyên internet không chỉ còn giữa các Đài
Truyền hình với nhau mà đặc biệt chính là các các tập đoàn truyền thông,
internet, báo điện tử… Chính vì vậy, truyền hình và internet cùng "bắt
tay" nhau vì lợi ích của người dùng, đó chính là xu hướng phát triển hiện
nay của các tập đoàn truyền thông đa phương tiện. Các đài truyền hình,
kênh truyền hình ngày nay cũng tích cực sử dụng các nền tảng số như
một công cụ để quảng bá, làm truyền thông cho mình. Những chương
trình hẹn hò trên truyền hình sau khi phát sóng người xem hoàn toàn có
thể dễ dàng xem lại trên mạng internet hoặc các ứng dụng – thuận tiện hơn bao giờ hết.
Bên cạnh việc theo dõi các chương trình hẹn hò thông qua nền tảng
số, việc xem lại các đoạn video ngắn đặc sắc cắt từ chương trình cũng là
một cách phổ biến mà công chúng thanh niên theo dõi các chương trình
này. Có đến 79 lựa chọn xem các đoạn video ngắn đặc sắc cắt từ chương
trình, chiếm 58,5%. Các video cắt này thường xuất hiện trên các trang
mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube..., nơi hầu hết người trẻ
dành khá nhiều thời gian trong ngày để truy cập. Bên cạnh đó, việc xem
các đoạn video ngắn này cũng khá tiện lợi cho người xem, đặc biệt là đối
với những người bận rộn, không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn theo
dõi các chương trình hẹn hò. Việc xem các video ngắn cắt ra từ các tập
giúp người xem không phải mất quá nhiều thời gian để theo dõi cả tập
mà vẫn hiểu được nội dung chương trình và tiếp nhận được những gì đặc
sắc, thu hút nhất trong cả tập. 18
Xếp thứ ba là xem khi phát sóng với 53 lựa chọn, tương đương với
39,3%. Tuy rằng ngày nay xem trên các nền tảng số đang chiếm ưu thế
vượt trội, việc xem trực tiếp khi phát sóng vẫn được các bạn trẻ đón
nhận. Đối với nhiều người, xem các chương trình trên tivi vẫn là một
món ăn tinh thần không thể thiếu, đây cũng là một cách để các bạn trẻ
dành thời gian bên gia đình sau một ngày học tập, làm việc. Bên cạnh đó,
việc xem một chương trình khi phát sóng cũng giúp các bạn trẻ được
thưởng thức chương trình một cách sớm nhất, trọn vẹn nhất mà không bị
tiết lộ trước nội dung. Hơn nữa, xem trên màn hình tivi chất lượng âm
thanh, hình ảnh vẫn đem lại những cảm giác khác so với xem thông qua
các nền tảng số trên máy tính, điện thoại.
Cuối cùng là xem trực tiếp tại trường quay chỉ với một lựa chọn
(chiếm 0,7%). Kết quả này là dễ hiểu vì không phải bất cứ lúc nào các
bạn trẻ cũng có thể theo dõi trực tiếp chương trình diễn ra tại trường
quay. Việc tới trường quay xem một chương trình so với các cách theo
dõi khác vừa mất nhiều chi phí, vừa tốn thời gian và công sức di chuyển.
Tuy nhiên, việc được xem một chương trình trực tiếp tại trường quay,
được tận mắt quan sát sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng, được
theo dõi trực tiếp chương trình diễn ra và hòa chung bầu không khí cùng
những người ở khán đài vẫn là một trải nghiệm thú vị và đáng để thử.
3. Mức độ tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình của công chúng thanh niên:
Dựa vào biểu đồ bên dưới, ta sẽ có cái nhìn khách quan nhất về thực
trạng tiếp nhận các chương trình hẹn hò của công chúng thanh niên biểu
hiện qua tần suất, thời điểm theo dõi các chương trình này. 19
Hình 5: Biểu đồ tần suất xem các chương trình hẹn hò của công chúng thanh niên
Theo hình 5, có thể thấy trong tổng số 135 bạn trẻ được khảo sát thì
số lượng người thi thoảng xem các chương trình hẹn hò chiếm 60%,
thường xuyên chiếm 21,5% và hiếm khi chiếm 18,5%. Như vậy, ta có thể
thấy, tuy rằng độ phổ biến của các chương trình hẹn hò là khá rộng rãi,
nhưng chủ yếu tần suất theo dõi của công chúng thanh niên là thi thoảng.
Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì các chương trình hẹn hò chủ yếu chỉ
phục vụ cho nhu cầu giải trí của người xem. Các bạn trẻ hiện nay khá
bận rộn với việc học tập, đi làm, bên cạnh đó là các nhu cầu giải trí khác
như mạng xã hội, trò chơi điện tử, tụ tập bạn bè... Vì vậy, việc theo dõi
các chương trình hẹn hò với tần suất thi thoảng là hợp lí. Bên cạnh đó,
trong số những người tiếp cận với các chương trình hẹn hò, có một phần
trong số họ là chủ động tìm kiếm, chủ động tiếp cận, tuy nhiên cũng có
một số người dùng tiếp xúc với các chương trình này một cách bị động
như họ không tìm kiếm nhưng vô tình lướt phải, hoặc do người khác giới
thiệu, do tính chất bắt buộc của công việc, học tập,…. Điều này cũng làm
ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận các chương trình hẹn hò trên truyền hình
của công chúng thanh niên. 20